1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế nghiên cứu Chương 7 pot

21 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 495,79 KB

Nội dung

CHƯƠNG BẢY ______________________________ VIỆC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu định lượng, các giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu thường dựa trên những lý thuyết mà nhà nghiên cứu tìm cách kiểm định. Trong nghiên cứu định tính, việc sử dụng lý thuyết (the use of theory) thay đổi nhiều hơn rất nhiều. Như thế, cuốn sách này giới thiệu về việc sử dụng lý thuyết vào thời điểm này trong qui trình thiết kế nghiên cứu, bởi vì lý thuyết cung cấp lời giải thích cho các biến trong các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết, trong nghiên cứu định lượng. Ngược lại, trong một luận án tiến sĩ về nghiên cứu định lượng, một phần trọn vẹn của đề án nghiên cứu có thể được dành cho việc giải thích tỉ mỉ lý thuyết cho công trình nghiên cứu. Một cách khác là, trong một công trình nghiên cứu định tính, nhà điều tra có thể tạo ra một lý thuyết trong suốt quá trình nghiên cứu và đặt lý thuyết này ở cuối của dự án, như trong nghiên cứu theo lý thuyết có cơ sở. Trong các công trình nghiên cứu định tính khác, lý thuyết xuất hiện ngay từ đầu và cung cấp một lăng kính định hình những điều được xem xét và những câu hỏi nghiên cứu được nêu lên, như trong nghiên cứu theo dân tộc học hay trong nghiên cứu theo phương pháp tuyên truyền vận động. Trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, các nhà nghiên cứu có thể vừa kiểm định các lý thuyết vừa tạo ra các lý thuyết. Hơn nữa, nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể chứa đựng một lăng kính lý thuyết, như một trọng tâm được đặt vào các vấn đề về ủng hộ quyền bình đẳng nam nữ, các vấn đề về chủng tộc hay giai cấp, vốn hướng dẫn toàn bộ nghiên cứu. Chương này bắt đầu bằng cách tập trung vào việc sử dụng lý thuyết trong công trình nghiên cứu định lượng. Chương này xem xét lại định nghĩa về một lý thuyết, việc xếp đặt vị trí của lý thuyết trong một công trình nghiên cứu định lượng, và những hình thức thay thế khác nhau mà một lý thuyết có thể có trong một kế hoạch nghiên cứu được viết ra bằng văn bản. Kế đó, các thủ tục trong việc xác định một lý thuyêt được trình bày, theo sau là một “bản gốc” đề điền vào của phần “quan điểm lý thuyết” trong một đề án nghiên cứu định lượng. Sau đó, chương này chuyển sang thảo luận về việc sử dụng lý thuyết trong một công trình nghiên cứu định tính. Các nhà điều tra theo cách tiếp cận định tính sử dụng những thuật ngữ khác, như là các lý thuyết, các mô thức, và những điều khái quát theo trường phái tự nhiên, để mô tả những điều hiểu biết được xây dựng nên trong các công trình nghiên cứu của họ. Đôi lúc những điều hiểu biết này xảy ra vào lúc đầu của một công trình nghiên cứu; những lúc khác, những điều hiểu biết này xuất hiện vào lúc cuối. Các thí dụ minh họa những giải pháp thay thế khác nhau có sẵn cho các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính sử dụng. Cuối cùng, chương này chuyển sang thảo luận về việc sử dụng các lý thuyết trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp và việc sử dụng lý thuyết trong một loại chiến lược điều tra – chiến lược có tính biến đổi – mới nổI lên gần đây trong các tài liệu. 109 VIỆC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Định nghĩa về một lý thuyết Trong nghiên cứu định lượng, tồn tại một số tiền lệ trong lịch sử để xem một lý thuyết như là một lời tiên đoán khoa học hay một lời giải thích khoa học (hãy xem G. Thomas, 1997, để biết những cách thức khác nhau của việc khái niệm hóa các lý thuyết và các lý thuyết có thể hạn chế suy nghĩ như thế nào). Thí dụ, định nghĩa về một lý thuyết, như định nghĩa của Kerlinger (1979), ngày nay vẫn còn có giá trị. Một lý thuyết là “một tập hợp các cấu trúc khái niệm (constructs) (hay còn gọi là các biến) có tương quan với nhau, các định nghĩa, và những lời xác nhận hay lời tuyên bố (propositions) mà trình bày một