Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
389,73 KB
Nội dung
CHUƠNG BỐN _______________________________________ PHẦN GIỚI THIỆU Sau khi đã hoàn tất phần khuôn khổ thiết kế và phần duyệt xét lại sơ bộ tài liệu, và sau khi cân nhắc việc viết lách và những vấn đề đạo lý, nhà xây dựng đề án chuyển sang việc thiết kế thật sự một cuộc nghiên cứu. Qui trình bắt đầu bằng việc sắp xếp các ý tưởng, trước tiên là thiết kế một phần giới thiệu (hay dẫn nhập) của một đề án nghiên cứu. Chương này thảo luận về bố cục và cách viết của phần giới thiệu có tính nghiên cứu học thuật của một đề án định tính, định lượng và theo các phương pháp hỗn hợp (mixed methods). Chương này xem xét những khác biệt trong việc viết phần giới thiệu cho ba loại đề án khác nhau này. Sau đó, để cung cấp một mô hình làm việc về một phần giới thiệu hay, trong chương này sẽ trình bày một phần giới thiệu hoàn chỉnh được trích từ một công trình nghiên cứu đã được công bố. Sau đó, mô hình nói trên được phân tích, từng phần một, bằng cách sử dụng một khuôn khổ để viết phần giới thiệu hay. Khuôn khổ này dựa trên năm thành phần chủ yếu được tìm thấy trong tất cả phần giới thiệu, bất kể cách tiếp cận nghiên cứu. Khuôn khổ này gồm có việc xác lập vấn đề dẫn đến cuộc nghiên cứu, xem xét lại tài liệu về vấn đề này, xác định những khiếm khuyết trong tài liệu về vấn đề này, nhắc đến một nhóm khán giả và lưu ý đến ý nghĩa của vấn đề này đối với nhóm khán giả đó, và xác định mục đích của cuộc nghiên cứu được đề xuất. Bởi vì cách tiếp cận này dựa vào những việc phát biểu những khiếm khuyết của tài liệu trong quá khứ, nên sẽ được gọi là mô hình những khiếm khuyết (deficiencies model) trong khoa học xã hội cho phần giới thiệu. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẦN GIỚI THIỆU Phần giới thiệu là đoạn đầu tiên trong một bài báo, một luận án, hay công trình nghiên cứu học thuật. Phần giới thiệu chuẩn bị cho toàn bộ công trình nghiên cứu. Như Wilkinson (1991) đề cập: Phần giới thiệu là phần của bài viết cung cấp cho người đọc thông tin cơ sở đối với cuộc nghiên cứu được tường trình trong bài viết này. Mục đích của phần giới thiệu là thiết lập khuôn khổ cho cuộc nghiên cứu, thế nào để người đọc có thể hiểu cuộc nghiên cứu này liên quan đến cuộc nghiên cứu khác như thế nào (trang 96). Chuẩn bị cho công trình nghiên cứu, phần giới thiệu xác lập vấn đề hay mối quan tâm dẫn đến cuộc nghiên cứu bằng cách truyền đạt thông tin về một vấn đề nghiên cứu (research problem). Bởi vì phần giới thiệu là đoạn đầu tiên trong một công trình hay đề án nghiên cứu, nên phải cẩn thận đặc biệt trong việc viết phần giới thiệu. Thật đáng tiếc là quá nhiều tác giả của các công trình nghiên cứu không xác định rõ ràng vấn đề nghiên cứu, để cho người đọc phải tự quyết định tầm quan trọng của vấn đề vốn thúc đẩy công trình nghiên cứu. Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu thường bị lẫn lộn với các câu hỏi nghiên cứu (research questions) – đó là những câu hỏi mà nhà điều tra muốn được trả lời để hiểu được hay giải thích được vấn đề nghiên cứu. Một vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc tiềm tàng. Vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ một kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trong cuộc sống hay nơi làm việc cá nhân của nhà nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu có thể đến từ một cuộc tranh luận rộng 70 rãi đã xuất hiện trong tài liệu trong vài năm. Vấn đề nghiên cứu có thể phát triển từ các cuộc tranh luận về chính sách trong chính phủ hay giữa những nhà điều hành cao cấp nhất. Các nguồn gốc của vấn đề nghiên cứu thường đủ loại. Ngoài sự phức tạp nói trên, phần giới thiệu còn phải gánh vác việc khuyến khích người đọc tiếp tục đọc thêm nữa và bắt đầu nhận thấy được ý nghĩa trong công trình nghiên cứu. Chỉ khía cạnh này không thôi cũng làm cho phần giới thiệu thật là khó viết. Phần giới thiệu cần làm cho người đọc quan tâm đến đề tài được đề cập, xác lập vấn đề dẫn đến công trình nghiên cứu, đặt công trình nghiên cứu vào trong bối cảnh rộng hơn của tài liệu học thuật, và vươn đến một nhóm khán giả riêng biệt. Phải đạt được tất cả điều này trong một phần súc tích chừng vài trang. Do những thông điệp chúng phải truyền đạt và chỗ hạn chế dành cho chúng, nên viết và hiểu được những phần giới thiệu là việc đầy thách đố. Thật may mắn là có một khuôn mẫu hay cấu trúc để viết phần giới thiệu có tính học thuật trong khoa học xã hội thật hay. Trước khi giới thiệu mô hình này, cần phải phân biệt được những khác biệt tinh tế giữa những phần giới thiệu của các công trình nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp. NHỮNG PHẦN GIỚI THIỆU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG VÀ THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP Việc xem xét lại tổng quát tất cả những phần giới thiệu cho thấy rằng chúng đều theo một mô thức tương tự: các tác giả thông báo vấn đề, và họ lý giải tại sao vấn đề đó cần được nghiên cứu. Bởi vì các vấn đề khác nhau đối với