Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10 (2)
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Khoa thương mại
Tên tôi là: Phan Thị Cảnh
Lớp : Thương mại quốc tế
cho luận văn tốt nghiệp của mình
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi tìm hiểu, nghiên cứu
và viết trong quá trình thực tập tại công ty, không sao chép chuyên đề, luậnvăn của các khoá trước Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Người viết
Phan Thị Cảnh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1
I Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp 1
1 Khái niệm về xuất khẩu 1
2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp 1
3 Các hình thức xuất khẩu 2
3.1 Xuất khẩu trực tiếp 2
3.2 Xuất khẩu gián tiếp 2
3.3 Tái xuất khẩu 2
3.4 Xuất khẩu đối lưu 2
3.5 Gia công quốc tế 2
3.6 Xuất khẩu tại chỗ 3
3.7 Xuất khẩu uỷ thác 3
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp 3
4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 3
4.2 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp 8
II Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 12
1 Các nội dung của hoạt động xuất khẩu 12
1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường 12
1.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh 13
1.3 Lựa chọn hình thức và biện pháp giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu 14
Trang 31.4 Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 14
1.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 15
1.6 Đánh giá kết quả thực hiện 16
2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp 16
2.1 Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu 16
2.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp 17
III Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản 20
1 Đặc điểm về thị trường về may mặc 20
2 Đặc điểm thị trường hàng may mặc Nhật Bản 21
3 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 24
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 27
I.Khái quát chung về Công ty Cổ phần May 10 27
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (2, Trang 5 – 10) 27
1.1 Quá trình hình thành công ty 27
1.2 Quá trình phát triển của công ty 27
2 Chức năng của công ty Cổ phần May 10 29
3 Tổ chức bộ máy của Công ty (2, Trang 8 – 20) 30
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 30
3.2 Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty 2
4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 2
4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty 2
4.2 Cơ sở vật chất của công ty 3
4.3 Vốn sản xuất kinh doanh của công ty 4
Trang 44.4 Trình độ, tay nghề của lao động trong công ty 5
4.5 Thị trường của Công ty 6
4.6 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 6
II Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần May 10 trong những năm gần đây (2004 – 2007) 8
1 Doanh thu và lợi nhuận 8
2 Lao động và hiệu quả sử dụng lao động 11
3 Thị trường xuất khẩu và tình hình xuất khẩu của công ty 13
III Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản 17
1 Các hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản 17
1.1 Thực hiện nghiên cứu thị trường 17
1.2 Công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty 18
1.3 Thực hiện tổ chức sản xuất theo đơn hàng 20
1.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của công ty 20
1.5 Giải quyết khiếu nại (nếu có) 22
2 Kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua 22
2.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản 22
2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 24
3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật đã áp dụng 26
IV Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu 28
1 Ưu điểm 28
2 Những hạn chế cần khắc phục 30
3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 31
Trang 5CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 323
I Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 32
1 Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và 2020 32
2 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty cổ phần May 10 33
II Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Nhật Bản 35
1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 35
2 Đảm bảo tiến độ sản xuất để thực hiện hợp đồng 36
3 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 69
4 Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thực hiện đơn hàng 40
5 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu May 10 41
6 Nâng cao khả năng thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm 41
7 Chú trọng công tác thâm nhập thị trường và lựa chọn kênh phân phối sản phẩm 42
8 Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử 44
III.Một số kiến nghị 45
1 Đối với Chính phủ, Nhà nước 45
2 Đối với Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan 46
2.1 Đối với Bộ Công thương 46
2.2 Đối với hệ thống ngân hàng 46
2.3 Đối với các cơ quan hải quan 47
3 Đối với Tổng Công ty dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt Nam 47 KẾT LUẬN
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng I.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản từ năm 2004 – 2007 …25
Bảng II.1: Thống kê máy móc thiết bị của công ty May 10 năm 2007 34
Bảng II.2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần May10 năm 2007 35
Bảng II.3: Tình hình lao động của công ty cổ phần May 10 năm 2007 36
Bảng II.4: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2004 – 2007 39
Bảng II.5: Bảng thống kê lao động và thu nhập của Công ty May 10 42
Bảng II.6: Năng suất lao động của Công ty cổ phần May 10 44
Bảng II.7: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2003 – 2007 45
Bảng II.8: Bảng thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty May 10 giai đoạn 2003 – 2007 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ II.1: Doanh thu của công ty may 10 qua các năm 39
Biểu đồ II.2: Lợi nhuận của công ty May 10 qua các năm 39
Biểu đồ II.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty May 10 trung bình giai đoạn 2003 – 2007 47
Biểu đồ II.4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty May 10 sang thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây (2003 - 2007) 54
Sơ đồ II.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần May 10 31
Sơ đồ II.2: Quy trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam 38
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thếgiới WTO là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự hoà nhập của Việt Namvào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, đem lại nhiều cơ hội cho các doanhnghiệp Việt Nam và cũng không ít khó khăn Để tồn tại và phát triển, buộccác doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chấtlượng sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, thị trường, thay đổi phương thức kinhdoanh, phải có những thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh
Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng khá lớn của quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp dệt may phảidừng bước trước những khó khăn thách thức của quá trình hội nhập Nhưngcũng có những doanh nghiệp đứng vững và thích nghi được với môi trườngthời hội nhập, tận dụng được các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và cùngvới điểm mạnh của doanh nghiệp mình dần vươn lên khẳng định vị trí củadoanh nghiệp Nhận thức được điều đó, Công ty Cổ phần May 10 đã cónhững thay đổi bước đầu trong phương thức sản xuất kinh doanh của mình.Công ty đang chuyển dần từ hình thức sản xuất thụ động gia công sangphương thức sản xuất chủ động tự kinh doanh bằng thương hiệu của mình Đểlàm được điều đó, công ty vừa phát triển mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở trongnước, vừa thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Nhật Bản là mộttrong những thị trường xuất khẩu chính, một thị trường tiêu dùng lớn thứ haithế giới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho công ty cũng như cho các doanh nghiệpkhác của nước ta khi xuất khẩu vào thị trường này Nhưng Nhật Bản cũngđược đánh giá là một thị trường có không ít khó khăn đối với các doanhnghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường này Trong thời gian thực tập tạicông ty cổ phẩn May 10, cùng với những kiến thức đã được học và khả năng
của mình, tôi đã quyết định hoàn thành luận văn của mình với đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10”.
Trang 82 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này đi sâu vào việc tìm giải pháp cho một thị trường cụ thể, thịtrường Nhật Bản Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu của công
ty sẽ giúp nhận thức được vị trí của công ty trên thị trường để có định hướngphát triển trong tương lai Đồng thời đưa ra được những giải pháp hữu ích đểcông ty có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn xuất khẩu hàng
may mặc sang thị trường Nhật Bản, thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới,thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ ba của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: thực trạng và kết quả xuất khẩu của công ty cổ phần
May 10 sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2003 – 2007
4 Kết cấu của đề tài
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công
ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn củatôi không thể tránh khỏi những thiếu sót Mong nhận được sự đóng góp ý kiến
từ thầy cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, các anh chị trongPhòng Xuất nhập khẩu – Công ty cổ phần May 10 đã tận tình giúp đỡ tôi hoànthành luận văn này
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp
1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốcgia khác Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá, dịch vụ Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụqua biên giới quốc gia (5, Trang 272)
2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế, mục tiêu của các doanhnghiệp là mở rộng thị trường, tăng doanh số bán, tiếp thu kinh nghiệm Xuấtkhẩu là phương thức thâm nhập thị trường quốc tế ít rủi ro và chi phí thấp nênđược rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời gian đầu khi mới thâm nhậpvào thị trường quốc tế
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, có thể coi nó là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốtquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xuất khẩu mang lại chodoanh nghiệp nguồn lợi nhuận không nhỏ thông qua việc tăng doanh số bán.Đây là vai trò quan trọng nhất của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Trên thị trường quốc tế, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn nên doanh nghiệpphải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, phải khẳng định được uy tín
và thương hiệu của mình Một khi doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc
tế thì cũng tạo được sự tin tưởng lớn hơn đối với khách hàng trong nước Nhờ
đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa sẽ cao hơn,sức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, lợi nhuận cũng sẽtăng lên
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp thu được những kinh nghiệm quản lýkinh doanh, công nghệ, vốn, thị trường… và những bài học quốc tế quý giá
Trang 10Từ đó, họ có được những thủ thuật, chiến lược kinh doanh giúp việc kinhdoanh có hiệu quả hơn.
