THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM...27 2.2.1.. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CH
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ qua nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của em.
Các số liệu trong chuyên đề được sử dụng trung thực Các số liệu có nguồntrích dẫn, kết quả trong chuyên đề là trung thực và chưa từng công bố trong cáccông trình nghiên cứu khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trọng Thắng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đếncác thầy giáo, cô giáo trường Học viện Ngân hàng trong suốt quá trình học tập tạitrường khóa LTĐH 12 đã giúp em có được những kiến thức về chuyên ngành họccủa mình
Trang 3DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ chế tác động của NVTTM tới dự trữ ngân hàng 16
Sơ đồ 1.2 Cơ chế tác động của NVTTM qua lãi suất 18
Sơ đồ 2.1 Tổ chức nghiệp vụ thị trường mở 29
BẢNG Bảng 2.1 Danh mục giấy tờ có giá Error: Reference source not found Bảng 2.2 Số lượng thành viên tham gia NVTTM 34
Bảng 2.3 Số lượng các phiên giao dịch NVTTM 35
Bảng 2.4 Phương thức đấu thầu trên TTM 35
Bảng 2.5 Số lượng các phiên giao dịch và định kì giao dịch trên TTM 36
Bảng 2.6 Doanh số giao dịch trên NVTTM qua các năm 2011 - 2015 37
Bảng 2.7 Lãi suất trúng thầu trên NVTTM từ 2011 - 2015 39
BIỂU Biểu đồ 2.1 Phương thức đấu thầu trên thị trường mở giai đoạn 2011-2015 36
Biểu đồ 2.2 Doanh số giao dịch trên NVTTM qua các năm 2011 - 2015 38
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
M1, M2, M3 Lượng tiền cung ứng M1, M2, M3
Trang 5M C L CỤC LỤC ỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4
1.1.1 Khái quát về chính sách tiền tệ 41.1.2 Mục tiêu và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trungương 4
1.2 NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CSTT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.
91.2.1 Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở 101.2.2 Cơ chế tác động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ.161.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 18
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG
MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 22 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 22
2.1.1 Lựa chọn mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ 222.1.2 Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ 23
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 27
2.2.1 Sự ra đời của hoạt động NVTTM tại Việt Nam 272.2.2 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sáchtiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 27
Trang 62.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM 39
2.3.1 Kết quả đạt được 39
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 44
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 44
3.1.1 Định hướng điều hành CSTT 44
3.1.2 Định hướng điều hành NVTTM trong thời gian tới 44
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 45
3.2.1 Các giải pháp phát triển NVTTM 45
3.3 KIẾN NGHỊ 46
3.3.1 Đối với Quốc hội 47
3.3.2 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành 47
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước 47
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 48
KẾT LUẬN 49
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọngtrong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế Chính sách tiền tệ sử dụngmột tập hợp các công cụ như công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắtbuộc, nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nềnkinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý Trong các công cụ, ở các nước
có nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ thị trường mở được coi là quan trọng nhất
Với mục tiêu theo đuổi mức tăng trưởng cao, bền vững, đồng thời phải bảođảm được giá trị đồng nội tệ Nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhànước Việt Nam chính thức hoạt động vào ngày 12/7/2000 Gần 15 năm hoạt động,nghiệp vụ thị trường mở đã thể hiện được vai trò là công cụ điều tiết, kiểm soátcung tiền cho nền kinh tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu Chính sách tiền tệ trong từngthời kỳ Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác của Ngân hàngNhà nước, nghiệp vụ thị trường mở vẫn còn những hạn chế nhất định về số lượngcác tổ chức tín dụng, khối lượng giao dịch, hàng hoá giao dịch, các quy định về quytrình, xử lý thông tin còn chưa hoàn thiện Điều này cho thấy, việc sử dụng công
cụ nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam có hiệu quả chưa cao Từ thực tiễn đó, em
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả (hiệu lực) hoạt động nghiệp
vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ thị trường mở, thực trạng hoạt động của
Trang 8nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhànước Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiệp vụ thị trường mở, hoạt động của nghiệp vụthị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam từ năm 2011 đến 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, các phương pháp nghiên cứu đã được
sử dụng là phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh Ngoài ra, trong luận văn còn
sử dụng một số biểu, bảng để minh hoạ
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thị trường mởcủa Ngân hàng Trung ương
- Phân tích và cụ thể hoá mối quan hệ của hoạt động thị trường mở với cáchoạt động khác của Ngân hàng Trung ương Do đó, khẳng định vai trò của hoạtđộng thị trường mở đối với hoạt động quản lý tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
- Phân tích một cách có hệ thống và khoa học thực trạng hoạt động nghiệp
vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua trên cơ sở có sựkết hợp giữa phân tích định tính và định lượng, tìm ra những nguyên nhân cơ bảngiải thích cho những hạn chế tác động đến hiệu lực của hoạt động nghiệp vụ thịtrường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Trên cơ sở xu hướng hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nóichung và hoạt động nghiệp vụ thị trường mở nói riêng, lựa chọn những mục tiêu cụthể cho việc đổi mới hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam trong những năm tiếp theo
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động nghiệp vụ thịtrường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan hỗ trợ và tạo điều kiện
để có thể áp dụng và thực hiện thành công các giải pháp đổi mới hoạt động nghiệp
vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
6 Tên và kết cấu của chuyên đề:
Tên chuyên đề: " Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành
Trang 9chính sách tiền tệ qua nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".