các công trình nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp (như đã thảo luận trong chương 1), nên loại vấn đề được trình bày trong phần giới thiệu sẽ khác nhau, phụ thuộc vào cách tiếp cận nghiên cứu. Trong một đề án định tính, tác giả sẽ mô tả một vấn đề nghiên cứu mà có thể hiểu được tốt nhất bằng cách xem xét kỹ một khái niệm hay một hiện tượng. Tôi cho rằng nghiên cứu định tính là để khảo sát và các nhà nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định tính để tìm hiểu một đề tài khi các biến số và cơ sở lý thuyết đều chưa biết. Thí dụ, Morse (1991) nói rằng: Những đặc điểm của một vấn đề nghiên cứu định tính là (a) khái niệm “chưa được phát triển” do việc hết sức thiếu lý thuyết và nghiên cứu trước đó; (b) có ý niệm rằng lý thuyết có sẵn có thể không chính xác, không phù hợp, không đúng hay bị thiên lệch; (c) có sự cần thiết phải khảo sát và mô tả các hiện tượng và xây dựng lý thuyết; hay (d) bản chất của hiện tượng này không thể phù hợp với các thước đo định lượng (trang 120). Thí dụ, vấn đề khu đô thị phát triển bừa bãi (vấn đề) cần được khảo sát bởi vì vấn đề này chưa được xem xét trong một số khu vực nhất định của bang. Một thí dụ khác là, trẻ em trong các lớp tiểu học có những nỗi lo âu gây trở ngại cho việc học (vấn đề), và phương cách tốt nhất để khảo sát vấn đề này là đi đến các trường học và gặp gỡ trực tiếp với các giáo viên và học sinh. Một số nhà nghiên cứu định tính có một lăng kính lý thuyết thông qua đó vấn đề sẽ được xem xét (thí dụ, bất bình đẳng về tiền lương giữa phụ nữ và đàn ông hay quan điểm cho rằng các tài xế thuộc chủng tộc nào đó hay da màu sẽ có hành vi theo cách đặc biệt nào đó trên các xa lộ). Thomas (1993) gợi ý rằng “các nhà nghiên cứu theo phái phê phán bắt đầu từ giả thuyết rằng toàn bộ đời sống văn hóa ở trong tình trạng căng thẳng liên tục giữa sự kiểm soát và sự chống đối” (trang 9). Định hướng lý thuyết này định hình cấu trúc của một phần giới thiệu. Trong phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu, thí dụ Beisel (1990) đề xuất xem xét lý thuyết về hoạt động chính trị dựa trên giai cấp giải thích như thế nào về sự 71 thiếu thành công của chiến dịch chống tệ nạn xã hội ở một trong ba thành phố của Mỹ. Như thế, trong một số công trình nghiên cứu định tính, cách tiếp cận trong phần giới thiệu có thể ít có tính quy nạp hơn trong khi vẫn dựa vào quan điểm của những người tham gia giống như hầu hết công trình nghiên cứu định tính. Ngoài ra, những phần giới thiệu trong cách tiếp cận định tính có thể bắt đầu bằng một lời phát biểu cá nhân về những kinh nghiệm từ tác giả, như những phần giới thiệu được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu theo chủ nghĩa hiện tượng học (Moustakas, 1994). Những phần giới thiệu cũng có thể được viết dựa trên quan điểm chủ quan theo lối tự thuật (ngôi thứ nhất) của cá nhân trong đó nhà nghiên cứu đặt mình vào bài tường thuật. Trong những phần giới thiệu của nghiên cứu định lượng, người ta nhận thấy sự biến thiên ít hơn. Trong một đề án định lượng, vấn đề được xử lý tốt nhất bằng việc hiểu được những yếu tố hay những biến số nào ảnh hưởng đến kết cục. Thí dụ, phản ứng trước những sự cắt giảm công nhân (một vấn đề đối với tất cả người làm công), một nhà điều tra có thể tìm cách phát hiện những yếu tố nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tinh giản biên chế. Một nhà nghiên cứu khác có thể cần hiểu biết về tỷ lệ ly hôn cao trong các cặp vợ chồng đã kết hôn (vấn đề) và xem xét liệu các vấn đề tài chính có góp phần làm tăng mức ly hôn không. Trong cả hai tình huống này, vấn đề nghiên cứu là một vấn đề mà trong đó việc hiểu biết các yếu tố giải thích hay có liên quan đến kết cục giúp các nhà điều tra hiểu biết được và giải thích được tốt nhất vấn đề này. Ngoài ra, trong phần giới thiệu theo định lượng, các nhà nghiên cứu đôi khi đưa ra một lý thuyết để kiểm định, và họ sẽ kết hợp việc xem xét lại tài liệu đáng kể để xác định các câu hỏi nghiên cứu cần phải được trả lời. Việc viết phần giới thiệu theo định lượng có thể trên quan điểm không ngôi (động từ không ngôi, chủ từ là “it” trong tiếng Anh) và ở thì quá khứ để mang lại “tính khách quan” cho ngôn ngữ của nghiên cứu. Công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể sử dụng cách tiếp cận định lượng hoặc cách tiếp cận định tính (hoặc một kết hợp nào đó của cả hai) đối với việc viết phần giới thiệu. Thí dụ, một vấn đề nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể là một vấn đề trong đó cần phải vừa hiểu biết mối quan hệ giữa các biến số trong một tình huống vừa khảo sát đề tài này sâu hơn. Một đề án theo các phương pháp hỗn hợp có thể ban đầu tìm cách giải thích mối quan hệ giữa hành vi hút thuốc và sự chán nản trong thiếu niên, sau đó khảo sát những quan điểm thật chi tiết của các thiếu niên và thể hiện những mô thức khác nhau về hành vi hút thuốc và sự chán nản. Với giai đoạn đầu theo định lượng của đề án này, phần giới thiệu có thể bao gồm sự thảo luận về một lý thuyết tiên đoán mối quan