Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần May 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp 1. Khái niệm về xuất khẩu

    Xác định dệt may là một trong những ngành chiến lược của nước ta nên nước ta luôn có những văn bản pháp luật để hướng dẫn cũng như quy định về xuất khẩu, có những quy định ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt may như: không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua trong nước phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu; hồ sơ xin Visa được giảm bớt nhiều giấy tờ; nếu thực hiện đầu tư mới thì thu nhập thu được từ sự đầu tư đó được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm tiếp theo; các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may với số lượng dưới 20 tấn không cần phải có sự phê duyệt của liên bộ. Ngoài ra, một số quốc gia còn tự đưa ra những quy định, điều kiện khác về môi trường liên quan đến việc sản xuất hàng may mặc như quy định về dư lượng kim loại nặng trong thuốc nhuộm vải, khoá kéo, khuy, nhãn mác sinh thái… Đối với các quốc gia đang phát triển thì những quy định này vượt xa khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp, trong số đó có Việt Nam (chưa doanh nghiệp nào đáp ứng được).

    Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1. Các nội dung của hoạt động xuất khẩu

      Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải tạo được thương hiệu và uy tín của mình thông qua việc: không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ bán hàng và sau bán hàng, thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết như giao hàng đúng số lượng, chất lượng, đúng thời gian,. Khi lựa chọn thị trường xuất khẩu doanh nghiệp dựa vào những thông tin về cung cầu, mức độ ổn định về các mặt kinh tế, xã hội, mục tiêu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra được cách thức thâm nhập thị trường sao cho hiệu quả nhất, xác định được thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

      Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản 1. Đặc điểm về thị trường về may mặc

        + Những nhà kinh doanh, phân phối có uy tín, tên tuổi trên thị trường là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi mua sản phẩm may mặc do người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của nhãn hiệu và vị thế của nhà phân phối, nhà kinh doanh khi quyết định mua sản phẩm. + Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng: người Nhật Bản có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm mà họ mua nên họ thường chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tỷ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng.

        Bảng I.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang  thị trường Nhật Bản từ năm 2004 – 2007
        Bảng I.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 – 2007

        Khái quát chung về Công ty Cổ phần May 10 Tên công ty: Công ty Cổ phần May 10

          Mô hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng với 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp xí nghiệp, các bộ phận chức năng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc (xem sơ đồ trang bên). Bên cạnh đó, công ty cũng chú ý đầu tư mở rộng sản xuất cho các xí nghiệp thành viên như xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình), Bỉm Sơn (Thanh Hoá)… Hệ thống thiết bị văn phòng cũng được công ty chú ý đầu tư nhằm giúp cho việc quản lý được thông suốt và nhanh chóng, góp phần tăng năng suất lao động.

          Bảng II.2: Thống kê máy móc thiết bị của công ty May 10 năm 2007
          Bảng II.2: Thống kê máy móc thiết bị của công ty May 10 năm 2007

          Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần May 10 trong những năm gần đây (2004 – 2007)

            Vì vậy, khi quy mô sản xuất của Công ty tăng lên, máy móc trang thiết bị còn chậm được đổi mới thì nhu cấu về lao động trực tiếp của công ty tăng lên là tất yếu và thực tế là số lượng lao động trực tiếp của Công ty không ngừng tăng lên. Công ty cần quan tâm, chú trọng hơn vào công tác đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên các phòng ban chức năng, đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

            Bảng II.6: Bảng thống kê lao động và thu nhập của Công ty May 10
            Bảng II.6: Bảng thống kê lao động và thu nhập của Công ty May 10

            Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản

              + Điều khoản về thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng phải đảm bảo đủ thời gian cho công ty có thể thu mua nguyên phụ liệu, đủ thời gian sản xuất đủ số lượng hàng hoá theo hợp đồng, có đủ thời gian để vận chuyển hàng hoá đến địa điểm giao hàng và đặc biệt quan trọng là thời điểm giao hàng phải đảm bảo được tính mùa vụ của sản phẩm (tức là sản phẩm của công ty phải phù hợp với thời tiết của Nhật). Trong năm 2007 vừa qua, Xí nghiệp 5, xí nghiệp Veston 2, xí nghiệp May Thái Hà là những đơn vị dẫn đầu về chất lượng sản phẩm; Xí nghiệp 1, xí nghiệp 2, xí nghiệp Veston 1 liên tục có những cải tiến về chất lượng sản phẩm; các đơn vị khác trong công ty đều tự xây dựng, bổ sung lao động để công tác quản lý chất lượng sản phẩm của đơn vị mình ngày càng tốt hơn.

              Bảng II.9: Bảng thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường  Nhật Bản của công ty May 10 giai đoạn 2003 – 2007
              Bảng II.9: Bảng thống kê các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty May 10 giai đoạn 2003 – 2007

              Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu 1. Ưu điểm

                Vì thế còn chịu sự phụ thuộc trong khâu thu mua nguyên phụ liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài, lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu chưa cao, sản phẩm của công ty ít được biết đến với thương hiệu riêng của mình mà chủ yếu được biết đến dưới thương hiệu của một doanh nghiệp khác ở nước ngoài. Trong thời gian tới, công ty cần quan tâm và tập trung vào công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường cả trong và ngoài nước, tiếp tục duy trì các thị trường hiện tại, mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác.

                Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty

                  Quan điểm của May 10 đối với hàng xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước: không chỉ may gia công theo đơn đặt hàng với mẫu mốt sẵn có mà phải thiết kế tạo ra các sản phẩm “độc” và khó, mà nơi khác không dễ gì làm được, có như thế thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, công ty nỗ lực hết mình đào tạo một đội ngũ nhân viên theo đúng mục tiêu đã đề ra, có những chương trình hỗ trợ đội ngũ nhân viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp.

                  Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Nhật Bản

                    Nhiệm vụ nghiên cứu thị trường nhà cung cấp hiện nay chỉ do một nhân viên đảm nhiệm nên chưa hoàn thành tốt khối lượng công việc khá lớn: tìm hiểu và thống kê số lượng các nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc có uy tín, tìm hường tiếp cận, nghiên cứu sự biến động của thị trường nguyên phụ liệu, dự báo cung cầu, giá cả… và quan trọng là phải dự báo tương đối chính xác số lượng nguyên phụ liệu cần cho hoạt động của công ty trong một thời kỳ nhất định nhằm hạn chế ảnh hưởng do sự biến động của thị trường. Công ty đã dành nguồn kinh phí đáng kể để quảng bá thương hiệu và hình ảnh của mình trong thời gian qua, thông qua các hoạt động và các phương tiện khác nhau như truyền hình VTV, truyền hình Hà Nội, báo chí, tạp chí của cả Trung ương và địa phương, các hoạt động thời trang, các hoạt động tài trợ… Công ty cần tiếp tục thực hiện quảng bá hình ảnh công ty và thương hiệu May 10 ở cả thị trường trong và ngoài nước.

                    Một số kiến nghị

                      Đối với Tổng Công ty dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt Nam + Có những biện pháp nhằm xây dựng và phát triển nguồn nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trong nước như việc thành lập các kho ngoại quan dành riêng cho việc lưu giữ nguyên phụ liệu ngành may; chủ động phát triển ngành công nghiệp dệt… Để làm được việc này cần phải có sự quy hoạch cụ thể phát triển nguồn nguyên liệu, nhất là phát triển cây bông, dâu tằm, sợi tổng hợp và các loại hoá chất, các loại phụ liệu…. Hàng may mặc của công ty May 10 và các doanh nghiệp khác của nước ta muốn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% (theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản, VJEPA đang được đàm phán và sẽ ký kết trong năm 2008) thì phải đảm bảo yêu cầu xuất xứ “hai công đoạn”, tức là phải sản xuất từ nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, của Nhật hoặc từ các nước thành viên của ASEAN.