CHƯƠNG CHÍN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG Đối với nhiều người viết đề án nghiên cứu, trong tất cả các phần được thảo luận từ đầu đến giờ, phần về phương pháp là phần cụ thể, chuyên biệt nhất của một đề án nghiên cứu. Chương này trình bày các bước thiết yếu trong việc thiết kế một phương pháp định lượng (quantitative method) cho một đề án nghiên cứu hay công trình nghiên cứu, với trọng tâm đặc biệt được đặt vào các phương thức điều tra (modes of inquiry) dựa trên cuộc điều tra/khảo sát và dựa trên cuộc thí nghiệm (thực nghiệm). Những phương thức này thể hiện những lời khẳng định tri thức khác nhau, như đã thảo luận trong Chương 1. Thí dụ, thuyết quyết định gợi ý rằng việc xem xét các mối quan hệ giữa các biến là điều hết sức quan trọng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết thông qua các cuộc điều tra/khảo sát (surveys) và các cuộc thí nghiệm (thực nghiệm) (experiments). Việc cắt giảm xuống còn một tập hợp rất ít các biến, được kiểm soát chặt chẽ thông qua thiết kế hay phân tích thống kê, cung cấp các thước đo hay các quan sát cho việc kiểm định một lý thuyết. Dữ liệu khách quan được thu nhận từ những thước đo và những quan sát dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. Giá trị (validity) và độ tin cậy của những số điểm trên các công cụ, các tiêu chuẩn bổ sung cho việc đưa ra những lời khẳng định tri thức, dẫn đến những cách giải thích (diễn giải) có ý nghĩa về dữ liệu. Trong việc liên hệ các giả định này và các thủ tục thực hiện chúng, thảo luận này không xử lý một cách hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu định lượng. Thật tuyệt vời, có nhiều cuốn sách giáo khoa chi tiết cung cấp thông tin về nghiên cứu điều tra/khảo sát (thí dụ, xem Babbie, 1990, 2001; Fink, 1995; Salant và Dillman, 1994). Đối với những thủ tục thí nghiệm (thực nghiệm), một số cuốn sách truyền thống (thí dụ, D. T. Campbell và Stanley, 1963; Cook và Campbell, 1979), cũng như một số cuốn sách giáo khoa mới hơn, đã mở rộng những ý tưởng được trình bày ở đây (thí dụ, hãy xem Bausell, 1994; Boruch, 1998; Keppel, 1991; Lipsey, 1990; Reichardt và Mark, 1998). Trong chương này, trọng tâm sẽ được đặt vào các thành phần thiết yếu của một phần trình bày phương pháp trong một đề án cho một cuộc điều tra/khảo sát (a survey) và một cuộc thí nghiệm (thực nghiệm) (an experiment). ĐỊNH NGHĨA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA/KHẢO SÁT VÀ CÁC CUỘC THÍ NGHIỆM (THỰC NGHIỆM) Một thiết kế dựa trên cuộc điều tra/khảo sát (survey design) đưa ra sự mô tả định lượng hay bằng số về các xu hướng, các thái độ, hay các quan điểm của một tổng thể (population) bằng cách nghiên cứu một mẫu (sample) của tổng thể đó. Từ các kết quả của mẫu, nhà nghiên cứu khái quát hóa hay đưa ra những lời khẳng định về tổng thể. Trong một cuộc thí nghiệm (thực nghiệm) (an experiment), nhà điều tra có thể cũng xác định một mẫu và khái quát hóa cho một tổng thể; tuy nhiên, chủ đích cơ bản của một cuộc thí nghiệm là kiểm tra tác động của một phép xử lý (a treament) (hay một yếu tố can thiệp) đối với kết cục, trong điều kiện kiểm soát tất cả yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết cục đó. Một hình thức kiểm soát là, các nhà nghiên cứu chỉ định hay bố trí các cá nhân một cách ngẫu nhiên vào các nhóm. Khi nhóm này tiếp nhận một phép xử lý còn nhóm kia thì không, nhà làm thí nghiệm có thể tách rời để xem liệu có phải chính phép xử lý này, chứ không phải những đặc điểm của các cá nhân trong nhóm (hay các yếu tố khác) ảnh hưởng đến kết cục. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT KẾ HOẠCH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA/KHẢO SÁT (A SURVEY METHOD PLAN) 140 Thiết kế của một phần trình bày phương pháp điều tra/khảo sát (a survey method) tuân theo một định dạng chuẩn. Nhiều thí dụ của định dạng này xuất hiện trong các tập san nghiên cứu học thuật, và những thí dụ này cung cấp các mô hình hữu ích về chiến lược điều tra (stratery of inquiry) này. Những phần sau đây của chương này trình bày chi tiết các thành phần tiêu biểu. Trong việc chuẩn bị thiết kế các thành phần này để đưa vào đề án, hãy xét đến những câu hỏi trên danh mục kiểm tra được trình bày trong Bảng 9.1 như một hướng dẫn tổng quát. Thiết kế Điều tra/Khảo sát Trong một đề án hay kế hoạch nghiên cứu, một trong những thành phần hay bộ phận đầu tiên của phần trình bày phương pháp có thể giới thiệu cho người đọc về mục đích cơ bản và cơ sở lý lẽ biện minh cho nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Hãy bắt đầu thảo luận bằng cách xem xét lại mục đích của cuộc điều tra/khảo sát và cơ sở lý lẽ biện minh cho việc chọn lựa cuộc điều tra/khảo sát làm thiết kế trong nghiên cứu được đề xuất. Thảo luận này có thể • Xác định mục đích của nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Mục đích này là khái quát hóa từ một mẫu ra một tổng thể thế nào để nhà nghiên cứu