hệ nói trên. MÔ HÌNH CHO PHẦN GIỚI THIỆU Những khác biệt nói trên giữa các cách tiếp cận khác nhau là nhỏ, và những khác biệt này chủ yếu liên quan đến các loại vấn đề khác nhau gắn với các công trình nghiên cứu theo định tính, định lượng, và các phương pháp hỗn hợp. Hẳn là hữu ích khi minh họa một cách tiếp cận đối với việc thiết kế và viết phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu. Mô hình những khiếm khuyết (deficiencies model) là một khuôn mẫu tổng quát để viết phần giới thiệu tốt cho một đề án hay công trình nghiên cứu. Mô hình này là một cách tiếp cận thông thường được sử dụng trong khoa học xã hội, và một khi cấu trúc của mô hình này được giải thích sáng tỏ, người đọc sẽ tìm thấy sự hiện diện của mô hình này rõ ràng trong nhiều công trình nghiên cứu học thuật. Mô hình này gồm có năm thành phần: 1. Vấn đề nghiên cứu. 2. Những công trình nghiên cứu đã xử lý vấn đề này. 72 3. Những khiếm khuyết trong các công trình nghiên cứu nói trên. 4. Tầm quan trọng của công trình nghiên cứu này đối với nhóm khán giả, và 5. Phát biểu về mục đích. Một Thí dụ Minh họa Trước khi xem xét lại mỗi thành phần nói trên, tôi sẽ trình bày một thí dụ minh họa. Thí dụ sử dụng ở đây được trích từ một công trình nghiên cứu định lượng được công bố bởi Terenzini, Cabreca, Colbeck, Bjorklund, và Parente (2001), trong Tạp chí Giáo dục Đại học và có nhan đề là “Sự Đa dạng về Chủng tộc và Sắc tộc trong Lớp học” (đã xin phép in lại). Theo sau mỗi đoạn chính trong cấu trúc của phần giới thiệu này, tôi sẽ nêu bật một cách ngắn gọn thành phần của phần giới thiệu đang được các tác giả đề cập. Kể từ Đạo luật về Quyền Công dân được thông qua năm 1964 và Đạo luật về Giáo dục Đại học được thông qua năm 1965, các trường đại học và viện đại học của Hoa Kỳ đã cố gắng nhiều để gia tăng sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc trong sinh viên và thành viên đội ngũ giảng dạy của họ, và biện pháp nâng đỡ những người thuộc các nhóm bị thiệt thòi do chủng tộc, sắc tộc v.v đã trở thành chính sách chọn lựa để đạt được tính không đồng nhất đó [Các tác giả phát biểu điều thu hút sự chú ý bằng lối tường thuật (móc câu tường thuật: narrative hook)]. Tuy nhiên, các chính sách này hiện đang ở trung tâm của một cuộc tranh luận trên toàn quốc dữ dội. Nền tảng pháp lý hiện hành cho các chính sách về biện pháp nâng đỡ những người thuộc các nhóm bị thiệt thòi dựa vào phán quyết của tòa án về vụ kiện Regents of the University of California V. Bakke (Các Thành viên Hội đồng Quản trị trường Đại học California kiện Bakke), trong đó Thẩm phán William Powell lập luận rằng chủng tộc có thể được xem là một trong những yếu tố làm cơ sở cho các quyết định thu nhận sinh viên. Tuy nhiên, gần đây hơn, Tòa phúc thẩm của Hoa Kỳ trong phiên tòa xử lưu động thứ năm, trong vụ kiện năm 1996; Hopwood kiện Bang Texas, đã tìm thấy rằng lập luận của Powell là không đủ. Các phán quyết của tòa án không xem xét đến các chính sách về biện pháp nâng đỡ những người thuộc các nhóm bị thiệt thòi đã được đi kèm bởi những cuộc trưng cầu ý dân, văn bản lập pháp của bang, và những biện pháp liên quan cấm đoán hay cắt giảm mạnh việc thu nhận vào đại học hay thuê mướn nhạy cảm với chủng tộc ở California, Florida, Louisiana, Maine, Massachusetts, Michigan, Mississipi, New Hampshire, Rhode Island, và Puerto Rico (Healy, 1998a, 1998b, 1999). Đáp lại, các nhà giáo dục và những người khác đã đưa ra những lập luận về giáo dục ủng hộ biện pháp nâng đỡ những người thuộc các nhóm bị thiệt thòi, khẳng định rằng một đơn vị học tập đa dạng có hiệu quả về mặt giáo dục hơn một đơn vị học tập đồng nhất hơn. Giám đốc Viện Đại học Harvard, Neil Rudenstine, khẳng định rằng “lý do cơ bản cho sự đa dạng của sinh viên ở trường đại học [là] giá trị về giáo dục của sự đa dạng đó” [Rudenstine, 1999, trang 1). Lee Bollinger, người có chức vụ tương đương với Rudestine ở Viện Đại học Michigan, đã khẳng định, “Một lớp học mà không có đại diện đáng kể từ những thành viên của các chủng tộc khác nhau tạo ra một cuộc thảo luận nghèo nàn, kém cỏi hơn” (Schmidt, 1998, trang A32). Hai vị giám đốc các viện đại học này không cô đơn trong niềm tin của họ. Hiệp hội các Viện Đại học Hoa Kỳ đã công bố một bản tuyên bố có chữ ký ủng hộ của giám đốc của 62 viện đại học có hoạt động nghiên cứu phát biểu rằng: “Chúng tôi phát biểu trước hết và trên hết với tư cách các nhà giáo dục. Chúng tôi tin rằng sinh viên của chúng tôi được hưởng lợi đáng kể từ một nền giáo dục diễn ra trong một môi trường đa dạng” (“Về Tầm Quan trọng của Sự Đa dạng trong Sinh viên được Thu nhận vào Đại học, “Thời báo New 73 York, ngày 24 tháng Tư, năm 1997, trang A27). [Các Tác giả Xác định Vấn đề Nghiên cứu]. Các công trình nghiên cứu về tác động của sự đa dạng đối với các kết quả về giáo dục sinh viên có khuynh hướng tiếp cận những phương cách sinh viên giáp mặt với “sự đa dạng” theo một trong ba cách sau đây. Một nhóm nhỏ các công trình nghiên cứu xử lý những sự tiếp xúc của sinh viên với “sự đa dạng” chủ yếu như là một