Thiết kế nghiên cứu Chương 6 pot

12 289 0
Thiết kế nghiên cứu Chương 6 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG SÁU _______________________________ CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT Các nhà điều tra nghiên cứu đặt những cột mốc chỉ đường trong nghiên cứu của họ để đưa người đọc đi qua kế hoạch của một nghiên cứu. Cột mốc đầu tiên là lời phát biểu mục đích nghiên cứu, vốn thiết lập phương hướng chủ yếu cho công trình nghiên cứu. Từ lời phát biểu mục đích nghiên cứu tổng quát, rộng, nhà nghiên cứu thu hẹp trọng tâm vào những câu hỏi cụ thể sẽ được trả lời hay những lời tiên đoán (nghĩa là, những giả thuyết (giả thiết)) sẽ được kiểm định. Chương này đề cập đến cột mốc thứ hai – các câu hỏi nghiên cứu, hoặc các giả thuyết – trong một đề án nghiên cứu. Thảo luận bắt đầu bằng việc đưa ra vài nguyên tắc liên quan đến việc thiết kế các câu hỏi nghiên cứu định tính; các câu hỏi nghiên cứu định lượng, các mục tiêu và các giả thuyết trong nghiên cứu định lượng; và cuối cùng, các câu hỏi trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Trong một nghiên cứu định tính, các nhà điều tra nêu lên những câu hỏi nghiên cứu, chứ không phải các mục tiêu (nghĩa là những mục đích cụ thể cho cuộc nghiên cứu) hay các giả thuyết (nghĩa là những lời tiên đoán bao gồm các biến và các kiểm định thống kê). Những câu hỏi nghiên cứu này có hai hình thức: một câu hỏi chính yếu và các câu hỏi phụ kèm theo. Câu hỏi chính yếu là lời diễn đạt về câu hỏi đang được xem xét trong công trình nghiên cứu dưới hình thức tổng quát nhất của nó. Nhà điều tra đặt ra câu hỏi này, phù hợp với phương pháp luận mới nổi (emerging methodology) của nghiên cứu định tính, như một vấn đề tổng quát sao cho không hạn chế việc điều tra. Người ta có thể hỏi “Câu hỏi rộng nhất có thể được hỏi trong một công trình nghiên cứu là gì?” Các nhà nghiên cứu mới vào nghề được đào tạo về nghiên cứu định lượng có thể vật lộn với cách tiếp cận này bởi vì họ quen với logic ngược lại: xác định những câu hỏi chuyên biệt hay các giả thuyết. Sau đây là những nguyên tắc hướng dẫn để viết những câu hỏi nghiên cứu định tính tổng quát. • Tôi khuyến nghị rằng nhà nghiên cứu hỏi một hay hai câu hỏi nghiên cứu chính yếu, và tiếp theo đó nêu lên không quá năm đến bảy câu hỏi nghiên cứu phụ. Vài câu hỏi phụ theo sau mỗi câu hỏi chính yếu tổng quát, và những câu hỏi phụ thu hẹp trọng tâm của công trình nghiên cứu nhưng để mở. Cách tiếp cận này nằm hoàn toàn trong phạm vi các giới hạn được ấn định bởi Miles và Huberman (1994), những người đề xuất rằng các nhà nghiên cứu không viết tổng cộng nhiều hơn một tá (12) câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu này, đến lượt chúng, trở thành các đề tài được khảo sát một cách cụ thể trong các cuộc phỏng vấn, quan sát, và tài liệu cũng như tài liệu lưu trữ. Thí dụ, các câu hỏi nói trên có thể được sử dụng như các câu hỏi then chốt mà nhà nghiên cứu sẽ hỏi chính mình trong thủ tục quan sát hay trong suốt cuộc phỏng vấn với câu hỏi mở. • Liên hệ câu hỏi nghiên cứu chính yếu với chiến lược điều tra định tính chuyên biệt. Thí dụ, tính đặc thù của các câu hỏi nghiên cứu trong dân tộc học ở giai đoạn này của thiết kế khác với tính đặc thù của các câu hỏi nghiên cứu trong các chiến lược định tính khác. Trong nghiên cứu dân tộc học, Spradley (1980) đã đưa ra hệ thống phân loại các câu hỏi nghiên cứu dân tộc học bao gồm các câu hỏi tour ngắn (mini-tour), kinh nghiệm, ngôn ngữ 97 bản xứ, tương phản, xác minh. Tương tự, trong dân tộc học phê phán, các câu hỏi nghiên cứu có thể dựa vào một số tài liệu hiện hữu. Các câu hỏi nghiên cứu này trở thành “những điều hướng dẫn làm việc” chứ không phải “những chân lý” sẽ được chứng minh (Thomas, 1993, trang 35). Một cách khác là trong hiện tượng học, các câu hỏi nghiên cứu này có thể được trình bày một cách tổng quát mà không đề cập cụ thể đến tài liệu hiện hữu hay hệ thống phân loại các câu hỏi. Thí dụ như câu hỏi nghiên cứu “Một người mẹ sống với đứa con còn ở tuổi vị thành niên đang chết dần vì bịnh ung thư sẽ như thế nào? (Nieswiadomy, 1993, trang 151). Trong lý thuyết cơ sở, các câu hỏi nghiên cứu này có thể liên quan đến các thủ tục trong việc phân tích dữ liệu như sự mã hóa mở (open coding) (“Những loại mới nổi lên từ những tương tác giữa những người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân là những loại nào?”) hay sự mã hóa hướng trục (“Việc chăm sóc bệnh nhân liên quan như thế nào đến những hành động của các y tá?”). • Trong các câu hỏi nghiên cứu định tính, hãy đặt câu hỏi với những chữ “cái gì, nào” hay “như thế nào, ra sao, bằng cách nào” để truyền đạt một thiết kế mới nổi và mở (khi viết bằng tiếng