Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
413,41 KB
Nội dung
CHƯƠNG NĂM _______________________________ PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH Trong khi phần giới thiệu đặt trọng tâm vào vấn đề dẫn đến công trình nghiên cứu, thì phần phát biểu mục đích (tuyên bố mục đích) xác lập phương hướng cho cuộc nghiên cứu. Thật ra, lời phát biểu mục đích là lời phát biểu quan trọng nhất trong toàn bộ công trình nghiên cứu. Lời phát biểu mục đích làm cho người đọc hướng đến chủ đích chính của công trình nghiên cứu, và tất cả những khía cạnh khác của nghiên cứu nhất thiết xảy ra dựa theo chủ đích chính đó. Trong những bài báo, các nhà nghiên cứu viết thêm lời phát biểu mục đích vào phần giới thiệu; trong các luận văn và các đề án làm luận văn (đề cương luận văn), lời phát biểu mục đích thường được viết thành một phần tách biệt. Lời phát biểu mục đích cần được viết càng rõ và càng súc tích càng tốt. Toàn bộ chương này tập trung vào lời phát biểu mục đích, do tầm quan trọng của lời phát biểu mục đích trong một công trình nghiên cứu. Tôi bàn về những lý do của việc xây dựng những lời phát biểu mục đích, đưa ra những nguyên tắc chính yếu để dùng trong việc thiết kế lời phát biểu mục đích, và cung cấp các thí dụ minh họa cho những mô hình tốt. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH Theo Locke, Spirduso, và Silverman (2000), lời phát biểu mục đích chỉ ra “tại sao bạn muốn thực hiện công trình nghiên cứu này và bạn dự định hoàn thành những điều gì” (trang 9). Thật đáng tiếc, những cuốn sách viết về phương pháp và đề án không chú ý mấy đến lời phát biểu mục đích, và các tác giả viết về phương pháp thường đưa lời phát biểu mục đích vào những phần thảo luận về các đề tài khác, như nêu rõ các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết. Thí dụ, Wilkinson (1991), đề cập đến lời phát biểu mục đích trong ngữ cảnh câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Các tác giả khác trình bày lời phát biểu mục đích như một khía cạnh của vấn đề nghiên cứu (Castetter & Heislev, 1977). Việc xem xét kỹ lưỡng những nội dung thảo luận của hai tác giả nói trên cho thấy rằng cả hai tác giả đều nói đến lời phát biểu mục đích như là ý tưởng chỉ đạo, rất quan trọng trong một công trình nghiên cứu. Đối với thảo luận ở đây, tôi sẽ gọi phần ngắn này là “lời phát biểu mục đích” (“purpose statement”) bởi vì phần ngắn này truyền đạt (chuyển tải) toàn bộ chủ đích của công trình nghiên cứu được đề xuất. Trong các đề án, các nhà nghiên cứu cần phân biệt rõ ràng giữa mục đích, vấn đề trong công trình nghiên cứu, và các câu hỏi nghiên cứu. Mục đích đưa ra chủ đích của công trình nghiên cứu chứ không phải là vấn đề khó khăn hay vấn đề dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu (Xem Chương 4). Mục đích cũng không phải là các câu hỏi nghiên cứu – những câu hỏi mà việc thu thập dữ liệu sẽ cố gắng trả lời – sẽ được thảo luận trong Chương 6. Thay vào đó, mục đích thiết lập các mục tiêu, chủ đích, và ý tưởng chính của một đề án hay một công trình nghiên cứu. Ý tưởng này dựa vào một nhu cầu (vấn đề) và được tinh chỉnh thành những câu hỏi cụ thể (các câu hỏi nghiên cứu). Với tầm quan trọng của lời phát biểu mục đích như thế, điều hữu ích là làm nổi bật lời phát biểu này hơn các khía cạnh khác của đề án hay công trình nghiên cứu và trình bày lời phát biểu này như là một câu duy nhất hay một đoạn duy nhất mà người đọc có thể xác định được một cách dễ dàng. Mặc dù những lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định tính, 82 định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp đều có chung những chủ đề tương tự, nhưng mỗi lời phát biểu mục đích nói trên sẽ được xác định dưới đây và được minh họa bằng những đoạn “bản gốc” (“scripts”) nhằm xây dựng một lời phát biểu mục đích thật hoàn chỉnh mà có thể kiểm soát được cho một đề án hay một công trình nghiên cứu. LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Một lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định tính chứa đựng tất cả thành phần quan trọng của nghiên cứu định tính, sử dụng những từ ngữ về nghiên cứu được rút ra từ ngôn ngữ của cuộc điều tra đó (Schwandt, 2001), và sử dụng những thủ tục của một thiết kế mới nổi lên dựa trên kinh nghiệm của các cá nhân trong một môi trường tự nhiên. Như thế, người ta có thể xét đến một số đặc điểm thiết kế căn bản cho việc viết lời phát biểu mục đích này: • Sử dụng những từ ngữ như “mục đích”, “chủ đích”, hay “mục tiêu” để báo hiệu sự quan tâm đặc biệt đến lời phát biểu này như là ý tưởng chỉ đạo rất quan trọng trong công trình nghiên cứu. Hãy làm nổi bật lời phát biểu này như là một câu tách biệt hay một đoạn tách biệt và sử dụng ngôn ngữ của nghiên cứu bằng cách dùng những từ ngữ như “Mục đích (hay chủ đích hay mục tiêu) của công trình nghiên cứu này là (đã là) (sẽ là). . .” Các nhà nghiên cứu (khi viết bằng tiếng Anh) thường sử dụng động từ ở thì hiện tại hay quá khứ trong các bài báo và luận văn hay luận án, và động từ ở thì tương lai