hàm số của hỗn hợp chủng tộc/sắc tộc hay giới tính theo tỷ lệ hay tính bằng số của các sinh viên trong khu đại học (thí dụ, Chang, 1996, 1999a; Kanter, 1977; Sax, 1996) . . . . Tập hợp các công trình nghiên cứu thứ hai lớn hơn nhiều so với nhóm thứ nhất. Tập hợp thứ hai này, coi một mức độ ít của sự đa dạng về cơ cấu là điều đương nhiên và thể hiện thành hoạt động việc giáp mặt của sinh viên với sự đa dạng bằng cách sử dụng tần suất hay tính chất của những tương tác được ghi nhận của họ với những người đồng môn khác biệt với họ về chủng tộc/sắc tộc . . . . Một tập hợp các công trình nghiên cứu thứ ba xem xét những nỗ lực được tổ chức chu đáo về thể chế và theo chương trình một cách kiên quyết nhằm giúp sinh viên cam kết với “sự đa dạng” về chủng tộc/sắc tộc và/hoặc giới tính dưới hình thức cả ý tưởng lẫn con người. Những cách tiếp cận khác nhau này đã được sử dụng để xem xét những tác động của sự đa dạng đối với dãy rộng các kết quả về giáo dục sinh viên. Bằng chứng hầu như đều nhất quán trong việc chỉ ra rằng các sinh viên trong một cộng đồng đa dạng về chủng tộc/sắc tộc hay giới tính, hoặc tham gia vào một hoạt động liên quan đến sự đa dạng, gặt hái được một dãy rộng các lợi ích tích cực về giáo dục . . . . [Các tác giả đề cập đến những công trình nghiên cứu đã xử lý vấn đề nói trên]. Chỉ có tương đối ít công trình nghiên cứu (thí dụ, Chang, 1996, 1999a; Sax, 1996) xem xét một cách cụ thể liệu thành phần chủng tộc/sắc tộc hay giới tính của sinh viên ở một khu đại học, trong một chuyên khoa về học thuật, hay trong một lớp học (nghĩa là sự đa dạng về cơ cấu) có mang lại những lợi ích về giáo dục đã được khẳng định hay không . . . . Tuy nhiên, liệu mức độ đa dạng về chủng tộc của một khu đại học hay một lớp học có ảnh hưởng trực tiếp đến các kết quả học tập hay không vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ. [Những khiếm khuyết trong các công trình nghiên cứu được ghi nhận]. Sự khan hiếm thông tin về các lợi ích về giáo dục của sự đa dạng về cơ cấu ở một khu đại học hay trong các lớp học của đại học thật là đáng tiếc, bởi vì đây là loại bằng chứng mà các tòa án có vẻ sẽ đòi hỏi phải có nếu sau này các tòa án phải ủng hộ các chính sách thu nhận sinh viên nhạy cảm với chủng tộc. [Tầm quan trọng của công trình nghiên cứu đối với nhóm khán giả được đề cập]. Công trình nghiên cứu này cố gắng góp phần vào cơ sở kiến thức nói trên bằng cách khảo sát ảnh hưởng của sự đa dạng về cơ cấu trong lớp học đối với việc phát triển các kỹ năng về học thuật và trí tuệ của sinh viên . . . . Công trình nghiên cứu này xem xét cả tác động trực tiếp của sự đa dạng trong lớp học đối với các kết quả về học thuật/trí tuệ lẫn việc liệu có tác động nào của sự đa dạng trong lớp học có thể được giảm nhẹ bởi mức độ sử dụng những phương pháp giảng dạy có tính cộng tác và tích cực trong khóa học. [Mục đích của công trình nghiên cứu được xác định.] (các trang 510- 512, in lại với sự cho phép của Tạp chí Đại học). 74 Vấn đề Nghiên cứu (Research Problem) trong Công trình Nghiên cứu Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu các công trình nghiên cứu của họ, họ khởi đầu với một đoạn, hay nhiều hơn một đoạn, truyền đạt các vấn đề nghiên cứu cụ thể. Họ cũng trình bày, trong câu đầu tiên, thông tin để làm cho người đọc quan tâm. Trong những câu tiếp theo câu đầu tiên, các tác giả xác định một vấn đề nghiên cứu (vấn đề ở đây là vấn đề khó khăn hay vấn nạn (problem) hoặc vấn đề (issue)) rõ rệt cần phải giải quyết. Trong bài báo của Terenzini và những người khác (2001), câu đầu tiên hoàn thành cả hai mục tiêu: khêu gợi mối quan tâm đến công trình nghiên cứu và truyền đạt một vấn đề nghiên cứu. Câu này đã có tác động gì? Câu này có cám dỗ một người đọc tiếp tục đọc? Câu này có được diễn đạt ở một trình độ thế nào để một nhóm độc giả rộng có thể hiểu được hay không? Những câu hỏi này thật quan trọng đối với các câu mở đầu được gọi là các móc câu tường thuật (narrative hooks), một thuật ngữ được rút ra từ nghệ thuật sáng tác của người Anh, thu hút hay “móc chặt” (“hook”) người đọc vào công trình nghiên cứu. Để biết cách viết những móc câu tường thuật hay, hãy nghiên cứu những câu mở đầu trong các tạp chí hàng đầu trong những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Thường thì các phóng viên cung cấp những thí dụ tốt trong các câu hàng đầu của nhật báo và các bài viết trên tạp chí. Sau đây là một ít thí dụ về các câu hàng đầu từ các tạp chí khoa học xã hội. • “Agnes, người nổi tiếng về phương pháp luận dân tộc học và là người có cảm tưởng như mình thuộc giới tính khác, đã thay đổi nhận dạng của cô gần ba năm trước khi thực hiện phẩu thuật chuyển đổi giới tính.” (Cahill, 1989, trang 281). • “Ai kiểm soát qui trình về kế tục giám đốc điều hành” (Boeker, 1992, trang 400), • “Có một số lượng lớn tài liệu nghiên cứu về đường vẽ trên bản đồ (một bài báo tóm lược gần đây là Buttenfield 1985), và sự khái quát hóa các đường vẽ trên bản đồ (McMaster 1987).” (Carstensen, 1989, trang 181) Cả ba thí dụ này đều trình bày thông tin mà nhiều người đọc dễ dàng hiểu được. Hai thí dụ đầu – những phần giới thiệu trong các công trình nghiên cứu định tính – chứng minh cách thức có thể tạo ra sự quan tâm của người đọc bằng cách sử dụng việc dẫn chứng một người tham gia riêng lẻ và bằng cách đặt ra một câu hỏi. Thí dụ thứ ba, một công trình nghiên cứu định lượng dựa trên thí nghiệm, cho thấy ta có thể bắt đầu như thế nào với một quan điểm theo tài liệu. Cả ba thí dụ này minh họa rất tốt cách thức câu hàng đầu có thể được viết sao cho người đọc không bị dẫn vào một mớ suy nghĩ rối rắm đầy chi tiết, mà được hạ một cách nhẹ nhàng vào đề tài. Tôi sử dụng phép ẩn dụ về một tác giả hạ một cái thùng phuy xuống giếng. Một tác giả mới vào nghề đẩy cái thùng phuy (người đọc) lao xuống độ sâu của cái giếng (bài viết). Người đọc chỉ thấy tài liệu không quen thuộc. Tác giả giàu kinh nghiệm hạ cái thùng phuy (một lần nữa, đây là người đọc) chầm chậm, cho phép người đọc làm quen dần dần một cách thoải mái với công trình nghiên cứu. Việc hạ chầm chầm cái thùng phuy này bắt đầu bằng một móc câu tường thuật (a narrative hook) đủ khái quát để người đọc hiểu được đề tài (và có thể liên hệ đến đề tài). Sau câu đầu tiên này, điều quan trọng là xác định rõ ràng cho người đọc vấn đề (issue) hay vấn đề khó khăn (problem) dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu này. Terenzini và những người khác (2001) thảo luận về một vấn đề khó khăn rõ rệt: sự đấu tranh để gia tăng sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc ở các khu viện, trường đại học của Hoa Kỳ. Họ lưu ý rằng 75 các chính sách làm tăng sự đa dạng nói trên đang ở “trung tâm của một cuộc tranh luận dữ dội trên toàn quốc” (trang 509). Trong nghiên cứu khoa học xã hội ứng dụng, các vấn đề khó khăn hay vấn nạn (problems) nảy sinh từ những vấn đề (issues), những sự khó khăn, và thông lệ thực hành hiện tại. Thí dụ, các trường học có thể đã không thi hành những nguyên tắc hướng dẫn về đa văn hóa, những yêu cầu của đội ngũ giảng dạy ở các trường đại học đến độ là họ cần tham gia vào các hoạt động phát triển chuyên môn trong các khoa của họ, những sinh viên thiểu số cần được tiếp cận tốt hơn đến các đại học, hay một cộng đồng cần hiểu biết tốt hơn những đóng góp của những người tiên phong thuộc nữ giới lúc đầu của cộng đồng. Đây đều là những vấn đề nghiên cứu quan trọng xứng đáng được nghiên cứu thêm và chứng tỏ một vấn đề hay mối quan tâm trong thực tiễn cần được giải quyết. Một vấn đề nghiên cứu là vấn đề tồn tại trong tài liệu, trong lý thuyết, hay trong thực tiễn, dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu trong một công trình nghiên cứu bắt đầu trở nên rõ ràng khi nhà nghiên cứu đặt câu hỏi “sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu này là gì” hay “Vấn đề gì đã ảnh hưởng đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu này? Khi thiết kế những đoạn mở đầu của một đề án, hãy luôn nhớ đến những nguyên tắc hướng dẫn sau đây: • Hãy viết câu mở đầu mà sẽ kích thích sự quan tâm của người đọc cũng như truyền đạt một vấn đề mà một nhóm khán giả rộng có thể liên hệ đến vấn đề này. • Như một nguyên tắc tổng quát, hãy cố tránh sử dụng những đoạn trích dẫn, đặc biệt là những đoạn trích dẫn dài, trong câu hàng đầu (lead sentence). Những đoạn trích dẫn đem lại nhiều khả năng cho việc giải thích và như thế tạo ra phần bắt đầu không rõ ràng. Tuy nhiên, như thật hiển nhiên trong một số công trình nghiên cứu định tính, những đoạn trích dẫn có thể tạo ra sự quan tâm của người đọc. • Hãy tránh xa khỏi những câu diễn đạt có dùng thành ngữ hay những cụm từ sáo mòn (thí dụ “Phương pháp giảng bài vẫn còn là một “sacred cow” (“thứ bất khả xâm phạm”) trong hầu hết các giảng viên đại học”) • Hãy xét đến thông tin bằng số để tạo tác động (thí dụ, “Mỗi năm, ước lượng 5 triệu người Mỹ có một thành viên thân thuộc nhất trong gia đình bị tử vong”) • Hãy xác định rõ vấn đề nghiên cứu (nghĩa là tình trạng lưỡng nan, vấn đề) dẫn đến công trình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu có thể tự hỏi, “Có một câu (hay những câu) rành mạnh nào mà trong đó tôi truyền đạt được vấn đề nghiên cứu hay không? • Hãy chỉ ra tại sao vấn đề đang xét là quan trọng bằng cách dẫn ra những điều tham khảo biện minh cho sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này. • Hãy đảm bảo rằng vấn đề nghiên cứu được trình bày theo cách thức phù hợp với cách tiếp cận nghiên cứu trong công trình nghiên cứu. (thí dụ, có tính khảo sát trong nghiên cứu định tính, xem xét các mối quan hệ hay các yếu tố tiên đoán trong nghiên cứu định lượng, và cách này hay cách kia trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp). 