có thể đưa ra những điều suy luận hay những kết luận về một số đặc điểm, thái độ, hay hành vi của tổng thể này (Babbie, 199). Cung cấp một đoạn trích dẫn về mục đích này từ một trong những cuốn sách giáo khoa hay bản văn về phương pháp điều tra/khảo sát được xác định trong chương này. • Chỉ ra tại sao cuộc điều tra/khảo sát là loại thủ tục thu thập dữ liệu được ưa thích hơn cho công trình nghiên cứu này. Trong cơ sở lý lẽ này, hãy xét đến những lợi điểm của các thiết kế dựa trên cuộc điều tra/khảo sát, như sự tiết kiệm của thiết kế này và sự hoàn tất nhanh việc thu thập dữ liệu. Thảo luận lợi điểm của việc nhận diện các thuộc tính của một tổng thể lớn từ một nhóm nhỏ các cá nhân (Babbie, 1990; Fowler, 1988). • Chỉ ra liệu cuộc điều tra/khảo sát sẽ là chéo (cross-sectional), với dữ liệu được thu thập vào một thời điểm hay cuộc điều tra/khảo sát sẽ là dọc (longitudinal), với dữ liệu được thu thập theo thời gian. • Nêu rõ hình thức thu thập dữ liệu. Fink (1995) xác định bốn loại: các bản câu hỏi tự thực hiện (tự điền câu trả lời vào); các cuộc phỏng vấn; việc xem xét lại hồ sơ có cấu trúc để thu thập thông tin về tài chính, y tế, hay học đường; và những sự quan sát có cấu trúc. Việc thu thập dữ liệu cũng có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc điều tra/khảo sát dựa trên Web hay Internet và thực hiện cuộc điều tra/khảo sát này trực tuyến (Nesbary, 2000). Bất kể hình thức thu thập dữ liệu, hãy cung cấp cơ sở lý lẽ biện minh cho thủ tục thu thập dữ liệu được chọn bằng cách sử dụng những lập luận dựa trên những điểm mạnh và những điểm yếu, các chi phí, khả năng có sẵn dữ liệu, và sự thuận tiện. Bảng 9.1 Bản Danh mục Kiểm tra (Checklist) về các Câu hỏi cho việc Thiết kế một Phương pháp Điều tra/Khảo sát ________ Anh/Chị có phát biểu mục đích của thiết kế điều tra/khảo sát không? ________ Anh/Chị có đề cập đến các lý do chọn lựa thiết kế này không? ________ Anh/Chị có xác định tính chất của cuộc điều tra/khảo sát này (chéo so với dọc) không? ________ Anh/Chị có đề cập đến tổng thể và qui mô (cỡ) của tổng thể không? ________ Tổng thể sẽ được phân tầng hay không? Nếu sẽ được phân tầng, thì phân như thế nào? ________ Sẽ có bao nhiêu người trong mẫu? Anh/Chị đã chọn qui mô (cỡ) mẫu này dựa 141 trên cơ sở nào? ________ Thủ tục lấy mẫu các cá nhân này sẽ là thủ tục gì (thí dụ, ngẫu nhiên, không phải ngẫu nhiên)? ________ Công cụ nào sẽ được sử dụng trong cuộc điều tra/khảo sát này? Ai đã xây dựng công cụ này? ________ Những lĩnh vực nội dung nào được giải quyết trong cuộc điều tra/khảo sát này? Các thang đo? ________ Thủ tục nào sẽ được sử dụng để thử nghiệm thí điểm hay thử nghiệm tại hiện trường điều tra/khảo sát này? ________ Giới hạn thời gian cho việc thực hiện cuộc điều tra/khảo sát này là bao nhiêu? ________ Các biến trong công trình nghiên cứu này là gì? ________ Các biến này cung cấp ghi chú hướng dẫn tham khảo (cross-reference) các câu hỏi nghiên cứu và các mục (items) trong cuộc điều tra/khảo sát như thế nào? Những bước cụ thể nào sẽ được thực hiện trong phép phân tích dữ liệu để (a) _____ phân tích những bản trả lời? (b) _____ kiểm tra thiên lệch trong việc trả lời? (c) _____ tiến hành một phép phân tích mô tả? (d) _____ tách rờI và xếp gọn các mục vào các thang đo? (e) _____ kiểm tra độ tin cậy của các thang đo? (f) _____ tiến hành phép thống kê suy luận để trả lời các câu hỏi nghiên cứu? Tổng thể và Mẫu Những đặc điểm của tổng thể (population) và thủ tục lấy mẫu phải được nêu rõ ràng. Các nhà phương pháp luận đã viết những bài thảo luận tuyệt vời về logic nền tảng của lý thuyết lấy mẫu (thí dụ, Babbie, 1990, 2001). Ở đây, thảo luận này sẽ tập trung vào những khía cạnh thiết yếu của tổng thể và mẫu cần mô tả trong một kế hoạch nghiên cứu. • Hãy xác định tổng thể (population) trong một công trình nghiên cứu. Hãy trình bày qui mô của tổng thể này nữa, nếu có thể xác định được qui mô, và phương cách xác định các cá nhân trong tổng thể này. Các câu hỏi về khả năng tiếp cận nảy sinh ở đây, và nhà nghiên cứu có thể đề cập đến khả năng có sẵn những khung lấy mẫu – danh sách tên và địa chỉ những người nhận thư hay danh sách được công bố – về những người trả lời (respondents) tiềm năng trong tổng thể này. • Hãy xác định liệu thiết kế lấy mẫu cho tổng thể này là một khâu (một giai đoạn) (singlestage) hay nhiều khâu (nhiều giai đoạn) (multistage) (nhiều khâu được gọi là kết chùm (clustering)). Thủ tục lấy mẫu chùm (cluster sampling) là lý tưởng khi không thể, hay không có khả năng thực hành, thu thập một danh sách những phần tử (elements) hợp thành tổng thể (Babbie, 2001). Thủ tục lấy mẫu một khâu là thủ tục mà trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận được các tên gọi hay danh tánh trong tổng thể và có thể lấy mẫu những người (hay các phần tử khác) một cách trực tiếp. Trong thủ tục lấy mẫu chùm, nhiều khâu, nhà nghiên cứu trước tiên lấy mẫu các nhóm hay các tổ chức (hay các chùm), thu nhận danh tánh của cá nhân trong các nhóm hay các chùm, và kế đó lấy mẫu trong phạm vi các chùm này. • Xác định qui trình chọn lựa đối với các cá nhân. Tôi đề xuất chọn lựa một mẫu ngẫu nhiên trong đó mỗi cá nhân trong tổng thể đều có một xác suất được chọn lựa ngang nhau (một mẫu theo hệ thống hay dựa trên xác suất). Mẫu ít được mong muốn hơn là mẫu phi xác suất (hay mẫu thuận tiện), trong đó những người trả lời (respondents) được chọn lựa 142 trên sự thuận tiện và khả năng sẵn có của họ (Babbie, 1990). Với sự ngẫu nhiên hóa, một mẫu tiêu biểu từ một tổng thể cung cấp khả năng khái quát hóa ra tổng thể. • Hãy xác định liệu công trình nghiên cứu có bao gồm sự phân tầng (stratification) của tổng thể hay không trước khi chọn mẫu. Sự phân tầng có nghĩa rằng những đặc điểm riêng biệt của các cá nhân (thí dụ, cả nữ giới lẫn nam giới) được đại diện trong mẫu và mẫu này thể hiện tỷ lệ đích thực của các cá nhân có những đặc điểm nhất định của tổng thể (Fowler 1988). Khi chọn người một cách ngẫu nhiên từ một tổng thể, những đặc điểm nói trên có thể hiện diện hoặc có thể không hiện diện trong mẫu theo cùng những tỷ lệ như trong tổng thể; còn sự phân tầng đảm bảo những đặc điểm này được đại diện với cùng tỷ lệ như trong tổng thể. Ngoài ra, cũng xác định những đặc điểm được sử dụng trong việc phân tầng tổng thể (thí dụ, giới tính, các mức thu nhập, trình độ giáo dục). Trong phạm vi mỗi tầng (stratum) hãy xác định xem liệu mẫu có chứa các cá nhân có đặc điểm đang xét với cùng tỷ lệ như đặc điểm này xuất hiện trong toàn bộ tổng thể hay không (Babbie, 1990; Miller, 1991). • Hãy thảo luận về các thủ tục chọn mẫu từ các danh sách có sẵn. Phương pháp nghiêm ngặt nhất để chọn mẫu là chọn các cá nhân bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên, một bảng có sẵn trong nhiều cuốn sách giáo khoa về thống kê nhập môn (thí dụ, Gravetter và Wallnau, 2000). • Hãy cho thấy số người trong mẫu và những phương pháp được sử dụng để tính con số này. Trong nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát, tôi đề xuất nên sử dụng một công thức về qui mô mẫu có sẵn trong nhiều sách giáo khoa về điều tra/khảo sát (thí dụ, Babbie, 1990; Fowler, 1988). Sự Trang bị Công cụ Như một phần của việc thu thập dữ liệu kỹ lưỡng và cẩn thận, người xây dựng đề án nghiên cứu cũng cung cấp thông tin chi tiết về công cụ điều tra/khảo sát thực sự sẽ được sử dụng trong công trình nghiên cứu được đề xuất. Hãy xét đến những điều sau đây: • Hãy nêu rõ tên của công cụ điều tra/khảo sát được sử dụng để thu thập dữ liệu trong công trình nghiên cứu. Hãy thảo luận xem có phải công cụ này là một công cụ được thiết kế cho công trình nghiên cứu này, một công cụ được sửa đổi, hay một công cụ còn y nguyên do một người nào khác xây dựng nên. Nếu đó là một công cụ được sửa đổi, thì hãy cho biết người xây dựng công cụ đã cấp phép thích hợp để sử dụng công cụ đó hay chưa. Trong một số dự án điều tra/khảo sát, nhà nghiên cứu lắp ráp một công cụ từ các bộ phận được lấy từ vài công cụ khác. Một lần nữa, cần phải nhận được sự cho phép sử dụng bất cứ bộ phận nào của các công cụ khác nói trên. • Khi sử dụng một công cụ hiện hữu, hãy mô tả giá trị được chứng thực (established validity) và độ tin cậy của các số điểm nhận được từ việc sử dụng công cụ này trong quá khứ. Điều này có nghĩa là báo cáo các nỗ lực của các tác giả nhằm chứng thực giá trị (độ giá trị) (validity) – đó là liệu người ta có thể rút ra được những kết luận có ý nghĩa và hữu ích từ các số điểm trên các công cụ này hay không. Ba hình thức truyền thống của giá trị cần tìm kiếm là giá trị về nội dung (content validity) (nghĩa là, các mục (items) có đo lường nội dung chúng dự định đo lường không?), giá trị tiên đoán hay giá trị đồng thời (giá trị trùng hợp) (predictive or concurrent validity) (nghĩa là, các số điểm có tiên đoán một thước đo tiêu chí không? Các kết quả có tương quan với các kết quả khác không?), và giá trị về cấu trúc khái niệm (giá trị về khái niệm) (construct validity) (nghĩa là, các mục 143 (items) có đo lường các cấu trúc khái niệm (constructs) hay các khái niệm (concepts) có tính chất giả thuyết không?). Trong những công trình nghiên cứu gần đây hơn, giá trị về cấu trúc khái niệm còn bao gồm việc liệu các số điểm có đáp ứng một mục đích hữu ích và có các kết quả tích cực khi được sử dụng hay không (Humbley và Zumbo, 1996). Ngoài ra, hãy thảo luận về việc liệu các số điểm có được từ việc sử dụng công cụ này trong quá khứ có chứng tỏ độ tin cậy (reliability) hay không. Hãy tìm kiếm xem các tác giả có báo cáo các thước đo về tính nhất quán bên trong hay không (nghĩa là, những câu trả lời của các mục có nhất quán giữa các cấu trúc khái niệm hay không?) và những tương quan giữa kiểm định và tái kiểm định (nghĩa là, các số điểm có ổn định theo thời gian khi công cụ được áp dụng lần thứ hai?). Ngoài ra, xác định xem liệu đã có sự nhất