3 Các hình thức xuất khẩu
3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng ở thịtrường nước ngoài Công ty sẽ thực hiện tất cả các chức năng của xuất khẩu
3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Là việc các công ty bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông quangười thứ ba (trung gian thương mại) Các trung gian thương mại chủ yếutrong kinh doanh xuất khẩu là các đại lý, nhà môi giới Với hình thức xuấtkhẩu này công ty sẽ ít gặp rủi ro hơn nhưng lại thiếu sự liên hệ với thị trường,không kiểm soát được thị trường và có thể mất đi những cơ hội kinh doanh
3.3 Tái xuất khẩu
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu mà công ty xuất khẩu trở lại ra nướcngoài những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu, không qua chế biến, giacông tại nước tái xuất, nhằm thu về lượng ngoại tệ lớn hơn lượng ban đầu bỏ
ra Luôn có ba chủ thể tham gia trong hình thức xuất khẩu này: bên xuất khẩu,bên tái xuất khẩu và bên nhập khẩu
3.4 Xuất khẩu đối lưu
Là hình thức mua bán hàng hoá quốc tế trong đó xuất khẩu kết hợp chặtchẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá bán
đi có giá trị tương đương với lượng hàng hoá nhận về Nhờ hình thức kinhdoanh này, các bên có được hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế đất nước khithiếu ngoại tệ để nhập khẩu, giảm được các thủ tục phức tạp về thanh toán
3.5 Gia công quốc tế
Là hình thức kinh doanh quốc tế trong đó một bên (bên đặt gia công) sẽcung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên khác (bên nhận gia
Trang 11công) để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu, giao lại cho bên kia để nhận mộtkhoản tiền (được gọi là phí gia công)
3.6 Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu còn khá mới nhưng đã được phổ biếnrộng rãi Các doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp các dịch vụ của mình chocác doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài ngay trên lãnh thổ quốc giamình Do đó, giảm được chi phí cũng như rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận
3.7 Xuất khẩu uỷ thác
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu trong đó các công ty chỉ đóng vai tròtrung gian xuất khẩu thực hiện những thủ tục cần thiết để xuất hàng thay chonhà sản xuất và hưởng phí uỷ thác
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp
4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Nhân tố kinh tế
Kinh tế ngày càng phát triển, sự phân công lao động và chuyên môn hoásản xuất ngày càng sâu sắc Ngành sản xuất hàng may mặc có xu hướngchuyển dần từ các nước công nghiệp mới NICs sang các nước đang phát triển.Mặt khác, nhu cầu hàng may mặc ngày càng lớn Đây là điều kiện thuận lợicho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc phát triển
Nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến quan trọng trong những nămgần đây Đặc biệt là sự gia tăng của hoạt động mua bán quốc tế Số lượng cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc ngày càngnhiều, làm ăn ngày càng có hiệu quả Nhà nước và các Bộ ngành cũng tạođiều kiện thuận lợi như cung cấp thông tin, tạo khung pháp lý… cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu phát triển
Hiện nay, giá cả của các mặt hàng trên thế giới có xu hướng ngày càng giatăng, trong đó có giá nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc Mà Việt Nam
Trang 12chủ yếu sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu nên giá thành của sảnphẩm sẽ cao hơn, do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Namtrên thị trường thế giới.
Nhân tố chính trị
Ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ hội thương mại cũng như khả nănghạn chế rủi ro, thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanhtrên thị trường quốc tế Chính trị ổn định thì việc kinh doanh sẽ giảm bớtđược rủi ro, có thể dự báo trước những rủi ro, thực những kế hoạch kinhdoanh dài hạn do nhu cầu của khách hàng thay đổi từ từ, có thể dự báo được.Ngược lại, chính trị không ổn định rủi ro sẽ rất lớn do nhu cầu thay đổi độtngột, các hoạt động diễn ra khó khăn hơn…
Nước ta có tình hình chính trị ổn định trong suốt thời gian qua Đây là mộtlợi thế lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn hợp tác làm ăn với cácdoanh nghiệp trong nước Mặt khác, quan hệ thương mại giữa Việt Nam vàcác nước trên thế giới không ngừng được mở rộng Hiện nay, nước ta có quan
hệ ngoại giao với hơn 171 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ buôn bán vớitrên 100 nước và khu vực trên thế giới (trong đó có hiệp định thương mại với
64 nước), có quan hệ buôn bán với hàng nghìn tổ chức kinh tế thương mại củacác nước Điều này có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị củacác nước có quan hệ làm ăn với Việt Nam cũng tạo điều kiện cho các doanhnghiệp may mặc Việt Nam cơ hội tìm hiểu thông tin và nắm bắt được các cơhội kinh doanh ở từng thị trường, khu vực
Nhân tố luật pháp
Hoạt động xuất khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc gia màcòn chịu ảnh hưởng lớn của luật pháp và thông lệ quốc tế Hệ thống pháp luậthoàn chỉnh, công bằng, minh bạch là một tiền đề quan trọng trong kinh doanh.Tuy nhiên hệ thống luật pháp của nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ, tốc độhoàn thiện còn chậm, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, một sốthủ tục hành chính còn rườm rà, chính sách thay đổi liên tục… Đây là bất lợi
Trang 13lớn đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các kếhoạch, các chiến lược phát triển, trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, cơhội thu hút đầu tư trên trường quốc tế Trong những năm gần đây, nước ta đã
nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp theo tiêu chí đầy đủ, công khai, minhbạch và công bằng, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa Xácđịnh dệt may là một trong những ngành chiến lược của nước ta nên nước taluôn có những văn bản pháp luật để hướng dẫn cũng như quy định về xuấtkhẩu, có những quy định ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt may như: khôngphải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với nguyên phụ liệu nhậpkhẩu từ nước ngoài hoặc mua trong nước phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuấtkhẩu; hồ sơ xin Visa được giảm bớt nhiều giấy tờ; nếu thực hiện đầu tư mớithì thu nhập thu được từ sự đầu tư đó được giảm 50% thuế thu nhập doanhnghiệp trong hai năm tiếp theo; các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may với sốlượng dưới 20 tấn không cần phải có sự phê duyệt của liên bộ
Bên cạnh đó cũng còn một số quy định làm giảm khả năng cạnh tranh củacác doanh nghiệp trong nước so với các đối thủ nước ngoài Ví dụ như quyđịnh của Bộ tài chính về chi phí dành cho quảng cáo của doanh nghiệp khôngquá 7% tổng chi phí (trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài được phépdành tối đa 50% tổng chi phí cho hoạt động quảng cáo Điều này làm hạn chếkhả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam
Luật pháp nước ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuấtkhẩu hàng may mặc Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khuvực nên đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệpxuất khẩu nói chung phải hiểu biết về các quy định cũng như luật pháp củacác nước và các tổ chức mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh Việt Nam làthành viên của WTO thì phải thực hiện quy định về hàng dệt may (ATC), tức
là các nước phải dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may giai đoạn cuối cùng là01/01/2005 Là thành viên của ASEAN thì phải tuân thủ các điều khoản củaCEPT/AFTA, tức là phải giảm thuế xuất nhập khẩu xuống từ 0 – 5% trongvòng 10 năm…
Trang 14 Các rào cản đối với hàng may mặc xuất khẩu
Một số quốc gia thường dùng các biện pháp về thuế, hạn ngạch, các ràocản kỹ thuật để bảo vệ ngành may mặc trong nước, ngăn chặn hàng may mặc
từ nước ngoài vào Nhưng do xu hướng mậu dịch tự do hiện nay nên các nước
đó phải xoá bỏ dần các biện pháp về thuế, hạn ngạch đồng thời tăng dần cácrào cản kỹ thuật Các rào cản thường được các nước nhập khẩu hàng may mặc
áp dụng là: tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, tráchnhiệm xã hội, luật chống bán phá giá