Kết cấu:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành
chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
- Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động nghiệp vụ thị trường
mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Các quốc gia khác nhau tồn tại, phát triển và theo đuổi những mục đíchkhác nhau Mỗi mục đích theo đuổi, đi cùng nó là hàng loạt các chính sách nhằmhướng tới Thông qua việc điều hành các chính sách này để tác động đến các mụctiêu kinh tế, xã hội Với mục tiêu kinh tế xác định, chính sách tiền tệ là một trongnhững chính sách đó
1.1.1 Khái quát về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trong tổng thể chính sách kinh tế
- xã hội, một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ, do Ngân hàng Trungương (NHTW) thực thi, nhằm tới các mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, ổn định thịtrường tài chính, ổn định và tăng trưởng kinh tế CSTT thực hiện quá trình kiểmsoát tiền tệ, điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng thêm cho nền kinh tế trong mộtthời gian nhất định và điều chỉnh cả khối lượng tiền có sẵn trong lưu thông Chínhsách tiền tệ mở rộng sẽ tăng cung ứng tiền trên thị trường tiền tệ, khuyến khích đầu
tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm, chống suy thoái kinh tế Ngược lại,chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giảm cung ứng tiền trên thị trường tiền tệ, hạn chế đầu
tư, hạn chế sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát
“ CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW sử dụng các công
cụ của mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý.” «3»
CSTT theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cungứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạmphát (nếu có) nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêukinh tế vĩ mô Dù quan niệm CSTT theo nghĩa nào, CSTT đều nhằm mục tiêu ổnđịnh giá trị tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế
1.1.2 Mục tiêu và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
Trang 11Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thựctiễn của nền kinh tế, NHTW sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiếtlượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu xác định Việc sử dụng công cụnào của CSTT hoàn toàn phụ thuộc vào những mục tiêu khác nhau
1.1.2.1 Các mục tiêu
Có nhiều mục tiêu đề ra khi thực hiện chính sách tiền tệ Các mục tiêu đó
về cơ bản bao gồm mục tiêu cuối cùng và mục tiêu điều hành
a Mục tiêu tổng quát (mục tiêu cuối cùng)
Mục tiêu CSTT hầu như thống nhất ở các nước Sự điều chỉnh lượng tiềncung ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phầntăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một sốnước còn tập trung vào các mục tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế pháttriển đặc thù quốc gia Điều này buộc NHTW phải có sự lựa chọn và ưu tiên chonhững mục tiêu quan trọng trong từng thời kỳ mặc dù mục tiêu ổn định giá cả luôn
là mục tiêu dài hạn của NHTW
b Mục tiêu điều hành
Các mục tiêu chính sách trên chỉ là mục tiêu cuối cùng mà các CSTT nhắmtới Đây là các mục tiêu mang tính định tính nên để tạo điều kiện thuận lợi trong quátrình điều hành CSTT, các NHTW đều xây dựng hệ thống mục tiêu điều hành mangtính định lượng cụ thể hơn
Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo một chiềunhất định đến mục tiêu cuối cùng (mục tiêu chính sách) của CSTT NHTW cácnước đều lựa chọn các mục tiêu điều hành của CSTT Mục tiêu điều hành của CSTTbao gồm mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động
- Mục tiêu trung gian
NHTW không thể sử dụng các công cụ CSTT tác động trực tiếp và ngay lậptức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế Ảnh hướng của CSTT chỉ xuất hiệnsau một thời gian nhất định Để khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nướcthường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng
Tiêu chuẩn của chỉ tiêu trung gian: (1) Có thể đo lường được một cáchchính xác và nhanh chóng, bởi vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh đượctình trạng của CSTT nhanh hơn mục tiêu cuối cùng; (2) Có thể kiểm soát được để
Trang 12có thể điều chỉnh mục tiêu đó cho phù hợp với định hướng của CSTT; (3) Có mốiliên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng
Cả tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thoả mãn các tiêu chuẩn trên,nhưng NHTW không thể chọn cả hai chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung gian mà chỉ cóthể chọn một trong hai chỉ tiêu đó
- Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnhcủa công cụ CSTT đồng thời có mối quan hệ chi phối tới các mục tiêu trung gian.Việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thích hợp làm mục tiêu hoạt động có ý nghĩa quantrọng quyết định hiệu quả tác động của CSTT Hệ thống chỉ tiêu này vừa đóng vaitrò phản ánh tình trạng CSTT đồng thời phản ánh dấu hiệu về định hướng CSTTcủa NHTW
Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động cũng tương tự nhưtiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian, bao gồm: (1) Phải đo lường được nhằmtránh những suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của CSTT; (2) Phải cómối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ của CSTT; (3) Phải có mối quan
hệ chặt chẽ và ổn định với mục tiêu trung gian được lựa chọn Căn cứ vào tiêuchuẩn trên, các chỉ tiêu thường được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTWbao gồm: lãi suất liên ngân hàng và dự trữ ngân hàng