trong các đề án bởi vì trong các đề án các nhà nghiên cứu đang trình bày kế hoạch cho một công trình nghiên cứu. • Tập trung vào một hiện tượng (hay khái niệm hay ý tưởng) duy nhất. Thu hẹp công trình nghiên cứu thành một ý tưởng sẽ được thăm dò, khảo sát hay tìm hiểu. Sự tập trung này có nghĩa là mục đích không truyền đạt “việc thiết lập quan hệ” giữa hai hay nhiều hơn hai biến số hoặc “việc so sánh” hai hay nhiều hơn hai nhóm, như thường được tìm thấy trong nghiên cứu định lượng. Thay vào đó, đưa ra một hiện tượng duy nhất để nghiên cứu, thừa nhận rằng nghiên cứu này có thể phát triển dần thành việc khảo sát các mối quan hệ hay những so sánh giữa các ý tưởng. Trong số những việc khảo sát liên quan này, chúng ta không thể dự kiến được việc khảo sát nào ngay từ lúc bắt đầu một công trình nghiên cứu định tính. Thí dụ, một đề án có thể bắt đầu bằng việc khảo sát “các vai trò của chủ tịch” trong việc nâng cao sự phát triển của đội ngũ giảng dạy (Creswell & Brown, 1992). Các công trình nghiên cứu định tính khác có thể bắt đầu bằng cách khảo sát “đặc trưng nhận dạng của giáo viên” và sự đẩy ra ngoài lề hay không xét đến đặc trưng nhận dạng này cho một giáo viên trong trường của cô (Hubert & Whelan) hay khảo sát ý nghĩa của “văn hóa bóng chày” trong một nghiên cứu về công việc và phong cách nói chuyện của những người làm công ở sân vận động (Trujillo, 1992). Các thí dụ này đều minh họa cho sự tập trung vào một ý tưởng duy nhất. • Hãy sử dụng những động từ chỉ hành động để truyền đạt quá trình học hỏi sẽ xảy ra như thế nào. Các động từ chỉ hành động và các cụm từ như “mô tả”, “hiểu được”, “xây dựng”, “xem xét ý nghĩa của”, hay “khám phá”, giữ cho cuộc điều tra được để mở và truyền đạt một thiết kế mới nổi (emerging design). • Một thiết kế mới nổi cũng được nâng cao bởi ngôn ngữ không định hướng chứ không phải bởi các kết cục được định trước. Hãy sử dụng những từ ngữ và những cụm từ trung tính, như khảo sát “những kinh nghiệm của các cá nhân” chứ không phải “những kinh nghiệm thành công của các cá nhân”. Những từ ngữ và cụm từ khác có thể gây rắc rối bao gồm “hữu ích”, “tích cực”, và “mang lại thông tin hữu ích” – đó là tất cả các từ ngữ cho thấy một kết cục có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra. McCracken (1988) đề cập đến sự cần thiết phải để cho người trả lời phỏng vấn mô tả kinh nghiệm của người ấy, trong các cuộc 83 phỏng vấn định tính. Những người phỏng vấn (hay những người viết lời phát biểu mục đích) vi phạm “qui luật không chiều hướng” trong nghiên cứu định tính (McCracken, 1988, trang 21) qua việc sử dụng những từ ngữ gợi ý một sự định hướng theo chiều hướng nào đó. • Hãy đưa ra một định nghĩa thỏa đáng (đủ để làm cơ sở tiến hành công việc) tổng quát về hiện tượng hay ý tưởng chủ yếu. Phù hợp với thuật sử dụng ngôn ngữ trong nghiên cứu định tính, định nghĩa này không cứng nhắc và cố định, mà có tính thăm dò và phát triển dần dần trong suốt cuộc nghiên cứu dựa trên thông tin từ những người tham gia. Như thế, người viết có thể sử dụng lời phát biểu, “Một định nghĩa tạm thời vào lúc này của ________ (hiện tượng chủ yếu) là . . .”. Cũng cần lưu ý là không được lẫn lộn định nghĩa này với phần “định nghĩa về các thuật ngữ” chi tiết được tìm thấy sau đó trong một số đề án nghiên cứu định tính. Ý định ở đây là, vào một giai đoạn sớm trong đề án hay công trình nghiên cứu, truyền đạt đến người đọc nghĩa tổng quát của hiện tượng chủ yếu sao cho họ có thể hiểu được tốt hơn thông tin sẽ bộc lộ trong cuộc nghiên cứu. • Hãy đưa vào những từ ngữ biểu hiện chiến lược điều tra sẽ được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu, phân tích, và biểu hiện qui trình nghiên cứu, như là liệu công trình nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp dân tộc học, lý thuyết có cơ sở, nghiên cứu tình huống, hiện tượng học, hay tường thuật. • Hãy đề cập đến những người tham gia (participants) trong công trình nghiên cứu, như là liệu những người tham gia có thể là một cá nhân hay nhiều hơn một cá nhân, một nhóm người, hay toàn bộ tổ chức. • Hãy xác định địa điểm của cuộc nghiên cứu, như nhà ở, lớp học, tổ chức, chương trình, hay sự kiện. Hãy mô tả địa điểm này đủ chi tiết sao cho người đọc sẽ biết được chính xác cuộc nghiên cứu sẽ diễn ra ở đâu. Mặc dù có sự thay đổi đáng kể trong việc bao gồm những điểm nói trên vào lời phát biểu mục đích, nhưng một đề án (đề cương) làm luận văn thạc sĩ hay luận án tiến sĩ tốt cần đề cập đến tất cả các điểm nói trên. Để hỗ trợ trong việc thiết kế một lời phát biểu mục đích, tôi bao gồm ở đây một “bản gốc” (hay bản làm mẫu để điền vào chỗ trống) mà hẳn là hữu ích trong việc soạn thảo một lời phát biểu mục đích hoàn chỉnh. Một “bản gốc” (“script”), như được sử dụng trong cuốn sách này, chứa đựng những từ ngữ và những ý tưởng chính của một lời phát biểu mục đích và có chừa những chỗ trống để cho nhà nghiên cứu điền vào những thông tin liên quan đến đề án hay công trình nghiên cứu. “Bản gốc” của một lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định tính là như sau: Mục đích của nghiên cứu ___________________________ (chiến lược điều tra, như dân tộc học, nghiên cứu tình huống, hay loại khác) này là (đã là? sẽ là?) ___________________________ (hiểu biết được? mô tả? xây dựng? khám phá?) ___________________________ (hiện tượng chủ yếu đang được nghiên cứu) của (hay đối với) ___________________________ (những người tham gia, như cá nhân, các nhóm, tổ chức) tại ______________ (địa điểm nghiên cứu). Ở giai đoạn này trong cuộc nghiên cứu, ___________________ (hiện tượng chủ yếu đang được nghiên cứu) sẽ được định nghĩa một cách tổng quát là ____________ (đưa ra một định nghĩa tổng quát). 