Các yêu cầu về chất lượng sản phẩm được tiêu chuẩn hoá thành hệ thốngtiêu chuẩn chất lượng ISO Các hệ thống chất lượng như ISO 9000 – 2000,ISO 9000 – 1994 được xem như là giấy thông hành khi các doanh nghiệptham gia kinh doanh xuất khẩu
Không chỉ yêu cầu về chất lượng, các doanh nghiệp nhập khẩu còn yêucầu về vấn đề bảo vệ môi trường khi sản xuất sản phẩm Chỉ thị về bao bì vàphế thải bao bì (96/62/EEC), hệ thống quản lý môi trường ISO 1400… là cácyêu cầu về môi trường được tiêu chuẩn hoá Ngoài ra, một số quốc gia còn tựđưa ra những quy định, điều kiện khác về môi trường liên quan đến việc sảnxuất hàng may mặc như quy định về dư lượng kim loại nặng trong thuốcnhuộm vải, khoá kéo, khuy, nhãn mác sinh thái… Đối với các quốc gia đangphát triển thì những quy định này vượt xa khả năng đáp ứng của nhiều doanhnghiệp, trong số đó có Việt Nam (chưa doanh nghiệp nào đáp ứng được).Trách nhiệm xã hội cũng là một yêu cầu khắt khe của một số quốc gia Sảnphẩm phải được chứng minh là sản xuất trong điều kiện tốt, không có sự phânbiệt đối xử với người lao động, không sử dụng lao động trẻ em… Hệ thống
tiêu chuẩn phổ biến nhất của yêu cầu này là SA 8000 SA 8000 gồm 8 yêu
cầu chính: không sử dụng lao động trẻ em; không sử dụng lao động cưỡngbức; bảo đảm đối xử bình đẳng đối với công nhân; bảo đảm quyền gia nhậpcông đoàn của người lao động; bảo đảm việc trả tiền công đúng theo quy địnhcủa pháp luật và theo cam kết; đảm bảo chế độ về giờ làm việc và giờ làmthêm; bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc; bảo đảm việc
Trang 15thực hiện kỷ luật lao động không ảnh hưởng tới nhân phẩm và cuộc sống củangười lao động Nó được xem như giấy thông hành cho doanh nghiệp xuấtkhẩu hàng may mặc, là chứng chỉ không thể thiếu được khi các doanh nghiệpthâm nhập thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu Tuy nhiên, ở nước ta số lượngdoanh nghiệp được cập chứng nhận đạt tiêu chuẩn SA 8000 còn khá ít Đếnnay mới chỉ có 25 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn này nhưMay 10,Công ty dệt may xuất khẩu Việt Thắng, công ty xuất nhập khẩu dệtmay Việt Tiến… Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí để thực hiện cao và sau 3năm lại phải làm lại một lần.
Luật chống phá giá do Mỹ áp dụng đối với một số mặt hàng cũng gây khókhăn cho không ít nước xuất khẩu Việt Nam bị thiệt hại khá lớn trong hai vụkiện bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng cá tra, cá Basa và mặt hàng tôm.Mặt hàng dệt may cũng đang có nguy cơ bị kiện bán phá giá Vì vậy, ViệtNam cũng cần chuẩn bị và cảnh giác với sự kiện này
Nhân tố văn hoá xã hội
Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu của doanh nghiệp Nhu cầu của khách hàng về may mặc, hành vi muasắm của khách hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố văn hoá, nhất là cácphong tục tập quán Thế giới có rất nhiều nền văn hoá đa dạng với rất nhiềuphong tục tập quán khác nhau Vì thế, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ
về văn hoá, phong tục tập quán của quốc gia mà mình muốn thâm nhập Đầutiên phải xem xét đến yếu tố dân số, nó quyết định quy mô thi trường và tính
đa dạng của nhu cầu Thông thường dân số càng đông thì thị trường càng lớn,nhu cầu và khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng lớn, khả năng đảm bảo hiệuquả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp càng cao
Tiếp đến là yếu tố thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư Thu nhập củakhách hàng được phân bổ cho những nhu cầu khác nhau theo các tỉ lệ khácnhau với mức độ ưu tiên khác nhau Do đó, sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn loạisản phẩm, giá cả, hình thành nên những quan điểm khác nhau của khách hàng
về chất lượng sản phẩm Để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần xem
Trang 16xét kỹ yếu tố này nhằm lựa chọn được sản phẩm thoả mãn nhu cầu của kháchhàng cả về chủng loại, chất lượng và giá cả.
Đặc biệt, doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm đến yếu tố chủng tộc, sắc tộc,tín ngưỡng, tôn giáo và nền văn hoá Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến
sự đa dạng của nhu cầu, quan điểm về sản phẩm, cách thức sử dụng sản phẩm,thói quen tiêu dùng, tập quán mua sắm… của khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải
kể đến các nước ASEAN như Thái Lan, Indonexia, Philippin, Singapore,…
Họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn chúng ta: có sẵn thị trường, khoa họccông nghệ tiên tiến, các điều kiện phục vụ sản xuất tốt hơn, chi phí rẻ hơn…Tại Châu Á, Trung Quốc là quốc gia phát triển rất mạnh, hiện chiếm khoảng20% thị phần xuất khẩu hàng dệt may Theo dự báo, đến trong vòng 10 nămtới, con số này sẽ lên tới 50% Tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốcchiếm khoảng 15% thị phần, với thị trường EU sẽ tăng từ 18% lên 29% Việctăng thị phần của Trung Quốc tại các thị trường làm cho các quốc gia khác bị
mất bớt thị phần tại các thị trường trên thế giới Đây là một đối thủ cạnh tranh
đáng “gờm” nhất Hàng Trung Quốc có ưu điểm là giá rẻ nên dễ xâm nhập thịtrường hơn
Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, cácdoanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhau trên thị trường nội địa
để giành hợp đồng, giành quota để vào các thị trường hạn ngạch, rõ nét nhất
là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài Điều này có thể làm giảm giá trị của sản phẩm maymặc (chênh lệch giữa giá nhận đơn hàng của sản phẩm may mặc với giá thànhsản xuất ngày càng ít), dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao Tuy vậy, nócũng góp phần tạo ra động lực giúp các doanh nghiệp trong nước đầu tư pháttriển sản xuất để có thể giành được chỗ đứng trên thị trường
4.2 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp
Trang 17 Nhân tố con người
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh để đảm bảo sự thànhcông Nhờ con người, các yếu tố vốn, kỹ thuật, công nghệ,…mới có thể kếthợp với nhau để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả Nếucon người không có trình độ thì dù máy móc có hiện đại, vốn có lớn đến đâucũng không phát huy được tác dụng Đặc biệt đối với những doanh nghiệpthực hiện hoạt động xuất khẩu, phải tiến hành hoạt động kinh doanh của mìnhtại thị trường nước ngoài, nơi có những đặc điểm hoàn toàn khác hẳn trongnước về thị hiếu, sở thích, văn hoá, luật pháp… lại xa xôi về mặt địa lý Nếuđội ngũ cán bộ công nhân viên không có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,không tổ chức tốt bộ máy quản lý, mạng lưới thông tin thì việc kinh doanh sẽkhông có hiệu quả Tổ chức quản lý tốt không chỉ quản lý tốt từng bộ phận
mà còn phải gắn kết được các bộ phận với nhau, tổ chức được mạng lướithông tin nội bộ doanh nghiệp Các bộ phận phòng ban thực hiện những chứcnăng, nhiệm vụ riêng biệt, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, cạnh tranh khônglành mạnh giữa các bộ phận Thực hiện tổ chức quản lý tốt làm cho doanhnghiệp trở thành một khối thống nhất, hoạt động nhịp nhàng, liên tục, hiệuquả cao hơn
Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, lao động có tay nghề cao, khéoléo, dễ đào tạo là một lợi thế của các doanh nghiệp dệt may nước ta Tuynhiên, năng suất lao động còn thấp, chỉ bằng 50 – 60% so với Trung Quốc vàcác nước trong khu vực Do đó, tuy giá nhân công của nước ta rẻ hơn nhưnggiá nhân công tương đối lại cao hơn các nước khác, dẫn đến làm tăng chi phí
và giảm lợi nhuận thu được Đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệpxuất khẩu hàng may mặc của nước ta Mặt khác, lao động trong ngành dệtmay nói chung phải làm việc vất vả nhưng giá lao động thấp nên họ thường
có xu hướng chuyển sang làm trong các ngành khác, gây ra tình trạng thiếulao động, tốn thêm chi phí đào tạo lao động mới Bên cạnh đó còn có sự dichuyển lao động giữa các doanh nghiệp Những lao động có tay nghề và trình
độ cao thường chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang những doanh nghiệpliên doanh, những doanh nghiệp nước ngoài do mức lương cao hơn và dành
Trang 18cho họ những chế độ ưu đãi tốt hơn Điều này dẫn đến tình trạng các doanhnghiệp trong nước ngày càng bị thiếu hụt đội ngũ lao động có tay nghề vàtrình độ cao, ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp.