quán trong việc thực hiện kiểm định và việc cho điểm hay không (nghĩa là, có phải các sai số đã được gây ra bởi sự bất cẩn trong việc thực hiện kiểm định hay việc cho điểm?) (Borg, Gall, và Gall, 1993). Khi ta sửa đổi một công cụ hay kết hợp các công cụ để sử dụng trong một công trình nghiên cứu, thì giá trị và độ tin cậy nguyên thủy có thể không còn đúng đối với công cụ mới, và điều trở nên quan trọng là chứng thực lại giá trị và độ tin cậy trong suốt quá trình phân tích dữ liệu trong công trình nghiên cứu điều tra/khảo sát. • Hãy bao gồm các mục về mẫu (sample items) từ công cụ sao cho người đọc có thể thấy được các mục thực sự được sử dụng. Trong một bản phụ đính của đề án nghiên cứu, hãy đính kèm các mục về mẫu từ công cụ hay toàn bộ công cụ được sử dụng. • Hãy cho biết những phần nội dung quan trọng trong công cụ, như là thư gửi kèm để giải thích (Dillman, 1978, cung cấp một danh sách các mục để đưa vào các thư gửi kèm để giải thích, danh sách này thật hữu ích), các mục (thí dụ, các mục về đặc điểm nhân khẩu học, về thái độ, các mục về hành vi, các mục về dữ kiện), và những điều chỉ dẫn kết thúc. Ngoài ra, hãy đề cập đến loại thang đo được sử dụng để đo lường các mục trên công cụ, chẳng hạn như thang đo liên tục (thí dụ, đồng ý mạnh mẽ đến bất đồng ý mạnh mẽ) và thang đo phân hạng hay phân loại (thí dụ, có/không, xếp hạng tầm quan trọng từ cao nhất đến thấp nhất). • Hãy thảo luận các kế hoạch thử nghiệm thí điểm hoặc thử nghiệm tại hiện trường điều tra/khảo sát và cung cấp cơ sở lý lẽ biện minh cho các kế hoạch này. Sự thử nghiệm này là quan trọng để chứng thực giá trị về nội dung của một công cụ và để cải thiện các câu hỏi, định dạng, và các thang đo. Hãy chỉ ra số người sẽ thử nghiệm công cụ này và cho biết các kế hoạch kết hợp những ý kiến nhận xét của họ vào các bản sửa đổi lại công cụ cuối cùng. • Đối với một cuộc điều tra/khảo sát bằng cách gửi thư qua bưu điện, hãy xác định các bước thực hiện cuộc điều tra/khảo sát và các bước giải quyết tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ trả lời (tỷ lệ hồi đáp) cao. Salant và Dillman (1994) đề xuất một qui trình thực hiện gồm bốn giai đoạn. Thư đầu tiên gửi đi là một thư báo trước ngắn gọn gởi đến tất cả thành viên của mẫu, và thư thứ hai gửi đi là bản điều tra/khảo sát bằng thư thực sự, được phân phát vào khoảng một tuần lễ sau thư báo trước. Thư thứ ba gửi đi gồm có một bưu thiếp theo dõi tiếp được gởi đến tất cả thành viên của mẫu, bốn đến tám ngày sau khi gởi bản câu hỏi ban đầu. Thư thứ tư gửi đi gồm có một thư gửi kèm để giải thích đề tên và địa chỉ cá nhân, với chữ ký tay ở cuối thư, bản câu hỏi, và một phong bì để gửi trả lời có đề địa chỉ và dán tem sẵn. Thư này được gửi đến tất cả những người không trả lời. Các nhà nghiên cứu gửi thư thứ tư này đi sau lần gửi thư thứ hai ba tuần lễ. Như thế, tính tổng cộng, nhà nghiên cứu điều tra/khảo sát kết thúc thời kỳ thực hiện bốn tuần sau khi khởi đầu (với điều kiện các thư phản hồi (returns) đáp ứng các mục tiêu của dự án nghiên cứu). 144 Các Biến trong Công trình Nghiên cứu Mặc dù người đọc đề án nghiên cứu biết về các biến (variables) ở các phần trước đây của đề án, nhưng điều hữu ích trong phần trình bày phương pháp là nêu lên quan hệ giữa các biến với các câu hỏi cụ thể trên công cụ. Ở giai đoạn này trong kế hoạch nghiên cứu, một kỹ thuật có thể áp dụng là nêu lên quan hệ giữa các biến, các câu hỏi nghiên cứu, và các mục (items) trên công cụ điều tra/khảo sát sao cho người đọc có thể dễ dàng xác định cách thức nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các mục trong bản câu hỏi. Hãy có kế hoạch bao gồm một bảng và một phần thảo luận mà cung cấp ghi chú hướng dẫn tham khảo (cross-reference) giữa các biến, các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết và các mục (items) điều tra/khảo sát cụ thể. Thủ tục này đặc biệt hữu ích trong các luận án tiến sĩ, trong đó các nhà điều tra kiểm định những mô hình qui mô lớn. Bảng 9-2 minh họa một bảng như thế bằng cách sử dụng dữ liệu có tính chất giả thuyết. Bảng 9.2 Các Biến, các Câu hỏi Nghiên cứu, và các Mục (Items) trên Công cụ Điều tra/Khảo sát Tên Biến Câu hỏi Nghiên cứu Mục trên Công cụ Điều tra/ Khảo sát (Item on Survey) Biến độc lập #1: Những tài liệu công bố trước đây. Câu hỏi nghiên cứu mô tả #1: Thành viên của tập thể cán bộ giảng dạy đã làm ra được bao nhiêu tài liệu công bố trước khi nhận đuợc học vị tiến sĩ? Hãy xem các Câu hỏi 11, 12, 13, 14 và 15; những số đếm tài liệu công bố trước khi nhận học vị tiến sĩ, đối với các bài báo trên tập san, các cuốn sách, các bài viết trong các hội nghị, các chương trong sách. Biến phụ thuộc #1: Các khoản trợ cấp đã được cấp tiền. Câu hỏi nghiên cứu mô tả #3: Thành viên của tập thể cán bộ giảng dạy đã nhận được bao nhiêu khoản trợ cấp trong ba năm vừa qua? Hãy xem các Câu hỏi 16, 17 và 18: các khoản trợ cấp từ các quỹ tài trợ, các khoản trợ cấp của liên