1.1.2.2 Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
Hệ thống các công cụ CSTT được chia thành các công cụ trực tiếp và cáccông cụ gián tiếp
a, Công cụ trực tiếp:
- Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp củaNHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụngcung ứng cho nền kinh tế đảm bảo tính tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toántheo mục tiêu đề ra
Hạn mức tín dụng là hạn mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các ngân hàngphải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế Ưu điểm của công cụ này là có thểkhống chế và lượng hoá mức tín dụng trong nền kinh tế một cách khá chính xác, từ
đó có thể tính toán và đưa ra quyết định chuẩn xác trong việc kiểm soát lượng tiền
Trang 13cung ứng và tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện CSTT
- Công cụ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại
tệ Nó vừa phản ánh sức mua của nội tệ, vừa là biểu hiện của quan hệ cung - cầungoại tệ Đến lượt mình, tỷ giá hối đoái lại là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung -cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinhdoanh trong nước
Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén và hết sức mạnh mẽ đến sảnxuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc
tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước Công cụ tỷ giá hối đoái sử dụng một loạtcác phương pháp điều hành tỷ giá: chính sách hối đoái; quỹ dự trữ bình quân hốiđoái; phá giá tiền tệ; nâng giá tiền tệ; chính sách lãi suất chiết khấu Do có nhiềunhược điểm cho nên các nước phát triển ngày nay thường theo đuổi một chính sách
tỷ giá thả nổi Đó là việc tỷ giá được phản ảnh theo biến động của thị trường vàhoàn toàn khách quan Tuy nhiên, việc thả nổi hoàn toàn tỷ giá nhiều khi gây khókhăn trong việc điều hành CSTT Vì vậy, theo đuổi chế độ tỷ giá nào là dựa trênthực trạng kinh tế mỗi nước và hoàn cảnh quốc tế trong từng giai đoạn
- Công cụ lãi suất
Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chínhsách và giải pháp cụ thể của NHTW nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thịtrường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định Cơ chế này được thực hiệntheo nguyên tắc: trong điều hành chính sách lãi suất, NHTW chỉ công bố mức lãisuất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiết khấu hoặc cho vay cầm cố chứng
từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng Các mức lãi suất tiền gửi và chovay cụ thể theo từng kỳ hạn
b, Công cụ gián tiếp:
- Công cụ chính sách tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM Khicấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng,mặt khác, tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lựcthanh toán cho họ
Tuỳ từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức khác
Trang 14nhau Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tái cấp vốn được thựchiện dưới hình thức tái chiết khấu Vì vậy đối với các quốc gia này, công cụ nàyđược gọi là tái chiết khấu Với công cụ này NHTW sẽ điều chỉnh tăng, giảm lãi suấttái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ làthắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông.Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm tiền cho lưu thông, họ sẽ hạ thấp lãi suất táicấp vốn xuống Điều này sẽ khuyến khích các NHTM đến NHTW để vay vì giá cảtín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng được cấp tăng lên Ngược lại, khiNHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên.
Công cụ này thường được ưu tiên sử dụng khi NHTW đang theo đuổi mộtCSTT mở rộng nhằm bổ sung thêm tiền cho phát triển kinh tế một cách nhanhchóng, và đây cũng chính là ưu điểm của công cụ này Do đó, công cụ này cũng cónhững nhược điểm của nó, đó chính là việc cấp vốn một cách thiếu công bằng haythậm chí một cách quá dễ dãi trong khi theo đuổi mục tiêu CSTT mở rộng Đươngnhiên, các Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) và các NHTM, tổ chức tíndụng (TCTD) có quan hệ thân thiết nhất sẽ là những đối tượng được ưu tiên đầutiên, điều này tạo ra sự lệch lạc về lãi suất, và gây nhiều hiệu ứng bất cập khác
- Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là hoạt động NHTW mua, bán giấy tờ
có giá (GTCG) chủ yếu là ngắn hạn (như Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc,Tín phiếu NHTW, Chứng chỉ tiền gửi…) trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu
về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM, từ đó tác độngđến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khốilượng tiền tệ, cụ thể: bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW cóthể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.Ngược lại, khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối lượng tiền
tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanhkhoản của các ngân hàng thương mại
NVTTM là một trong những kênh vô cùng quan trọng để NHTW đưa tiềnvào lưu thông hoặc rút bớt tiền trong lưu thông về qua nghiệp vụ mua hay bán cácGTCG Qua nghiệp vụ này NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, tácđộng đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm
Trang 15lượng tiền cung ứng Bên cạnh đó, NVTTM còn có tác động qua lãi suất, đó là ảnhhưởng gián tiếp Một mặt, NVTTM tác động trực tiếp tới giá của GTCG giao dich,điều này làm thay đổi lợi tức của chúng; mặt khác, NVTTM làm thay đổi cung cầuvốn của NHTW, và điều này cũng làm lãi suất thay đổi.