Nhân tố tài chính
Nhân tố tài chính quyết định quy mô của doanh nghiệp cũng như cơ hộikinh doanh của doanh nghiệp Nó phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thôngqua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào hoạt động kinhdoanh cũng như khả năng phân phối, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồnvốn đó Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ tạo được niềm tin đốivới đối tác, tạo điều kiện tốt để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, nắmbắt được cơ hội kinh doanh
Đặc thù của các doanh nghiệp dệt may là phần lớn nguồn vốn kinh doanh
sử dụng là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước, các tổchức tín dụng nước ngoài (chiếm 70% tổng nguồn vốn kinh doanh) Hiệu quả
sử dụng nguồn vốn này của các doanh nghiệp dệt là không cao do lãi suất cao
và có xu hướng ngày càng tăng Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng tăng từ12% lên 14 – 15%, dẫn đến làm tăng chi phí về vốn khiến cho các doanhnghiệp khó khăn hơn trong việc đầu tư sản xuất, làm giảm hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay các doanh nghiệp dệt may nước ta đã tiến hành cổ phần hoá nênhuy động được nguồn vốn của cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp nêncũng góp phần vào việc đáp ứng yêu cầu về vốn để mua nguyên phụ liệu phục
vụ sản xuất
Nhân tố công nghệ
Trình độ tiên tiến, hiện đại của máy móc trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếpđến năng suất lao động, chi phí, giá thành cũng như chất lượng hàng hoá,quyết định mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, khả năng cạnh tranh,khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp… từ đó góp phầnkhẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Một doanh nghiệp được
Trang 19trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ có khả năng cạnh tranh caohơn các doanh nghiệp khác.
Các doanh nghiệp dệt may nước ta phần lớn đều có các trang thiết bị hiệnđại, được cung cấp từ các nước Trung Quốc, Đức, Mỹ,… Các trang thiết bịngày càng đa dạng, hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất Thực hiện việcchuyển giao công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tiếp xúc được với các trang thiết
bị hiện đại, có quyết định đầu tư phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của mình
Chu trình quản lý và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
Chu trình quản lý hiện đại và chuyên nghiệp là một thế mạnh của doanhnghiệp xuất khẩu hàng may mặc khi ký kết hợp đồng với các đối tác nướcngoài Điều này được thể hiện ở định mức nguyên phụ liệu thấp, hao phínguyên phụ liệu nhỏ, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao Tuynhiên hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chutrình quản lý hiện đại như công ty cổ phần May 10, công ty may Nhà Bè,công ty may An Phước… Các công ty này được đầu tư các trang thiết bị hiệnđại, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của đối tác.Chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đếnxuất khẩu của doanh nghiệp, bởi khách hàng nước ngoài thường có yêu cầucao về chất lượng hàng hoá Hàng hoá có chất lượng tốt thì mới thu hút đượckhách hàng, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao giábán mà không làm ảnh hưởng đến doanh số, từ đó tạo dựng được uy tín củadoanh nghiệp Ngược lại, hàng hoá chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến doanh
số bán, giảm uy tín của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp may mặc ViệtNam cần chú ý đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm phù hợp vớinhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo giá cả phải chăng, chất lượng ổn định
Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Trang 20Thương hiệu và uy tín là tài sản vô giá đối với mọi doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp có thương hiệu và uy tín trên thị trường sẽ tạo được niềm tin đốivới người tiêu dùng và đối tác Đây là nguyên nhân quan trọng để khách hànglựa chọn doanh nghiệp làm bạn hàng của họ.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, thương hiệu và uy tíncủa doanh nghiệp thể hiện ở chất lượng sản phẩm, ở việc thực hiện tốt hợpđồng đối với đối tác… (như giao hàng đúng hợp đồng, đúng thời gian quyđịnh) Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng may mặc trên thếgiới ngày càng tăng Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thìphải tạo được thương hiệu và uy tín của mình thông qua việc: không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ bán hàng và saubán hàng, thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết như giao hàng đúng số lượng, chấtlượng, đúng thời gian, Có như thế thì doanh nghiệp mới tạo được niềm tinđối với người tiêu dùng cũng như với đối tác kinh doanh của mình Ngườitiêu dùng và đối tác sẽ nghĩ đến doanh nghiệp đầu tiên khi họ có nhu cầu vềmặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Cũng nhờ đó mà doanhnghiệp có thể duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác kinh doanh
II Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1 Các nội dung của hoạt động xuất khẩu
1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường
Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia kinh doanhtrên bất kỳ thị trường nào cũng phải thực hiện để đưa ra được những phương
án kinh doanh hiệu quả nhất Chúng ta có thể sử dụng nguồn thông tin sơ cấphoặc thứ cấp khi nghiên cứu thị trường Có hai phương pháp để tiến hànhnghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu thị trường một cách khái quát thông quaviệc sử dụng nguồn thông tin thứ cấp, đó là các thông tin có sẵn trong các báocáo, trong các nghiên cứu của các cơ quan quản lý…
Trang 21 Nghiên cứu tại hiện trường: nghiên cứu thị trường một cách chi tiếtthông qua nguồn thông tin thứ cấp Đó là nguồn thông tin mà doanh nghiệpphải bỏ kinh phí, thời gian, nhân lực… để tìm hiểu thực tế thị trường nhằmthu thập được những thông tin cần thiết
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải nghiên cứu nhữngnội dung chủ yếu sau:
+ Hàng hoá trên thị trường: nghiên cứu cả về mặt định tính và định lượng
Về định tính, cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường, chu kỳ sống sản phẩm,tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng… để rút ra kết luận là sản phẩm
có xuất khẩu được không Về định lượng, cần xem xét xem hàng hoá đó nếuxuất khẩu có đạt hiệu quả không thông qua việc xác định các chỉ tiêu như tỷsuất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, theo chi phí…
+ Dung lượng thị trường: nghiên cứu lượng cầu thị trường, thị hiếu ngườitiêu dùng, sức cung của nhà cung cấp, nhà phân phối hiện tại trên thị trường
để xác định xem dung lượng thị trường lớn hay nhỏ
+ Giá cả hàng hoá quốc tế: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá và