bang, các khoản trợ cấp của tiểu bang. Biến kiểm soát #1: Tình trạng biên chế giáo sư chính thức. Câu hỏi nghiên cứu mô tả #5: Thành viên của tập thể cán bộ giảng dạy có được vào biên chế giáo sư chính thức không? Hãy xem Câu hỏi 19: có được vào biên chế giáo sư chính thức không (Có/không). Phân tích Dữ liệu Trong đề án nghiên cứu, hãy trình bày thông tin về các bước được bao gồm trong việc phân tích dữ liệu. Tôi đề xuất trình bày các bước này dưới hình thức một chuỗi các bước, như sau đây: Bước 1 Hãy trình bày thông tin về số thành viên trong mẫu đã gửi thư phản hồi và đã không gửi thư phản hồi đối với cuộc điều tra/khảo sát. Một bảng với các con số và các tỷ lệ phần trăm mô tả những người trả lời (người hồi đáp) và những người không trả lời (người không hồi đáp) là một công cụ hữu ích để trình bày thông tin này 145 Bước 2 Hãy thảo luận về phương pháp sẽ được sử dụng để xác định thiên lệch liên quan đến việc trả lời (thiên lệch hồi đáp) (response bias). Thiên lệch liên quan đến việc trả lời là tác động của những việc không trả lời đối với các ước lượng của cuộc điều tra/khảo sát. Thiên lệch có nghĩa là giá mà những người không trả lời đã trả lời, thì những câu trả lời của họ lẽ ra đã thay đổi đáng kể các kết quả chung của cuộc điều tra/khảo sát. Hãy đề cập đến các thủ tục được sử dụng để kiểm tra để tìm thiên lệch liên quan đến việc trả lời, như phép phân tích sóng (wave analysis) hay phép phân tích người trả lời/người không trả lời. Trong phép phân tích sóng, nhà nghiên cứu xem xét những thư phản hồi đối với những mục chọn lọc từng tuần một để xác định xem những câu trả lời trung bình có thay đổi không (Leslie, 1972). Dựa trên các giả định rằng những người gửi thư phản hồi đối với các cuộc điều tra/khảo sát trong các tuần lễ cuối cùng của thời kỳ trả lời thì hầu như là người không trả lời. Nếu những câu trả lời bắt đầu thay đổi, thì có khả năng tồn tại thiên lệch liên quan đến việc trả lời. Một cách kiểm tra khác đối với thiên lệch liên quan đến việc trả lời là tiếp xúc bằng điện thoại với một ít người không trả lời và xác định xem các câu trả lời của họ qua cuộc tiếp xúc này có khác đáng kể với các câu trả lời của những người trả lời hay không. Đây là các kiểm tra người trả lời – người không trả lời đối với thiên lệch liên quan đến việc trả lời. Bước 3 Hãy thảo luận về một kế hoạch đưa ra phép phân tích có tính mô tả về dữ liệu đối với tất cả các biến độc lập và các biến phụ thuộc trong công trình nghiên cứu. Phân tích này phải chỉ ra các giá trị trung bình, các độ lệch chuẩn, và miền hay khoảng biến thiên của các số điểm cho các biến này. Bước 4 Nếu đề án nghiên cứu có chứa một công cụ với các thang đo hay một kế hoạch xây dựng các thang đo (kết hợp các mục vào các thang đo), hãy xác định thủ tục thống kê (nghĩa là, phép phân tích yếu tố (phép phân tích nhân tố)) để hoàn thành việc này. Ngoài ra, hãy đề cập đến những phương thức kiểm tra độ tin cậy đối với tính nhất quán bên trong của các thang đo này (nghĩa là trị thống kê alpha Cronbach). Bước 5 Hãy xác định phép thống kê và chương trình máy tính về thống kê để kiểm định các câu hỏi nghiên cứu chính hay các giả thuyết trong công trình nghiên cứu được đề xuất. Hãy cung cấp cơ sở lý lẽ biện minh cho việc chọn lựa kiểm định thống kê và hãy đề cập đến những giả định gắn liền với trị thống kê. Hãy dựa sự chọn lựa này trên cơ sở bản chất của câu hỏi nghiên cứu (thí dụ, phổ biến nhất là thiết lập quan hệ giữa các biến hay so sánh các nhóm), số lượng biến độc lập và biến phụ thuộc và số lượng các biến hiệp biến (covariates) (thí dụ, hãy xem Newton, 1992). Cũng lưu ý rằng phương pháp đo lường các biến (như là liên tục hay phân loại, phân hạng) và loại phân phối của các số điểm (phân phối chuẩn hay không chuẩn) ảnh hưởng đến việc chọn lựa kiểm định thống kê (Creswell, 2002). Thí dụ 9.1 Phần trình bày Phương pháp Điều tra/Khảo sát Dưới đây là một thí dụ về phần trình bày phương pháp điều tra/khảo sát minh họa nhiều bước được đề cập trên đây. Đoạn trích dẫn này (đã xin được phép sử dụng), lấy từ một bài báo trên tập san, báo cáo một công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự giảm sút dần số 146 lượng sinh viên tại một trường đại học về khoa học nhân văn qui mô nhỏ (Bean và Creswell, 1980, các trang 321-322). Hệ Phương pháp Địa điểm của công trình nghiên cứu này là một trường đại học về khoa học nhân văn, thuộc tôn giáo, dạy chung sinh viên nam và nữ tại thành phố Midwest ở Hoa Kỳ với dân số là 175.000 người (Các tác giả xác định địa điểm nghiên cứu và tổng thể). Trong năm trước đây, tỷ lệ bỏ học nửa chừng là 25%. Các tỷ lệ bỏ học nửa chừng có khuynh hướng cao nhất trong sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai, vì thế nỗ lực đã được thực hiện để đến với càng nhiều sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai càng tốt bằng cách phân phát bản câu hỏi thông qua các lớp học. Nghiên cứu về sự sụt