Anh, hãy bắt đầu các câu hỏi nghiên cứu định tính bằng những chữ “what” hay “how”). Chữ “tại sao” gợi ý nguyên nhân và kết quả, một cách tiếp cận phù hợp với nghiên cứu định lượng. • Hãy tập trung vào một hiện tượng hay một khái niệm duy nhất. • Hãy sử dụng những động từ chỉ sự thăm dò khảo sát mà những động từ này truyền đạt ngôn ngữ của thiết kế mới nổi của nghiên cứu. Các động từ này nói cho người đọc biết rằng công trình nghiên cứu này sẽ - khám phá (thí dụ, lý thuyết có cơ sở) - Tìm cách hiểu được (thí dụ, dân tộc học) - Khảo sát qui trình (thí dụ, nghiên cứu tình huống) - Mô tả những kinh nghiệm (thí dụ, hiện tượng học) - Tường thuật các câu chuyện (thí dụ, nghiên cứu tường thuật) • Hãy sử dụng ngôn ngữ không có tính định hướng. Hãy xóa bỏ những từ ngữ gợi ý hay đưa đến kết luận đây là một nghiên cứu định lượng, hãy xóa bỏ những từ ngữ có sự định hướng theo chiều hướng nào đó như “có ảnh hưởng đối với”, “ảnh hưởng đến”, “tác động đến”, “xác định hay quyết định”, “gây nên”, và “thiết lập quan hệ”. • Hãy kỳ vọng các câu hỏi nghiên cứu định tính sẽ phát triển dần và thay đổi trong suốt quá trình nghiên cứu theo cách thức phù hợp với các giả định về một thiết kế mới nổi. Thường thì trong các nghiên cứu định tính, các câu hỏi được xem xét lại và được thiết lập lại thường xuyên (như trong nghiên cứu theo lý thuyết có cơ sở). Cách tiếp cận này có thể gây rắc rối cho những cá nhân quen với các thiết kế định lượng, trong đó các câu hỏi nghiên cứu vẫn không thay đổi trong suốt cuộc nghiên cứu. • Hãy sử dụng những câu hỏi mở mà không đề cập đến tài liệu hay lý thuyết trừ khi được chỉ ra khác đi bởi chiến lược điều tra định tính. • Trong câu hỏi nghiên cứu định tính, hãy nêu rõ những người tham gia và địa điểm nghiên cứu của công trình nghiên cứu nếu thông tin này chưa được trình bày dư thừa trong lời phát biểu mục đích nghiên cứu. 98 Sau đây là những thí dụ về các câu hỏi nghiên cứu định tính, sử dụng vài loại chiến lược. Thí dụ 6.1 Câu hỏi Nghiên cứu Định tính Chính yếu từ một Nghiên cứu theo Dân tộc học. Finders (1996) đã sử dụng các thủ tục dân tộc học để chứng minh bằng tài liệu việc đọc các tạp chí thanh thiếu niên của các thiếu nữ học lớp bảy người Mỹ gốc Châu Âu thuộc tầng lớp trung lưu. Bằng cách xem xét việc đọc các tạp chí thanh thiếu niên (các tạp chí), nhà nghiên cứu có thể khảo sát việc các thiếu nữ này cảm nhận và xây dựng các vai trò và mối quan hệ xã hội của các em như thế nào khi các em vào trường trung học đệ nhất cấp (trường gồm ba lớp 7, 8, 9 cho học sinh từ 12 đến 15 tuổi). Bà đã nêu lên một câu hỏi nghiên cứu chính yếu để hướng dẫn trong công trình nghiên cứu của bà: Các thiếu nữ trong những năm đầu của lứa tuổi thiếu niên đọc tài liệu nằm ngoài lĩnh vực văn học giả tưởng (như tiểu thuyết, truyện) như thế nào? How do early adolescent females read literature that falls outside the realm of fiction?) (Finders, 1996, trang 72) Câu hỏi nghiên cứu chính yếu này sử dụng cụm từ “như thế nào”. (Câu hỏi nghiên cứu chính yếu này bắt đầu với từ “how” (như thế nào, ra sao) khi viết bằng tiếng Anh); câu hỏi này sử dụng một động từ để mở, đó là từ “đọc”; câu hỏi nghiên cứu này tập trung vào một khái niệm duy nhất, đó là “tài liệu” hay các tạp chí thanh thiếu niên; và câu hỏi nghiên cứu này đề cập đến những nguời tham gia vào công trình nghiên cứu, đó là thiếu nữ trong những năm đầu lứa tuổi thiếu niên. Hãy chú ý cách thức tác giả viết rất khéo một câu hỏi nghiên cứu duy nhất, súc tích cần được trả lời trong công trình nghiên cứu này. Thí dụ 6.2 Các Câu hỏi Nghiên cứu Chính yếu từ một Nghiên cứu Tình huống Padula và Miler (1999) đã tiến hành một nghiên cứu nhiều tình huống mô tả những kinh nghiệm của phụ nữ, những người trở lại trường, sau một thời gian rời xa, trong chương trình học tiến sĩ tâm lý học tại một viện đại học có nghiên cứu học thuật lớn ở vùng Trung Tây nước Mỹ. Chủ đích là chứng minh bằng tài liệu những kinh nghiệm của các phụ nữ nói trên, với những kinh nghiệm đó dùng để làm những yếu tố hỗ trợ cho những người ủng hộ quyền bình đẳng của phụ nữ và các nhà nghiên cứu ủng hộ quyền bình đẳng của phụ nữ. Các tác giả này nêu lên ba câu hỏi nghiên cứu chính yếu hướng dẫn việc điều tra. (a) Những người phụ nữ trong chương trình học tiến sĩ tâm lý học mô tả quyết định trở lại trường của họ như thế nào? (b) Những nguời phụ nữ trong chương trình học tiến sĩ tâm lý học mô tả những kinh nghiệm ghi danh lại (để học tiến sĩ) của họ như thế nào? và (c) Việc trở lại trường để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ thay đổi cuộc sống của các phụ nữ này như thế nào? (Padula & Miller, 1999, trang 328) Ba câu hỏi nghiên cứu chính yếu này đều sử dụng