cơ sở để xác định giá quốc tế
+ Nghiên cứu bạn hàng: về các thông tin như tư cách pháp lý, năng lực tàichính, uy tín và mức độ ảnh hưởng trên thị trường, quan điểm kinh doanh…Ngoài ra có thể nghiên cứu một số nội dung như sức ép cạnh tranh trên thịtrường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng thâm nhập thị trường…
1.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh
Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tiến hành nghiêncứu lựa chọn mặt hàng, thị trường, đối tác phương thức kinh doanh rồi từ đólập ra các phương án kinh doanh
Để xác định được mặt hàng xuất khẩu thì công ty phải xem xét quy địnhcủa Chính phủ, của pháp luật về hàng hoá doanh nghiệp định xuất khẩu,những yếu tố liên quan đến khách hàng và thị trường về hàng hoá định xuấtkhẩu…
Trang 22Khi lựa chọn thị trường xuất khẩu doanh nghiệp dựa vào những thông tin
về cung cầu, mức độ ổn định về các mặt kinh tế, xã hội, mục tiêu của doanhnghiệp để từ đó đưa ra được cách thức thâm nhập thị trường sao cho hiệu quảnhất, xác định được thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Lựa chọn đối tác kinh doanh của doanh nghiệp (đối tác cung cấp nguyênvật liệu đầu vào, đối tác cung cấp tín dụng, bạn hàng xuất khẩu…) theo cáctiêu chí đã đề ra thông qua sự hợp tác từ trước đến nay, qua giới thiệu, quaquảng cáo
Sau khi lựa chọn được mặt hàng, thị trường và lựa chọn được đối tác kinhdoanh, doanh nghiệp tiến hành xây dựng phương án kinh doanh để thực hiệnmục tiêu của mình
1.3 Lựa chọn hình thức và biện pháp giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu
Công tác giao dịch và đàm phán vô cùng quan trọng trong việc đưa ra cácđiều khoản chủ yếu của hợp đồng các bên Mục đích cuối cùng của công tácgiao dịch và đàm phán là ký kết được hợp đồng Đó là sự thoả thuận giữa cácbên về việc mua bán hàng hoá quốc tế: bên bán có nghĩa vụ chuyển cho bênmua quyền sở hữu hàng hoá, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toántiền hàng Tuỳ thuộc vào điều kiện và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp màđưa ra hình thức giao dịch và đàm phán phù hợp Các điều khoản chủ yếutrong hợp đồng là: điều khoản về tên hàng, chất lượng, số lượng, bao bì và kí
mã hiệu hàng hoá, giá cả hàng hoá, điều khoản về giao nhận hàng, điều khoản
về thanh toán
1.4 Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu
Công tác tạo nguồn được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã ký kết hợpđồng xuất khẩu Kế hoạch tạo nguồn được xây dựng và thực hiện tuỳ thuộcvào mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu Đối với các công ty sản xuất thuỷhải sản thì việc tạo nguồn được thực hiện là việc thu mua nông sản, tiến hành
sơ chế hay sản xuất tiếp tuỳ thuộc vào yêu cầu hàng hoá và yêu cầu của khách
Trang 23hàng Đối với các công ty sản xuất hàng xuất khẩu như hàng may mặc, việctạo nguồn là việc mua nguyên vật liệu đầu vào, sau đó tiến hành phân côngsản xuất đến từng phân xưởng, cá nhân cụ thể.
Để thực hiện tốt công tác tạo nguồn, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ cácnguồn cung ứng nguyên vật liệu sao cho đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng
đã ký Các doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn các nhà cung ứng có mốiquan hệ làm ăn lâu dài, giá cả và chất lượng sản phẩm ổn định Các doanhnghiệp xuất khẩu hàng may mặc nước ta phải lựa chọn nguồn nguyên vật liệunước ngoài với giá thành cao hơn do khả năng sản xuất trong nước hạn chế vàyêu cầu cao về chất lượng sản phẩm của khách hàng
1.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Đây là công việc chính trong quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp Doanhnghiệp xuất khẩu tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng theo đúng quyền vànghĩa vụ được quy định trong hợp đồng
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp thường làmnhững việc sau:
+ Xin giấy phép xuất khẩu: đối với mặt hàng Nhà nước quản lý bằng giấyphép, doanh nghiệp phải gửi đơn lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấyphép xuất khẩu
+ Bước đầu thực hiện những công việc của khâu thanh toán và chuẩn bịhàng hoá: tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán được quy định trong hợpđồng mà doanh nghiệp tiến hành thực hiện các công việc của khâu thanh toán.Sau đó tiến hành chuẩn bị hàng hoá theo hợp đồng đã ký theo các bước tậptrung hàng hoá thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu hàngxuất khẩu
+ Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu có nghĩa
vụ tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng (về phẩm chất,
số lượng, trọng lượng, bao bì…)
Trang 24+ Thuê phương tiện vận tải: nếu hợp đồng quy định phương tiện vận tảithức hiện theo điều kiện C hoặc D thì doanh nghiệp xuất khẩu có nghĩa vụthuê tàu.
+ Mua bảo hiểm: nếu trong hợp đồng có quy định thì doanh nghiệp xuấtkhẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hoá
+ Làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu: gồm các việc khai báo hảiquan, xuất trình hàng hoá và thực hiện các quy định của cơ quan Hải quan.+ Tiến hành các thủ tục để bên mua thanh toán tiền hàng: tuỳ thuộc vàophương thức thanh toán mà doanh nghiệp thực hiện các công việc để đượcbên mua thanh toán tiền hàng
+ Giải quyết khiếu nại (nếu có)
1.6 Đánh giá kết quả thực hiện
Sau khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành đánhgiá kết quả của hoạt động xuất khẩu đã đạt được Mục đích là đánh giá nhữngviệc đã thực hiện tốt, những việc thực hiện chưa tốt, nguyên nhân những mặttrên cũng như rút ra được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiệnhợp đồng Từ đó, doanh nghiệp sẽ lên được kế hoạch cho quá trình kinhdoanh tiếp theo Các chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá kết quả xuất khẩucủa doanh nghiệp là: tổng doanh thu xuất khẩu, tổng chi phí thực hiện, lợinhuận xuất khẩu, so sánh giá xuất khẩu với giá quốc tế…
2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
2.1 Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không một quốc gianào có thể phát triển mà không mở cửa nền kinh tế của mình Xuất khẩu làmột trong những cách thức mở cửa nền kinh tế được nhiều quốc gia áp dụngnhất Như đã phân tích, xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triểncủa một quốc gia Vì thế, nhiều quốc gia xem việc thúc đẩy xuất khẩu là rấtquan trọng Thúc đẩy xuất khẩu giúp các nước trên thế giới có thể khai tháctriệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời giảm thiểu được những bất
Trang 25lợi, từ đó tạo ra được nhiều hàng hoá hơn, giúp người tiêu dùng có thể đượctiêu dùng nhiều hơn với giá cả thấp hơn Cũng nhờ đó, các quốc gia trên thếgiới có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn, giảm dần chênh lệch giữa các quốcgia, góp phần làm cho quá trình phân công lao động quốc tế được thuận lợihơn.