Ưu điểm của NVTTM là sự linh hoạt và rất tiện lợi, nó có thể điều tiết mộtlượng tiền lớn hay nhỏ tuỳ ý, hoàn toàn tôn trọng các quy luật giá cả Bên cạnh đó,NVTTM rất dễ đảo lộn, một quyết định không hợp lý có thể được sửa sai tức thìthông qua việc mua, bán GTCG có thể ngay trong ngày Tuy nhiên, nó cũng cónhững nhược điểm của nó, đó là do NVTTM hoạt động theo quy luật thị trường chonên không thể áp đặt các quy định hành chính trong việc mua bán GTCG vì mụctiêu của CSTT Không mang tính ép buộc cho nên NVTTM chỉ tồn tại, phát triểnkhi các đối tác tìm thấy được lợi ích từ việc tham gia NVTTM
- Công cụ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các Ngân hàng Thương Mại phải duy trì trênmột tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Trung Ương Mức dự trữ bắt buộc phụ thuộcvào tỷ lệ dự trữ bắt buộc và số dư tiền gửi huy động của Ngân hàng Thương Mại
Thông qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động đến khối lượng
và giá cả tín dụng của các ngân hàng thương mại từ đó tác động đến khả năng cungứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM Về số lượng: tăng hay giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giải phóng hay phong toả, cũng tức là thắt chặt haynới lỏng khả năng tạo tiền của các NHTM Về chi phí: giảm hay tăng dự trữ bắtbuộc (dự trữ bắt buộc không được hưởng lãi, nếu có thì thường là rất thấp) sẽ làmgiảm hoặc tăng chi phí tín dụng của các NHTM Tăng hay giảm số lượng tín dụngkép: do tăng, giảm chi phí; tăng giảm lãi suất cho vay, dẫn đến giảm hoặc tăng dunglượng tín dụng
Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) do NHTW quyết định tuỳthuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế Đây cũng là nhược điểm của công cụnày Vì mang tính hành chính bắt buộc, nên DTBB thường mang lại những phảnứng phụ cho nền kinh tế, đó là các phản ứng tức thời của hệ thống ngân hàng(HTNH) trong việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng
1.2 NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CSTT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.
Trang 161.2.1 Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở
Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế phát triển áp dụng
từ những năm đầu của thế kỷ 20 Với những ưu điểm vượt trội, cho đến nay, nó đãtrở thành công cụ quan trọng bậc nhất để điều hòa lưu thông tiền tệ tại nhiều quốcgia
1.2.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ thị trường mở.
“ Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation - NVTTM) là nghiệp
vụ Ngân hàng Trung Ương (NHTW) thực hiện việc mua vào hoặc bán ra các giấy
tờ có giá nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ trên cơ sở đó tác động đến lượng tiền cungứng và lãi suất ngắn hạn.”
1.2.1.2 Hàng hoá và chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở
1.2.1.2.1 Hàng hóa giao dịch.
a, Tín phiếu ngân hàng nhà nước:
Tín phiếu ngân hàng nhà nước là một loại giấy tờ có giá với thời hạn ngắn(dưới 1 năm) do ngân hàng nhà nước phát hành nhằm mục đích huy động vốn nhànrồi trong nhân dân với hai mục đích cơ bản Thứ nhất là huy động được nguồn vốnlớn nhàn rổi trong nhân dân để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia Thứhai là rút bớt các lượng tiền tệ lưu thông trong thị trường kiềm chế lạm phát nhằmbình ổn giá trị đồng tiền nội tệ
Người mua tín phiếu ngân hàng đóng vai trò là chủ nợ, sau khi đến kỳ hạnngười người mua sẽ được hoàn trả lại cả vốn và lãi và được bảo đảm quyền lợi theoquy định của pháp luật ngân hàng
c, Trái phiếu chính quyền địa phương
Thường do chính quyền địa phương lớn phát hành trái phiếu nhằm mụcđích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Trang 17theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Đầu tư vào các dự án có khả nănghoàn vốn tại địa phương.
d, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
Do Chính phủ phát hành nhằm mục đích đầu tư cho các chương trình, dự ánđược Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm
cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình dự án; Chương trình, dự án ứngdụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoángsản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủquyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chươngtrình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngânhàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết địnhcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
e, Các loại giấy tờ có giá khác:
- Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các định chế tàichính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàngtrong một thời gian nhất định với một mức lãi suất định trước
Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường là ngắn hạn (cũng có trường hợpthời hạn lên tới 3-5 năm) Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi cănbản trong cơ chế quản lý ngân hàng: chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tàisản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vìphải phụ thuộc vào người gửi tiền Tính ưu việt của chứng chỉ tiền gửi chính là đảmbảo cho sức sống của nó, và do đó nó được sử dụng như là hàng hoá phổ biến chonghiệp vụ thị trường mở
- Thương phiếu
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặccam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhấtđịnh Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhucầu vốn ngắn hạn
Luật và pháp lệnh thương phiếu ở các nước đảm bảo tính chất an toàn chocông cụ này bằng các quy định về điều kiện được phép phát hành thương phiếu
Vì vậy, việc mua bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự
Trang 18trữ của các ngân hàng hoặc tiền gửi của các khách hàng tại NHTM.