84 Những thí dụ sau đây có thể không minh họa một cách hoàn hảo tất cả các thành phần của “bản gốc” này, nhưng những thí dụ này là những mô hình đầy đủ để nghiên cứu cũng như bắt chước và phát huy. Thí dụ 5.1 Lời Phát biểu Mục đích trong một Nghiên cứu Định tính theo Hiện tượng học Lauterbach (1993) đã nghiên cứu về năm (5) phụ nữ đã bị mất con còn sơ sinh trong trường hợp có thai muộn và những ký ức và kinh nghiệm của họ về sự mất mát này. Lời phát biểu mục đích của bà như sau: Cuộc điều tra theo phương pháp hiện tượng học, như một phần của việc phát hiện ra ý nghĩa, đã diễn đạt rõ ràng “những điều cốt lõi” của ý nghĩa trong những kinh nghiêm sống của các bà mẹ khi những đứa con sơ sinh mà họ ao ước bị tử vong. Bằng cách sử dụng lăng kính của quan điểm nam nữ bình quyền, trọng tâm đã được đặt vào những ký ức và kinh nghiệm “đã sống qua” của các bà mẹ. Quan điểm này tạo thuận lợi cho việc phá vỡ được sự im lặng xung quanh những kinh nghiệm của các bà mẹ; quan điểm này hỗ trợ trong việc diễn đạt rõ ràng và nhấn mạnh thêm những ký ức của các bà mẹ và các câu chuyện về mất mát của họ. Các phương pháp điều tra bao gồm sự xem xét kỹ lưỡng theo hiện tượng học về dữ liệu đã được moi hỏi bằng sự điều tra liên quan đến sự tồn tại và kinh nghiệm của con người về những kinh nghiệm của các bà mẹ, và sự điều tra về hiện tượng nói trên trong nghệ thuật sáng tạo (Lauterbach, 1993, trang 134). Tôi đã tìm thấy lời phát biểu mục đích của Lauterbach trong phần mở đầu của bài báo có nhan đề “Mục đích của Nghiên cứu”. Như thế, nhan đề này kêu gọi sự chú ý vào lời phát biểu này. “Những kinh nghiệm sống của các bà mẹ” sẽ là hiện tượng chủ yếu, và tác giả sử dụng từ ngữ chỉ hành động “mô tả” để thảo luận về “ý nghĩa” (một từ trung tính) của những kinh nghiệm này. Tác giả định nghĩa rõ thêm những kinh nghiệm gì sẽ được xem xét khi bà xác định “những ký ức” và những kinh nghiệm “đã sống qua”. Trong toàn bộ đoạn này, rõ ràng là Lauterback sẽ sử dụng chiến lược về hiện tượng học. Ngoài ra, đoạn này cũng truyền đạt rằng những người tham gia sẽ là các bà mẹ, nhưng sau đó trong bài báo, người đọc sẽ biết được rằng tác giả phỏng vấn một mẫu thích hợp gồm năm bà mẹ, mỗi người đều đã trải qua tình trạng đứa con của mình bị tử vong trong thời gian sinh nở tại nhà mình. Thí dụ 5.2 Lời Phát biểu Mục đích trong một Nghiên cứu Tình huống Kos (1991) đã tiến hành một nghiên cứu nhiều tình huống về những nhận thức về các học sinh trung học cơ sở thiếu khả năng đọc (hiểu được nội dung) liên quan đến những yếu tố đã ngăn cản các học sinh này tiến bộ trong việc phát triển khả năng đọc của họ. Lời phát biểu mục đích của bà được viết như sau: Mục đích của công trình nghiên cứu này là khảo sát những yếu tố về cảm xúc, về xã hội, và về giáo dục có thể góp phần vào việc phát triển tình trạng thiếu khả năng đọc của bốn học sinh ở tuổi thiếu niên. Công trình nghiên cứu này cũng tìm kiếm lời giải thích về lý do tại sao những tình trạng thiếu khả năng đọc của học sinh tồn tại dai dẳng bất chấp nhiều năm giảng dạy. Đây không phảI là một nghiên cứu can thiệp và, mặc dù một số học sinh có thể đã cải thiện khả năng đọc của các em, nhưng việc cải thiện khả năng đọc không phải là trọng tâm của công trình nghiên cứu này (Kos, 1991, các trang 876-877). 85 Hãy chú ý lời phủ nhận của Kos, đó là công trình nghiên cứu này không phải là một công trình nghiên cứu định lượng, đo lường độ lớn của những thay đổi về khả năng đọc trong học sinh. Thay vào đó, Kos đã đặt một cách rõ ràng nghiên cứu này vào trong cách tiếp cận định tính bằng cách sử dụng những từ ngữ như “khảo sát”. Bà đã tập trung chú ý vào hiện tượng chủ yếu là “các yếu tố” và đã đưa ra một định nghĩa tạm thời về hiện tượng này bằng cách đề cập đến những thí dụ, như “về xúc cảm, về xã hội, và về giáo dục.” Bà đưa lời phát biểu này vào dưới đề mục gọi là “Mục đích của Công trình Nghiên cứu” để thu hút sự chú ý vào lời phát biểu này, và bà đề cập đến những người tham gia, đó là những người đã tham gia vào công trình nghiên cứu này. Trong phần trích yếu và phương pháp luận, người đọc tìm thấy rằng nghiên cứu này đã sử dụng chiến lược điều tra của nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu tình huống và rằng nghiên cứu này xảy ra trong một lớp học. Thí dụ 5.3 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu theo