Đối với Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việcthực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đây là một hướng
đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà thị trường trong nướcngày chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng tăng Nhờthúc đẩy xuất khẩu doanh nghiệp có thể:
+ Có cơ hội mở rộng thị trường: được hoạt động trên thị trường thế giớirộng lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, sức tiêu thụ hàng hoá cao, khả năngthu được nhiều lợi nhuận hơn
+ Cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác nướcngoài, có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thiện hoạtđộng kinh doanh của mình
+ Góp phần cải thiện đời sống người công nhân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giatăng kim ngạch xuất khẩu
2.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm, điều kiện riêng với những mục tiêukhác nhau Vì thế, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp cũngkhác nhau Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất vớiđiều kiện, mục tiêu của mình sao cho đem lại hiệu quả cao nhất Các biệnpháp thường áp dụng là nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quảhoạt động của bộ máy tổ chức, hoàn thiện hoạt động marketing…
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là mối quan tâm
hàng đầu của khách hàng cũng như doanh nghiệp Nó là một trong những yếu
tố góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Sản phẩm muốn xuất khẩu được phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng và
Trang 26không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củakhách hàng Một khi sản phẩm không đảm bảo yêu cầu sẽ không được xuấtkhẩu Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trên tất cả các mặt, có khi gây hậu quả nghiêm trọng Chất lượng củasản phẩm dịch vụ được thể hiện qua các tính năng và mức độ thoả mãn nhucầu, mục đích sử dụng của khách hàng Nhưng các tính năng này được hìnhthành qua nhiều quá trình chứ không phải do một khâu nào đó trong một quátrình Do đó, chất lượng sản phẩm phải được chú ý ở tất cả các khâu, các quátrình.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực: đây là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần thúc đẩy xuất
khẩu của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có sự sắp xếp, phân công côngviệc một cách hợp lý giữa các bộ phận phong ban, giữa các cá nhân Mỗi bộphận, phòng ban, mỗi cá nhân đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể, các nhiệm
vụ đó được chia càng nhỏ càng tốt Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thầntập thể của tất cả các cá nhân, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, hiệnđại trong toàn doanh nghiệp Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực Đối với cán bộ quản lý, nâng cao kiến thức và khả nănglàm việc, nhất là những cán bộ liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.Nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân, những đối tượng ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng sản phẩm Để làm được điều này, doanh nghiệp phải làmtốt ngay từ khâu lựa chọn, tuyển dụng kết hợp với việc tổ chức các chươngtrình đào tạo, các cuộc thi tay nghề trong quá trình sản xuất Có những chínhsách khuyến khích khả năng sáng tạo của cán bộ, công nhân viên Nhờ thế,năng suất lao động sẽ tăng lên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh
+ Tổ chức tốt công tác tạo nguồn: công tác tạo nguồn có vai trò rất quan
trọng đối với doanh nghiệp Nó quyết định tiến độ của quá trình sản xuất kinhdoanh, quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lợinhuận, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp cần tổchức tốt công tác tạo nguồn, đảm bảo yêu cầu: đúng, đủ, đồng bộ, chất lượng,
Trang 27kịp thời Để thực hiện được yêu cầu đó cần phải tìm được những nhà cungcấp có uy tín, có giá cả và chất lượng ổn định Doanh nghiệp phải duy trì mốiquan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung cấp đó, đồng thời phải tổ chức tốtviệc dự đoán cung cầu nguồn hàng trên thị trường hiện tại cũng như tương lai,
dự đoán tình hình biến động của giá cả Có như thế, doanh nghiệp mới khaithác được những lợi thế của mình và tận dụng được thuận lợi mà nhà cungcấp dành cho mình Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nước
ta thì việc thiết lập mối quan hệ làm ăn chặt chẽ và lâu dài với các nhà cungcấp có vai trò rất quan trọng Các doanh nghiệp này còn yếu về mặt nguyênvật liệu sản xuất chính, nên chủ yếu thực hiện gia công, sản xuất thuê chonước ngoài Vì thế phải phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài.Việc tìm được nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo về chất lượng, giá cả hợp lý
và có sự ổn định về giá cả, chất lượng là một việc làm không dễ Chính vìvậy, doanh nghiệp nào có những nhà cung cấp riêng, duy trì được mối quan
hệ chặt chẽ, lâu dài với các nhà cung cấp là một giải pháp hữu hiệu thúc đẩyxuất khẩu
+ Hoàn thiện hoạt động Marketing: đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
nói chung và xuất khẩu hàng may mặc nói riêng, vai trò của hoạt độngmarketing rất quan trọng Bên cạnh việc duy trì những thị trường truyền thốngdoanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để tìm ra những thị trườngmới và tiến hành thâm nhập bằng các công cụ phù hợp Một trong những vấn
đề được quan tâm nhất hiện nay của các doanh nghiệp là thương hiệu Đây làyếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sản phẩm của kháchhàng, nó thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới Một sảnphẩm có thương hiệu được khẳng định trên thị trường quốc tế chắc chắn tìmđược chỗ đứng lâu dài hơn trong lòng người tiêu dùng
Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như biện pháp về công nghệ, khảnăng ứng dụng thương mại điện tử,…để thúc đẩy xuất khẩu của doanhnghiệp Công nghệ có tiên tiến, hiện đại và có kế hoạch đổi mới, chuyển giaocông nghệ thì mới nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm bớt các khâu,các gia đoạn không cần thiết, hạn chế lao động thừa Áp dụng thương mại
Trang 28điện tử là một giải pháp mới, thật sự cần thiết trong thời đại công nghệ thôngtin hiện nay Nhờ thương mại điện tử doanh nghiệp giảm bớt được chi phí,thời gian, nhân lực, thương hiệu của doanh nghiệp được quảng bá rộng khắphơn, có thể tìm được những đối tác lơn với những hợp đồng xuất khẩu có giátrị lớn…
III Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản
1 Đặc điểm về thị trường về may mặc
Đặc điểm của sản phẩm may mặc: sản phẩm may mặc không chỉ phục vụ
nhu cầu may mặc thiết yếu mà còn phục vụ nhu cầu thời trang của của kháchhàng ở các quốc gia khác nhau Sản phẩm may mặc có những đặc điểm cơbản sau:
+ Là nhu cầu tất yếu của con người Dù người già hay trẻ, giàu hay nghèothì không thể không dùng sản phẩm may mặc Do đó, mặt hàng này rất phongphú và đa dạng do lứa tuổi, sở thích, thị hiếu, phong tục tập quán… khácnhau
+ Là sản phẩm có tính thời vụ cao Sản phẩm may mặc phụ thuộc rất nhiềuvào thời tiết Trên thế giới có nhiều khu vực địa lý khác nhau với khí hậukhác nhau và thay đổi theo mùa Sản phẩm may mặc phải thay đổi theo từngvùng, theo từng mùa khác nhau Do vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu vềthời tiết, khí hậu của thị trường mà mình kinh doanh để đạt được hiệu quả caohơn
+ Là sản phẩm có tính thời trang cao Xã hội ngày càng phát triển, mứcsống của dân cư ngày một được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm may mặcđược xem là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu thời trang, không đơn thuần là mặcnhư trước đây Nhu cầu hàng may mặc luôn thay đổi theo thời gian, theophong cách và cá tính của từng người
+ Chu kỳ sống sản phẩm ngắn Mỗi sản phẩm may mặc gắn liền với mộtmẫu mã, kiểu cách nhất định, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại
Trang 29thời điểm nó được tung ra thị trường Sau đó sẽ bị lỗi mốt, không còn được ưachuộng và thay vào đó là sự xuất hiện của sản phẩm mới hợp thời trang hơn.+ Việc sản xuất hàng may mặc cần nhiều nhân công và cần có sự khéo léo,
tỉ mỉ vì để sản xuất ra một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn: thiết
kế, cắt, may, thuê thùa, là…
+ Chất lượng của hàng may mặc có nhiều cấp độ khác nhau, từ bình dânđến cao cấp tuỳ thuộc vào thu nhập của từng người Tuy nhiên, hàng may mặcxuất khẩu hiện nay phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe chất lượng như yêucầu về nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu, tiêu chuẩn về môi trường…Đây là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc
Đặc điểm của thị trường may mặc :
+ Thị trường hàng may mặc luôn sôi động với những hoạt động mua vàbán bởi vì sản phẩm may mặc là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu về sản phẩmmay mặc rất phong phú, đa dạng, số lượng lớn và thường xuyên
+ Thị trường không co giãn về giá Vì sản phẩm may mặc yêu cầu về côngnghệ thấp hơn các sản phẩm nên mặc dù gia thay đổi nhưng cầu trên thịtrường không đổi, cạnh tranh về giá không quan trọng
+ Những nhà kinh doanh, phân phối có uy tín, tên tuổi trên thị trường làlựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi mua sản phẩm may mặc do ngườitiêu dùng chịu ảnh hưởng của nhãn hiệu và vị thế của nhà phân phối, nhà kinhdoanh khi quyết định mua sản phẩm
2 Đặc điểm thị trường hàng may mặc Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường mở quy mô lớn với số dân hơn 127 triệungười triệu người và có mức sống khá cao (GDP theo đầu người năm 2006đạt 38.500 USD) Nhật Bản được coi là một trong những thị trường có đòi hỏikhắt khe nhất về chất lượng sản phẩm Nhìn chung người Nhật Bản có độthẩm mỹ cao và tinh tế do họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hoá trong
và ngoài nước Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản
Trang 30ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng hơn3.000 tỷ Yên, gồm cả hàng gia dụng, trong đó nhập khẩu chiếm tới 50%.
Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật được chia làm 4 nhóm:+ Nhóm hàng thời trang cao cấp: mang tính thời trang từ mẫu mã, màusắc, chất lượng, kiểu dáng và thường được nhập từ Châu Âu và Mỹ
+ Nhóm hàng từ nguyên liệu thô: loại hàng này ít có ở Nhật, ví dụ nhưhàng Casomia, Angora, Mohair
+ Nhóm sản phẩm dùng nhiều sức lao động: là những sản phẩm làmbằng tay, được sản xuất ở những nước có mức tiền lương thấp
+ Nhóm sản phẩm thủ công truyền thống: được nhập từ nước ngoài vàoNhật
Sản phẩm nhập từ nước ngoài vào Nhật được phân loại theo cấp độ sảnphẩm như sau:
+ Các sản phẩm thông thường: có đặc điểm là nguồn nguyên liệu dồidào, chủ yếu là hàng gia công được nhập khẩu từ Trung Quốc và các nướcASEAN
+ Các sản phẩm có chất lượng vừa phải: có đặc điểm thường là các lôhàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, chủng loại phong phú phù hợp với nhucầu của thị trường Nhật Bản Các sản phẩm này được nhập khẩu từ TrungQuốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và các nước ASEAN
+ Các sản phẩm chất lượng cao: thường là các lô hàng nhỏ, chủng loạiphong phú với những nhãn hiệu nổi tiếng Chủ yếu là hàng thời trang cao cấpđắt tiền Các nước Tây Âu và Mỹ là những nước xuất khẩu những sản phẩmnày vào thị trường Nhật Bản
Các hàng hoá thời trang được nhập khẩu ưa chuộng ở Nhật là các nhãnhiệu nổi tiếng và có chất lượng Tuy nhiên giới thanh niên Nhật lại căn cứ vàogiá cả và chất lượng để mua hàng Người Nhật rất nhạy cảm với những thayđổi theo mùa Vì thế, các nhà nhập khẩu Nhật quan tâm nhiều hơn đến việc
Trang 31nhập những sản phẩm hợp thời trang và hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầutiêu dùng, mua sắm của các đối tượng khách hàng.
Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân và mùa thu mát
mẻ, dễ chịu Mùa hạ nóng, ẩm ướt Mùa đông lạnh và khô Do đó ảnh hưởngđến khuynh hướng tiêu dùng của người Nhật Hàng may mặc xuất khẩu vàoNhật cần phải phù hợp với từng mùa cả về mặt chất liệu và kiểu dáng
Từ năm 1997, do thuế tiêu thụ tăng và đồng Yên mất giá nên mức tiêudùng hàng dệt may của Nhật bị giảm sút Các nhà kinh doanh Nhật đã thayđổi cơ cấu kinh doanh, thu hẹp quy mô sản xuất, tập trung nghiên cứu các sảnphẩm mang tính thời tran, vòng đời ngắn Hiện nay, hình thức kinh doanh phổbiến ở Nhật là SPA, trong đó người sản xuất đảm nhận luôn khâu bán hàng,
họ tự thiết lập cho mình mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêudùng
Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng rất nhanh Từnhững năm 1987 đến nay, hàng nhập khẩu luôn chiếm tới 60% giá trị và hơn60% số lượng trên thị trường Nhật Bản Trung Quốc đứng đầu danh sách cácnước xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản, chiếm từ 60 – 70% Hiện nay,hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông giảm dần trong khi nhậpkhẩu từ các nước Việt Nam, Thái Lan, Indonexia và các nước ASEAN khácngày một gia tăng
Hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy địnhnào, tức là được nhập tự do vào Nhật Hàng dệt may sử dụng một phần da hayphụ kiện da phải tuân thủ theo công ước Washington Nhãn hiệu hàng dệtmay phải đảm bảo các yêu cầu quy định của Nhật
Hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật luôn đi qua hệ thống phân phối bắtđầu từ các công ty thương mại tổng hợp hoặc các công ty chuyên ngành, sau
đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ, cuối cùng là người tiêu dùng.Hoặc việc nhập khẩu sẽ do chi nhánh của các công ty thương mại tại nướcxuất xứ thực hiện, sau đó hàng hoá sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhậthoặc giao cho các hãng may hoặc cửa hàng bán lẻ
Trang 32Các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản cần lưu ý những điểm sau:
+ Thời hạn giao hàng: phải đặc biệt chú ý đến các sản phẩm mang tínhthời vụ và các sản phẩm mang tính thời trang, nhất là khi các sản phẩm đượcxuất khẩu từ miền Nam Các nhà sản xuất phải tính toán kỹ từng công đoạntrước khi xuất khẩu như: thời điểm thu mua nguyên vật liệu, tập trung phụkiện, thời gian chuyên chở sao cho phù hợp với thời tiết nơi tiêu thụ
+ Quy mô các lô hàng xuất khẩu: thường là những lô hàng nhỏ, chủng loại
đa dạng, phong phú, vòng đời sản phẩm ngắn
+ Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng: người Nhật Bản có xu hướng đòi hỏi
sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm mà họ mua nên họ thường chú ý đến cảnhững khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khinhững tỷ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng
3 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Ngành dệt may trong đó có may mặc là một trong những ngành xuất khẩumũi nhọn của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước hiện nay Tỷ trọng xuất khẩu dệt may trung bình chiếm khoảng 8%tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Năm 2007 vừa qua, kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (đạt 7,8
tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006)
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam(sau Mỹ và EU) Đồng thời, Việt Nam cũng đứng thứ ba (sau Trung Quốc vàItalia) trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật, dẫn đầu các nướctrong ASEAN về kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật (chiếm 334,4%).Đây là một thị trường nhập khẩu (phi hạn ngạch) đầy hứa hẹn đối với cácdoanh nghiệp dệt may Việt Nam
Sau hơn 10 năm xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản, ViệtNam đã khẳng định được những ưu thế của mình, được khách hàng đánh giá
Trang 33cao về chất lượng Có thể chia kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước tasang thị trường Nhật Bản trong những năm qua thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1997 – 2000: là thời kỳ tăng trưởng cực thịnh của mặt hàngdệt may Việt Nam tại thị trường này, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng25%/năm và đạt 619 triệu USD trong năm 2000
+ Giai đoạn 2001 – 2003: đây là thời kỳ kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay bị giảm sút liên tục từ 619 triệu USD năm 2000 xuống còn 591 triệuUSD năm 2001, 489 triệu USD năm 2002 và chỉ còn 478 triệu USD năm2003
+ Giai đoạn 2004 – nay: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namvào thị trường Nhật có xu hướng tăng dần Điều này được thể hiện trong bảng
số liệu dưới đây:
Bảng I.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản từ năm 2004 – 2007
Đơn vị: triệu USD
Năm Tổng KNXK dệt may KNXK DM sang Nhật Tỉ trọng (%)
(Nguồn: Tổng hợp từ Web site của Bộ Công thương)
Chúng ta nhận thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta xuấtkhẩu vào thị trường này đều tăng qua các năm Năm 2004 đạt 531 triệu USD,tăng 11,1% so với năm 2003 và chấm dứt thời kỳ liên tục giảm sút của hàngdệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản Năm 2005 đạt 603 triệu USD,tăng 11,36% so với năm 2004 Năm 2006 đạt 627 triệu USD, tăng 3,98% so
với năm 2005 Năm 2007 đạt 675 triệu USD, tăng 7,66% so với năm 2006…