1.2.1.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường mở
Về nguyên tắc Ai cũng có thể là đối tác tham gia NVTTM của NHTW.Chính vì vây, ở Hoa Kỳ người ta gọi công cụ này là nghiệp vụ thị trường tự do Tuynhiên, tuỳ từng quốc gia mà các chủ thể tham gia NVTTM có thể khác nhau Thôngthường các chủ thể tham gia NVTTM gồm:
a Ngân hàng trung ương
Ngân hàng Trung ương tham gia NVTTM với tư cách là người tổ chức,điều hành đồng thời là người mua hoặc người bán trên thị trường
Nếu NHTW quyết định tham gia thị trường với tư cách là người mua thì tất
cả các chủ thể còn lại muốn tham gia chỉ được tham gia với tư cách là người bán vàngược lại NHTW cũng là người có quyền quyết định chủng loại hàng hóa mua bán,khối lượng hàng hoá mua bán, phương thức giao dịch, thời gian tiến hành mua bán,phương thức thanh toán, trong từng phiên giao dịch mà tất cả các chủ thể khácphải thực hiện nếu muốn tham gia
b Các đối tác của ngân hàng trung ương
- Các ngân hàng thương mại
Đối với tất cả các nước có sử dụng NVTTM, NHTM là một chủ thể quantrọng nhất tham gia giao dịch với NHTW và thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấucác thành viên tham gia
NHTM là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của bất kỳ một nền kinh
tế nào Thông qua giao dịch với NHTW, NHTM có thể tìm kiếm được lợi nhuậncũng như có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của mình Về phía NHTW, thôngqua các giao dịch với hệ thống NHTM để nhằm điều tiết lượng tiền cung ứng
- Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng
Các công ty tài chính thường có khối lượng lớn các chứng khoán và họ lạithường xuyên thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư nhằm đảm bảo mức sinh lời caonhất và gánh chịu rủi ro thấp nhất
- Các hãng kinh doanh
Chủ thể này thường nắm trong tay một khối lượng giấy tờ báo giá như:thương phiếu, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, trái phiếu chính phủ, Họ tham giamua bán với NHTW để tìm kiếm lợi nhuận hoặc để đáp ứng nhu cầu vốn của họ
Trang 19- Các cá nhân và hộ gia đình
Chủ thể này thường nắm giữ một khối lượng chứng khoán để hưởng lãi.Tuy nhiên, do dự đoán có sự thay đổi về lãi suất hoặc nhằm phòng tránh rủi ro hoặcchuyển đổi cơ cấu đầu tư chứng khoán, họ có thể giao dịch với NHTW
- Các nhà giao dịch chuyên nghiệp
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp (Dealers) tham gia NVTTM với tư cách làngười trung gian giữa NHTW với các chủ thể khác là chủ yếu, thông qua đó họ sẽđược hưởng lệ phí giao dịch Các Dealer thường là các công ty chứng khoán
1.2.1.3 Cơ chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở
1.2.1.3.1 Các nghiệp vụ thị trường mở
a Nghiệp vụ giao dịch chứng từ có giá
- Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn):
Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) là các giao dịch mua bán GTCGcủa NHTW theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường Theophương thức này, quyền sở hữu của GTCG là đối tượng giao dịch được chuyểnsang cho NHTW hoặc ngược lại cho các thành viên tham gia giao dịch Do vậy tácđộng của giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn
- Giao dịch có hoàn lại ( mua bán có kì hạn):
Phương thức giao dịch này thường được sử dụng cho biện pháp giao dịchtạm thời thông qua các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược(Reverse Repos)
Repos được sử dụng khi NHTW thực hiện mua GTCG với thoả thuận là sauthời gian ngắn trong tương lai người bán sẽ mua lại các GTCG đó
b Phát hành chứng chỉ nợ của NHTW
NHTW sử dụng việc phát hành chứng chỉ nợ của NHTW để thực hiện giaodịch bên cạnh việc giao dịch các loại GTCG khác Công thức được thiết lập nhưsau:
P =
FV
365
Trang 20Trong đó, P: giá phát hành; FV: mệnh giá; i: lãi suất (% năm); T: thời hạncủa chứng chỉ nợ.
Qua việc phát hành này, NHTW có thể điều chỉnh lượng tiền cung ứng đang
dư thừa trong nền kinh tế trong các tình huống các GTCG khác được thực hiện giaodịch nhưng chưa phát huy hết tác dụng Các chứng chỉ nợ được phát hành dưới hìnhthức chiết khấu Chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá là lãi suất phát sinh trêngiá phát hành, lãi suất áp dụng đối với chứng chỉ nợ là lãi suất đơn, tính theo ngàythực tế với số ngày trong năm là 365 ngày
c Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
Tương tự như giao dịch có hoàn lại, giao dịch hoán đổi ngoại tệ bao gồm haigiao dịch đồng thời là giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn giữa đồng nội tệ
và đồng ngoại tệ được chọn để giao dịch Bằng cách đó, NHTW có thể ảnh hưởngđến lượng tiền cung ứng trong khoảng thời gian cần thiết tùy thuộc vào thời hạnhợp đồng kỳ hạn Theo nguyên tắc của nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ trên thị trườngngoại hối, trong mỗi giao dịch hoán đổi ngoại tệ, NHTW và các đối tác thỏa thuậncác điểm swap để xác định tỷ giá có kỳ hạn từ tỷ giá giao ngay
d Giao dịch hoán đổi chứng khoán đến hạn
Giao dịch hoán đổi chứng khoán đến hạn được thực hiện khi NHTW hoánđổi các chứng khoán chính phủ do NHTW sở hữu đã đến hạn, những chứng khoánChính phủ mới phát hành Nếu giá trị các chứng khoán Chính phủ đến hạn lớn hơngiá trị các chứng khoán mới thay thế thì dự trữ của hệ thống NHTW giảm xuống khigiá trị các chứng khoán mới thay thế lớn hơn lượng chứng khoán đến hạn
1.2.1.3.2 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở.