76 Xem xét lại các Công trình Nghiên cứu Giải quyết Vấn đề đang xét Sau khi xác lập vấn đề nghiên cứu trong những đoạn mở đầu, tiếp theo Terenzini và những người khác (2001) biện minh cho tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu của họ bằng cách xem xét lại các công trình nghiên cứu đã xem xét vấn đề này. Họ đã thảo luận về ba “tập hợp các công trình nghiên cứu”, trang 150) gần như thể là họ có một bản đồ tài liệu (như đã thảo luận trong Chương 2) trước mặt họ và họ chỉ đơn giản trình bày những loại chính của các công trình nghiên cứu về tác động của sự đa dạng của sinh viên đối với các kết quả về giáo dục. Điều hữu ích là lưu ý trong thí dụ nói trên, họ đã không xem xét lại từng công trình nghiên cứu tách biệt; thay vào đó, họ đã đưa ra những nhóm lớn hơn của các công trình nghiên cứu, sao cho ở điểm này của bài viết, họ có thể trình bày bức tranh rộng lớn hơn về tài liệu đã có. Chính trong phần “xem xét lại tài liệu”, vốn thường tiếp theo sau phần giới thiệu trong một công trình nghiên cứu định lượng (đôi khi trong nghiên cứu định tính và trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp), ta tìm thấy phần xem xét lại đầy đủ chi tiết về các công trình nghiên cứu. Mục đích của việc xem xét lại các công trình nghiên cứu đã giải quyết vấn đề đang xét là để lý giải tầm quan trọng của công trình nghiên cứu được đề xuất và tạo ra những sự khác biệt giữa các công trình nghiên cứu trong quá khứ và công trình nghiên cứu được đề xuất. Thành phần này có thể được gọi là “đặt vấn đề nghiên cứu này vào trong cuộc đối thoại tiếp diễn trong tài liệu”. Các nhà nghiên cứu không muốn tiến hành một nghiên cứu mà sao chép một cách chính xác những gì một người nào khác đã nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu mới cần phải bổ sung thêm vào tài liệu đã có hay mở rộng hay kiểm định lại những gì người khác đã xem xét. Marshall và Rossman (1999) nói về việc đặt một công trình nghiên cứu “vào trong truyền thống điều tra và bối cảnh các công trình nghiên cứu liên quan” (trang 43). Khả năng trình bày công trình nghiên cứu theo phương cách này phân biệt người mới vào nghề với những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm hơn. Nhà nghiên cứu kỳ cựu hiểu biết những gì đã được viết về một đề tài hay một vấn đề nhất định trong lĩnh vực liên quan. Kiến thức này đến từ những năm kinh nghiệm theo dõi sự phát triển của các vấn đề và tài liệu kèm theo của chúng. Câu hỏi thường hình thành dần về loại tài liệu nào cần xem xét lại. Lời khuyên tốt nhất của tôi là xem xét lại các công trình “nghiên cứu” trong đó các tác giả đưa ra những câu hỏi nghiên cứu và báo cáo dữ liệu để trả lời những câu hỏi đó. Các công trình nghiên cứu này có thể là nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, hay nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Điểm quan trọng là tài liệu trong quá khứ nói trên cung cấp các công trình nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu được xử lý trong đề án này. Một câu hỏi khác là “Tôi làm gì bây giờ? Không có nghiên cứu nào đã được tiến hành về đề tài của tôi.” Dĩ nhiên, trong một số công trình nghiên cứu được giải thích hẹp hay trong các đề án mới, có tính khảo sát thì không tồn tại tài liệu để chứng minh bằng tài liệu cho vấn đề nghiên cứu. Để phản công lời phát biểu nói trên, tôi thường đề xuất rằng nhà điều tra hãy nghĩ về tài liệu như một hình tam giác xoay ngược. Nằm ở đỉnh của hình tam giác xoay ngược là công trình nghiên cứu học thuật đang được đề xuất. Nếu ta mở rộng việc xem xét lại tài liệu đến đáy của hình tam giác này, thì ta có thể tìm thấy tài liệu, mặc dù tài liệu này có thể chỉ liên quan gián tiếp đến công trình nghiên cứu sắp xảy ra. Tài liệu dựa trên cơ sở rộng này được xem xét lại để hình thành ra vấn đề trong phạm vi tài liệu. Để xem xét lại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để viết phần giới thiệu của một đề án, hãy xét những ý tưởng sau đây: • Đề cập đến tài liệu bằng cách tóm lược các nhóm công trình nghiên cứu (không giống việc đặt trọng tâm vào các công trình nghiên cứu riêng lẻ trong phần xem xét lại hợp nhất trong Chương 2), chứ không phải các công trình nghiên cứu riêng lẻ. Chủ đích là 77 xác lập các lĩnh vực nghiên cứu rộng vào giai đoạn này trong công trình nghiên cứu được đề xuất. • Để không nhấn mạnh đến các công trình nghiên cứu riêng lẻ, hãy đặt ghi chú về tài liệu tham khảo trong bài ở cuối một đoạn hay ở cuối một điểm tóm tắt về vài công trình nghiên cứu. • Xem xét lại các công trình nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận định lượng, định tính, hay theo các phương pháp hỗn hợp. • Tìm những tài liệu mới đây để tóm lược (như tài liệu được công bố trong mười năm vừa qua) trừ khi một công trình nghiên cứu cũ hơn tồn tại mà đã được những người khác trích dẫn rộng rãi. Những khiếm khuyết của Tài liệu trong Quá khứ Sau khi đưa ra vấn đề và xem xét lại tài liệu về vấn đề này, thì nhà nghiên cứu xác định những khiếm khuyết (thiếu sót) được tìm thấy trong tài liệu này. Như thế, ở đây tôi sử dụng mô hình những khiếm khuyết làm khuôn mẫu để viết phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu. Bản chất của những khiếm khuyết này thay đổi tùy theo công trình nghiên cứu. Tài liệu trong quá khứ có thể khiếm khuyết bởi vì các tác giả chưa nghiên cứu các biến cụ thể. Các tác giả có thể chưa