Dân tộc học Rhoads (1997) đã tiến hành một công trình nghiên cứu theo dân tộc học kéo dài hai năm, khảo sát cách thức có thể cải thiện bầu không khí trong khu đại học cho những người đồng tính luyến ái nam và người nam lưỡng tính tại một viện đại học lớn. Lời phát biểu mục đích của ông, được bao gồm trong phần mở đầu, như sau: Bài viết này đóng góp vào khối lượng tài liệu xử lý những nhu cầu của các sinh viên đồng tính luyến ái nam và lưỡng tính bằng cách xác định vài lĩnh vực mà trong đó sự tiến bộ có thể được thực hiện trong việc cải thiện bầu không khí trong khu đại học cho họ. Bài viết này bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu theo dân tộc học kéo dài hai năm về một nhóm sinh viên có lối sống khác biệt bao gồm những người đồng tính luyến ái nam và những người nam lưỡng tính ở một viên đạI học lớn có nghiên cứu học thuật; trọng tâm đặt vào đàn ông phản ánh thực tế là những người phụ nữ đồng tính luyến ái và lưỡng tính tạo thành một nhóm sinh viên có lối sống khác biệt khác ở viện đại học đang được nghiên cứu. (Rhoads 1997, trang 276). Với chủ đích là cải thiện khu đại học, công trình nghiên cứu định lượng này thuộc vào loại nghiên cứu theo phương pháp tuyên truyền vận động như được đề cập trong Chương 1. Ngoài ra, những câu này nằm ở phần bắt đầu của bài viết để báo hiệu cho người đọc về mục đích của công trình nghiên cứu này. Những “nhu cầu” của các sinh viên này trở thành hiện tượng chủ yếu được nghiên cứu, và tác giả tìm cách “xác định” những lĩnh vực có thể cải thiện bầu không khí cho những nam sinh viên đồng tính luyến ái hay lưỡng tính. Tác giả cũng đề cập rằng chiến lược điều tra sẽ theo phương pháp dân tộc học và công trình nghiên cứu này sẽ liên quan đến nam giới (những người tham gia) tại một viện đại học lớn (địa điểm nghiên cứu). Vào lúc này, tác giả không cung cấp thông tin bổ sung về tính chất chính xác của “các nhu cầu” này hay một định nghĩa thỏa đáng để bắt đầu bài báo. Tuy nhiên, tác giả quả có đề cập đến “đặc trưng nhận dạng” và thăm dò một nghĩa tạm thời cho thuật ngữ đó trong phần tiếp theo của công trình nghiên cứu này. Thí dụ 5.4 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu theo Lý thuyết có Cơ sở Richie và những người khác (1997) đã tiến hành một nghiên cứu định tính để xây dựng lý thuyết về quá trình phát triển sự nghiệp của 18 phụ nữ Mỹ gốc Phi da đen và da trắng rất 86 thành đạt và nổi tiếng ở Hoa Kỳ, làm việc trong những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Trong đoạn thứ hai của công trình nghiên cứu này, họ trình bày lời phát biểu mục đích như sau: Bài báo này mô tả một nghiên cứu định tính về quá trình phát triển sự nghiệp của 18 phụ nữ Mỹ gốc Phi da đen và da trắng ở Hoa Kỳ khắp tám lĩnh vực nghề nghiệp. Mục đích chung của chúng tôi trong công trình nghiên cứu này là khảo sát những ảnh hưởng có tính quyết định đến quá trình phát triển sự nghiệp của các phụ nữ này, đặc biệt là những ảnh hưởng liên quan đến việc đạt được thành công trong nghề nghiệp chuyên môn của họ (Richie và những người khác, 1997, trang 133). Trong lời phát biểu này, hiện tượng chủ yếu là “quá trình phát triển sự nghiệp” và người đọc biết được rằng hiện tượng này sẽ được định nghĩa như là “những ảnh hưởng có tính quyết định” trong “sự thành công trong nghề nghiệp chuyên môn” của các phụ nữ này. Trong công trình nghiên cứu này, “thành công”, một từ ngữ định hướng, dùng để xác định mẫu các cá nhân sẽ được nghiên cứu chứ không phải để giới hạn cuộc điều tra về hiện tượng chủ yếu. Các tác giả dự định “khảo sát” hiện tượng này, và người đọc biết được những người tham gia đều là phụ nữ, trong các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Lý thuyết có cơ sở như là một chiến lược điều tra được đề cập trong phần trích yếu và sau đó trong phần thảo luận về thủ tục. LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Những lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định lượng khác nhiều với các mô hình định tính xét về ngôn ngữ và trọng tâm đặt vào việc thiết lập quan hệ hay việc so sánh các biến số hoặc những cấu trúc khái niệm (construct). Một biến số đề cập đến một đặc điểm hay thuộc tính của một cá nhân hay một tổ chức mà có thể đo lường được hay quan sát được và khác nhau cho từng người và từng tổ chức được nghiên cứu (Creswell, 2002). Một biến số thường sẽ “thay đổi” trong hai hay hơn hai loại hay trên một chuỗi biến thiên các điểm số. Các nhà tâm lý học thích sử dụng thuật ngữ construct (cấu trúc khái niệm) hơn là variable (biến số)), thuật ngữ này bao hàm ý tưởng trừu tượng mạnh hơn là một thuật ngữ được định nghĩa một cách cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học xã hội thường sử dụng thuật ngữ biến số, và thuật ngữ này sẽ được sử dụng trong phần thảo luận sau đây. Các biến số thường được đo lường trong các công trình nghiên cứu bao gồm giới tính, tuổi tác, tình trạng kinh tế xã hội (SES), và thái độ hay hành vi như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự kiểm soát xã hội, quyền