Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Danh mục các từ viết tắt 3
Phần I: Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 4
1 Khái niệm và vị trí của Chính sách tiền tệ 4
2 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 5
3 Các công cụ của chính sách tiền tệ 6
3.1 Chính sách chiết khấu 6
3.2 Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc 8
3.3 Nghiệp vụ thị trường mở 9
3.4 Hạn mức tín dụng 10
3.5 Khung lãi suất tiền gửi và cho vay 11
Phần II: Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm qua 13
1 Sự đổi mới trong việc thực hiện chính sách tiền tệ 13
2 Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam 14
2.1.Dự trữ bắt buộc 14
2.2 Lãi xuất tái chiết khấu 15
2.3 Nghiệp vụ thị trường mở 16
2.4 Hạn mức tín dụng 17
2.5 Lãi xuất tín dụng 18
2.6 Tỷ giá 19
Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 21
1 Định hướng 21
1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 21
1.2 Một số định hướng cơ bản 22
2 Giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ 22
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới hiện nay chính sách tiền tệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ giúp cho mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định tiền tệ, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả hơn Mặt khác việc điều hành chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia đó mà còn ảnh hưởng theo cơ chế lan truyền tới thị trường tiền tệ thế giới Việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề quan trọng trong xây dựng phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của mỗi nước
Đối với nước ta, ngay từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò của chính sách tiền tệ trong phát triển kinh tế Vì vậy ngay từ những ngày đầu chúng ta
đã chú trọng trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với nền kinh tế Kết quả là nước ta đã thu được những kết quả đáng khích
lệ như đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước
Tuy vậy nền kinh tế thị trường luôn biến động nên các mục tiêu của chính sách tiền tề cũng phải luôn biến đổi theo cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước Việc xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết cho sự phát triển kinh tế Nhưng trên thực tế chính sách tiền tệ của nước
ta sau một thời gian dài thực thi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế Việc tìm ra những thiếu sót và hạn chế đó để khắc phục và xây dựng hoàn thiện chính sách tiền tệ là điều quan trọng nhất cần phải làm Nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền kinh tế đất nước, em đã chọn đề tài nghiên cứu là "Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam" làm
đề án môn học Qua đó sẽ giúp em nâng cao thêm sự hiểu biết của mình về
Trang 3các vấn đề kinh tế, môi trường kinh tế và các vấn đề có liên quan Vì sự hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy, cô giáo và các bạn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTƯ : Ngân hàng trung ương
NHTG : Ngân hàng trung gian
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
CSTT : Chính sách tiền tệ
TCTD : Tổ chức tín dụng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 4PHẦN I CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNG CỤ
CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1 Khái niệm và vị trí của Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTƯ) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Chính Phủ, nó là tổng hoà các phương thức mà NHTƯ thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng:
Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền
tệ chống thất nghiệp)
Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu
tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
Vị trí chính sách tiền tệ
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại
Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn
Trang 52 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ cũng như mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác đều có mục tiêu riêng của nó, đó là mục tiêu: ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định
hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối, tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh đó, muốn cho một nền kinh tế phát triển thì phải tạo được nhiều công ăn việc làm Muốn tạo được nhiều công ăn việc làm thì Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế trước hết là điều tiết lượng tiền sao cho khuyến khích khả năng đầu tư và sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế ổn định nền kinh tế, từng bước xây dựng hoàn chỉnh những chính sách và điều kiện pháp lý, kích thích người dân tham gia hoạt động sản xuất đi xây dựng các khu vực kinh tế mới, đảm bảo cho sự phát triển đồng đều của nền kinh tế
Ngoài ra, việc thực thi chính sách tiền tệ còn nhằm mục tiêu ổn định giá cả mà thực chất là mục tiêu ổn định lạm phát Muốn ổn định được lạm phát thì chúng ta phải có những công cụ thích hợp để điều hoà được lượng tiền trong lưu thông Do hàng năm nếu nền kinh tế tăng trưởng thì ta phải tăng thêm lượng tiền vào lưu thông với khối lượng đúng bằng tỷ lệ tăng trưởng đó
Có như vậy thì giá cả mới được ổn định, tỷ lệ lạm phát được ổn định Nếu như ta vẫn ấn định một khối lượng tiền tệ cứng nhắc một lần cho khoảng thời gian dài sẽ có tác dụng làm cho giá cả và lương giảm nếu sản xuất tăng nên tạo ra nhiều căng thẳng trong hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Như vậy việc duy trì giá cả hay mức lạm phát
ở mức hợp lý chính là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp Đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu tỷ lệ lạm phát dự kiến để từng bước điều chỉnh tỷ lệ lạm phát trong tương lai
Mặt khác, việc thay đổi cung ứng tiền tệ nhằm thay đổi lãi suất là một nhiệm vụ của chính sách tiền tệ Thực tế cho thấy lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư, tác động vào sản xuất sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ dự
Trang 6trữ của ngân hàng thương mại Do vậy, phải ổn định lãi suất thì nền kinh tế mới phát triển một cách vững chắc được.
Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang phát triển, nhu cầu buôn bán giao lưu quốc tế ngày càng tăng thì mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối ngày càng trở nên quan trọng Do đó, nhà nước phải ổn định sức mua của đồng tiền, tỷ giá, phải thu hút ngoại tệ phục vụ cho sự phát triển của đất nước
Chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng, góp phần rút ngắn thời gian ngưng trệ và suy thoái kinh tế để chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế, nhất là làm sao duy trì một mức độ tăng trưởng với lạm phát ở tỷ lệ chấp nhận được, có thể là tỷ lệ lạm phát một con só, hay nói cách khác một tỷ lệ lạm phát thấp với tỷ lệ thất nghiệp thấp
3 Các công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ của NHTƯ về điều tiết cung ứng tiền để hình thành lãi suất, dự trữ, tỷ giá nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô được thực hiện thông qua các công cụ của nó Những công cụ này là những thao tác nghiệp vụ mà NHTƯ thực hiện thường xuyên như những hoạt động bình thường mỗi ngày
Có các loại công cụ chủ yếu sau:
3.1 Chính sách chiết khấu
Chính sách chiết khấu là công cụ của Ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh Khi Ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng
Cơ chế tác động
Ngân hàng trung ương kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu)
Trang 7Khi Ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu, tức làm cho giá của khoản vay tăng, hạn chế cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay đối với nền kinh tế của các ngân hàng kinh doanh giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm.
Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, giá của khoản vay rẻ hơn, khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh đối với nền kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên
Nếu chính sách là thắt chặt: NHTƯ quyết định nâng cao lãi suất chiết khấu Lãi suất chiếu khấu tăng làm cho NHTG không thể vay NHTƯ nhiều và
dễ dàng như trước NHTG phải hạn chế bớt những cơ hội cho vay để bảo đảm
dự trữ Như vậy, tác động trước hết làm tăng dự trữ của các NHTG, giảm cho vay, hậu quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo Tác động tiếp theo làm cho NHTG có ý thức rằng trong trường hợp khẩn cần vay nóng của NHTƯ thì NHTG phải trả lãi suất cao buộc NHTG phải từ từ nâng lãi suất lên theo để tránh thiệt hại khi phải vay của NHTƯ Do đó lãi suất tiếp tục thắt chặt làm ảnh hưởng đến cung ứng tiền và tác động đến nền kinh tế
Hạn chế
• NHTƯ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM phải đi vay tức là NHTM có quyền tự do vay hoặc không Do vậy NHTƯ khó có thể kiểm soát được việc cung ứng tiền một cách có
Trang 8hiệu quả Hơn nữa lại rất khó trong việc đảo ngược những thay đổi trong chính sách chiết khấu.
• Khi NHTƯ ấn định một lãi suất đặc biệt nào đó tạo ra sự biến động khoảng cách giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường, dẫn tới thay đổi ngoài dự kiến khối lượng tiền vay, khó kiểm soát cung tiền tệ
3.2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do Ngân hàng trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng
Cơ chế tác động
Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền
tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM Mặt khác khi tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng)
Ưu điểm
• Có thể thấy, dự trữ bắt buộc là công cụ tiềm năng của chính sách tiền
tệ, nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng và tác động mạnh tới cung tiền
• Khi sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì nguồn vốn tư bản nước ngoài không thể theo con đường gián tiếp mà phải đầu tư trực tiếp có lợi cho nền kinh tế
• Tạo điều kiện cho sự kiểm soát tín dụng của NHTƯ đối với NHTM, đồng thời tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng
Hạn chế
Trang 9Sẽ rất vất vả để thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi RR bởi vì phải tốn kém rất nhiều để quản lý những thay đỏi trong RR Thực tế cho thấy đây là một công cụ quá mạnh, chỉ cần tăng một lượng nhỏ RR sẽ làm cho
3.3 Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTƯ thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng
• Nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất
cứ mức độ nào Nó có thể thực hiện mong muốn thay đổi mức dự trữ bằng việc mua và bán trái phiếu cổ phiếu Nếu muốn mức thay đổi nhỏ,
Trang 10NHTƯ có thể mua, bán ít trái phiếu Còn nếu muốn thay đổi lớn thì NHTƯ mua hoặc bán nhiều trái phiếu hơn.