Trang 34Nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp So với năm 2003, năm 2004 tăng 11,1%(tương ứng tăng 53 triệu USD), năm 2005 tăng 13,6% (tương ứng tăng 72triệu USD) so với năm 2004, năm 2006 tăng 3,9% (tương ứng tăng 24 triệuUSD), năm 2007 tăng 7,7% (tương ứng tăng 48 triệu USD) Tốc độ tăngtrưởng này chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường Nhật cũng nhưnăng lực sản xuất của nước ta Nguyên nhân chủ yếu là do hàng dệt may ViệtNam phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ khác, đặc biệt là Trung Quốc Cũng qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt mayvào thị trường Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng nămcủa nước ta còn thấp, trung bình chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta có bước tiếnnhảy vọt, đạt 7,8 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006, dẫn đầu danh sáchcác mặt hàng xuất khẩu Nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nhật lại cógiảm so với năm 2006, đạt 675 triệu USD và chỉ chiếm 8,65% tổng kimngạch xuất khẩu
Mục tiêu phấn đấu của nước ta trong năm 2008 là tăng kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản lên 20%, đạt 810 triệu USD
Trang 35CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
I.Khái quát chung về Công ty Cổ phần May 10
Tên công ty: Công ty Cổ phần May 10
Tên viết tắt: Garco 10
Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Joint Stock Company (Garco 10 JSC)Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Tại chiến khu Việt Bắc, xưởng may AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thànhxưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó đổi tên thành xưởng may 1 mang bí sốX1 Đến năm 1952, X1 được đổi tên thành xưởng May 10 (X10), mà hiện nay
là công ty Cổ phần May 10
1.2 Quá trình phát triển của công ty
* Từ năm 1952-1960: lớn lên và trưởng thành trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Giặc Pháp điên cuồng ném bom, bắn phá xí nghiệp, kho tàng của ta nêncác xưởng may phải lùi vào rừng sâu Xưởng May 10 di chuyển về khu rừng
Trang 36Bộc Nhiêu (Định Hoá – Thái Nguyên) Tại đây, May 10 đã đi vào hoạt động
ổn định, sản xuất vượt gian khổ để phục vụ kháng chiến
Năm 1954, May 10 được chuyển về Hà Nội Cùng sáp nhập với xưởng
May X40 từ Thanh Hoá chuyển ra và thợ may quân nhu liên khu V, lấy têngọi là xưởng May 10 Nhiệm vụ của xưởng May 10 vẫn là may quân trang,quân phục
Năm 1956, xưởng May 10 trở thành đơn vị sản xuất quân trang lớn nhấtcủa Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần và chính thức đi vào hoạt động trongđiều kiện hoàn cảnh mới: đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc
* Từ năm 1961-1964: giai đoạn chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh tế
Tháng 2/1961 xưởng May 10 đổi tên thành xí nghiệp May 10 và chuyển từbao cấp sang làm quen với hạch toán kinh tế Nhưng nhiệm vụ chủ yếu vẫn làsản xuất quân trang, quân phục phục vụ cho bộ đội
* Từ năm 1965-1972: giai đoạn sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ
Xí nghiệp May 10 nằm trong khu kinh tế quan trọng nên trở thành mụctiêu đánh phá của không quân Mỹ Mặc dù phải sơ tán hai đợt và bị địch tànphá nặng nề nhưng xí nghiệp vẫn thực hiện tốt công tác phòng tránh địch phá,bảo toàn được máy móc thiết bị
* Từ năm 1973-1975: Giai đoạn khôi phục sản xuất, gấp rút phục vụ các chiến trường để giải phóng miền Nam
Năm 1973, May 10 được giao nhiệm vụ mới: may nhiều quân trang phục
vụ cho quân giải phóng Vì tiền tuyến lớn, cả xí nghiệp làm việc không kểmệt nhọc, không kể ngày đêm
* Từ năm 1975-1985: chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu
Sau năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình: chuyên sản xuất gia công làm hàng
Trang 37xuất khẩu Thị trường chủ yếu lúc này của xí nghiệp là Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu
* Từ năm 1986 đến nay: giai đoạn vươn lên trong điều kiện kinh tế mới
Từ năm 1986 – 1990, hàng năm xí nghiệp May 10 sản xuất cho thị trườngkhu vực Liên Xô và Đông Âu từ 4 – 5 triệu áo sơ mi
Năm 1990 – 1991 do Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, lãnh đạo xínghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khu vực hai như: NhậtBản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, CHLB Đức…
Ngày 14/11/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệpMay 10 thành công ty May 10 thuộc tổng công ty Việt Nam, với tên giao dịchquốc tế là Garco 10 (quyết định số 1090/TCDM)
Ngày 22/04/2004, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định cho phép công ty May
10 cổ phần hoá Ngày 7/1/2005, Công ty May 10 chính thức ra mắt công ty cổphần với tên giao dịch quốc tế là Garco 10 JSC Công ty May 10 có vốn điều
lệ là 54 tỷ đồng Trong đó, cổ phần Nhà nước giữ 51%, cổ phần bán chongười lao động trong công ty 49%
Đến nay, Công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trong ngành maymặc Việt nam Công ty đã nhận được những chứng nhận, những giải thưởngcao quý, khẳng định chất lượng, thương hiệu của Công ty:
+ Là đơn vị duy nhất trong ngành Dệt – May Việt Nam được nhận giảithưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương do tổ chức chất lượngChâu Á – Thái Bình Dương (APQO) trao tặng năm 2003
+ Giải thưởng Sao vàng đất Việt 20006 – 2007; Nhãn hiệu cạnh tranh nổitiếng quốc gia 2006; Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc 2006; Top 5 ngànhhàng của thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
+ Công ty đang áp dụng 3 hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốctế: ISO 9001 – 2000, ISO 14000 – 2003 và SA 8000,
2 Chức năng của công ty Cổ phần May 10
Trang 38Công ty cổ phần May 10 là một công ty cổ phần thuộc Tổng Công ty DệtMay Việt Nam (VINATEX) có chức năng chính là sản xuất và kinh doanhcác sản phẩm may mặc như: Jacket các loại, comple, quần âu… và đặc biệtsản phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ mi nam.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành theo baphương thức chính là:
+ Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: công ty sẽ nhận nguyên vật liệu
và phụ liệu từ phía khách hàng theo hợp đồng, sau đó tiến hành gia côngthành thành phẩm hoàn chỉnh rồi giao cho khách hàng
+ Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: công ty sẽ căn cứ vàohợp đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, tiến hành tự sản xuất rồi xuất sảnphẩm cho khách hàng theo hợp đồng đã ký
+ Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuấtkinh doanh, từ khâu đầu vào, đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụnhu cầu tiêu dùng trong nước
3 Tổ chức bộ máy của Công ty (2, Trang 8 – 20)
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năngvới 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp xí nghiệp, các bộ phận chức năngkhông trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu cóchức năng tham mưu cho Ban giám đốc (xem sơ đồ trang bên)
*Chức năng của các bộ phận quản lý
Ban giám đốc: có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong công ty Đứng
đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc có phó tổng giám đốc và
ba giám đốc điều hành
Tổng Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý chung
mọi hoạt động của các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm trước Nhànước và Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 39Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành: thay mặt tổng giám đốc giải
quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước tổnggiám đốc và pháp luật về các quyết định của mình Có ba giám đốc điều hànhphụ trách các khối phòng ban khác nhau
Trang 40Tổng giám đốc
ĐDLĐ về ATSK
Phó tổng GĐ
GĐ điều hành 1
ĐDLĐ về
MT
ĐDLĐ về CL
GĐ điều hành 2
GĐ điều hành 3
Tổ là A
Các tổ máy
Các tổ máy
Tổ cắt B
Tổ là B