lực chính trị, hay khả năng lãnh đạo. Có nhiều cuốn sách, tài liệu cung cấp những nội dung thảo luận chi tiết về các loại biến số người ta có thể sử dụng và thang đo của các biến số này (thí dụ, Isaac & Michael, 1981; Keppel, 1991; Kerlinger, 1979; Thorndike, 1997). Các biến số được phân biệt bằng hai đặc điểm: thứ tự theo thời gian và phương pháp đo lường (hay quan sát) các biến số này. Thứ tự theo thời gian (temporal order) có nghĩa là một biến số xảy ra trước một biến số khác trong thời gian. Bởi vì việc sắp xếp theo thứ tự thời gian này, nên người ta nói rằng biến số này ảnh hưởng đến hay “gây nên” biến số kia, mặc dù phát biểu chính xác hơn sẽ chỉ ra “mối quan hệ nhân quả có thể xảy ra”. Khi xử lý những nghiên cứu trong môi trường tự nhiên hay con người, các nhà nghiên cứu không thể “chứng minh” một cách hoàn toàn nguyên nhân và kết quả (Rosenthal & Rosnow, 1991). Việc sắp xếp theo thứ tự thời gian này làm cho các nhà nghiên cứu trong những cách tiếp cận định lượng suy nghĩ theo thứ tự “trái sang phải” (Punch, 1998) và sắp xếp thứ tự các biến (biến số) trong những lời phát biểu mục đích, các câu hỏi nghiên cứu, và các mô hình trực quan (visual model) thành những phần trình bày trái-sang-phải, nguyên nhân và kết quả. Như thế, 87 • Các biến độc lập là các biến (có lẽ) gây nên, có ảnh hưởng đến, hay tác động đến các kết cục (hay kết quả). Các biến số độc lập này còn được gọi là các biến xử lý (treatment), biến được thao tác hay được điều khiển (manipulated), biến xảy ra trước, hoặc biến tiên đoán. • Các biến phụ thuộc là những biến phụ thuộc vào các biến độc lập; các biến phụ thuộc là các kết cục hay các kết quả của ảnh hưởng của các biến độc lập. Các tên gọi khác của biến phụ thuộc là biến tiêu chí, biến kết cục, và biến kết quả. • Các biến can thiệp hay trung gian (intervening or mediating variables) “đứng ở giữa” biến độc lập và biến phụ thuộc; và các biến này làm trung gian đem lại hay ảnh hưởng đến tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Thí dụ, nếu sinh viên đạt kết quả tốt trong một bài kiểm tra về các phương pháp nghiên cứu (biến phụ thuộc), kết quả này có thể do (a) việc chuẩn bị nghiên cứu, học hỏi của họ (biến độc lập) và/hoặc (b) việc tổ chức các ý tưởng nghiên cứu thành một khuôn khổ của họ (biến can thiệp) đã ảnh hưởng đến điểm của họ đối với bài kiểm tra. Biến trung gian, “tổ chức của nghiên cứu” đứng ở giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. • Hai loại biến khác là các biến kiểm soát (control variables) và các biến gây lẫn lộn hay cản trở (confounding variables). Các biến kiểm soát đóng vai trò tích cực trong các công trình nghiên cứu định lượng. Các biến này là một loại đặc biệt của biến độc lập, mà được đo lường trong một nghiên cứu bởi vì các biến này có khả năng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Các nhà nghiên cứu sử dụng các thủ tục thống kê (thí dụ phân tích đồng phương sai (tích sai)) để kiểm soát các biến này. Các biến này có thể là các biến về cá nhân hay về nhân khẩu học mà cần phải được “kiểm soát” thế nào để có thể xác định được ảnh hưởng thực sự của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Một loại biến khác, đó là biến gây lẫn lộn (hoặc giả tạo) (confounding (or spurious) variable), không thật sự được đo lường hay quan sát trong công trình nghiên cứu. Biến gây lẫn lộn hiện hữu, nhưng ảnh hưởng của biến này không thể được phát hiện một cách trực tiếp trong công trình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu bình luận về ảnh hưởng của các biến gây lẫn lộn, sau khi đã hoàn tất công trình nghiên cứu, bởi vì các biến này có thể đã có tác dụng giải thích mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, nhưng các biến này đã không được đánh giá hay đã không thể đánh giá được một cách dễ dàng. Vì thế, việc thiết kế lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định lượng (lời phát biểu mục đích định lượng) bắt đầu bằng cách xác định những biến được đề xuất cho công trình nghiên cứu (độc lập, can thiệp (trung gian), phụ thuộc, kiểm soát), vẽ một mô hình trực quan (visual model) để xác định một cách rõ ràng chuỗi tuần tự các biến này, và xác định vị trí cũng như nêu rõ việc các biến này sẽ được đo lường hay quan sát như thế nào. Cuối cùng, chủ đích của việc sử dụng các biến này theo cách định lượng sẽ là thiết lập quan hệ giữa các biến (như ta thường tìm thấy trong cuộc khảo sát/điều tra) hoặc so sánh các mẫu hay các nhóm xét theo kết cục hay kết quả (như thường tìm thấy trong các cuộc thí nghiệm). Hiểu biết trên đây giúp chúng ta trong việc thiết kế lời phát biểu mục đích định lượng. Những thành phần chính của một lời phát biểu mục đích định lượng tốt gồm có một đoạn ngắn chứa đựng những điểm sau đây: • Những từ ngữ báo hiệu chủ đích chính của công trình nghiên cứu, như “mục đích”, “chủ đích”, hay “mục tiêu”. Hãy bắt đầu bằng câu “Mục đích (hay mục tiêu hay chủ đích) của công trình nghiên cứu này là (đã là) (sẽ là) . . . .” 