quan điểm có hệ thống về các hiện tượng bằng cách nêu rõ những mối quan hệ giữa các biến, với mục đích là giải thích các hiện tượng tự nhiên” (trang 64). Trong định nghĩa này, một lý thuyết là một tập hợp các cấu trúc khái niệm (hay các biến) có tương quan với nhau được xây dựng thành những lời xác nhận, hay các giả thuyết, vốn nêu rõ quan hệ giữa các biến (thường là theo độ lớn hay chiều hướng). Quan điểm có hệ thống có thể là một lập luận, nội dung thảo luận, hay cơ sở lý lẽ, và quan điểm có hệ thống này giúp giải thích (hay tiên đoán) các hiện tượng xảy ra trên thế giới. Labovitz và Hagedorn (1971) thêm vào định nghĩa này ý tưởng về một cơ sở lý lẽ về lý thuyết (theoretical rationale), mà họ định nghĩa là “nêu rõ bằng cách nào và tại sao các biến và những lời phát biểu về quan hệ có tương quan với nhau” (trang 17). Tại sao một biến độc lập, X, ảnh hưởng hay tác động đến một biến phụ thuộc, Y? Lý thuyết sẽ đưa ra lời giải thích cho kỳ vọng hay tiên đoán này. Như thế, thảo luận về lý thuyết như nói trên sẽ xuất hiện trong một phần của đề án nghiên cứu có đề mục là cơ sở lý thuyết, cơ sở lý lẽ về lý thuyết, hoặc quan điểm lý thuyết. Tôi thích thuật ngữ quan điểm lý thuyết hơn bởi vì thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến như một phần bắt buộc của một đề án nghiên cứu khi người ta nộp đơn xin trình bày một tài liệu nghiên cứu tại hội nghị Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Hoa Kỳ. Phép ẩn dụ về cầu vồng có thể giúp hình dung ra một lý thuyết hoạt động như thế nào. Giả định rằng cầu vồng là cầu nối giữa biến (hay cấu trúc khái niệm) độc lập và biến phụ thuộc trong một công trình nghiên cứu. Như thế, cầu vồng này ràng buộc các biến với nhau và cung cấp lời giải thích bao trùm về việc bằng cách nào và tại sao người ta có thể kỳ vọng biến độc lập giải thích hay tiên đoán biến phụ thuộc. Các lý thuyết hình thành khi các nhà nghiên cứu kiểm định một lời tiên đoán nhiều lần. Hãy nhớ lại rằng các nhà điều tra kết hợp các biến độc lập, trung gian, và phụ thuộc, dựa trên những hình thức thước đo khác nhau, thành các giả thuyết hay các câu hỏi nghiên cứu. Các giả thuyết hay các câu hỏi nghiên cứu này cung cấp thông tin về loại quan hệ (tương quan) (đồng biến, nghịch biến, hay chưa biết) và độ lớn của quan hệ (thí dụ cao hay thấp). Giả thuyết có thể được viết như thế này: “Sự tập trung quyền lực vào các nhà lãnh đạo càng nhiều, thì sự tước quyền lực của những người thuộc hạ càng nhiều.” Khi các nhà nghiên cứu kiểm định các giả thuyết, như giả thuyết nói trên, lặp đi lặp lại nhiều lần, trong những môi trường khác nhau và với những tổng thể (populations) khác nhau (thí dụ, các Hướng Đạo sinh, nhà nhờ thuộc Giáo hội Xcôtlen, Câu lạc bộ Rotary, và một nhóm học sinh trung học), một lý thuyết mới nổi lên và ai đó đặt tên cho lý thuyết này (thí dụ, lý thuyết về việc gán điều gì cho ai). Như thế, lý thuyết hình thành như là lời giải thích cho tri thức tiên tiến trong các lĩnh vực cụ thể (G. Thomas, 1997). Một khía cạnh khác của các lý thuyết là chúng khác nhau về bề rộng của phạm vi bao trùm của chúng. Neuman (2000) xem xét lại các lý thuyết ở ba cấp độ: cấp vi mô, cấp trung gian (meso), và cấp vĩ mô. Các lý thuyết cấp vi mô cung cấp những lời giải thích giới hạn 110 trong những phần nhỏ của thời gian, không gian, hay số người. Thí dụ như lý thuyết của Goffman về “công việc bề mặt” giải thích cách thức người ta tham gia vào những nghi thức trong suốt những cuộc tương tác mặt đối mặt. Các lý thuyết cấp trung gian liên kết các cấp vi mô và vĩ mô. Đây là những lý thuyết về các tổ chức, các phong trào xã hội, hay các cộng đồng, như lý thuyết của Collin về quyền kiểm soát trong các tổ chức. Các lý thuyết cấp vĩ mô giải thích những tổng gộp lớn hơn, như các thể chế hay định chế xã hội, các hệ thống văn hóa và toàn thể xã hội. Thí dụ lý thuyết cấp vĩ mô của Lenski về sự phân chia giai cấp trong xã hội, giải thích số lượng thặng dư một xã hội sản xuất ra gia tăng theo sự phát triển của xã hội