Hoạt động của NVTTM thường được thực hiện thông qua phương thức giaodịch song phương hoặc thông qua đấu thầu
a Giao dịch song phương
Là giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa NHTW với một hoặc một số đốitác được NHTW lựa chọn mà không qua đấu thầu Các giao dịch này thường khôngđược thông báo trước ra công chúng về loại hàng hoá mua bán, về số lượng muabán cũng như thời gian thực hiện giao dịch
Giao dịch song phương có thể được thực hiện theo hai phương pháp:
+ NHTW giao dịch trực tiếp với đối tác được lựa chọn
Trang 21+ NHTW đóng vai trò như những thành viên tham gia trên thị trường chứngkhoán để thực hiện các giao dịch trực tiếp trên thị trường này.
b Giao dịch theo phương thức đấu thầu
Có 2 phương thức đấu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất:
- Đấu thầu khối lượng
NHTW niêm yết trước mức lãi suất Các tổ chức tham gia đấu thầu chỉ việcđăng ký số tiền trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất niêm yết Việc phân bổ thầu đượctiến hành thực hiện như sau: trước hết toàn bộ số lượng đăng ký dự thầu cộng lạivới nhau Nếu tổng khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng số lượng được phânphối thì toàn bộ các đơn dự thầu đều được phân bổ theo khối lượng đặt thầu Nếutổng khối lượng đặt thầu lớn hơn số lượng được phân phối thì các đơn đặt thầu sẽđược phân phối theo hệ số quy định
- Đấu thầu lãi suất
Các tổ chức tham gia đấu thầu tự đăng ký số tiền ứng với mỗi mức lãi suất
do tự mình lựa chọn
Đối với đấu thầu nhằm cung ứng thêm vốn khả dụng, các số lượng đặt thầuđược sắp xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần, và được phân phối theo các mứclãi suất từ cao xuống thấp
Gọi:
A : Số lượng GTCG cần mua
r s : Mức lãi suất thứ s được đăng ký
a(r s ) i: Số lượng tiền đặt thầu với mức lãi suất r s của thành viên thứ i
A(r s): Tổng số tiền đặt thầu với mức lãi suất rs của tất cả các tổ chức
r m : Mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận.
K(r m): Tỷ lệ % trúng thầu được phân phối tại mức lãi suất cuối cùng
T(r m ) i: Khối lượng trúng thầu của tổ chức i tại mức lãi suất cuối cùng
T i: Tổng số trúng thầu được phân phối cho tổ chức i
Đối với đấu thầu để cung ứng khả năng thanh toán thì: r 1 ≥ r s ≥ r m
Tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối cùng:
Trang 22) r (
a + T(r m ) i
Đối với đấu thầu để thu hút dự trữ về (tức NHTW thực hiện nghiệp vụ bán)thì các quy trình diễn ra theo chiều hướng ngược lại
Trên thế giới có hai phương thức đấu thầu lãi suất là đấu thầu theo kiểu Hoa
Kỳ và đấu thầu theo kiểu Hà Lan Theo phương thức của Hoa Kỳ, lãi suất trúngthầu là tất cả các mức lãi suất đăng ký từ cao đến thấp (trường hợp NHTW muaGTCG) hoặc là tất cả các mức lãi suất từ thấp đến cao (trường hợp NHTW bánGTCG) mà tại đó quyết định được khối lượng trúng thầu không vượt quá khốilượng GTCG mà NHTW cần mua hoặc cần bán Theo phương thức Hà Lan, tất cảlượng đặt thầu được xác định tại mức lãi suất đăng ký thấp nhất (trường hợp NHTWmua GTCG) hoặc là lãi suất đăng ký cao nhất (trường hợp NHTW bán GTCG) màtại đó quyết định được khối lượng trúng thầu không vượt quá khối lượng GTCG màNHTW cần mua hoặc cần bán
1.2.2 Cơ chế tác động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ.
- Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng:
Việc mua, bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tácđộng ngay lập tức đến dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi củacác ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là các đối tác tham gia NVTTM) và tiềngửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác)
Sơ đồ 1.1: Cơ chế tác động của NVTTM tới dự trữ ngân hàng
Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân
Dự trữ
NH giảm (tăng)
Khối lượng tín dụng giảm (tăng)
Lượng tiền cung ứng giảm (tăng)
Trang 23hàng tại NHTW sẽ giảm tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra,trường hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽlàm giảm số dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng Kết quả là dự trữ của hệthống ngân hàng giảm sút tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra Sựgiảm sút dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngânhàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm Ngược lại, khiNHTW thực hiện mua GTCG trên thị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngânhàng tăng lên.