88 • Sự xác định lý thuyết, mô hình, hay khuôn khổ khái niệm để kiểm định trong đề án hay công trình nghiên cứu. Ở thời điểm này người ta không cần mô tả chi tiết; trong Chương 7, tôi đề xuất một phần “Quan điểm Lý thuyết” riêng biệt cho mục đích này. Đề cập đến lý thuyết trong lời phát biểu mục đích để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lý thuyết đó và báo hiệu việc sử dụng lý thuyết đó vào công trình nghiên cứu. • Sự xác định biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng như bất kỳ biến trung gian hay biến kiểm soát nào được sử dụng trong công trình nghiên cứu. • Những từ ngữ liên kết biến độc lập và biến phụ thuộc để chỉ ra rằng các biến này đang được liên hệ với nhau. Hãy sử dụng những cụm từ “mối quan hệ giữa” hai hay nhiều hơn hai biến hay “sự so sánh giữa” hai hay nhiều hơn hai nhóm. Hầu hết các công trình nghiên cứu định lượng rơi vào một trong hai phương án chọn lựa nói trên đối với việc liên kết các biến trong lời phát biểu mục đích. Một kết hợp của việc so sánh và việc thiết lập quan hệ cũng có thể tồn tại, thí dụ như, một thí nghiệm hai yếu tố trong đó nhà nghiên cứu có hai hay nhiều hơn hai nhóm xử lý cũng như một biến liên tục như là biến độc lập trong công trình nghiên cứu. Mặc dù người ta thường tìm thấy những nghiên cứu về so sánh hai nhóm hay nhiều hơn hai nhóm trong các thí nghiệm, nhưng cũng có thể so sánh các nhóm trong một nghiên cứu sử dụng các cuộc khảo sát/điều tra. • Vị trí hay việc sắp xếp thứ tự của các biến từ trái sang phải trong lời phát biểu mục đích, bắt đầu với biến độc lập, được theo sau bởi biến phụ thuộc. Hãy đặt các biến can thiệp vào giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Các nhà nghiên cứu cũng đặt các biến kiểm soát vào giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Một cách khác là các biến kiểm soát có thể được đặt ngay sau biến phụ thuộc, trong một cụm từ như “với . . . (các biến kiểm soát) được kiểm soát”. Trong các thí nghiệm, biến độc lập sẽ luôn luôn là biến “được thao tác hay được điều khiển”. • Đề cập đến loại chiến lược điều tra chuyên biệt được sử dụng trong công trình nghiên cứu. Bằng cách kết hợp thông tin này vào, nhà nghiên cứu sẽ dự kiến nội dung thảo luận về các phương pháp và làm cho người đọc có thể liên kết (trong trí óc) mối quan hệ của các biến với cách tiếp cận điều tra. • Đề cập đến những người tham gia (hay đơn vị của phép phân tích) vào công trình nghiên cứu và đề cập đến địa điểm nghiên cứu cho công trình nghiên cứu. • Một định nghĩa tổng quát cho mỗi biến chủ yếu trong công trình nghiên cứu, nhất là sử dụng những định nghĩa đã tồn tại từ lâu. Trong nghiên cứu định lượng, các nhà điều tra sử dụng những định nghĩa đã được chấp nhận và không thay đổi cho các biến số. Những định nghĩa được đưa vào ở đây có ý định cung cấp một định nghĩa tổng quát về các biến để giúp người đọc hiểu rõ nhất lời phát biểu mục đích. Các định nghĩa này không thay thế các định nghĩa hoạt động, chính xác và chi tiết (các chi tiết về cách thức các biến sẽ được đo lường) được tìm thấy sau này trong phần “Định nghĩa các Thuật ngữ” trong các đề án (xem Chương 8). Dựa trên những điểm nói trên, một “bản gốc” của lời phát biểu mục đích định lượng có thể bao gồm những ý tưởng sau đây: Mục đích nghiên cứu _______________ (thí nghiệm? khảo sát/điều tra) này là (đã là? sẽ là) kiểm định lý thuyết về ___________________ mà lý thuyết này ________________ (so sánh? thiết lập quan hệ?) giữa _______________ (biến độc lập) và ______________ (biến phụ thuộc), với __________________ (các biến kiểm soát) được kiểm soát, đối với 89 _________________ (những người tham gia) tại __________________ (địa điểm nghiên cứu). Biến (hay các biến) độc lập ______________________ sẽ được định nghĩa một cách tổng quát là __________________ (cung cấp định nghĩa tổng quát). Biến (hay các biến) phụ thuộc sẽ được định nghĩa một cách tổng quát là _____________________ (cung cấp định nghĩa tổng quát), và biến kiểm soát và (các) biến can thiệp, _______________ (xác định biến kiểm soát và biến can thiệp) sẽ được kiểm soát theo phương pháp thống kê trong nghiên cứu này. Các thí dụ sau đây minh họa nhiều trong các thành phần trong “bản gốc”. Hai công trình nghiên cứu đầu là các cuộc khảo sát/điều tra; công trình nghiên cứu cuối là một thí nghiệm. Thí dụ 5.5 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu dựa trên cuộc Điều tra đã Công bố Kalof (2000) đã tiến hành một công trình nghiên cứu dọc hai năm về 54 phụ nữ ở đại học về thái độ và kinh nghiệm của họ về sự áp bức liên quan đến giới tính. Những phụ nữ này đã trả lời trong hai cuộc điều tra giống hệt nhau bằng cách gửi thư qua bưu điện được thực hiện cách nhau hai năm. Tác giả kết hợp lời phát biểu mục đích, được giới thiệu trong phần mở đầu, với các câu hỏi nghiên cứu. Công trình nghiên cứu này là một nỗ lực nhằm cung cấp thêm chi tiết và làm rõ mối liên kết giữa thái độ đối với vai trò của giới tính của phụ nữ và kinh nghiệm về việc trở thành nạn nhân của sự áp bức liên quan đến giới tính. Tôi sử dụng dữ liệu trong hai năm từ 54 phụ nữ ở đại học trả lời những câu hỏi sau đây: (1) Thái độ của phụ nữ có ảnh hưởng đến khả năng dễ bị tấn công bởi sự áp bức liên quan đến giới tính trong thời kỳ hai năm hay không? (2) Thái độ có thay đổi sau khi trải qua kinh nghiệm trở thành nạn nhân của sự áp bức liên quan đến giới tính hay không? (3) Việc đã trở thành nạn nhân trước đó có làm giảm hay làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân sau đó hay không? (Kalof, 2000, trang 48) Mặc dù Kalof không đề cập đến lý thuyết mà bà tìm cách kiểm định, nhưng bà xác định cả biến độc lập (thái độ đối với vai trò của giới tính) lẫn biến phụ thuộc (việc trở thành nạn nhân của sự áp bức liên quan đến giới tính). Bà xác định vị trí các biến này từ biến độc lập đến biến phụ thuộc. Bà cũng thảo luận về “việc liên kết” chứ không phải “việc thiết lập quan hệ” giữa các biến này để xác lập liên hệ giữa chúng. Đoạn nói trên cũng xác định những người tham gia (phụ nữ) và địa điểm nghiên cứu (môi trường đại học). Về sau, trong phần về phương pháp, bà đã đề cập rằng nghiên cứu này là một cuộc điều tra bằng cách gửi thư qua bưu điện. Mặc dù bà không định nghĩa các biến chính, nhưng bà cung cấp các thước đo chuyên biệt cho các biến này trong các câu hỏi nghiên cứu. Thí dụ 5.6 Lời Phát biểu Mục đích trong một Nghiên cứu dựa trên cuộc Điều tra để làm Luận án Tiến sĩ DeGraw (1984) đã hoàn thành luận án tiến sĩ trong lĩnh vực giáo dục về đề tài về các nhà giáo dục làm việc tại các trại cải tạo người thành niên. Trong phần có đề mục là “Phát biểu về Vấn đề”, ông đưa ra mục đích của công trình nghiên cứu: 90 Mục đích của công trình nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa những đặc điểm cá nhân và động cơ thúc đẩy chấp nhận công việc của các nhà giáo dục đã có giấy chứng nhận, những người giảng dạy tại các trại cải tạo người thành niên của bang chọn lọc ở Hoa Kỳ. Những đặc điểm cá nhân đã được phân chia thành thông tin cơ sở về người trả lời trong cuộc điều tra (nghĩa là thông tin về tổ chức, trình độ giáo dục, các chương trình đào tạo trước đó, v.v) và thông tin về những suy nghĩ của người trả lời phỏng vấn về việc thay đổi việc làm. Việc xem xét thông tin cơ sở thật là quan trọng đối với công trình nghiên cứu này bởi vì người ta hy vọng rằng, qua việc xem xét này, có thể xác định được những đặc điểm và những yếu tố góp phần tạo ra những khác biệt đáng kể về tính di động và động cơ thúc đẩy. Phần thứ hai của công trình nghiên cứu này đã yêu cầu những người trả lời xác định những yếu tố thúc đẩy nào họ quan tâm. Động cơ thúc đẩy chấp nhận công việc đã được định nghĩa bằng sáu yếu tố tổng quát được xác định trong bản câu hỏi của nghiên cứu về các thành phần của công việc giáo dục (EWCS) (Miskel & Hellen, 1973). Sáu yếu tố này là: tiềm năng cho sự thách đố và phát triển của cá nhân; khả năng cạnh tranh; tính đáng mong muốn và phần thưởng của sự thành công; khả năng chịu đựng áp lực của công việc; an ninh cẩn trọng; và mức sẵn lòng tìm kiếm phần thưởng bất chấp tình trạng không chắc chắn so với việc tránh né (DeGraw, 1984, các trang 4,5). Lời phát biểu này bao gồm vài thành phần của một lời phát biểu mục đích tốt. Lời phát biểu này được trình bày trong một phần riêng biệt, trong đó từ ngữ “mối quan hệ” được sử dụng, các thuật ngữ được định nghĩa, và tổng thể được đề cập. Hơn nữa, từ thứ tự của các biến trong lời phát biểu này, người ta có thể xác định được rõ ràng biến độc lập và biến phụ thuộc. Thí dụ 5.7 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu dựa trên Thí nghiệm Booth-Kewley, Edwards, và Rosenfeld (1992) đã tiến hành một công trình nghiên cứu so sánh tính đáng mong muốn về xã hội của việc ứng đáp một phiên bản máy tính của một bản câu hỏi về thái độ và cá tính với tính đáng mong muốn của việc hoàn tất một phiên bản bút-và- giấy. Họ sao chép một công trình nghiên cứu được hoàn tất đối với các sinh viên đại học mà đã sử dụng một bảng kiểm kê (inventory) gọi là “Balanced Inventory of Desirable Responding” (BIDR: Bảng Kiểm kê Cân bằng về Ứng đáp Đáng Mong muốn), gồm có hai thang đo, quản lý ấn tượng hay xúc cảm (IM: impression management) và tự đánh lạc hướng (SD: self-deception). Trong đoạn cuối cùng của phần giới thiệu, họ đưa ra mục đích của công trình nghiên cứu. Chúng tôi thiết kế công trình nghiên cứu này để so sánh những câu trả lời của các tân binh trong Hải quân trên các thang đo IM và SD, được thu thập trong ba điều kiện – với giấy- và-bút, trên máy tính cho phép dò tìm có trở ngược (backtracking), và trên máy tính không cho phép dò tìm có trở ngược. Xấp xỉ một nửa số tân binh này đã trả lời bản câu hỏi một cách vô danh và một nửa kia tự xác nhận mình. (Booth-Kewley và những người khác, 1992, trang 563) Lời phát biểu này cũng thể hiện nhiều đặc tính của một lời phát biểu mục đích tốt. Lời phát biểu này được tách ra khỏi những ý tưởng khác trong phần giới thiệu như là một đoạn riêng biệt. Lời phát biểu này đã đề cập rằng một sự so sánh sẽ được thực hiện và đã xác định những người tham gia vào cuộc thí nghiệm (nghĩa là đơn vị của phép phân tích). Xét về thứ tự của các biến, các tác giả đã đưa ra các biến, với biến phụ thuộc đứng trước hết, ngược với 91 [...]... kế theo trình tự 94 TÓM TẮT Chương này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời phát biểu mục đích trong một công trình nghiên cứu học thuật Lời phát biểu mục đích đưa ra ý tưởng chủ yếu trong một nghiên cứu, và như thế lời phát biểu này là lời phát biểu quan trọng nhất trong một đề án nghiên cứu hay công trình nghiên cứu Khi viết lời phát biểu mục đích định tính, nhà nghiên cứu cần xác định một hiện tượng... Englewood Cliffs, N5: Nhà Xuất bản Prentice Hall Antoinett Wilkinson gọi lời phát biểu mục đích là “mục tiêu trước mắt” của công trình nghiên cứu Bà trình bày rằng mục đích của “mục tiêu” là trả lời câu hỏi nghiên cứu Hơn nữa, “mục tiêu” của nghiên cứu cần được trình bày ở phần giới thiệu công trình nghiên cứu, mặc dù “mục tiêu” có thể được phát biểu một cách ngầm ẩn như là chủ đề của nghiên cứu, bài viết... loại thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp, như theo trình tự, xảy ra đồng thời, hay có tính biến đổi • Hãy thảo luận về lý lẽ biện minh cho việc kết hợp cả dữ liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính vào trong nghiên cứu được đề xuất Lý lẽ này có thể là - để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu bằng việc quy tụ (hay qui ra tam giác) cả những xu hướng chung bằng số từ nghiên cứu định lượng lẫn chi tiết của nghiên. .. đặt biến độc lập ở vị trí thứ nhất và biến phụ thuộc ở vị trí thứ hai Nhà nghiên cứu đề cập đến chiến lược điều tra cũng như những người tham gia và địa điểm nghiên cứu của cuộc điều tra Trong một số lời phát biểu mục đích, nhà nghiên cứu cũng định nghĩa các biến then chốt được sử dụng trong công trình nghiên cứu Trong một nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, người ta đề cập đến loại chiến lược cũng... điểm nghiên cứu) Những chủ đề từ dữ liệu định tính này kế đó sẽ được xây dựng thành một công cụ sao cho (lý thuyết, các câu hỏi nghiên cứu, hay các giả thuyết) có thể được kiểm định, mà _ (thiết lập quan hệ, so sánh) giữa (biến độc lập) với _ (biến phụ thuộc) đối với (mẫu của tổng thể) tại _ (địa điểm nghiên cứu) Mục đích của công trình nghiên cứu theo... sách này đưa ra vài thí dụ 95 về cả lời phát biểu mục đích định lượng lẫn lời phát biểu mục đích định tính từ tài liệu về giáo dục Marshall, C., & Rossman, G.B (1999) Thiết kế nghiên cứu định tính (ấn bản thứ ba) Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage Catherine Marshall và Gretchen Rossman thu hút sự chú ý vào chủ đích của công trình nghiên cứu, đó là “mục đích của nghiên cứu này” Phần này thường được... đích trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, hãy viết lời phát biểu mục đích Hãy nhớ bao gồm lý lẽ biện minh cho việc pha trộn dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính và kết hợp vào những thành phần của cả lời phát biểu mục đích định tính tốt lẫn lời phát biểu mục đích định lượng tốt BÀI ĐỌC THÊM Creswel, J W (2002) Nghiên cứu về Giáo dục: lập kế hoạch, tiến hành, và đánh giá nghiên cứu định lượng... nghĩa tạm thời cho hiện tượng này Nhà nghiên cứu cũng sử dụng những từ ngữ chỉ hành động như “phát hiện”, “xây dựng”, hay “tìm hiểu” Trong qui trình này, ngôn ngữ không định hướng được sử dụng, và nhà điều tra đề cập đến chiến lược điều tra, những người tham gia, và địa điểm nghiên cứu của công trình nghiên cứu Trong lời phát biểu mục đích định lượng, nhà nghiên cứu đề cập đến lý thuyết được kiểm định... liệu định tính 92 Dựa vào những thành phần nói trên, ba “bản gốc” của lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp như sau Hai “bản gốc” đầu áp dụng cho nghiên cứu theo trình tự, và bản gốc “thứ ba” áp dụng cho nghiên cứu theo cách xảy ra đồng thời Mục đích của công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp theo trình tự, hai giai đoạn này sẽ là khảo sát (thăm dò) các quan... điểm nghiên cứu • Hãy bao gồm những đặc điểm của một lời phát biểu mục đích định lượng tốt, như xác định một lý thuyết và các biến, thiết lập quan hệ giữa các biến hay so sánh các nhóm xét theo các biến, đặt các biến này theo thứ tự từ biến độc lập sang biến phụ thuộc (trái sang phải), đề cập đến chiến lược điều tra, và nêu rõ những người tham gia và địa điểm nghiên cứu của công trình nghiên cứu • . tìm thấy rằng nghiên cứu này đã sử dụng chiến lược điều tra của nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu tình huống và rằng nghiên cứu này xảy ra trong một lớp học. Thí dụ 5. 3 Lời Phát biểu. trình nghiên cứu chứ không phải là vấn đề khó khăn hay vấn đề dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu (Xem Chương 4). Mục đích cũng không phải là các câu hỏi nghiên cứu –. công trình nghiên cứu. LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Một lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định tính chứa đựng tất cả thành phần quan trọng của nghiên cứu định