0
Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG

Một phần của tài liệu TẢI TUYỂN TẬP 441 CÂU HỎI LUYỆN THI ĐẠI HỌC VÀ HỌC SINH GIỎI CẤP THPT MÔN LỊCH SỬ PHẦN THẾ GIỚI CẬN HIỆN ĐẠI - TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ (Trang 32 -32 )

- Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

29. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG

CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX giải phóng khỏi ách thống trị của phát xít Đức, đã tiến hành cách mạng dc nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạt được những thành tựu về mọi mặt.

- Từ cuối những năm 80 củathế kỉ XX, Liên Xô và các thế kỉ XX, Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng về chính trị và kinh tế - xã hội, dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này.

Câu 301. Tại sao nhân dân Liên Xô chịu những tổn thất nặng nề trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít? Trình bày những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70.

Trong hoàn cảnh Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã tan vỡ như hiện nay, anh (chị) có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong giai đoạn từ 1945 đến nữa đầu những năm 70?

Câu 302. Cho biết những thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1954 đến nửa đầu những năm 70. Vì sao có những thiếu sót, sai lầm ấy mà Liên Xô vẫn đạt được những thành tựu to lớn như vậy?

Câu 303. Trình bày chính sách đối ngoại và vị trí quốc tế của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ năm 1954 – 1991 và cho biết sự giúp đỡ đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dânViệt Nam?

Câu 304. Có ý kiến cho rằng từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là thành trì của hoà bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy lý giải và chứng minh.

(Đề thi HSG, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004)

Câu 305. Anh (chị) hiểu như thế nào về thuật ngữ Đông Âu, Tây Âu? Vẽ lượt đồ châu Âu, hãy ghi tên và vị trí của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 306. Có ý kiến cho rằng sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt Liên Xô. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 307. Tại sao sau khi tuyên bố độc lập, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu phải hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cuộc Cách mạng dân chủ nhân dân như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó.

Câu 308. Tại sao chủ nghĩa xã hội có thể được xây dựng ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Trình bày những thành tựu chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70.

Câu 309. Hãy cho biết sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

Câu 310. Trình bày những thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 và nêu những nhận xét.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2002)

Câu 311. Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70, qua việc thiết lập bảng so sánh sau đây:

Một phần của tài liệu TẢI TUYỂN TẬP 441 CÂU HỎI LUYỆN THI ĐẠI HỌC VÀ HỌC SINH GIỎI CẤP THPT MÔN LỊCH SỬ PHẦN THẾ GIỚI CẬN HIỆN ĐẠI - TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ (Trang 32 -32 )

×