cụm từ “như thế nào” để hỏi (trong câu hỏi viết bằng tiếng Anh, cả ba câu này đều bắt đầu bằng chữ “how” (“như thế nào, ra sao”)). Các câu hỏi này đều bao gồm động từ để mở như “mô tả”, và tập trung vào ba khía cạnh của kinh nghiệm về việc học tiến sĩ – việc trở lại trường, việc ghi danh lại, và việc thay đổi. Các câu hỏi nghiên cứu này cũng đề cập đến những người tham gia là phụ nữ trong một chương trình học tiến sĩ duy nhất ở viện đại học có nghiên cứu học thuật ở vùng Trung Tây nước Mỹ. 99 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ CÁC GIẢ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Trong các công trình nghiên cứu định lượng, các nhà điều tra sử dụng các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết để định hình và tập trung một cách chuyên biệt mục đích của công trình nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu là những lời phát biểu nghi vấn hay những câu hỏi mà nhà điều tra cố gắng trả lời. Các câu hỏi nghiên cứu được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và đặc biệt là trong các công trình nghiên cứu dựa vào cuộc điều tra. Mặt khác, các giả thuyết là những điều tiên đoán mà nhà nghiên cứu đưa ra về những mối quan hệ giữa các biến. Chúng là những ước lượng bằng số của các giá trị của tổng thể dựa trên dữ liệu dược thu thập từ các mẫu của tổng thể. Việc kiểm định các giả thuyết sử dụng các thủ tục thống kê trong đó nhà điều tra rút ra những kết luận về tổng thể từ mẫu được nghiên cứu. Các giả thuyết thường được sử dụng trong các cuộc thí nghiệm trong đó nhà điều tra so sánh các nhóm với nhau. Các nhà cố vấn thường khuyến nghị sử dụng các giả thuyết trong một dự án nghiên cứu chính thức, thí dụ luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ, như một phương cách trình bày phương hướng mà nghiên cứu sẽ theo. Mặt khác, các mục tiêu nghiên cứu chỉ ra các mục đích (goals) hay các mục tiêu (objectives) đối với một công trình nghiên cứu. Các mục tiêu nghiên cứu được sử dụng không thường xuyên trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đúng như thế, trọng tâm ở đây sẽ được đặt vào các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết. Những nguyên tắc hướng dẫn đối với việc viết các câu hỏi nghiên cứu định lượng tốt và các giả thuyết tốt trong nghiên cứu định lượng bao gồm: • Việc sử dụng các biến trong các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết thường được giới hạn trong ba cách tiếp cận căn bản. Nhà nghiên cứu có thể so sánh các nhóm, đối với một biến độc lập, để xem tác động của biến độc lập đối với một biến phụ thuộc. Hay một cách khác là nhà điều tra có thể thiết lập quan hệ giữa một hay nhiều hơn một biến độc lập với một biến phụ thuộc. Thứ ba, nhà nghiên cứu có thể mô tả những phản ứng đối với biến độc lập, biến trung gian, hay biến phụ thuộc. • Hình thức tỉ mỉ nhất của nghiên cứu định lượng là kết quả tất yếu của sự kiểm định một giả thuyết (hãy xem Chương 7) và việc nêu rõ chi tiết các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết được bao gồm trong lý thuyết đó. • Biến độc lập và biến phụ thuộc phải được đo lường riêng biệt. Thủ tục này củng cố logic nguyên nhân và kết quả của nghiên cứu định lượng. • Để không bị dư thừa, chỉ viết các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết, chứ không viết cả hai, trừ khi các giả thuyết dựa vào các câu hỏi nghiên cứu (như sẽ được thảo luận dưới đây). Hãy chọn hình thức nói trên dựa vào truyền thống, những khuyến nghị của người cố vấn hay hội đồng khoa, hoặc dựa trên việc liệu nghiên cứu trong quá khứ có chỉ ra lời tiên đoán về các kết cục. • Nếu các giả thuyết được sử dụng, thì có hai hình thức: giả thuyết ‘không’ (null hypothesis) và giả thuyết thay thế khác (alternative hypothesis). Giả thuyết ‘không’ thể hiện cách tiếp cận truyền thống đối với việc viết giả thuyết. Giả thuyết ‘không’ đưa ra tiên đoán rằng trong tổng thể chung, không tồn tại mối quan hệ hoặc không tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm, đối với một biến nào đó. Lời diễn đạt là “không có sự khác biệt (hay mối quan hệ)” giữa các nhóm này. Thí dụ sau đây minh họa giả thuyết ‘không’. 