đó như thế nào. Các lý thuyết được tìm thấy trong các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như ngành tâm lý học, xã hội học, nhân loại học, giáo dục, và kinh tế học, cũng như trong nhiều lĩnh vực phụ. Để biết các lý thuyết này ở đâu và đọc về các lý thuyết này, đòi hỏi phải tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu (thí dụ, Psychological Abstracts (Những Bản Tóm tắt về Tâm lý học), Sociological Abstracts (Những Bản Tóm tắt về Xã hội học)) hay xem xét lại những hướng dẫn đối với tài liệu về các lý thuyết (thí dụ, hãy xem Webb, Beals, & White, 1986). Hình thức của các Lý thuyết Các nhà nghiên cứu phát biểu các lý thuyết của họ theo vài cách, chẳng hạn như một chuỗi các giả thuyết, những lời phát biểu hợp logic (hợp luận lý) “nếu . . . thì,” hay các mô hình trực quan. Thứ nhất, một số nhà nghiên cứu trình bày lý thuyết dưới hình thức các giả thuyết liên kết với nhau. Thí dụ, Hopkins (1964) truyền đạt lý thuyết của mình về các qui trình ảnh hưởng như là một chuỗi gồm 15 giả thuyết (được thay đổi một ít để tránh tình trạng sử dụng toàn đại từ chỉ nam giới). Đối với bất kỳ thành viên nào của một nhóm nhỏ, một số giả thuyết như sau: 1. Cấp bậc của cô ấy càng cao, thì tính chất trung tâm của cô ấy càng cao. 2. Tính chất trung tâm của ông ấy càng cao, thì khả năng có thể nhận thấy được của ông ấy càng cao. 3. Cấp bậc của cô ấy càng cao, thì khả năng có thể nhận thấy được của cô ấy càng cao. 4. Tính chất trung tâm của ông ấy càng cao, thì sự tuân thủ của ông ấy càng cao. 5. Cấp bậc của cô ấy càng cao, thì sự tuân thủ của cô ấy càng cao. 6. Khả năng có thể nhận thấy được của ông ấy càng cao, thì sự tuân thủ của ông ấy càng cao. 7. Sự tuân thủ của cô ấy càng cao, thì khả năng có thể nhận thấy được của cô ấy càng cao (trang 51). 111 X 2 X 1 X 3 + + + Y 2 + + Y 1 Z 1 Các Biến Độc lập Các Biến Can thiệp Biến Phụ thuộc Hình 7.1 Ba Biến Độc lập Ảnh hưởng đến một Biến Phụ thuộc Duy nhất, qua Ảnh hưởng Trung gian của hai Biến Can thiệp. _ Hình thức thứ hai là phát biểu một lý thuyết như là một chuỗi những lời phát biểu “nếu . . . thì” giải thích tại sao người ta kỳ vọng các biến độc lập ảnh hưởng đến hay gây nên các biến phụ thuộc. thí dụ, Homans (1950) giải thích một lý thuyết về sự tương tác như sau: Nếu tần suất của sự tương tác giữa hai người hay nhiều hơn hai người gia tăng, thì mức độ họ thích nhau sẽ gia tăng và ngược lại . . . những người cảm nhận tình cảm thích nhau sẽ bày tỏ những tình cảm đó bằng những hoạt động ngoài những hoạt động của hệ thống bên ngoài, và những hoạt động này có thể tăng cường thêm những tình cảm thích nhau. Những người tương tác với nhau càng thường xuyên, thì cả hành động của họ lẫn tình cảm của họ có khuynh hướng trở nên càng giống nhau về một số phương diện (các trang 112, 118, 120). Thứ ba, tác giả có thể trình bày một lý thuyết dưới hình thức mô hình trực quan. Thật là hữu ích khi thể hiện các biến thành một hình vẽ trực quan. Blalock (1969, 1985, 1991) cổ vũ việc lập mô hình nhân quả và trình bày lại các lý thuyết bằng lời thành các mô hình nhân quả sao cho người đọc có thể hình dung ra những liên kết của các biến với nhau. Hai thí dụ đã đơn giản hóa được trình bày ở đây. Như Hình 7.1 cho thấy, ba biến độc lập ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc duy nhất, qua trung gian là ảnh hưởng của hai biến can thiệp. Việc thiết lập một đồ thị như Hình 7.1 này cho thấy chuỗi quan hệ nhân quả khả dĩ giữa các biến, dẫn đến việc lập mô hình về phân tích con đường đi (path analytic modelling) và những phân tích cao cấp hơn sử dụng nhiều thước đo về các biến như đuợc tìm thấy trong việc lập mô hình phương trình cấu trúc (xem Kline, 1998). Ở mức giới thiệu, Duncan (1985) đưa ra những đề nghị hữu ích về hệ thống ký hiệu để xây dựng những đồ thị nhân quả, trực quan này: 112 X 1 X a X b X 2 Nhóm Kiểm soát (–) Nhóm Thí nghiệm (+) + Y 1 Hình 7.2 Hai Nhóm Chịu những Xử lý khác nhau đối với X 1 Được So sánh xét Theo Y 1 , với X 2 được kiểm soát. • Hãy đặt các