giảm dần số lượng sinh viên chỉ ra rằng nam giới và nữ giới bỏ học đại học nửa chừng vì nhiều lý do khác nhau (Bean, 1978, trên báo chí; Spady, 1971). Vì thế, chỉ có phụ nữ được phân tích trong công trình nghiên cứu này. Trong suốt tháng Tư năm 1979, 169 phụ nữ đã gởi trở lại các bản câu hỏi. Một mẫu thuần nhất gồm 135 phụ nữ, những người này là công dân Hoa Kỳ 25 tuổi hay trẻ hơn, chưa lập gia đình, làm việc toàn thời gian, và người da trắng, đã được chọn cho phân tích này để loại trừ một số biến gây lẫn lộn hay cản trở (Kerlinger, 1973). Trong số các phụ nữ này, 71 người là sinh viên năm thứ nhất, 55 người là sinh viên năm thứ hai, và 9 người là sinh viên năm thứ ba. Trong số các sinh viên này, 95% nằm trong độ tuổi 18 đến 21. Mẫu này bị thiên lệch về hướng các sinh viên có khả năng cao hơn như được chỉ ra bởi các số điểm trong cuộc kiểm tra trước khi cho vào Đại học của Hoa Kỳ (Các tác giả trình bày thông tin có tính mô tả về mẫu). Dữ liệu đã được thu thập bằng cách sử dụng bản câu hỏi gồm có 116 mục. Đa số các mục này là các mục giống Likert (Likert-like items), dựa trên một thang đo, đi từ “một mức độ rất nhỏ” đến “một mức độ rất lớn”. Các câu hỏi khác hỏi về thông tin về dữ kiện, như các số điểm trong cuộc kiểm tra của Đại học Hoa Kỳ, điểm xếp hạng ở trung học, và trình độ giáo dục của cha mẹ. Tất cả thông tin được sử dụng trong phân tích này đã được rút ra từ dữ liệu trên bản câu hỏi. Bản câu hỏi này đã được xây dựng và thử nghiệm tại ba tổ chức khác trước khi đem sử dụng tại đại học. [Các tác giả thảo luận về công cụ]. Giá trị đồng thời (trùng hợp) và hội tụ (D. T. Campbell và Fiske, 1959) của các thước đo này đã được chứng thực thông qua phép phân tích yếu tố (nhân tố), và được tìm thấy là đạt một mức thỏa đáng. Độ tin cậy của các yếu tố đã được chứng thực thông qua hệ số alpha. Các cấu trúc khái niệm (constructs) đã được thể hiện bằng 25 thước đo – nhiều mục (items) được kết hợp trên cơ sở phân tích yếu tố (nhân tố) để tạo ra các chỉ số – và 27 thước đo là các chỉ báo về mục đơn lẻ. (Giá trị và độ tin cậy được đề cập). Phép hồi qui bội và phép phân tích đường đi (quỹ đạo) (Heise, 1969; Kerlinger và Pedhazur, 1973) đã được sử dụng để phân tích dữ liệu) Trong mô hình nhân quả . . . , ý định rời bỏ học đường đã được hồi qui theo tất cả các biến đứng trước nó trong chuỗi tuần tự nhân quả. Kế đó, các biến can thiệp có quan hệ đáng kể với ý định rời bỏ học đường được hồi qui theo các biến về tổ chức, các biến về cá nhân, các biến về môi trường, và các biến về bối cảnh, quá trình đào tạo. (Các bước phân tích dữ liệu được trình bày). CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT KẾ HOẠCH 147 THEO PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (THỰC NGHIỆM) (AN EXPERIMENTAL METHOD PLAN) Phần thảo luận về phương pháp thí nghiệm (thực nghiệm) theo một hình thức chuẩn: những người tham gia, tài liệu, các thủ tục, và các thước đo. Bốn chủ đề này nhìn chung là đủ. Trong phần này của chương chín này, tôi xem xét lại các thành phần nói trên cũng như thông tin về thiết kế dựa trên thí nghiệm và thông tin về phép phân tích thống kê. Như với phần trình bày các cuộc điều tra/khảo sát, chủ đích ở đây là nêu bật những chủ đề then chốt phải được đề cập trong một đề án theo phương pháp thí nghiệm. Hướng dẫn chung về các chủ đề này được tìm thấy bằng cách trả lời các câu hỏi trên danh mục kiểm tra được trình bày trong Bảng 9.3. Bảng 9.3 Danh mục Kiểm tra về các Câu hỏi cho việc Thiết kế một Thủ tục Thí nghiệm ________ Những người tham gia (participants) vào công trình nghiên cứu này là ai? Những người tham gia này thuộc về những tổng thể nào? ________ Những người tham gia đã được chọn như thế nào? Có phải phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên đã được sử dụng? ________ Những người tham gia sẽ được chỉ định (bố trí) một cách ngẫu nhiên như thế nào? Có phải họ sẽ được làm cho tương xứng? Bằng cách nào? ________ Có bao nhiêu người tham gia sẽ ở trong nhóm thí nghệm (experimental group) và trong nhóm kiểm soát (control group)? ________ Biến phụ thuộc hay các biến phụ thuộc trong công trình nghiên cứu này là gì? (Các) biến này sẽ được đo lường bằng cách nào? (Các) biến này sẽ được đo lường bao nhiêu lần? ________ Điều kiện hay các điều kiện xử lý là gì? Điều kiện xử lý được đưa vào hoạt động ra sao? ________ Có phải các biến sẽ hiệp biến (đồng biến thiên) (covaried) trong thí nghiệm này? Các biến này sẽ được đo lường bằng cách nào? ________ Thiết kế nghiên cứu dựa trên thí nghiệm nào sẽ được sử dụng? Mô hình trực quan của thiết kế này trông ra sao? ________ Công cụ hay các công cụ nào sẽ được sử dụng để đo lường kết cục (kết quả) trong công trình nghiên cứu này? Tại sao công cụ này đã được chọn? Ai đã xây dựng công cụ này? Công cụ này có giá trị đã được chứng thực và độ tin cậy đã được chứng thực hay không? Đã xin phép sử dụng công cụ này hay chưa? ________ Các bước