100 Thí dụ 6.3 Giả thuyết ‘không’ Một nhà điều tra có thể xem xét ba loại biện pháp làm cho trẻ con bị bệnh tự kỷ mạnh mẽ hơn: những lời nhắc nhở bằng miệng, phần thưởng, và không áp dụng biện pháp làm mạnh mẽ hơn. Sau đó nhà điều tra thu thập các số đo về hành vi đánh giá tương tác xã hội của những trẻ này với anh chị em ruột của chúng. Giả thuyết ‘không’ có thể như sau: Không có sự khác biệt đáng kể giữa những tác động của lời nhắc nhở bằng miệng, phần thưởng, và việc không áp dụng biện pháp làm mạnh mẽ hơn xét theo sự tương tác xã hội của các trẻ em bị bệnh tự kỷ với anh chị em ruột của chúng. • Hình thức thứ hai của giả thuyết, hình thức này thông dụng trong các bài báo, là giả thuyết thay thế khác. Nhà điều tra đưa ra tiên đoán về kết quả kỳ vọng cho tổng thể (population) của công trình nghiên cứu. Tiên đoán này thường xuất phát từ tài liệu và những công trình nghiên cứu trước đó về đề tài đang xét, mà tài liệu và những nghiên cứu đó gợi ý kết quả tiềm năng mà nhà nghiên cứu có thể kỳ vọng. Thí dụ, nhà nghiên cứu có thể tiên đoán rằng “Điểm của Nhóm A sẽ cao hơn điểm của Nhóm B” đối với biến phụ thuộc hay tiên đoán rằng “Nhóm A sẽ thay đổi nhiều hơn Nhóm B” đối với kết cục. Các thí dụ này minh họa một giả thuyết định hướng (directional hypothesis), bởi vì tiên đoán kỳ vọng (thí dụ, cao hơn, thay đổi nhiều hơn) được đưa ra. Một loại giả thuyết thay thế khác có tính không định hướng (nondirectional) – tức là tiên đoán được đưa ra, nhưng hình thức chính xác của những sự khác biệt (thí dụ, cao hơn, thấp hơn, nhiều hơn, kém hơn) không được nêu rõ bởi vì nhà nghiên cứu không biết có thể tiên đoán gì từ tài liệu trong quá khứ. Như thế, nhà điều tra có thể viết “Có sự khác biệt” giữa hai nhóm. Thí dụ sau đây minh họa giả thuyết định hướng. Thí dụ 6.4 Các Giả thuyết Định hướng Mascarenhas (1989) nghiên cứu những khác biệt giữa các loại quyền sở hữu (thuộc sở hữu nhà nước, có cổ phần mua bán tự do trong công chúng, tư nhân) của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khoan dầu mỏ ở ngoài biển. Cụ thể là nghiên cứu này khảo sát những khác biệt như sự chi phối thị trường nội địa, sự hiện diện trên quốc tế, sự định hướng khách hàng. Công trình nghiên cứu này là “nghiên cứu tại hiện trường có kiểm soát” bằng cách sử dụng các phương pháp gần như-thí nghiệm. Giả thuyết 1: Các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng sẽ có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn các doanh nghiệp có cổ phần không bán ra ngoài công chúng. Giả thuyết 2: Các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng sẽ có phạm vi hoạt động quốc tế rộng hơn các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần không bán ra ngoài công chúng. Giả thuyết 3: Các doanh nghiệp nhà nước sẽ có thị phần trên thị trường nội địa lớn hơn các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng hay các doanh nghiệp có cổ phần không bán ra ngoài công chúng. Giả thuyết 4: Các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng sẽ có các dòng sản phẩm rộng hơn các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có cổ phần không bán ra ngoài công chúng. Giả thuyết 5: Các doanh nghiệp nhà nước nhiều khả năng có các doanh nghiệp nhà nước là khách hàng ở hải ngoại hơn. 101 Giả thuyết 6: Các doanh nghiệp nhà nước sẽ có mức độ ổn định của cơ sở khách hàng cao hơn các doanh nghiệp có cổ phần không bán ra công chúng. Giả thuyết 7: Trong những bối cảnh kém rõ rệt, các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến hơn các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần không bán ra công chúng (Mascarenhas, 1989, các trang 585- 588). Thí dụ 6.5 Giả thuyết Không Định hướng cùng với Giả thuyết Định hướng Đôi khi các giả thuyết định hướng được tạo ra để xem xét mối quan hệ giữa các biến chứ không phải để so sánh các nhóm. Thí dụ, Moore (2000) đã nghiên cứu ý nghĩa của đặc trưng nhận dạng về giới tính đối với phụ nữ Ả Rập và Do Thái theo tôn giáo và không theo tôn giáo (thế tục) trong xã hội Ixraen. Trong một mẫu xác suất toàn quốc của phụ nữ Ả Rập và Do thái, tác giả đã xác định ba giả thuyết cho công trình nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất là giả thuyết không định hướng và hai giả thuyết sau là giả thuyết định hướng. Giả thuyết 1: Đặc trưng nhận dạng về giới tính của phụ nữ Ả Rập và Do Thái theo tôn giáo và không theo tôn giáo có quan hệ với các tôn ti trật tự về chính trị xã hội khác nhau phản ánh những hệ thống giá trị khác nhau mà họ chấp nhận. Giả thuyết 2: Những người phụ nữ theo tôn giáo có đặc trưng nhận dạng về giới tính không bình thường kém tích cực về mặt chính trị xã hội hơn những người phụ nữ không theo tôn giáo có đặc trưng nhận dạng về giới tính không bình thường. Giả thuyết 3: Những mối quan hệ giữa đặc trưng nhận dạng về giới tính, sự mộ đạo, và những hoạt động xã hội trong phụ nữ Ả Rập yếu hơn so với trong phụ nữ Do Thái. • Trừ khi công trình nghiên cứu cố ý sử dụng các biến nhân khẩu học làm hàm tiên đoán (predictors), hãy sử dụng các biến phi nhân khẩu học (nghĩa là đo lường thái độ hay hành vi) chứ không phải những đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân làm các biến độc lập. Bởi vì các công trình nghiên cứu định lượng cố gắng chứng thực một