Tác động này có thể xem xét qua công thức sau:
Như vậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ mua, bán trên thị trường mở nó
sẽ tác động đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng,
từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng
- Tác động qua lãi suất:
Hoạt động mua, bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnhhưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung
cầu vốn của NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đến lượt nó, cung cầutiền của NHTW thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền tệ thay đổi Mức lãisuất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động hoán đổilãi suất sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tàichính Tại một mức lãi suất thị trường xác định, tổng cầu (AD) của nền kinh tế
và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định
Trang 24Sơ đồ 1.2 Cơ chế tác động của NVTTM qua lãi suất
Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung
cầu về loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó Khi giá GTCG thay đổi, tỷ lệsinh lời của chúng cũng thay đổi Nếu đó là loại chứng khoán chiếm tỷ trọng lớntrong giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tácđộng trở lại lãi suất thị trường, AD và sản lượng
Khi NHTW bán GTCG sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng Điềunày làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suấtngắn hạn có xu thế tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường Bêncạnh đó khi NHTW thực hiện bán GTCG trên thị trường mở sẽ làm tăng cungGTCG trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho bạc Điều này làm ảnhhưởng tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫn đến sự chuyểndịch vốn đầu tư sang GTCG Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển vốnđầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên Khi lãi suất thị trường tăng lên thì hoạt độngđầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế sẽ giảm xuống do tỷ suất sinh lời giảm
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
Là một trong những công cụ của CSTT, NVTTM hoạt động cũng theo quyluật thị trường, tức là tính chất tự nguyện và theo các nguyên tắc thị trường Chính
vì lý do đó, NVTTM thực sự linh hoạt, sự vận hành của thị trường mở phụ thuộcnhiều vào các yếu tố xuất phát từ bản thân NHTW và từ các yếu tố khác tác động
Cung
GTCG tăng
(giảm)
Cung của quỹ c/vay giảm (tăng)
Lãi suất ngắn hạn tăng (giảm)
Đầu tư giảm (tăng)
Lãi suất thị trường tăng (giảm)
Lãi suất thị trường tăng (giảm)
Trang 25đến nó; tức là muốn nói đến yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan tác động tới nó.
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
Sự vận hành của NVTTM với nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo nhu cầu vốnkhả dụng cho nền kinh tế nhằm hỗ trợ mục tiêu của CSTT quốc gia Đứng trên giác
độ NHTW, các nhân tố nội tại thuộc NHTW có ảnh hưởng quan trọng khi vận hành
NVTTM đều được xếp vào nhân tố chủ quan, bao gồm: vấn đề dự báo vốn khả dụng của NHTW và Các quy định về NVTTM.
1.2.3.1.1 Vấn đề dự báo vốn khả dụng của Ngân hàng trung ương
Với vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động NVTTM, trên cơ
sở dự báo các diễn biến tiền tệ, tình hình vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.NHTW quyết định thời điểm, khối lượng chào mua/bán GTCG, thời hạn và phươngthức giao dịch NVTTM nhằm điều tiết thị trường tiền tệ theo mục tiêu đã xác định
Khi dự báo vốn khả dụng dư thừa trong ngắn hạn, NHTW sẽ thực hiện cácphiên chào bán GTCG nhằm thu hút vốn khả dụng dư thừa của hệ thống ngân hàng,tức là NHTW thực hiện "hút" tiền trong lưu thông về Trường hợp dự báo vốn khảdụng thiếu hụt thì NHTW sẽ thực hiện việc chào mua GTCG để cung ứng vốn cho
hệ thông ngân hàng, nói cách khác, NHTW thực hiện việc "bơm" tiền vào lưuthông Vì vậy, việc quyết định giao dịch NVTTM phụ thuộc rất nhiều vào độ chínhxác của việc dự báo vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng Nếu dự báo sai hoặcngược chiều thì doanh số giao dịch NVTTM sẽ rất thấp hoặc không có đối tác nàotham gia giao dịch NVTTM
1.2.3.1.2 Quy định về nghiệp vụ thị trường mở
Hầu hết nghiệp vụ thị trường mở ở tất cả các nước đều rất đa dạng về hìnhthức giao dịch, hàng hoá giao dịch, tần suất giao dịch, đối tác giao dịch, kỳ hạn giaodịch trừ một số quốc gia mới đưa vào vận hành
Hiện nay, NVTTM thường được NHTW thực hiện dưới các hình thức chủyếu: NHTW mua hẳn hoặc bán hẳn GTCG, NHTW mua hoặc bán có kỳ hạn cácGTCG, NHTW phát hành tín phiếu, cầm cố các chứng chỉ tiền gửi, cho vay không
có bảo đảm hoặc hoán đổi ngoại tệ Việc quyết định sử dụng các hình thức nào phụthuộc vào thực tế diến biến thị trường, sự phát triển của NHTW và hệ thống ngânhàng tài chính
Một quy định nữa của NHTW cũng tác động đến sự vận hành NVTTM là
Trang 26quy định về đối tác tham gia thị trường
1.2.3.2 Nhân tố khách quan
Bên cạnh các yếu tố mang tính chủ quan thuộc về NHTW, các yếu tố khách
quan bên ngoài gây ảnh hưởng đến NVTTM bao gồm: tính chuyển đổi của đồng tiền quốc gia và sự phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia.
1.2.3.2.4 Tính chuyển đổi của đồng tiền quốc gia
Yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả sử dụng NVTTM, đó làsức mạnh của đồng tiền quốc gia đó Tại các nước phát triển, nơi mà đồng nội tệ cótính chuyển đổi cao, NVTTM được sử dụng rất hiệu quả Một phần bắt nguồn từviệc, khi thực hiện nghiệp vụ bán ra GTCG trên NVTTM, NHNN thu về một khốilượng tiền tương ứng Nếu đồng nội tệ nước đó có giá, tức có tính chuyển đổi cao,khối lượng tiền đó sẽ được di chuyển sang các quốc gia khác đầu tư, tìm kiếm cơhội sinh lời
1.2.3.2.5 Sự phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia
Để tham gia thị trường mở, nhất là khi cần bổ sung nguồn vốn, các ngânhàng phải nắm giữ một khối lượng hàng hoá nhất định cả về khối lượng và chủngloại phù hợp với điều kiện và nhu cầu giao dịch của NHTW, từ đó các ngân hàngmới có thể tham gia giao dịch NVTTM Khi thực hiện giao dịch NVTTM, NHTWthường yêu cầu sử dụng các GTCG có độ rủi ro rất thấp và tính thanh khoản cao.Chính vì vậy, các GTCG do Bộ Tài chính hay chính NHTW phát hành thường đượcNHTW ưu tiên chấp thuận Các GTCG này thường được nắm giữ bởi các ngânhàng có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô lớn hoặc nguồn vốn dồi dào Bên cạnh đó,NHTW cũng chấp thuận các GTCG khác như: GTCG do chính phủ các nước pháttriển phát hành, GTCG do chính quyền địa phương phát hành hoặc GTCG do các tổchức tín dụng, tài chính có độ tin cậy cao phát hành Chính vì vậy, danh mục GTCGđược chấp thuận sử dụng trong giao dịch NVTTM càng đa dạng thì các ngân hàngcàng có thêm sự lựa chọn trong cơ cấu đầu tư GTCG nhằm đảm bảo tính thanhkhoản và khả năng sinh lợi Điều này xuất phát từ việc thị trường tiền tệ của nước
đó có phát triển hay không
Trang 27TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ gián tiếp, linh hoạt và hiệu quả củaCSTT được NHTW của hầu hết các nước sử dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng, ổnđịnh giá trị đồng tiền nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Chương 1 của Luận văn đã tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận cănbản của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trungương Nêu các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Bêncạnh đó, qua nghiên cứu kinh nghiệm NVTTM của NHTW một số quốc gia trên thế giớinhư Mỹ và Hàn Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam đểphát triển nghiệp vụ thị trường mở
Việc nắm vững được cơ sở lý luận về NVTTM, vài trò của NVTTM cũng nhưbài học kinh nghiệm thực tế về NVTTM của một số nước sẽ giúp các nhà quản lý xácđịnh đúng mục tiêu điều hành và đưa ra được các chính sách hợp lý với từng thời kỳ đểphát triển nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành CSTT
Trang 28CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG
ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1.1 Lựa chọn mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ
Mục tiêu của CSTT quốc gia là ổn định giá trị đồng tiền (thể hiện thông quachỉ số tiêu dùng CPI) Chỉ tiêu tốc độ tăng CPI hàng năm do NHNN chịu tráchnhiệm xây dựng, được Chính phủ trình lên Quốc hội và Quốc hội là cơ quan cóthẩm quyền quyết định Quốc hội cũng giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia Thủtướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và biệnpháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ.Như vậy, NHNN không phải là cơ quan duy nhất đưa ra các quyết định sử dụng cáccông cụ CSTT
Để đạt được mục tiêu cuối cùng, NHNN lựa chọn mục tiêu trung gian củaCSTT là M2 (tổng phương tiện thanh toán), tốc độ tăng trưởng tín dụng và mục tiêuhoạt động là MB Nói cách khác, CSTT đang được xây dựng và thực hiện ở ViệtNam dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng Tuy vậy, trong quá trình sử dụng các công
cụ CSTT, NHNN cũng cân nhắc đến mục tiêu lãi suất, cụ thể là giữ ổn định lãi suấtliên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của các TCTD Thông qua các công cụCSTT, NHNN điều tiết khối lượng cung tiền phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ
mô đã đề ra
Trong quá trình xây dựng và điều hành CSTT, tùy thuộc vào từng giai đoạn,thời kỳ mà NHNN Việt Nam hướng vào mục tiêu phù hợp để ổn định thị trườngtiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế:
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ 2011-2015, tình hình kinh tế thế giới vàtrong nước diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô,lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảmmạnh, thị trường bất động sản “đóng băng”, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt,mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép, dự trữngoại hối nhà nước ở mức thấp, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về