trong thủ tục này là gì (thí dụ, việc chỉ định (bố trí) ngẫu nhiên những người tham gia vào các nhóm, việc thu thập thông tin về nhân khẩu học, việc thực hiện kiểm định trước (pretest), việc thực hiện (các) phép xử lý, việc thực hiện kiểm định sau (posttest). ________ Những mối đe dọa tiềm tàng đối với giá trị bên trong và bên ngoài (internal and external validity) của thiết kế dựa trên thí nghiệm này và thủ tục thí nghiệm này là gì? Những mối đe dọa đó sẽ được giải quyết như thế nào? ________ Có phải thử nghiệm thí điểm của thí nghiệm này sẽ được tiến hành? ________ Phương pháp thống kê nào sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu này (thí dụ, có tính mô tả và có tính suy luận)? Những Người Tham gia (Participants) [Trước đây được Gọi là các Đối tượng (Subjects)] Người đọc cần biết về việc chọn lựa, việc bố trí hay chỉ định, và số lượng người tham gia, những người này sẽ tham gia vào cuộc thí nghiệm. Hãy xét đến những đề nghị sau đây khi viết phần trình bày phương pháp cho một cuộc thí nghiệm: 148 • Hãy mô tả qui trình chọn lựa những người tham gia, như là ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên (thí dụ, được chọn dựa trên sự thuận tiện). Những người tham gia có hể được chọn lựa bằng phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên hay phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Với phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên hay lấy mẫu ngẫu nhiên, mỗi cá nhân có xác suất được chọn bằng nhau từ tổng thể, bảo đảm rằng mẫu này sẽ tiêu biểu cho tổng thể (Keppel, 1991). Tuy nhiên, trong nhiều thí nghiệm, chỉ có mẫu thuận tiện (convenience sample) là có thể thực hiện bởi vì nhà điều tra có thể sử dụng các nhóm được hình thành một cách tự nhiên (thí dụ, một lớp học, một tổ chức, hay một đơn vị gia đình) hay những người tình nguyện làm những người tham gia vào công trình nghiên cứu. • Mẫu thuận tiện cũng làm cho việc chỉ định một cách ngẫu nhiên các cá nhân vào các nhóm trở nên khó khăn, mà việc chỉ định một cách ngẫu nhiên này là nét đặc trưng của một cuộc thí nghiệm đích thực. Nếu việc chỉ định một cách ngẫu nhiên được thực hiện, thì hãy thảo luận về việc dự án sẽ bao gồm việc chỉ định một cách ngẫu nhiên các cá nhân vào các nhóm tiếp nhận sự xử lý hay nhóm chịu xử lý (treament group). Điều này có nghĩa là trong đội ngũ những người tham gia vào công trình nghiên cứu, cá nhân #1 đi vào nhóm 1, cá nhân #2 vào nhóm 2, và tiếp tục như thế, sao cho không có thiên lệch có hệ thống trong việc chỉ định các cá nhân. Thủ tục này loại bỏ được khả năng xảy ra những khác biệt có hệ thống giữa những người tham gia và môi trường của cuộc thí nghiệm mà có thể ảnh hưởng đến các kết cục, do đó bất cứ khác biệt nào trong các kết cục đều có thể qui cho là do phép xử lý thí nghiệm (Keppel, 1991). • Hãy xác định những biện pháp kiểm soát khác trong thiết kế dựa trên thí nghiệm mà sẽ kiểm soát một cách có hệ thống các biến có thể ảnh hưởng đến kết cục. Một cách tiếp cận là lựa chọn tương xứng (match) các cá nhân tham gia xét theo một nét đặc trưng hay một đặc điểm nhất định để hình thành những tập hợp đã được lựa tương xứng. Sau đó, chỉ định một cá nhân từ mỗi tập hợp đã được lựa tương xứng (matched set) vào mỗi nhóm. Thí dụ, các số điểm trong một cuộc kiểm định trước (kiểm định sơ bộ) có thể được thu nhận. Kế đó các cá nhân có thể được chỉ định vào các nhóm, với mỗi nhóm có cùng số lượng cá nhân đạt số điểm cao, trung bình, và thấp trong cuộc kiểm định trước nói trên, như tất cả các nhóm khác. Một cách khác là, các tiêu chí để lựa cho tương xứng (matching) có thể là các mức độ về khả năng hay các biến nhân khẩu học. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu có thể quyết định không lựa cho tương xứng các cá nhân tham gia bởi vì việc này tốn kém và mất thời gian (Salkind, 1990), và dẫn đến những nhóm không thể so sánh được nếu có những cá nhân tham gia rời bỏ cuộc thí nghiệm (Rosenthal và Rosnow, 1991). Các phương pháp khác để đưa cơ chế kiểm soát vào trong các cuộc thí nghiệm liên quan đến việc sử dụng các biến hiệp biến (covariates) (thí dụ, các số điểm trong kiểm định trước) và việc kiểm soát theo thống kê, việc chọn các mẫu thuần nhất, hay việc sắp xếp những người tham gia để hình thành những tiểu nhóm hay những phân loại và phân tích tác động của mỗi tiểu nhóm đối với kết cục (Creswell, 2002). • Hãy trình bày cho người đọc biết về số người tham gia trong mỗi nhóm và các thủ tục có hệ thống để xác định qui mô hay cỡ của mỗi nhóm. Đối với nghiên cứu dựa trên thí nghiệm, các nhà điều tra sử dụng phép phân tích năng lực (power analysis) (Lipsey, 1990) để xác định qui mô mẫu hay cỡ mẫu thích hợp cho các nhóm. Sự tính toán này bao gồm - Việc xem xét mức ý nghĩa thống kê cho cuộc thí nghiệm, hay alpha. - Mức độ năng lực được mong muốn trong công trình nghiên cứu – thường được thể hiện như là cao, trung bình, hay thấp – đối với kiểm định thống kê về giả thuyết ‘không’, với dữ liệu mẫu, khi giả thuyết ‘không’ thực ra là sai. 149 [...]... với mỗi kết cục (Vogt, 199 9) Thiết kế nghiên cứu về hành vi được sử dụng rộng rãi này khảo sát không những các tác động của mỗi phép xử lý một cách tách biệt, mà còn các tác động của các biến được sử dụng kết hợp, bằng cách đó mang lại một cách nhìn đa chiều phơi bày nhiều thông tin và đầy ý nghĩa (Keppel, 199 1) Trong các thí nghiệm khác, nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu một nhóm trong một thiết kế được... thực, các thiết kế gần-như thí nghiệm, và các thiết kế tương quan và hậu suy (sau khi sự kiện xảy ra: expost-factor) Chương này trình bày một phần tóm tắt hoàn hảo về các loại thiết kế, các mối đe dọa đối với giá trị do các loại thiết kế này gây ra, và các thủ tục thống kê để kiểm định các thiết kế này Đây là một chương thiết yếu đối với các sinh viên bắt đầu học về các công trình nghiên cứu dựa trên... việc thiết kế và việc phân tích thống kê các thí nghiệm Chương dẫn nhập trình bày phần tổng quan mang lại nhiều thông tin bổ ích về các thành phần trong thiết kế của các thí nghiệm 160 Lipsey, M W ( 199 0) Độ nhạy của thiết kế: năng lực thống kê cho nghiên cứu dựa trên thí nghiệm Newbury Park, CA: Nhà Xuất bản Sage Mark Lipsey là tác giả của một cuốn sách quan trọng về các đề tài về các thiết kế nghiên cứu. .. câu hỏi nghiên cứu Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết 23 Hãy thiết kế một kế hoạch về các thủ tục sẽ được sử dụng trong một công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát Hãy xem xét lại danh mục kiểm tra trong Bảng 9. 1 sau khi Anh/Chị viết phần kế hoạch này để xác định xem tất cả các thành phần có được đề cập chưa 24 Hãy thiết kế một kế hoạch về các thủ tục cho một công trình nghiên cứu dựa... để minh họa các thiết kế tiền-thí nghiệm, gần như-thí nghiệm, thí nghiệm đích thực, và một đối tượng duy nhất Thí dụ 9. 2 Các Thiết kế Tiền-Thí nghiệm Nghiên cứu Tình huống Một lần Duy nhất Thiết kế này bao gồm việc một nhóm tiếp nhận một phép xử lý, tiếp theo là thực hiện việc đo lường Nhóm A X O Thiết kế Kiểm định Trước-Kiểm định Sau Một Nhóm (One-Group Pretest-Posttest Design) Thiết kế nào bao gồm... nghiệm, những thí nghiệm thuộc loại được gọi là các thiết kế giữa các đối tượng (between-subject designs), nhà điều tra so sánh hai nhóm hay nhiều hơn hai nhóm (Keppel, 199 1; Rosenthal và Rosnow, 199 1) Thí dụ, thí nghiệm có thiết kế theo yếu tố hay thiết kế dạng thừa số (factorial design), một biến thể của thiết kế giữa các đối tượng, bao gồm việc thiết yếu là sử dụng hai, hay nhiều hơn hai, biến xử... trình nghiên cứu được đề xuất Các loại có sẵn về thí nghiệm là thiết kế tiền-thí nghiệm (preexperimental designs), thí nghiệm đích thực, gần như-thí nghiệm, và thiết kế một đối tượng duy nhất Với các thiết kế tiền-thí nghiệm, nhà nghiên cứu xem xét, nghiên cứu một nhóm đơn lẻ và đưa ra một sự can thiệp trong suốt cuộc thí nghiệm Thiết kế này không có nhóm kiểm soát để so sánh với nhóm thí nghiệm Trong... Rand-McNalley Chương này trong cuốn Sách Hướng dẫn của Gage là phần trình bày cổ điển về các thiết kế nghiên cứu dựa trên thí nghiệm Campbell và Stanley đã thiết kế một hệ thống ký hiệu cho các thí nghiệm được sử dụng ngày nay; họ cũng đã đưa ra các loại thiết kế dựa trên thí nghiệm, bắt đầu với các yếu tố gây nguy hại cho giá trị (validity) bên trong và bên ngoài, kế đến là các loại thiết kế tiền thí... Nhóm B X O O O Thiết kế Chuỗi Thời gian Gián đoạn cho Nhóm Đơn (Single-Group Interrupted Time-Series Design) Trong thiết kế này, nhà nghiên cứu ghi chép các số đo cho một nhóm đơn lẽ cả trước và sau khi thực hiện phép xử lý Nhóm A O–O–O–O–X–O–O–O–O Thiết kế chuỗi Thời gian Gián đoạn với Nhóm Kiểm soát (Control-Group Interrupted Time-Series Design) 153 Thiết kế này là sự sửa đổi thiết kế Chuỗi Thời gian... nghiệm) 158 NGUỒN: Enns và Hackett ( 199 0) Bản quyền © năm 199 0 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ In lại với sự cho phép chính thức TÓM TẮT Chương này xác định những thành phần thiết yếu trong việc thiết kế một thủ tục về phương pháp cho một công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát hay dựa trên cuộc thí nghiệm Phác thảo các bước cho một công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát . đây (thí dụ, hãy xem Bausell, 199 4; Boruch, 199 8; Keppel, 199 1; Lipsey, 199 0; Reichardt và Mark, 199 8). Trong chương này, trọng tâm sẽ được đặt vào các thành phần thiết yếu của một phần trình. cạnh của thiết kế nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Ông xem xét lại các loại thiết kế nghiên cứu, logic của phương pháp lấy mẫu, và các thí dụ về các thiết kế nghiên cứu. Ông cũng. nghiệm, và thiết kế một đối tượng duy nhất. Với các thiết kế tiền-thí nghiệm, nhà nghiên cứu xem xét, nghiên cứu một nhóm đơn lẻ và đưa ra một sự can thiệp trong suốt cuộc thí nghiệm. Thiết kế này