biến phụ thuộc về phía bên phải trên đồ thị và các biến độc lập về phía trái. • Hãy sử dụng các mũi tên một chiều, đi từ mỗi biến quyết định đến mỗi biến phụ thuộc vào biến quyết định này. • Hãy chỉ ra “sức mạnh” của mối quan hệ giữa các biến bằng cách ghi vào những dấu chỉ khả năng tác động qua lại trên các con đường đi (các đường mũi tên nói trên). Hãy sử dụng các dấu chỉ khả năng tác động dương hay âm mà các dấu này khẳng định hay suy đoán các mối quan hệ. • Hãy sử dụng những đường có mũi tên ở hai đầu để cho thấy các mối quan hệ chưa được phân tích giữa các biến không phụ thuộc vào các mối quan hệ khác trong mô hình này. Mặc dù những đồ thị về quan hệ nhân quả phức tạp hơn có thể được xây dựng với hệ thống ký hiệu bổ sung, nhưng mô hình được trình bày ở đây mô tả một mô hình căn bản về một số biến có giới hạn, như thường tìm thấy trong công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra. Một biến thể của chủ đề này là có hai biến độc lập, trong đó một biến so sánh nhóm thí nghiệm với nhóm kiểm soát và biến thứ hai chỉ đơn giản đo lường một thuộc tính hay một đặc điểm. Như Hình 7.2 cho thấy, hai nhóm đối với biến X (đó là X 1 a và X b ) được so sánh, cùng với biến X (một biến kiểm soát) khi hai biến này ảnh hưởng đến Y 2 1 , một biến phụ thuộc. Thiết kế này là một thiết kế thí nghiệm giữa các nhóm. Ở đây áp dụng cùng những qui tắc về hệ thống ký hiệu đã thảo luận ở trên. 113 (+) (+) (-) (+) (+) (+) (+) (+/-) (+) (+) (+) (+) (+) (+) (+/-) Độc lập Hai mô hình trực quan này chỉ có ý định giới thiệu những khả năng nối kết các biến độc lập và phụ thuộc để xây dựng các lý thuyết. Những thiết kế phức tạp hơn sử dụng nhiều biến độc lập và nhiều biến phụ thuộc trong các mô hình về quan hệ nhân quả rất chi tiết Ngoại sinh Nội sinh Phụ thuộc Thành quả Nghiên cứu Học thuật . Những Bài Trình bày (phi nghiên cứu) . Những Bài Trình bày (nghiên cứu) . Các Bài báo trên Tập san (không được chứng nhận) . Các Bài báo được Chứng nhận (nghiên cứu) . Các Bài báo được Chứng nhận (phi nghiên cứu) . Các chương trong Sách . Các Cuốn Sách . Các Khoản Trợ cấp của Liên bang (đã được phê duyệt) . Các Khoản Trợ cấp của Liên bang (đã cấp tiền) . Các Khoản Trợ cấp không phải của Liên bang Các Biến Nhân khẩu học Khối lượng Công việc (phi nghiên cứu) Các Tiêu chuẩn Biên chế Chính thức của Tổ chức (-) Sức ép buộc phải Tiến hành Nghiên cứu Vị trí Bổ nhiệm trên Con đường Biên chế Chính thức Sự Cộng tác Đại học ở Trung tâm các Khoa học về Sức khỏe Các Nguồn lực ( + ) Sự Tự Cảm nhận là Nhà Nghiên cứu Đào tạo Nghiên cứu Trước đó Loại Vị trí Bổ nhiệm (Chức Giáo sư so với Tập thể Cán bộ Giảng dạy) . Các H ợp đồng Hỗ trợ từ Bạn Đồng nghiệp Hỗ trợ từ Chủ tịch Khoa ( + ) Hình 7.3. Mô hình Trực quan về Thành quả Nghiên cứu Học thuật của Tập thể Cán bộ Giảng dạy Nguồn: Trích từ P. W. Jungnickel (1990), Những Yếu tố Tương quan tại Nơi Làm việc và Thành quả Nghiên cứu Học thuật của các Thành viên Tập thể Cán bộ Giảng dạy Lâm sàng Dược khoa, đề án nghiên cứu không công bố, Đại học Nebraska – Lincoln. Sử dụng với sự cho phép chính thức. (+) 114 (Blalock, 1969, 1985). Thí dụ, Jungnickel (1990), trong một đề án làm luận án tiến sĩ về năng suất nghiên cứu trong tập thể cán bộ giảng dạy tại các trường dược, đã trình bày một mô hình trực quan phức tạp như Hình 7.3 cho thấy. Jungnickel đã nêu câu hỏi những yếu tố nào ảnh hưởng đến thành quả nghiên cứu học thuật của một thành viên trong tập thể cán bộ giảng dạy. Sau khi xác định các yếu tố này trong tài liệu, ông đã phỏng theo một khuôn khổ lý thuyết được tìm thấy trong nghiên cứu về nghề chăm sóc bệnh nhân (Megel, Langslon, & Creswell, 1988). Ông xây dựng một mô hình trực quan mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố này. Mô hình này tuân theo các qui tắc xây dựng mô hình trực quan được giới thiệu trước đây. Ông liệt kê các biến độc lập về phía trái tận cùng, các biến can thiệp ở giữa, và các biến phụ thuộc về phía phải. Chiều hướng của ảnh hưởng đi từ trái sang phải, và ông sử dụng các dấu chỉ khả năng tác động “+” và “–” để chỉ ra chiều hướng theo giả thuyết. Nhà Nghiên cứu Kiểm định hay Xác minh một Lý thuyết Nhà Nghiên cứu Kiểm định các Giả thuyết hay các Câu hỏi Nghiên cứu từ Lý thuyết nói trên Nhà Nghiên cứu Định nghĩa các Biến và đưa các Biến vào Hoạt động, các Biến này được rút ra từ Lý thuyết nói trên Nhà Nghiên cứu Đo lường hay Quan sát các Biến bằng cách sử dụng một Công cụ để Thu nhận những Số điểm Hình 7.4 Cách Tiếp cận Suy diễn thường được Sử dụng trong Nghiên cứu Định lượng Xếp đặt Vị trí các Lý thuyết trong Nghiên cứu Định lượng Trong các công trình nghiên cứu định lượng, người ta sử dụng lý thuyết một cách suy diễn và đặt lý thuyết vào phần đầu của kế hoạch cho một nghiên cứu. Với mục tiêu là kiểm định hay xác minh một lý thuyết chứ không phải xây dựng lý thuyết, nhà nghiên cứu đưa ra một lý thuyết, thu thập dữ liệu để kiểm định lý thuyết này, và suy nghĩ cẩn thận về việc xác nhận hay việc không xác nhận lý thuyết này qua các kết quả nhận được. Lý thuyết nói trên trở thành một khuôn khổ cho toàn bộ nghiên cứu, một mô hình tổ chức cho các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết và cho thủ tục thu thập dữ liệu. Mô hình suy diễn về tư duy được sử dụng trong một công trình nghiên cứu định lượng được trình bày trong Hình 7.4. Nhà nghiên cứu kiểm định hay xác minh một lý thuyết bằng cách xem xét các giả thuyết hoặc các câu hỏi nghiên cứu được rút ra từ lý thuyết này. Các giả thuyết hoặc các câu hỏi nghiên cứu có chứa những biến (hay những cấu trúc khái niệm) mà nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa. Hay một cách khác là, nhà nghiên cứu có thể tìm thấy một định nghĩa chấp nhận được trong tài liệu đã có. Từ đây, nhà điều tra chỉ định một công cụ để sử dụng trong việc đo lường hay quan sát thái độ và hành vi của những người tham gia vào công trình nghiên cứu. Kế đó, nhà điều tra 115 thu thập những số điểm trên các công cụ này để xác nhận hay không xác nhận lý thuyết nói trên. Bảng 7.1 Các Phương án Chọn lựa cho việc Xếp đặt Vị trí Lý thuyết trong một Công trình Nghiên cứu Định lượng Cách Xếp đặt Vị trí Những Điểm lợi Những Điểm Bất lợi Trong phần giới thiệu Cách tiếp cận thường được tìm thấy trong các bài viết trên tập san và sẽ quen thuộc với người đọc. Người đọc khó cách ly và tách biệt cơ sở lý thuyết khỏi những thành phần khác của qui trình nghiên cứu. Cách xếp đặt này truyền đạt một cách tiếp cận suy diễn. Trong phần xem xét lại tài liệu Các lý thuyết được tìm thấy trong tài liệu, và việc đưa các lý thuyết vào phần xem xét lại tài liệu là một phần mở rộng hợp lý hay một phần của tài liệu. Người đọc khó thấy được lý thuyết này riêng biệt, tách rời khỏi nội dung xem xét lại tài liệu về mặt học thuật. Ở sau các giả thuyết hoặc các câu hỏi nghiên cứu Thảo luận về lý thuyết này là một phần mở rộng hợp lý của các giả thuyết hoặc các câu hỏi nghiên cứu bởi vì thảo luận này giải thích các biến quan hệ với nhau như thế nào và tại sao quan hệ. Tác giả có thể bao gồm cơ sở lý lẽ về lý thuyết sau các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu, và bỏ quên phần thảo luận mở rộng về nguồn gốc và việc sử dụng lý thuyết. Trong một phần riêng biệt Cách tiếp cận này tách biệt một cách rõ ràng lý thuyết khỏi các thành phần khác của qui trình nghiên cứu, và làm cho người đọc có thể xác định được tốt hơn và hiểu được cơ sở lý thuyết của công trình nghiên cứu Thảo luận về lý thuyết đứng tách biệt khỏi các thành phần khác của qui trình nghiên cứu và, đúng như thế, một người đọc có thể không liên kết được một cách dễ dàng lý thuyết với các thành phần khác của qui trình nghiên cứu. Cách tiếp cận suy diễn này đối với nghiên cứu theo cách tiếp cận định lượng có những ý nghĩa đối với việc xếp đặt vị trí của một lý thuyết trong một công trình nghiên cứu định lượng (Xem Bảng 7.1). Một hướng dẫn tổng quát là giới thiệu lý thuyết đó sớm trong kế hoạch hay công trình nghiên cứu. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu trình bày lý thuyết trong phần giới thiệu, trong phần xem xét lại tài liệu, ngay sau các giả thuyết hoặc các câu hỏi nghiên cứu (như là cơ sở lý lẽ cho những liên kết giữa các biến), hay trong một phần riêng biệt của công trình nghiên cứu. Mỗi cách xếp đặt vị trí nói trên có những điểm lợi và những điểm bất lợi. Tôi thích viết lý thuyết thành một phần riêng biệt hơn, sao cho người đọc có thể nhận ra được một cách rõ ràng lý thuyết tách ra khỏi các thành phần khác của qui trình nghiên cứu. Một đoạn riêng biệt như thế mang lại một sự giải thích và phân tích đầy đủ về phần lý thuyết, 116 việc sử dụng lý thuyết, và lý thuyết này liên quan như thế nào đến công trình nghiên cứu mà tác giả đang đề xuất. Mô hình để Viết Quan điểm Lý thuyết Định lượng Bằng cách sử dụng các ý tưởng nói trên, mô hình để viết phần quan điểm lý thuyết định lượng được trình bày sau đây. Giả định rằng nhiệm vụ là xác định một lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Thủ tục sau đây có thể được sử dụng: 1. Hãy xem tài liệu trên cơ sở ngành học thuật để tìm một lý thuyết. Nếu đơn vị phân tích đối với các biến là các cá nhân, thì hãy tìm trong tài liệu về tâm lý học; nghiên cứu các nhóm hay các tổ chức, hãy tìm trong tài liệu xã hội học. Nếu dự án nghiên cứu xem xét các cá nhân và các nhóm, thì hãy xét đến tài liệu tâm lý học xã hội. Dĩ nghiên là các lý thuyết rút ra từ các lý thuyết trong ngành khác cũng có thể hữu ích (thí dụ, để nghiên cứu một vấn đề kinh tế, thì lý thuyết có thể được tìm thấy trong kinh tế học). 2. Cũng phải xem xét các công trình nghiên cứu trước đó mà có xử lý đề tài đang xét hay một đề tài liên quan chặt chẽ đến đề tài đang xét. Những lý thuyết nào đã được các tác giả khác sử dụng? Hãy giới hạn số lượng lý thuyết và cố gắng xác định một lý thuyết bao trùm (one overarching theory) giải thích cho giả thuyết chủ yếu hay câu hỏi nghiên cứu chủ yếu trong công trình nghiên cứu. 3. Như đã được đề cập trước đây, hãy nêu lên một câu hỏi cầu vồng (rainbow question) làm cầu nối bắc qua các biến độc lập và phụ thuộc: Tại sao (các) biến độc lập ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc? 4. Viết ra phần lý thuyết. Hãy theo các câu hàng đầu này: “Lý thuyết mà tôi sẽ sử dụng là _____________ (tên của lý thuyết). Lý thuyết này đã được xây dựng bởi ______________ (xác định nguồn gốc hay nguồn tài liệu của lý thuyết này), và lý thuyết này đã được sử dụng để nghiên cứu ____________ (xác định các đề tài mà ở đó ta tìm thấy lý thuyết này được áp dụng). Lý thuyết này chỉ ra rằng ________ (xác định những lời xác nhận hay các giả thuyết trong lý thuyết này). Khi được áp dụng vào công trình nghiên cứu của tôi, lý thuyết này cho rằng tôi sẽ kỳ vọng (các) biến độc lập của mình __________ (trình bày (các) biến độc lập) ảnh hưởng đến hay giải thích cho (các) biến phụ thuộc __________ (trình bày (các) biến phụ thuộc) bởi vì ____________ (đưa ra cơ sở lý lẽ dựa trên logic của lý thuyết này”). Như thế, những đề tài được bao gồm trong phần thảo luận về lý thuyết định lượng là lý thuyết sẽ được sử dụng, các giả thuyết chủ yếu hay những lời xác nhận chủ yếu của lý thuyết này, thông tin về việc sử dụng lý thuyết này trong quá khứ và ứng dụng của lý thuyết này, và những lời phát biểu thể hiện việc lý thuyết này liên quan đến công trình nghiên cứu đề xuất như thế nào. Mô hình này được minh họa trong thí dụ của Crutchfield (1986) dưới đây. Thí dụ 7.1 Phần trình bày Lý thuyết Định lượng Crutchfield (1986) đã viết một luận án tiến sĩ với nhan đề Trung tâm Kiểm soát, Lòng Tin cậy giữa Con người với nhau, và Năng suất Nghiên cứu Học thuật. Điều tra về các nhà giáo dục trong nghề chăm sóc bệnh nhân, chủ đích của bà là xác định xem trung tâm kiểm soát và lòng tin cậy giữa con người với nhau có ảnh hưởng đến mức tài liệu xuất bản của tập thể cán bộ giảng dạy hay không. Luận án tiến sĩ của bà đưa vào trong chương giới thiệu một phần riêng 117 biệt với đề mục là “Quan điểm lý thuyết”. Phần này được trình bày sau đây, bao gồm những điểm như sau: • Lý thuyết bà dự định sử dụng • Các giả thuyết chủ yếu của lý thuyết này • Thông tin về ai đã sử dụng lý thuyết này và khả năng ứng dụng lý thuyết này • Sự điều chỉnh cho thích hợp (sự thích nghi) lý thuyết này với các biến trong công trình nghiên cứu của bà bằng cách sử dụng logic (luận lý) “nếu . . . thì”. Sau đây là phần “quan điểm lý thuyết” trong công trình nghiên cứu của bà, được sao chép toàn bộ. Tôi chỉ thêm vào lời chú thích (được in đậm) để đánh dấu những đoạn then chốt. Quan điểm Lý thuyết Trong việc hình thành một quan điểm lý thuyết cho việc nghiên cứu năng suất nghiên cứu học thuật của tập thể cán bộ giảng dạy, lý thuyết học hỏi xã hội (social learning theory) cung cấp một mẫu đầu tiên. Khái niệm về hành vi này cố gắng đạt được sự tổng hợp thật cân đối tâm lý học về nhận thức với những nguyên tắc về sự sửa đổi hành vi (Bower và Hilgard, 1981). Về cơ bản, khuôn khổ lý thuyết thống nhất này “tiếp cận việc giải thích về hành vi con người theo sự tương tác (có qua có lại) liên tục giữa những yếu tố quyết định về nhận thức, hành vi, và môi trường” (Bandura, 1997, trang vii). (Tác giả xác định lý thuyết cho công trình nghiên cứu này) Mặc dù lý thuyết học hỏi xã hội chấp nhận việc áp dụng những nhân tố tăng cường chẳng hạn như những nguyên tắc định hình, nhưng lý thuyết học hỏi xã hội có khuynh hướng nhận thấy vai trò của phần thưởng vừa là chuyển tải thông tin về sự đáp ứng tối ưu, vừa là cung cấp động cơ khuyến khích cho một hành động định trước nào đó vì phần thưởng dự kiến. Ngoài ra, các nguyên tắc về học hỏi của lý thuyết này nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò quan trọng của quá trình trải nghiệm thông qua hành động của người khác (xúc động lây, vui lây v.v), quá trình có tính tượng trưng, và quá trình tự điều chỉnh (Bandura, 1971). Lý thuyết học hỏi xã hội không những xử lý việc học hỏi, mà còn tìm cách mô tả cách thức một tập hợp các năng lực cá nhân và xã hội (cái được gọi là nhân cách) có thể phát triển dần từ các điều kiện xã hội mà trong đó quá trình học hỏi xảy ra. Lý thuyết này cũng đề cập đến những kỹ thuật đánh giá nhân cách (Michel, 1968), và việc sửa đổi hành vi trong các môi trường giáo dục và điều trị (Bandura, 1977; Bower và Hilgard, 1981; Rotter, 1954). (Tác giả mô tả lý thuyết học hỏi xã hội). Hơn nữa, các nguyên tắc của lý thuyết học hỏi xã hội đã được áp dụng vào một dãy rộng hành vi xã hội, như là khả năng cạnh tranh, tính năng nổ, các vai trò của giới tính, xu hướng lệch lạc, và hành vi bệnh hoạn, phi lý (Bandura và Walters, 1963; Bandura, 1977; Michel, 1986; Miller và Dollard, 1941; Roter, 1954; Staats, 1975). (Tác giả mô tả việc sử dụng lý thuyết này). Giải thích lý thuyết học hỏi xã hội, Rotter (1954) đã chỉ ra rằng có bốn loại biến cần được xét đến: hành vi, những sự kỳ vọng, sự tăng cường (reinforcement), và, tình trạng tâm lý. Một công thức tổng quát về hành vi đã được đề xuất, công thức này phát biểu: “tiềm năng một hành vi xảy ra trong bất cứ tình trạng tâm lý cụ thể nào là một hàm số của sự kỳ vọng rằng hành vi này sẽ dẫn đến sự tăng cường cụ thể trong tình trạng đó và của giá trị của sự tăng cường đó”. (Rotter, 1975, trang 57). 118 [...]... cuối như là phần kết luận của các công trình nghiên cứu của họ Một số công trình nghiên cứu định tính không đưa vào một lý thuyết rõ ràng và các công trình nghiên cứu này thể hiện nghiên cứu mô tả về một hiện tượng chủ yếu Các nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp sử dụng lý thuyết hoặc theo cách suy diễn (như trong nghiên cứu định lượng) hoặc theo phép qui nạp (như trong nghiên cứu định tính)... trình nghiên cứu, trong phần xem xét lại tài liệu Họ cũng bao gồm các lý thuyết với các giả thuyết hay câu hỏi nghiên cứu hoặc đặt các lý thuyết trong một phần tách biệt Một bản gốc để điền vào có thể giúp thiết kế phần lý thuyết cho một đề án nghiên cứu Trong nghiên cứu định tính, các nhà điều tra sử dụng lý thuyết như một lời giải thích rộng rất giống trong nghiên cứu định lượng, chẳng hạn như trong nghiên. .. Caracelli (19 97) , những người đề cập đến việc sử dụng một thiết kế có tính biến đổi”như một hình thức khác biệt của nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp Thiết kế này mang lại tính ưu việt cho nghiên cứu hướng đến hành động, dựa trên giá trị, chẳng hạn như trong những cách tiếp cận về nghiên cứu theo biện pháp khuyến khích sự tham gia của mọi người và về việc trao quyền Trong thiết kế này, các tác... định chế/thể chế và các cộng đồng?) Xác định Thiết kế Nghiên cứu • Thiết kế nghiên cứu của Anh/Chị có từ chối việc xử lý đối với bất kỳ nhóm nào và có tôn trọng những điều cân nhắc về đạo đức của những người tham gia hay không? Xác định các Nguồn Dữ liệu và Chọn lựa những Người Tham gia vào Công trình Nghiên cứu • Những người tham gia vào công trình nghiên cứu có thuộc các nhóm gắn với sự phân biệt đối... cấp) trong các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp của họ Một thiết kế có tính biến đổi – có tính giải phóng kết hợp quan điểm này vào, và những phát triển gần đây đã 1 27 xác định những thủ tục để kết hợp quan điểm này vào tất cả các giai đoạn của qui trình nghiên cứu Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết 15 Hãy viết một phần “quan điểm lý thuyết” cho kế hoạch nghiên cứu của Anh/Chị, theo sát... bày trong chương này 16 Đối với đề án nghiên cứu định lượng Anh/Chị đang lập kế hoạch hãy vẽ một mô hình trực quan về các biến trong lý thuyết bằng cách sử dụng các thủ tục đối với thiết kế theo mô hình nhân quả được đưa ra trong chương này 17 Hãy tìm các bài viết trên tập san nghiên cứu định lượng mà (a) sử dụng một lý thuyết tiên nghiệm (a priori) được sửa đổi trong suốt qui trình nghiên cứu, (b)... cam kết về giá trị của các truyền thống khác nhau trong nghiên cứu (thí dụ, tính không bị thiên lệch từ nghiên cứu định lượng và tính bị thiên lệch nặng nề từ nghiên cứu định tính), việc sử dụng các phương pháp khác nhau, và việc đặt trọng tâm vào các giải pháp hành động trong nghiên cứu Thật đáng tiếc, họ không nêu rõ những thủ tục liên quan trong việc kết hợp quan điểm lý thuyết này vào thực tiễn nghiên. .. điểm kết thúc khác nhau cho các công trình nghiên cứu định tính Thí dụ, trong nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu tình huống, Stake (1995) đề cập đến lời khẳng định (assertion) như là một điều khái quát mang tính chất xác nhận – tóm tắt của nhà nghiên cứu về những lời giải thích và những lời tuyên bố về sự thật hay điều gì đó – mà được thêm vào đó những kinh nghiệm cá nhân riêng của nhà nghiên cứu, ... đặt Vị trí của Lý thuyết hay Mô thức trong Nghiên cứu Định tính Việc lý thuyết được sử dụng như thế nào ảnh hưởng đến việc xếp đặt vị trí của lý thuyết trong một công trình nghiên cứu định tính Trong những công trình nghiên cứu với chủ đề về văn hóa hay một lăng kính lý thuyết, lý thuyết xuất hiện ở các đoạn mở đầu của công trình nghiên cứu Phù hợp với thiết kế mới nổi của điều tra định tính, lý thuyết... (thí dụ, các cuộc phỏng vấn, các quan sát) Hình 7. 5 Logic theo phép Qui nạp của Nghiên cứu trong một Công trình Nghiên cứu Định tính Khác với định hướng về lý thuyết này là các công trình nghiên cứu định tính trong đó lý thuyết (hay lời giải thích tổng quát khác nào đó) trở thành điểm kết thúc đối với một công trình nghiên cứu Đó là một qui trình theo phép qui nạp của việc xây dựng từ dữ liệu đến các . hỏi nghiên cứu được nêu lên, như trong nghiên cứu theo dân tộc học hay trong nghiên cứu theo phương pháp tuyên truyền vận động. Trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, các nhà nghiên cứu. trình nghiên cứu định tính này như người ta có thể tìm thấy trong một dự án nghiên cứu định lượng, mà được sửa đổi trong công trình nghiên cứu này. Vào lúc kết thúc công trình nghiên cứu này,. như là phần kết luận của các công trình nghiên cứu của họ. Một số công trình nghiên cứu định tính không đưa vào một lý thuyết rõ ràng và các công trình nghiên cứu này thể hiện nghiên cứu mô tả

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w