lý thuyết, nên các biến nhân khẩu học (thí dụ tuổi, mức thu nhập, trình độ giáo dục, và v.v.) thường đi vào các mô hình này như là biến can thiệp hay biến kiểm soát chứ không phải là các biến độc lập chính yếu. • Hãy sử dụng cùng một mô thức bố trí từ, trong các câu hỏi hay các giả thuyết, để làm cho người đọc có thể dễ dàng xác định được các biến chính yếu. Điều này yêu cầu phải lặp lại các cụm từ then chốt và sắp xếp vị trí các biến bắt đầu với biến độc lập và chấm dứt với các biến phụ thuộc (như cũng đã được thảo luận trong Chương 5 về những lời phát biểu mục đích nghiên cứu tốt). Sau đây là thí dụ về việc bố trí từ với các biến độc lập được trình bày đầu tiên trong cụm từ: Thí dụ 6.6 Việc Sử dụng đúng chuẩn Ngôn ngữ trong các Giả thuyết 1. Không có mối quan hệ giữa việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ phụ với sự kiên trì trong học tập đối với các nữ sinh viên đại học phi truyền thống (non-traditional). 102 2. Không có mối quan hệ giữa các hệ thống hỗ trợ gia đình với sự kiên trì trong học tập đối với các nữ sinh viên đạI học rất lớn tuổi phi truyền thống. 3. Không có mối quan hệ giữa các dịch vụ hỗ trợ phụ với các hệ thống hỗ trợ gia đình đối với nữ sinh viên đại học phi truyền thống. Mô hình về Câu hỏi Mô tả và Giả thuyết Hãy xét một mô hình cho việc viết các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết dựa trên việc viết các câu hỏi mô tả được theo sau bởi các câu hỏi suy đoán (inferential questions) hay các giả thuyết. Các câu hỏi hay các giả thuyết này bao gồm cả biến độc lập lẫn biến phụ thuộc. Trong mô hình này, người viết nêu rõ các câu hỏi mô tả cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc (và các biến kiểm soát hay can thiệp quan trọng) trong công trình nghiên cứu. Các câu hỏi suy đoán (hay các giả thuyết) nêu lên quan hệ giữa các biến hay so sánh các nhóm theo sau các câu hỏi mô tả này. Như thế, tập hợp cuối cùng của các câu hỏi có thể thêm các câu hỏi suy đoán hay các giả thuyết vào, trong đó các biến được kiểm soát. Thí dụ 6.7 Câu hỏi Mô tả cùng với Câu hỏi Suy đoán Để minh họa cách tiếp cận nói trên, giả định rằng một nhà nghiên cứu muốn xem xét mối quan hệ giữa các kỹ năng tư duy phê phán (phân tích và đánh giá cẩn thận mặt tốt và mặt xấu) (đây là biến độc lập được đo trên một công cụ) với thành tích học tập của học sinh (đây là biến phụ thuộc được đo bằng điểm số) trong các lớp học khoa học đối với các học sinh lớp tám tại một khu vực trường học (thuộc quyền quản lý của hội đồng giáo dục địa phương) ở thành phố lớn. Hơn nữa, nhà nghiên cứu này giữ trong vòng kiểm soát các tác động can thiệp của các điểm số trước đó trong các lớp học khoa học và sự thành đạt về giáo dục của các bậc cha mẹ của các em học sinh. Dựa theo mô hình được đề xuất trên đây, các câu hỏi nghiên cứu có thể được viết như sau: Các Câu hỏi Mô tả 1. Các học sinh được xếp hạng như thế nào về kỹ năng tư duy phê phán? (Đây là câu hỏi mô tả tập trung vào biến độc lập) 2. Các mức thành tích học tập (hay các điểm số) của học sinh trong các lớp học khoa học là bao nhiêu? (Đây là câu hỏi mô tả tập trung vào biến phụ thuộc) 3. Các điểm số trước đó của học sinh trong các lớp học khoa học là bao nhiêu? (Đây là câu hỏi mô tả tập trung vào biến kiểm soát là các điểm số trước đó) 4. Mức thành đạt về giáo dục của các bậc cha mẹ của học sinh lớp tám là mức nào? (Đây là một câu hỏi mô tả tập trung vào một biến kiểm soát khác, đó là mức thành đạt về giáo dục của các bậc cha mẹ) Các Câu hỏi Suy đoán 5. Khả năng tư duy phê phán có quan hệ với thành tích học tập của học sinh hay không? (Đây là câu hỏi suy đoán liên quan đến biến độc lập và biến phụ thuộc) 6. Khả năng tư duy phê phán có quan hệ với thành tích học tập của học sinh hay không, trong điều kiện kiểm soát tác động của các điểm số về khoa học trước đó và mức 103 thành đạt về giáo dục của các bậc cha mẹ của các học sinh lớp tám? (Đây là một câu hỏi suy đoán liên quan đến biến độc lập và biến phụ thuộc, trong điều kiện kiểm soát các tác động của hai biến kiểm soát) Thí dụ trên đây minh họa cách thức sắp xếp tất cả các câu hỏi nghiên cứu thành các biến mô tả và các biến suy đoán. Trong một thí dụ khác, nhà nghiên cứu có thể muốn so sánh các nhóm với nhau, và ngôn ngữ có thể thay đổi để thể hiện sự so sánh này trong các câu hỏi suy đoán. Trong các công trình nghiên cứu khác, nhiều biến độc lập và nhiều biến phụ thuộc hơn có thể hiện diện trong mô hình đang được kiểm định, và sẽ dẫn đến một danh sách dài hơn các câu hỏi mô tả và các câu hỏi suy đoán. Tôi đề xuất sử dụng mô hình mô tả-suy đoán nói trên. Thí dụ trên đây cũng minh họa việc sử dụng các biến để mô tả cũng như để nêu lên quan hệ. Thí dụ này nêu rõ các biến độc lập ở vị trí đầu tiên trong các câu hỏi, biến phụ thuộc ở vị trí thứ hai, và các biến kiểm soát ở vị trí thứ ba. Thí dụ này sử dụng các đặc điểm nhân khẩu học làm biến kiểm soát chứ không phải làm các biến chính yếu trong các câu hỏi, và người đọc cần giả định rằng các câu hỏi trong thí dụ này là kết quả tự nhiên của mô hình lý thuyết. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp bộc lộ những thách thức trong việc viết các câu hỏi nghiên cứu (hay các giả thuyết) bởi vì đã có quá ít tài liệu giải quyết bước thiết kế nghiên cứu này (Creswell, 1999). Các tác giả thích đưa ra những lời phát biểu mục đích nghiên cứu hơn là nêu rõ các câu hỏi nghiên cứu của họ. Như thế, rõ ràng là chúng ta thiếu các mô hình để làm cơ sở cho các nguyên tắc hướng dẫn đối với việc viết thêm các câu hỏi nghiên cứu vào các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Tuy nhiên, việc xem xét một số công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, có thể xác định một số đặc điểm mà có thể hướng dẫn việc thiết kế các câu hỏi nghiên cứu. • Các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp cần phải có cả các câu hỏi nghiên cứu định tính lẫn các câu hỏi nghiên cứu định lượng (hay các giả thuyết) được bao gồm vào công trình nghiên cứu để thu hẹp và tập trung nội dung lời phát biểu mục đích nghiên cứu. • Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp cần kết hợp các thành phần của các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết tốt đã được đề cập trong những cách tiếp cận định lượng và định tính. • Trong một dự án nghiên cứu theo trình tự, hai giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ hai bổ sung thêm nhiều chi tiết cho giai đoạn thứ nhất, thì thật khó nêu rõ các câu hỏi nghiên cứu của giai đoạn thứ hai trong đề án hay kế hoạch. Sau khi dự án nghiên cứu được hoàn tất, nhà nghiên cứu có thể trình bày các câu hỏi nghiên cứu của cả hai giai đoạn trong báo cáo cuối cùng. Trong một dự án nghiên cứu một giai đoạn, có thể xác định các câu hỏi định tính và định lượng trong đề án bởi vì tập hợp các câu hỏi này không phụ thuộc vào tập hợp các câu hỏi kia. • Chúng ta nên chú ý đến thứ tự của các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết. Trong một dự án nghiên cứu hai giai đoạn, thứ tự này sẽ gồm có các câu hỏi nghiên cứu của giai đoạn 104 thứ nhất đứng trước, theo sau bởi các câu hỏi nghiên cứu của giai đoạn thứ hai, sao cho người đọc thấy được các câu hỏi nói trên theo thứ tự mà chúng sẽ được xử lý trong nghiên cứu được đề xuất. Trong chiến lược điều tra một giai đoạn, các câu hỏi có thể được sắp xếp thứ tự dựa theo phương pháp được coi trọng nhất trong thiết kế. • Một sự thay đổi thường thấy trong các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp là đưa ra các câu hỏi nghiên cứu vào lúc bắt đầu của mỗi giai đoạn nghiên cứu. Thí dụ, giả định rằng nghiên cứu bắt đầu bằng giai đoạn định lượng. Nhà điều tra có thể đưa ra các giả thuyết. Sau đó trong nghiên cứu, khi giai đoạn định tính bắt đầu được giải quyết, thì các câu hỏi nghiên cứu định tính xuất hiện. Thí dụ 6.8 Các Giả thuyết và các Câu hỏi Nghiên cứu trong một Công trình Nghiên cứu theo các Phương pháp Hỗn hợp Houtz (1995) cung cấp thí dụ về một công trình nghiên cứu hai giai đoạn với các giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu được trình bày trong những phần giới thiệu mỗi giai đoạn. Công trình nghiên cứu của bà điều tra những sự khác biệt giữa các chiến lược giảng dạy của trường cấp hai (middle school: 1 – 14 tuổi) (phi truyền thống) và trường trung học đệ nhất cấp (junior high: 12 – 15 tuổi; ba lớp 7, 8, 9) (truyền thống) đối với các học sinh lớp bảy và lớp tám và thái độ của học sinh đối với môn khoa học cũng như thành tích học tập môn khoa học của các em. Trong công trình nghiên cứu hai giai đoạn này, giai đoạn thứ nhất liên quan đến việc đánh giá các thái độ trước và sau kiểm định và thành tích học tập bằng cách sử dụng các thang đo và điểm trong kỳ thi. Kế đó, tiếp theo sau các kết quả định lượng, Houtz tiến hành các cuộc phỏng vấn với các giáo viên dạy môn khoa học, hiệu trưởng của trường, và các nhà tư vấn. Giai đoạn thứ hai này giúp giải thích những điểm khác biệt và những điểm tương đồng về hai cách tiếp cận giảng dạy, thu nhận được trong giai đoạn thứ nhất. Với công trình nghiên cứu định lượng giai đoạn thứ nhất, Houtz đã đề cập đến các giả thuyết hướng dẫn nghiên cứu của bà: Giả thuyết được đưa ra là không có sự khác biệt đáng kể giữa các học sinh ở trường cấp hai (middle school) và các học sinh ở trường trung học đệ nhất cấp (junior high) về thái độ của các em đối với khoa học cũng như là một môn học ở trường. Một giả thuyết cũng được đưa ra là không có sự khác biệt đáng kể giữa các học sinh ở trường cấp hai và các học sinh ở trường trung học đệ nhất cấp về thành tích học tập môn khoa học (Houtz, 1995, trang 630) Những giả thuyết này xuất hiện ở phần bắt đầu của công trình nghiên cứu như là phần giới thiệu giai đoạn nghiên cứu định lượng của công trình nghiên cứu. Trước khi bắt đầu giai đoạn nghiên cứu định tính, Houtz nêu lên các câu hỏi để khảo sát các kết quả định lượng. Tập trung vào các kết quả kiểm định thành tích học tập, Houtz đã phỏng vấn các giáo viên môn khoa học, hiệu trưởng, và các nhà tư vấn đại học và đã hỏi họ ba câu hỏi. Những khác biệt gì hiện đang tồn tại giữa chiến lược giảng dạy của trường cấp hai và chiến lược giảng dạy của trường trung học đệ nhất cấp tại trường này trong thời kỳ chuyển tiếp? Thời kỳ chuyển tiếp này đã và đang tác động như thế nào đến thái độ đối với môn khoa học và thành tích học tập môn khoa học của các học sinh của Anh/Chị? Các giáo viên cảm nhận như thế nào về quá trình thay đổi này? (Houtz, 1995, trang 649) 105 Việc xem xét công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp này cho thấy rằng tác giả bao gồm cả các câu hỏi nghiên cứu định lượng lẫn các câu hỏi nghiên cứu định tính, nêu rõ các câu hỏi này ở phần bắt đầu của mỗi giai đoạn trong công trình nghiên cứu của bà, và sử dụng các thành phần tốt cho việc viết cả các giả thuyết định lượng lẫn các câu hỏi nghiên cứu định tính. TÓM TẮT Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết thu hẹp nội dung lời phát biểu mục đích nghiên cứu và trở thành những cột mốc chính chỉ dường cho những người đọc công trình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu định tính nêu lên ít nhất là một câu hỏi nghiên cứu chính yếu và vài câu hỏi nghiên cứu phụ. Họ bắt đầu các câu hỏi nghiên cứu định tính (viết bằng tiếng Anh) với những chữ như “how” (làm sao, như thế nào) hay “what” (cái gì, nào v.v.) (khi viết tiếng Việt cũng sử dụng những chữ như thế trong câu hỏi nghiên cứu, nhưng tất nhiên là phải để chúng ở vị trí phù hợp với cấu trúc tiếng Việt). Họ sử dụng các động từ chỉ việc khảo sát, thăm dò, như “thăm dò, khảo sát” hay “mô tả”. Họ nêu ra những câu hỏi tổng quát, rộng để cho phép những người tham gia giải thích những ý tưởng của người tham gia. Ban đầu họ cũng tập trung vào chỉ một hiện tượng chủ yếu được quan tâm. Các câu hỏi có thể đề cập đến những người tham gia và địa điểm của cuộc nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu định lượng viết các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết. Các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết này bao gồm các biến, mà các biến này được mô tả, được thiết lập quan hệ, được phân thành các nhóm để so sánh, và được đo lường một cách riêng rẽ đối với các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Trong nhiều đề án nghiên cứu định lượng, các tác giả sử dụng các câu hỏi nghiên cứu; tuy nhiên, trong việc trình bày nghiên cứu chính thức hơn, người ta sử dụng các giả thuyết. Các giả thuyết này là những tiên đoán về các kết cục của các kết quả, và các giả thuyết này có thể được viết dưới hình thức giả thuyết thay thế khác, nêu rõ những kết quả chính xác được kỳ vọng (hầu như, cao hơn hay thấp hơn thứ gì đó). Các giả thuyết này cũng có thể được phát biểu dưới hình thức giả thuyết ‘không’, chỉ ra rằng không có sự khác biệt hay không có mối quan hệ giữa các nhóm, đối với một biến phụ thuộc. Thường thì trong các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết, nhà nghiên cứu viết (các) biến độc lập trước tiên, theo sau bởi (các) biến phụ thuộc. Một mô hình để sắp xếp thứ tự tất cả các câu hỏi nghiên cứu trong một đề án nghiên cứu định lượng là bắt đầu bằng các câu hỏi mô tả, tiếp theo sau bởi các câu hỏi suy đoán thiết lập quan hệ giữa các biến hay so sánh các nhóm. Các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp cần phải đề cập cả các thành phần định tính lẫn các thành phần định lượng trong một công trình nghiên cứu. Trong một đề án nghiên cứu, thật khó biết cụ thể, rành mạch về các câu hỏi nghiên cứu của giai đoạn thứ hai khi các câu hỏi này sẽ dựa vào, hay bổ sung thêm chi tiết cho, các câu hỏi nghiên cứu của giai đoạn thứ nhất. Thông thường, khi cả các câu hỏi định tính lẫn các câu hỏi định lượng đều được đưa ra trong một công trình nghiên cứu, thì cách sắp xếp tuần tự các câu hỏi này trong công trình nghiên cứu cho thấy thứ tự ưu tiên của chúng trong công trình nghiên cứu. Ngoài ra trọng số gắn cho giai đoạn định tính và giai đoạn định lượng sẽ qui định thứ tự của các câu hỏi nghiên cứu này. Cuối cùng, một mô hình đã được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp liên quan đến việc viết các câu hỏi nghiên cứu như là phần giới thiệu cho mỗi giai đoạn trong công trình nghiên cứu chứ không phải trình bày toàn bộ các câu hỏi nghiên cứu ngay từ đầu công trình nghiên cứu. Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết 106 [...]... tính được sử dụng Morse, J M (1994) Thiết kế nghiên cứu định tính được cấp kinh phí Trong N K Denzin & Y S Lincoln (Eds), Sách Hướng dẫn nghiên cứu định tính (các trang 220-235) Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage Janice Morse, một nhà nghiên cứu nghề y tá, xác định và mô tả những vấn đề về thiết kế quan trọng bao gồm trong việc lập kế hoạch của một dự án nghiên cứu định tính Janice Morse so sánh vài...11 Đối với một công trình nghiên cứu định tính, hãy viết một hay hai câu hỏi nghiên cứu chính yếu, theo sau bởi năm đến bảy câu hỏi phụ 12 Đối với một công trình nghiên cứu định lượng, hãy viết hai tập hợp các câu hỏi nghiên cứu Tập hợp thứ nhất phải là các câu hỏi mô tả về biến độc lập và biến phụ thuộc trong công trình nghiên cứu Tập hợp thứ hai phải đưa ra những câu hỏi thiết lập quan hệ (hay so... cứu theo các phương pháp hỗn hợp Các bước này như sau: 1 xác định xem có cần một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp để nghiên cứu vấn đề hay không; 2 xem xét liệu một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có khả thi hay không; 3 viết cả câu hỏi nghiên cứu định tính lẫn câu hỏi nghiên cứu định lượng; 4 xem xét lại và quyết định về các loại phương pháp thu thập dữ liệu; 5 đánh... nghiên cứu của Anh/Chị Hãy soạn thảo lại nhan đề cho công trình nghiên cứu của Anh/Chị để thể hiện cách tiếp cận nghiên cứu định tính hay định lượng Để viết một nhan đề nghiên cứu định tính, hãy xét đến những đề nghị trong Chương 2 và đảm bảo đưa hiện tượng chủ yếu vào Hãy sử dụng văn phong như là một câu hỏi Để viết một nhan đề nghiên cứu định lượng, hãy bao gồm (các) biến độc lập và (các) biến phụ... với lời phát biểu mục đích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu/ các giả thuyết BÀI ĐỌC THÊM Creswel, J W (1999) Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp: Giới thiệu và Áp dụng Trong G J Cizek (Ed.), Sách Hướng dẫn về Chính sách Giáo dục (các trang 455472) San Diego: Nhà Xuất bản Học thuật Trong chương này, tôi thảo luận về chín bước trong việc tiến hành một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn... trọng tương đối của mỗi phương pháp và chiến lược thực hiện đối với mỗi phương pháp; 6 trình bày một mô hình trực quan; 7 xác định cách thức dữ liệu sẽ được phân tích; 8 đánh giá về các tiêu chí đánh giá công trình nghiên cứu; 107 9 xây dựng một kế hoạch cho công trình nghiên cứu Trong việc viết các câu hỏi nghiên cứu, tôi đề xuất xây dựng cả câu hỏi định tính lẫn câu hỏi định lượng, và phát biểu,... theo mô hình kết hợp các câu hỏi mô tả và các câu hỏi suy đoán, được trình bày trong chương này 13 Hãy viết các câu hỏi nghiên cứu cho một dự án nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp theo trình tự, hai giai đoạn Hãy bao gồm các thành phần của các câu hỏi tốt trong cả các câu hỏi định tính lẫn các câu hỏi định lượng 14 Hãy trở lại với dự thảo làm việc về nhan đề của công trình nghiên cứu của Anh/Chị... hỏi liên quan đến sự tương tác bằng lời nói và sự đối thoại Bà chỉ ra rằng cách diễn đạt câu hỏi nghiên cứu xác định trọng tâm và phạm vi của công trình nghiên cứu Tuckman, B W (1999) Tiến hành nghiên cứu giáo dục (ấn bản thứ 5) Fort Worth, TX: Nhà Xuất bản Đại học Brace Bruce Tuckman cung cấp trọn một chương về việc xây dựng giả thuyết Ông xác định nguồn gốc của các giả thuyết trong các quan điểm... gồm trong việc lập kế hoạch của một dự án nghiên cứu định tính Janice Morse so sánh vài chiến lược điều tra và đưa ra chi tiết loại câu hỏi nghiên cứu được sử dụng trong mỗi chiến lược Đối với các chiến lược điều tra theo hiện tượng học và dân tộc học, nghiên cứu đòi hỏi các câu hỏi về ý nghĩa và các câu hỏi mô tả Đối với chiến lược điều tra theo lý thuyết có cơ sở, các câu hỏi cần đề cập đến các câu . đi qua kế hoạch của một nghiên cứu. Cột mốc đầu tiên là lời phát biểu mục đích nghiên cứu, vốn thiết lập phương hướng chủ yếu cho công trình nghiên cứu. Từ lời phát biểu mục đích nghiên cứu tổng. hỏi nghiên cứu, hoặc các giả thuyết – trong một đề án nghiên cứu. Thảo luận bắt đầu bằng việc đưa ra vài nguyên tắc liên quan đến việc thiết kế các câu hỏi nghiên cứu định tính; các câu hỏi nghiên. viết rất khéo một câu hỏi nghiên cứu duy nhất, súc tích cần được trả lời trong công trình nghiên cứu này. Thí dụ 6. 2 Các Câu hỏi Nghiên cứu Chính yếu từ một Nghiên cứu Tình huống Padula

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan