translation text book

80 530 0
translation text book

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Teachers’ Guide The mediocre teacher tells The good teacher explains The superior teacher demonstrates The great teacher inspires William Arthur Ward (For questions and comments, please contact Phan Hien Giang at 8517244 or btnghia@fpt.vn) Unit 1. Task 1. LàM CHO TRƯờNG ĐạI HọC THựC Sự ĐEM LạI HIệU QUả 1. Trường đại học là nơi ta gửi gắm bao hi vọng, và cũng là một sự đầu tư đầy rủi ro cho tất cả chúng ta. Dù theo học chương trình trung cấp, đại học hay cao học, dù chương trình kéo dài hai năm hay tám năm, thì tất cả chúng ta dành thời gian đi học đều nhằm tự khẳng định bản thân và có được một tấm vé vào đời. Chúng ta đến trường với một mong ước thầm kín về những điều chúng ta sẽ học hỏi được. Chúng ta mong muốn sẽ được xã hội chấp nhận, tôn trọng và sử dụng. Chúng ta cũng hi vọng rằng việc học tập sẽ mở ra cho chúng ta những giải đáp kỳ diệu, giúp chúng ta thành công chắc chắn khi vào đời. Khi hoàn thành xong khoá học, chúng ta hi vọng rằng mọi sự đều trở nên rõ ràng; chúng ta sẽ thông minh sáng láng, và mọi kiến thức đều rộng mở trước mắt chúng ta. 2. Tôi đã từng tư vấn cho không biết bao nhiêu người - tất cả đều đã hi vọng vào điều kỳ diệu ấy, và nhiều người trong số họ đã thất vọng khi điều họ mong đợi chẳng bao giờ xảy ra. Nhiều năm sau họ mới nhận thấy rằng quá trình kỳ diệu ấy đơn giản là đã không trở thành hiện thực. 3. Tất cả chúng ta đều đã quen với việc thụ động ngồi chờ sự việc xảy đến với mình, chứ không biết chủ động đạt được những điều mình muốn. Chúng ta đã được học rằng nếu làm hết các bài tập thầy giao thì sẽ học giỏi, hay chí ít thì cũng đạt mức trung bình. Chúng ta đã được học rằng cần phải xem thầy giáo yêu cầu điều gì, thực hiện yêu cầu đó, và sau đó thì đợi kết quả. Sau khi đã học hết các môn, chúng ta sẽ được lên lớp, chẳng hạn từ năm thứ nhất lên năm thứ hai. Nhưng thực sự chúng ta đã học được gì? Chỉ là sự phụ thuộc vào một hệ thống cứng nhắc! Chúng ta chỉ học được một điều là ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất thì được coi là người giỏi nhất lớp. 4. Nhưng thực tế cuộc sống lại hoàn toàn khác. Vậy mà chẳng mấy ai trong chúng ta nhận ra điều đó. Dù chúng ta 10 tuổi, 25 tuổi hay 44 tuổi thì chúng ta vẫn chỉ là một học sinh thụ động như lúc mới 14 tuổi, tiếp tục mang quan hệ thầy trò áp dụng vào quan hệ công việc. Và khi đó chúng ta mới nhận ra rằng tuy học lịch sử hay nghệ thuật hay gì đi nữa có thú vị thật đấy, nhưng bản thân điều đó chẳng đem lại gì nhiều nhặn - như những kinh nghiệm mới, những quan hệ mới, hay việc làm mới. 2 5. Chúng ta thất bại phần nhiều là do chúng ta đã sử dụng trường học sai mục đích. Vì thế đã đến lúc chúng ta cần điều chỉnh lại quan niệm của mình để có thể tiếp cận trường học theo cách tích cực, hiệu quả và chủ động giống như những người thành đạt tiếp cận cuộc sống. 6. Trường học có thể biến tất cả ước mơ của ta thành hiện thực. Đó là nơi chúng ta học tập, nơi mở ra những chân trời mới, nơi để ta tự khám phá bản thân, khám phá mối quan hệ với những người xung quanh, là nơi đặt ra mục tiêu và chủ động đạt được những mục tiêu đó. Tóm lại, trường học là nơi ta phát triển những kỹ năng cần thiết, những kỹ năng đó sẽ giúp ta không chỉ trong những năm ngồi trên ghế nhà trường mà còn mãi sau này khi đã trưởng thành; những kỹ năng ấy còn quý giá hơn tấm bằng tốt nghiệp, giúp chúng ta chuẩn bị hành trang khi vào đời. 7. Vì vậy, đừng quan niệm trường đại học chỉ là một cấp học khó hơn lớp 12, mà hãy coi đó như trường đời. Hãy đứng dậy và thoát ra khỏi cái vỏ ốc ngột ngạt đang kìm hãm những khả năng tiềm ẩn của bạn. Hãy ghi nhớ rằng càng ngồi lâu thì sức ì càng lớn. Thái độ “học sinh ngoan” đầy thụ động chắc chắn sẽ làm bạn mất đi cơ hội để trở thành một con người nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và có quan hệ rộng rãi với những người xung quanh. Đừng chùn bước, hãy cố gắng thêm một chút. Nếu bạn chỉ thực hiện những yêu cầu thầy giáo giao cho thì đó sẽ là sự hiểu lầm đáng tiếc nhất về mục đính của trường đại học! Unit 1. Task 2 1. Những phụ nữ nông thôn này phải đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương. 2. Chúc bạn thượng lộ bình an. 3. Cô ấy đẹp không bút nào tả xiết. 4. Hãy biết sử dụng thời gian của bạn cho có ích/Thời gian là vàng là bạc. 5. Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai. 6. ở đây bạn sẽ thấy thoải mái như ở nhà/Đây là ngôi nhà thứ hai của bạn. 7. Nhiều người chết dưới tay Lưu Linh hơn dưới tay Hà Bá. 8. Anh ấy nói với tôi cứ như nói với người dưng nước lã. 9. Tay trợ lý mới của tôi rất được việc. 10. Khác với các nhà quản lý, người lãnh đạo cực chẳng đã (bất dắc dĩ) mới phải dùng tới quyền lực. Unit 1. Task 4 IMPROVING EDUCATION IN A TRANSFORMING COUNTRY 1. With 91% of children between the ages of 5 and 10 enrolled in school and 88% of the working age population reported to be literate, Vietnam has an impressive educational record. As Vietnam enters the new millennium, however, competition from its East Asian neighbours will pose important new challenges for the country’s system of education and training. 3 2. The government of Vietnam has set ambitious targets for increasing enrolments in educational and training institutions, but it also faces crucial challenges in implementing policies that will ensure that the expanded system provides the knowledge and skills demanded by the future society. 3. The key challenge for educators in Vietnam is to ensure that the system will be responsive to the emerging demands of a growing market economy. Expansion and modernisation of the system are important elements of the government’s strategy to sustain rapid economic growth and alleviate poverty. 4. Stated government policy objectives include the achievement of universal primary education by the year 2005, and universal lower secondary education by 2010. Tertiary enrolment, which comprised 450 000 in the year 2000, is expected to increase by 30% at the end of the decade. 5. Achieving these objectives will require changes in both the supply of and the demand for education services. On the supply side, improvements in quality are needed to attract more people and achieve higher enrolments. Critical improvements in quality will require improved teacher qualifications and salaries, longer school hours, and expanded access to teaching facilities and materials. 6. On the demand side, people need to see that the returns to schooling will be sufficient to compensate them for their investment costs - both direct and indirect. In fact, the demand for education services is on the increase in recent years. This is reflected in the mushrooming of numerous new educational modes and institutions such as people-founded schools, semi- public schools, or open universities. Unit 2. Task 1. Điều quan trọng nhất trong vấn đề bảo vệ môi trường 1. Khi một phi hành gia người Mỹ nhìn thấy Trái Đất qua cửa kính con tàu vũ trụ của mình, anh đã phải thốt lên: “Nó quả là to lớn và đẹp đẽ vô cùng.” Nhờ được quan sát Trái Đất từ vũ trụ mà anh đã cảm nhận được một cách sâu sắc về những của cải vô giá mà tạo hoá đã ban cho hành tinh của chúng ta . Bầu khi quyển của Trái Đất có chứa ôxi để muôn loài có thể hít thở được. Trái Đất còn có nước ngọt và nước mặn cần thiết cho sự sinh tồn của con người, động vật, chim muông, tôm cá và cây cối. Trái Đất còn có nhiều loại đất để các cây lương thực giàu chất dinh dưỡng có thể mọc. Trái Đất quay xung quanh một mặt trời, và mặt trời đó cho chúng ta năng lượng, ánh sáng và hơi ấm. Không khí, nước, đất, cây cối, động vật và khí hậu của Trái Đất tạo thành môi trường sống của Trái Đất, nơi nuôi sống 13 triệu loài cây cối và động vật khác nhau, trong đó có loài người. 2. Môn học nghiên cứu mối liên hệ giữa loài người và tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên được gọi là môn sinh thái học. Môn khoa học này trang bị cho chúng ta những kiến thức về sự cân bằng tự nhiên tinh tế trong ngôi nhà Trái Đất của chúng ta. Môn học này còn cho ta thấy khi ta thay đổi môi trường thì sẽ phá vỡ sự cân bằng đó như thế nào. Qua môn học này, ta cũng biết được con người đã phá hoại ngôi nhà tự nhiên của chính mình như thế nào, làm sao để khắc phục những tổn hại đó, và làm sao để tránh không lặp lại những hành động phá hoại đó trong tương lai. Mặc dù chúng ta không thể khôi phục được nguyên trạng môi trường, nhưng nếu chúng ta áp dụng những biện pháp bảo vệ hệ sinh thái chặt chẽ thì vẫn có thể bảo tồn được những vùng đất chưa kịp bị bàn tay con người tàn phá. 4 3. Trong một đánh giá về tương lai nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ tới, ông Klaus Topfer, giám đốc điều hành chương trình môi trường của LHQ đã phát biểu rằng những đe doạ lớn nhất đối với sự sinh tồn của loài người là sự thiếu nước sạch, sự nóng lên của trái đất, và tình trạng ô nhiễm khí nitơ trên toàn thế giới. Ông nói rằng chỉ khi nào các chính phủ có một quyết tâm chính trị cao hơn thì chúng ta mới có thể đẩy lùi được các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Chúng ta có công nghệ, nhưng lại không muốn áp dụng công nghệ đó. 4. Theo ông, những cố gắng của chúng ta trong việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất còn chưa thấm vào đâu so với mức cắt giảm cần thiết là 60%; ông còn nói thêm rằng thế giới đã bắt đầu phải hứng chịu hậu quả của sự thay đổi khí hậu, và con người đã phải bó tay trước sự thay đổi đó . Trong vòng 5 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người . 5. Theo bản báo cáo thì nhiều nơi tình trạng đã lên tới mức báo động: sự khan hiếm nước đang làm các nước đang phát triển phải điêu đứng; sự xuống cấp của đất đai đã làm giảm độ phì nhiêu và giảm sản lượng nông nghiệp, và nạn chặt phá rừng nhiệt đới đã trở nên tràn lan đến mức không khắc phục được; nhiều sinh vật trên trái đất đã bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng; một phần tư số loài có vú đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn. 6. Ngoài khơi, các loài cá đang bị đánh bắt quá mức cho phép, và một nửa số núi đá san hô của thế giới đang có nguy cơ bị phá huỷ. ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đã lên đến mức báo động, và giờ đây việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất đã trở nên quá muộn. Chính sự thiếu kiểm soát của chính phủ đã làm giảm khả năng giải quyết vấn đề. Tiến sĩ Topfer nói rằng điều tối quan trọng là chúng ta cần phải buộc các công ty đa quốc gia có trách nhiệm hơn đối với hành động của họ cũng như đối với những sản phẩm họ sản xuất ra. 7. Cuối cùng, bản báo cáo kết luận rằng “chúng ta không thể cứ tiếp tục tình trạng như hiện nay, và không thể cứ trì hoãn mãi mà không hành động. Chúng ta cần phải có sự lãnh đạo của các chính phủ với tinh thần trách nhiệm cao và sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các vùng cũng như các khu vực của nền kinh tế vực để có thể thực hiện những công cụ chính sách hiện nay và trong tương lai.” Unit 2. Task 3 1. Never before has this little village suffered from such a devastating typhoon. 2. What every country has to do is to raise people’s awareness of the importance of environment protection. 3. No longer have the mitigation of greenhouse gas emission and the protection of the ozone layer been the task of a single nation. They now become a common task of the human race. 4. It is estimated that with the present level of energy consumption and in the absence of alternative/substitute energies, especially renewable ones, by as early as 2050, all the world’s fossil fuels will be depleted. 5. International conventions on biological diversity have created the legal tools to control the trade of the world wild animals. It is the increased demand for natural resources, however, that gives rise to the continued depletion of endangered species. Unit 2. Task 4 5 UNDP HELPS TO PHASE OUT OZONE-DEPLETING SUBSTANCES 1. UNDP will be working closely with the Ministry of Industry and the Hydro-Meteorological Service of Vietnam in a 15-month project to reduce CFC emission in the commercial refrigeration sector. 2. The project is channeling nearly $0.5 million from the Trust Fund of UNDP, Montreal Protocol and Australia’s Environment Protection Agency for identifying and implementing recycling and other cost-effective emission reduction measures. 3. “We believe that this project marks a milestone for phasing out ozone depleting substances in Vietnam,” said UNDP Deputy Resident Representative Nicholas Rosellini, who signed the project today with Vice Minister of Industry Le Quoc Khanh. 4. In 1994, Vietnam became a signatory to the Vienna Convention on Ozone Layer Protection and the Montreal Protocol, which aim to limit and then to eliminate the production and consumption of ozone-depleting substances. 5. In the commercial refrigeration sector alone, as many as 450 small and medium-sized enterprises are now consuming CFCs, a substance that has been linked to ozone depletion and global warming. The average annual consumption of these enterprises ranges from 300 to 1500 kgs. 6. Through this project, UNDP will work with various enterprises to identify the most cost- effective opportunities to achieve emission mitigation through recycling. Specialised equipment and training will then be provided for a number of enterprises so that they can implement the identified measures. 7. “This project is indeed an evidence that we can achieve sustainable development: protect the environment and yet, achieve better economic output,” Mr. Rosellini said. Unit 3. Task 1. nạn tham nhũng gánh nặng tồi tệ nhất đối với xã hội 1. Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên thế giới hiện nay đều đang nỗ lực kiếm tìm cách điều trị cho căn bệnh tham nhũng. Hồi thập kỷ 70, người ta đã từng bao biện rằng tham nhũng giúp nâng cao hiệu quả, hay chí ít cũng là một tệ nạn cần thiết. Nhưng giờ đây, những luận cứ đó đã bị phản bác vì có quá nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tham nhũng đem lại hậu quả vô cùng tệ hại: năng suất lao động bị giảm sút, nghèo đói gia tăng, chi tiêu công cộng lệch lạc, cùng một loạt các vấn đề xã hội khác. 2. Một tổ chức chống tham nhũng phi chính phủ đặt tại Béc lin mang tên Transparency International đã đưa ra một chỉ số gọi là “chỉ số bài trừ tham nhũng” với thang điểm từ 1 đến 10. Một nghiên cứu đã cho thấy nếu chỉ số của một quốc gia tăng thêm 2 điểm thì tốc độ đầu tư của quốc gia đó sẽ nhanh thêm 4% và GDP sẽ tăng khoảng 0.5%. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng mức độ tham nhũng cao có liên quan mật thiết tới kiến trúc hạ tầng kém chất lượng, chủ yếu là do không có đủ tiền dành cho hoạt động vận hành và bảo dưỡng kiến trúc hạ tầng đó, vì hoạt động này vốn là nguồn thu bất minh chẳng lấy gì làm béo bở. 3. Một nghiên cứu gần đây hơn đã đưa ra một luận cứ rất thuyết phục rằng không những nạn tham nhũng là một gánh nặng đối với các đơn vị kinh doanh cũng như các cá nhân trong xã 6 hội nói chung, mà nó còn có xu hướng phá huỷ chính những thể chế làm trụ cột cho hoạt động của thị trường. Khi những người cầm cân nảy mực cũng có thể bị mua chuộc thì quyền sở hữu tài sản và những cơ chế vô tư trong việc thực hiện các hợp đồng thương mại sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chính những nhà quản lý ngân hàng lại vi phạm những chuẩn mực về vay vốn, thì làm sao có thể bảo đảm được sự hợp lý trong phân phối tín dụng được nữa. 4. Đối với nhiều nhà quan sát, mức độ tham nhũng toàn cầu chẳng hề thuyên giảm là một bài toán khó. Vào đầu thập niên 90, khi các quốc gia thuộc khối Liên xô cũ và các quốc gia đang phát triển cùng tham gia vào những chương trình cải cách theo định hướng thị trường của WB và IMF, nhiều kinh tế gia đã tưởng rằng nạn tham nhũng sắp đến đoạn diệt vong. Người ta đã nghĩ rằng tự do hoá kinh tế sẽ giải quyết tệ tham nhũng đến tận gốc thông qua việc cắt giảm các thủ tục phiền hà và giảm bớt quyền sinh sát của các quan chức nhà nước. Bằng việc xoá bỏ sự khan hiếm giả tạo của các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, người ta đã tưởng rằng những vị thủ trưởng quan liêu chuyên ăn hối lộ sẽ không còn chốn dung thân. 5. Thế nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Paulo Mauro, một kinh tế gia của IMF, đã lý luận rằng việc chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra vô vàn cơ hội để phân bổ lợi nhuận, và vì thế nó thường đi kèm với “một sự dịch chuyển từ một hệ thống tham nhũng có tổ chức sang một hệ thống hỗn loạn hơn và nguy hiểm hơn”. 6. Các nghiên cứu về khía cạnh chính trị của các cuộc cải tổ kinh tế ở các quốc gia như ấn độ, Uganda hay Nam phi đã đưa ra hai lý giải hết sức thuyết phục cho câu hỏi tại sao tự do hoá đã không bài trừ được tận gốc tệ tham nhũng như người ta ban đầu mong đợi. Lý do thứ nhất là: bản thân quá trình chuyển giao tài sản và trách nhiệm từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực tư nhân đã là một cơ hội làm nảy sinh các hình thái tham nhũng như các phi vụ tư nhân hoá với giá “người nhà”, hay việc thực thi một cách thiên lệch các ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư. 7. Lý do thứ hai bắt nguồn từ bản chất liên tục của các chương trình cải tổ ở hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và thực hiện chuyển đổi. Sau những cải tổ rùm beng ban đầu thường là một quá trình kéo dài vô tận trong đó chính phủ phải loay hoay với các qui định khác nhau, thử nghiệm với các hình thức quản lý khác nhau, áp dụng cơ chế quản lý doanh nghiệp v.v và v.v. Tóm lại, những người thực hiện cải tổ hầu như có toàn quyền quyết định sẽ thực hiện cải tổ theo kiểu nào. Và đương nhiên mỗi kiểu cải tổ lại có những ảnh hưởng khác nhau tới những phe phái khác nhau trong giới kinh doanh. 8. Chính vì vậy mà cơ hội cho tham nhũng vẫn tiếp tục nảy nở, và trong một số trường hợp còn vượt xa những cơ hội trong thời quan liêu bao cấp. Ngay cả khi các quyết định cải tổ được thực hiện một cách công bằng thì việc được thông báo trước cũng hết sức có giá trị đối với các chủ thể kinh tế tư nhân, đặc biệt là trường hợp cải tổ thị trường vốn. Chính quá trình cải tổ liên tục đã biến thông tin nội bộ cả về thời gian lẫn nội dung trở thành một thứ hàng hoá được săn lùng ráo riết. Unit 3. Task 3. Vietnam - the deepening rich-poor divide 1. The discrepancy between the rich and poor in Vietnam, although not very pronounced according to international standards, is on the rise. This conclusion is drawn from Vietnam Development Report 2002 jointly compiled by government agencies, international aid donors and NGOs in an attempt to do away with poverty incidence in Vietnam. 7 2. The countrywide increasing rich-poor gap could be atributed to the worsening discrepancy between urban and rural areas, says the report. Growth rates in urban areas are far higher than in all rural ones, except the Red River Delta. The difference is especially pronounced when the richest and poorest regions of Vietnam are compared. 3. As revealed by Nguyen Phong, deputy director of the Social and Environment Department, General Department of Statistics, while income improves by only 30% in rural areas, it has already doubled in urban areas and even quadrupled or quintupled in major cities. A survey conducted by the General Department of Statistics shows that 4 out of 5 poor people work in the agriculture sector. 4. Director of the Statistics Division at the Science Information Centre of War Invalids and Social Affairs Hoang Thuy Nhung said that the income gap between rural and urban areas not only affects people’s standard of living but also has important implications for their access to job, health care, and education opportunities. As estimated by the report, a visit to hospital can cost a poor person a sum equivalent to 22% of his annual food expenditure. 5. Despite the encouraging inrease in school enrolment, a large proportion of rural population still enjoy less favourable conditions than their urban counterparts in accessing basic education. A finding of the report shows that on average spending on education is 10 times higher in urban areas than in rural ones. Going to school is even more difficult in mountainous and remote areas. Only 49% of adult women in Lai Chau are literate. 6. The widening rich-poor gap can also be attributed to the difference in growth rates across regions. The South East region has had the highest growth rate during the 93-99 period (hitting the 78%record), according to the report. The Mekong Delta, on the other hand, is the slowest growing region, with only 18% growth. 7. Preventing the rich-poor divide from developing any further, and trying to bridge the urban- rural gap, therefore, is one of Vietnam’s top priorities in the planning and implementing of its socio-economic development strategy in the years ahead. Unit 3. Task 4. Table 1. Intransitive verbs Increase Decrease accelerate be up balloon climb crawl creep develop deepen edge up escalate gain go up grow improve intensify jump abate collapse decline diminish drop fall plummet plunge slash slide slow shrink worsen 8 pick up rally rebound rise rocket soar surge swell uphill widen worsen Table 2. Maximizers and minimizers considerable encouraging dramatic drastic enormous formidable fabulous great heavy impressive magnificient massive marvelous noticeable outstanding rapid remarked remarkable respectable robust severe sharp significant spectacular splendid steep striking surprising sustainable strong substantial swift tremendous unprecedented unrivaled vast vigorous manageable modest moderate reasonable slight slow sluggish soft steady weak Unit 4. Task 1 9 Triều Nguyễn (1802 - 1945) 1. Hoàng đế Gia Long đã khởi xướng cái mà nhà sử học David Marr gọi là "chính sách khôi phục lại giá trị và tư tưởng đạo Khổng một cách toàn diện" nhằm củng cố vị thế non yếu của triều đình bằng cách lôi kéo những nhà nho có xu hướng bảo thủ đang còn sợ hãi trước trào lưu cải tổ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. 2. Gia Long cũng khởi xướng những công trình quy mô lớn như đê kè, kênh đào, đường xá, cảng biển, cầu cống và khai hoang ruộng đất để chấn hưng đất nước bị tàn phá sau gần 3 thập kỷ chiến tranh. Con đường Thiên Lý nối Huế với Sài Gòn và Hà Nội được xây dựng trong thời kỳ này, và cả thành trì hình ngôi sao ở thủ phủ của các tỉnh theo nguyên lý của kiến trúc sư quân sự Vauban người Pháp cũng vậy. Tất cả những công trình này đã đặt một gánh nặng lên dân chúng VN dưới dạng thuế khoá, cưỡng bức tòng quân hay lao dịch. 3. Thái tử của Gia Long, hoàng đế Minh Mạng, đã củng cố xây dựng đất nước và thiết lập một chính quyền tập quyền mạnh. Do được giáo dục theo Nho giáo nên Minh Mạng đề cao tầm quan trọng của giáo dục Nho giáo truyền thống , một cách giáo dục theo kiểu ghi nhớ và diễn giải kinh điển các điển tích Nho giáo và văn tự trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Do vậy mà giáo dục và các lĩnh vực dựa vào Nho giáo đều bị đình trệ. 4. Minh Mạng đặc biệt đối nghịch (thù địch) với đạo Cơ đốc vì ông ta coi đạo Cơ đốc là mối đe doạ đối với quốc gia, và ông ta còn ác cảm cả với tất cả những ảnh hưởng của phương Tây. 7 nhà truyền giáo và rất nhiều người VN theo đạo cơ đốc đã bị hành quyết trong những năm 1830, gây ra sự căm phẫn của người Pháp Cơ đốc giáo và họ đã đòi chính phủ Pháp can thiệp vào VN. 5. Những cuộc nổi dậy lớn đã nổ ra ở cả miền Bắc lẫn miền Nam trong giai đoạn này và ngày càng lan rộng trong những năm 1840 và 1850. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi các vụ bạo động ở các vùng châu thổ lại diễn ra cùng với dịch bệnh đậu mùa, nổi loạn ở vùng sơn cước, hạn hán, nạn châu chấu và đặc biệt nghiêm trọng là các vụ vỡ đê sông Hồng liên miên do triều đình lơ là, sao nhãng. 6. Các hoàng đế đầu triều Nguyễn tiếp tục chính sách bành trướng của các triều trước, lấn đất của Campuchia và mở rộng bờ cõi trên một dải biên giới dài ở miền núi phía Tây. Triều Nguyễn đã chiếm giữ một vùng đất rộng lớn của Lào và tranh chấp với Thái Lan trong việc giành quyền kiểm soát đất đai của triều đình Cao Miên suy yếu. 7. Hoàng đế Thiệu Trị kế vị tiên hoàng Minh Mạng và trục xuất hầu hết các nhà truyền giáo. Hoàng đế Tự Đức lên nối ngôi và tiếp tục cai trị theo quan điểm Nho giáo cổ hủ và bắt chước cách cai trị của triều Thanh bên Trung Quốc. Cả hai vị hoàng đế này đều ra tay đàn áp những cuộc nổi dậy của nông dân. Unit 4. Task 3 Vietnamese Dishes 1. Foreigners like Vietnamese food not only because of its refined taste but also its variety. Vietnamese cookery has, at least, three distinct styles, each deriving from a particular region: northern, central, and southern, to say nothing of the various sub-regional styles. 10 2. Southerners also like to use groudnuts and rice paper sheets as ingredients in their cooking. Pho is a dish of northern origin, but when preparing it southern cooks often use additional ingredients that northerners would not use, such as bean sprouts and herbs. 