• Nghiệp vụ thị trường mở rất dễ dàng đảo ngược lại: nếu NHTƯ thấy cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do sức mua trên thị trường tự do quá nhiều thì có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường tự do
• Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ có thể điều tiết lượng tiền như ý muốn vì các NHTM có quyền tự do trong việc mua hay không mua trái phiếu
• Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí và thời gian
Hạn chế
NHTƯ có thể không đạt được mục tiêu đã đề ra do nghiệp vụ thị trường mở chỉ thực sự hữu hiệu khi nền kinh tế đã phát triển rất cao, cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển
Ngoài 3 công cụ được sử dụng một cách thường xuyên như trên, đối với các nước khác nhau thì có những đặc điểm về kinh tế và chính trị, xã hội khác nhau Do đó việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ được
mở rộng thêm như hạn mức tín dụng , khung lãi suất tiền gửi và cho vay
3.4 Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà NHTƯ có thể cung ứng cho tất cả các NHTM trong thời kỳ nhất định (năm hay quý), phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của thời kỳ đó
Khi ổn định hạn mức tín dụng cho mỗi thời kỳ, NHTƯ thường căn cứ vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế cộng với chỉ số lạm phát cho phép trong thời
kỳ đó Hạn mức tín dụng này không phải là chỉ tiêu ấn định cho toàn bộ nền
Trang 11kinh tế mà là chỉ tiêu ấn định đối với các doanh nghiệp Các NHTM có thể thực hiện mức tín dụng của mình lớn hơn mức tín dụng mà NHTƯ ấn định cho ngân hàng mình nếu NHTM này huy động được khối lượng vốn lớn hơn
Vì vốn do các NHTM huy động và cho vay ra dù lớn hơn rất nhiều lần hạn mức tín dụng được NHTƯ cung ứng cũng không ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ vào hay rút ra khỏi lưu thông
• Kiểm soát bằng hạn mức là cách kiểm soát gò bó, cứng nhắc không phù hợp với cơ chế hiện nay, một cơ chế đòi hỏi sự quản lý phải hết sức mềm dẻo, uyển chuyển, khống chế hạn mức tín dụng có thể làm mất đi
cơ hội đầu tư của một số ngân hàng, giảm khả năng điều tiết của NHTƯ Vì việc điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng không thể một sớm một chiều mà cần có thời gian vì vậy tính kịp thời khó đảm bảo
• Việc kiểm soát bằng hạn mức tín dụng có thể là một trong nhiều nguyên nhân đẩy lãi xuất lên Trong khi nhu cầu chiết khấu để vay NHTƯ của một số ngân hàng phát sinh không được giải quyết do hết hạn mức tín dụng thì ở một số ngân hàng khác mức tín dụng lại tạm thời dư thừa Ở đây quan hệ trao đổi sẽ diễn ra và chi phí sẽ góp phần làm cho lãi xuất tăng lên
Trang 123.5 Khung lãi xuất tiền gửi và cho vay
Thông thường chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay biến đổi cùng chiều, nghĩa là cả hai mức lãi xuất đó đều tăng nên hay giảm xuống: Khi lãi xuất tiền gửi được tăng lên thì lãi xuất cho vay cũng được nâng lên và ngược lại, tuỳ theo chính sách của NHTƯ Trong thực tế, NHTƯ định hướng tín dụng cho các NHTM qua chính sách lãi xuất chiết khấu và tái chiết khấu như
đã trình bày ở phần trên NHTƯ rất ít khi quy định một lãi xuất cố định trần hay sàn Vì nếu lãi suất quy định cao sẽ thu hút nhiều tiền gửi, giảm khả năng kinh doanh tín dụng Song biện pháp này sẽ làm cho các NHTM mất tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh Mặt khác, nó dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn của các ngân hàng, nhưng lại thiếu vốn đầu tư, hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự dữ vàng, ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hàng hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay NHTƯ có thể quy định khung lãi suất cho vay buộc các ngân hàng kinh doanh phải chấp hành Khi muốn tăng khối lượng cho vay, NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn Khi cần hạn chế đầu tư NHTƯ ấn định mức lãi suất cao