khảo sát đề tài này với một nhóm, một mẫu hay một tổng thể nào đó. Tài liệu có thể cần phải bao gồm việc nghiên cứu sao chép lại hay lặp lại để xem xem có đạt được cùng những kết quả như trước với những mẫu mới, người mới hay địa điểm mới được sử dụng cho cuộc nghiên cứu. Trong bất cứ công trình nghiên cứu nào, các tác giả có thể đề cập đến một, hay nhiều hơn một, khiếm khuyết như thế. Khi các tác giả cũng đề cập đến những khiếm khuyết này – tiêu biểu là trong phần “những đề nghị cho việc nghiên cứu trong tương lai” ở cuối các công trình nghiên cứu – thì phần trình bày những khiếm khuyết của tài liệu trong quá khứ này có thể bao gồm sự tham khảo đến các công trình nghiên cứu nói trên như là sự biện minh thêm cho công trình nghiên cứu được đề xuất. Ngoài việc đề cập đến những khiếm khuyết, các tác giả của đề án nghiên cứu cần phải cho biết công trình nghiên cứu theo kế hoạch của họ sẽ sửa chữa hay giải quyết những khiếm khuyết này như thế nào. Thí dụ, do các công trình nghiên cứu trong quá khứ đã bỏ sót một biến quan trọng, nên công trình nghiên cứu được đề xuất sẽ đưa biến này vào và phân tích tác động của biến này. Bởi vì các công trình nghiên cứu trong quá khứ đã bỏ qua việc xem xét Người Mỹ da đỏ như là một nhóm văn hóa, nên công trình nghiên cứu được đề xuất sẽ bao gồm họ như những người tham gia vào đề án. Trong hai thí dụ dưới đây, các tác giả chỉ ra những khoảng trống hay những điều thiếu sót của tài liệu. Hãy chú ý việc họ sử dụng những cụm từ chính yếu để chỉ ra điều thiếu sót: “những điều còn phải xem xét kỹ hay khảo sát”, “hầu như không có nghiên cứu thực nghiệm” và “rất ít công trình nghiên cứu.” Thí dụ 4.1 Những Khiếm khuyết trong Tài liệu – Những Điều cần Khảo sát Vì lý do này, ý nghĩa của chiến tranh và hòa bình đã được các nhà khoa học xã hội khảo sát rộng rãi (Cooper, 1965; Alvik, 1968; Rosell, 1968; Svancarova & Svancarova, 1967-68; Haavedsrud, 1970). Tuy nhiên, điều còn cần phải khảo sát là những cựu chiến binh của các cuộc chiến tranh vừa qua phản ứng như thế nào trước cảnh tượng hết sức đậm nét của cuộc chiến tranh mới (Ziller, 1990, các trang 85-86). 78 Thí dụ 4.2 NhữngKhiếm khuyết trong Tài liệu – Ít Công trình nghiên cứu Bất chấp sự quan tâm đến hoạt động chính trị vi mô (micropolitics) tăng lên, thật đáng ngạc nhiên là có ít nghiên cứu thực nghiệm đến thế thật sự được tiến hành về đề tài này, đặc biệt là trên quan điểm của cấp dưới. Nghiên cứu về chính trị trong môi trường giáo dục đặc biệt hiếm hoi: rất ít công trình nghiên cứu tập trung vào việc các giáo viên sử dụng quyền lực như thế nào để tương tác một cách chiến lược với các vị hiệu trưởng của trường và điều này có nghĩa là gì theo mô tả và theo khái niệm (Ball, 1987; Hoyle, 1986; Pratt, 1984). (Blase, 1989, trang 381). Tóm lại, khi xác định những khiếm khuyết trong của tài liệu trong quá khứ, những người xây dựng đề án nghiên cứu có thể làm những điều sau đây: • Trích dẫn vài điều khiếm khuyết để biện minh thậm chí mạnh hơn cho công trình nghiên cứu. • Xác định một cách cụ thể những khiếm khuyết của các công trình nghiên cứu khác (thí dụ, những sai lầm về phương pháp luận, những biến số bị bỏ qua). • Viết về những lĩnh vực bị các công trình nghiên cứu trong quá khứ bỏ qua, bao gồm các đề tài, các xử lý thống kê đặc biệt, những ý nghĩa đáng kể, và v.v. • Thảo luận về cách thức công trình nghiên cứu được đề xuất sẽ sửa chữa những khiếm khuyết này và cung cấp sự đóng góp độc đáo vào tài liệu học thuật. Những khiếm khuyết này có thể được viết bằng cách sử dụng một chuỗi các đoạn ngắn xác định ba hay bốn điểm thiếu sót của nghiên cứu trong quá khứ hay tập trung vào một điểm thiếu sót chính, như được minh họa trong phần giới thiệu của Terenzini và những người khác (2001). Tầm Quan trọng của Công trình Nghiên cứu đối với một Nhóm Khán giả Tất cả tác giả giỏi đều có nghĩ đến một nhóm khán giả trong đầu. Terenzini và những người khác (2001) kết thúc phần giới thiệu của họ bằng cách đề cập đến việc các tòa án có thể sử dụng thông tin từ công trình nghiên cứu của họ như thế nào để đòi hỏi các trường, viện đại học ủng hộ “các chính sách thu nhận sinh viên nhạy cảm với chủng tộc” (trang 512). Ngoài ra, các tác giả này có thể đã đề cập đến tầm quan trọng của công trình nghiên cứu của họ đối với các văn phòng phụ trách thu nhận sinh viên và đối với những sinh viên tìm cách để được thu nhận vào đại học cũng như các ủy ban xem xét đơn xin nhập học. Luận điểm ở đây là các tác giả cần phải xác định các nhóm khán giả sẽ có khả năng hưởng lợi từ công trình nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu đang xét. Càng nhiều nhóm khán giả có thể được đề cập, thì tầm quan trọng của công trình nghiên cứu càng lớn và người đọc sẽ càng nhận thấy công trình nghiên cứu này có áp dụng rộng. Những nhóm khán giả này sẽ khác nhau tùy từng đề án, và họ có thể bao gồm những nhóm khán giả đa dạng gồm những nhà lập chính sách, các tổ chức, các nhà nghiên cứu khác, và các cá nhân trong các tổ chức làm việc hay lao động. Việc vươn đến khán giả trong phần giới thiệu có thể được hoàn tất bằng việc đề cập ngắn gọn đến khán giả (như các tòa án trong công trình nghiên cứu của Terenzini và những người khác [2001]) hay trình bày chi tiết thông tin về vài nhóm khán giả. Cuối cùng, những phần giới thiệu hay của các công trình nghiên cứu kết thúc với lời phát biểu về mục đích hay chủ đích của công trình nghiên cứu. Terenzini và những người khác (2001) đã kết thúc phần giới thiệu của họ theo cách này, và họ truyền đạt rằng họ dự định xem xét ảnh hưởng của sự đa dạng về cơ cấu đối với kỹ năng của sinh viên trong lớp học. Lời phát 79 [...]... dẫn quan trọng của bất kỳ công trình nghiên cứu nào, là trọng tâm trong chương tiếp theo TÓM TẮT Chương này đưa ra lời khuyên về cách bố cục và viết phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu học thuật Thành phần đầu tiên là xét đến cách thức phần giới thiệu kết hợp các vấn đề nghiên cứu gắn với nghiên cứu định lượng, định tính, hay theo các phương pháp hỗn hợp Kế đó, một mẫu giới thiệu gồm năm thành... giới thiệu cho một công trình nghiên cứu được đề xuất Hãy đưa vào những đoạn trình bày vấn đề trong công trình nghiên cứu này, tài liệu liên quan về vấn đề này, những sự khiếm khuyết trong tài liệu, và nhóm khán giả sẽ tìm thấy công trình nghiên cứu này hấp dẫn 3 Hãy tìm một số công trình nghiên cứu được công bố trong các tạp chí nghiên cứu học thuật trong một lĩnh vực nghiên cứu Hãy xem xét lại những... từ công trình nghiên cứu được đề xuất và bằng việc đưa ra mục đích hay chủ đích chính của đề án Trong chương này, tác giả cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn cho việc viết mỗi thành phần trong phần giới thiệu này của một công trình nghiên cứu Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết 1 Hãy soạn một số thí dụ về các móc câu tường thuật (narrative hooks) cho phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu và chia sẻ... khuyết, dựa vào đầu tiên là việc xác định vấn đề nghiên cứu (và bao gồm một móc câu tường thuật) Kế đến, mô hình này bao gồm việc xem xét lại tài liệu đã xử lý vấn đề nói trên, chỉ ra một, hay nhiều hơn một, sự khiếm khuyết trong tài liệu quá khứ và cho thấy công trình nghiên cứu được đề xuất sẽ sửa chữa những sự khiếm khuyết này như thế nào Mô hình này thường kết thúc bằng việc xác định một, hay nhiều hơn... cứu được công bố trong các tạp chí nghiên cứu học thuật trong một lĩnh vực nghiên cứu Hãy xem xét lại những phần giới thiệu của các công trình nghiên cứu này và tìm ra câu hay những câu trong đó các tác giả phát biểu vấn đề nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu của họ BÀI ĐỌC THÊM Bem, D.J (1987) Cách viết bài báo dựa vào thực nghiệm Trong M P Zanna & J.M Darley (Eds), Học giả toàn diện: Hướng dẫn... chán đối với người đọc sành sỏi về kỹ thuật 80 Maxwell J A (1996) Thiết kế nghiên cứu định tính: Cách tiếp cận có tính tương tác Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage Joe Maxwell suy nghĩ kỹ về mục đích của một đề án cho một luận văn theo cách tiếp cận định tính Một trong những khía cạnh cơ bản của một đề án là biện minh cho dự án nghiên cứu để giúp người đọc hiểu được không chỉ những điều Anh/Chị dự... House Daryl Bem nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời phát biểu mở đầu trong nghiên cứu được công bố Ông cung cấp một danh sách các qui tắc dựa trên kinh nghiệm cho lời phát biểu mở đầu, nhấn mạnh sự cần thiết phải có lối viết văn xuôi dễ hiểu, rõ ràng và phải có một cấu trúc dẫn người đọc từng bước đến lời phát biểu vấn đề nghiên cứu Ông cung cấp những thí dụ về những lời phát biểu mở đầu cả thỏa đáng... của sự xác định các vấn đề Anh/Chị dự định giải quyết và của việc chỉ ra tại sao chúng là những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu Trong một thí dụ về một đề án làm luận văn, ông chia sẽ những vấn đề chính được các tác giả giải quyết để tạo ra một lập luận hiệu quả ủng hộ công trình nghiên cứu Wilkinson, A M (1991) Sách hướng dẫn của nhà khoa học đối với việc viết các tài liệu và luận văn Englewood Cliffs,... sở của vấn đề đó, và lời phát biểu về câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu (research question) Cuốn sách của nữ tác giả này đưa ra nhiều thí dụ về ba thành phần này cùng với thảo luận về cách viết và cấu trúc phần giới thiệu Nội dung nhấn mạnh đến việc đảm bảo rằng phần giới thiệu dẫn đến một cách hợp lý và hiển nhiên lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu 81 . tiễn, dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu trong một công trình nghiên cứu bắt đầu trở nên rõ ràng khi nhà nghiên cứu đặt câu hỏi “sự cần thiết phải thực. trình nghiên cứu trong đó các tác giả đưa ra những câu hỏi nghiên cứu và báo cáo dữ liệu để trả lời những câu hỏi đó. Các công trình nghiên cứu này có thể là nghiên cứu định lượng, nghiên cứu. nghiên cứu được xác định.] (các trang 510- 512, in lại với sự cho phép của Tạp chí Đại học). 74 Vấn đề Nghiên cứu (Research Problem) trong Công trình Nghiên cứu Khi các nhà nghiên cứu