3. While both northern and southern dishes are enjoynable, the southern tend to be more exotic and the northern more profound. This is probably why Vu Bang, a Vietnamese gastronome, has titled his book on northern cooking “The Delicious Dishes of Ha Noi” and southern cooking “The Extraordinary Dishes of the South”. 4. Hue’s dishes, on the other hand, are highly refined. Many such dishes originated at the Nguyen court in the 19 th century. Some popular dishes from Hue are fermented shrimps, round rice noodle with beef and part of a pig’s leg, rice pan cake and bean pudding. As more and more people are looking for delicate tastes, restaurants serving Hue food are mushrooming in Hanoi and Ho Chi Minh City. 5. Vietnam is a long, narrow country stretching from north to south, with many different social, cultural and geographic regions and sub-regions, so its wide variety of dishes is understandable. A cookbook recently published in Hanoi has listed 555 Vietnamese dishes, but experts say this is just one tenth of the total number of the dishes eaten across the whole country. 6. Hanoi’s foods are described in early historical records. In his book “Vietnam’s Geography” published in the early 15 th century, Nguyen Trai listed some well-known foods and drinks of the capital city at that time. 7. Vu Bang observes, “One Autumn day I wandered through the 36 streets of Hanoi’s old quarter and suddenly realised that Hanoi had changed a lot: the streets, houses and clothes. One thing remained unchanged, though: the foods Hanoians eat.” 8. Flavouring the food is an important part of Hanoian cooking. Each dish has its own spices and garnishes: lemon leaves and peppered salt for boiled chicken; sweet marjoram for bun noodle soup with rice field crabs; garlic for duck; and ginger for beef. 9. For traditional Hanoians, the way one dines is no less important than the food itself. Because they consider it an occasion for friends and ralatives to meet and talk. They will eat and drink little by little to savour all the flavours of the different dishes. But in the rush of modern life this traditional way of eating is vulgarised, as people devour their food without really tasting what they are eating. Unit 4. Task 4 1. The Vietnamese are not only brave in fighting but also diligent at work. 2. Both students and teachers must be on time for classes. 3. Vietnamese cuisine is loved by foreign visitors and local people alike. 4. The last couple of decades saw Vietnam’s strong performance on social as well as economic fronts. 5. China is seen thesedays as the world’s most dynamic economy as its impressive rate of growth is coupled with sustainability. [...]... add one percentage point to its economic growth thanks to enhanced efficiency, improved competitiveness and boosted exports Companies in the hightech and biotech industries will thrive The garment and textile industry within 5 years can create 5 million jobs, the service industry 2.6 million, and the construction industry 1 million 4 But grabbing that growth depends on China following through on its... the growth of the sub-sector as a whole Existing regulations relating to visas, for example, may direct tourism to other Asian countries Or, lack of competition in the airlines industry results in overbooking, insufficient number of flights and disgruntled tourists, especially during peak seasons 29 8 Much should be done by Vietnam to reap ample opportunities for growth in the regional market Liberalization . northern more profound. This is probably why Vu Bang, a Vietnamese gastronome, has titled his book on northern cooking “The Delicious Dishes of Ha Noi” and southern cooking “The Extraordinary. and geographic regions and sub-regions, so its wide variety of dishes is understandable. A cookbook recently published in Hanoi has listed 555 Vietnamese dishes, but experts say this is just. across the whole country. 6. Hanoi’s foods are described in early historical records. In his book “Vietnam’s Geography” published in the early 15 th century, Nguyen Trai listed some well-known

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan