1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế nghiên cứu Chương 3 doc

18 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 436,18 KB

Nội dung

CHƯƠNG BA CÁC CHIẾN LƯỢC VIẾT ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN XEM XÉT VỀ ĐẠO ĐỨC Trước khi thiết kế một đề án nghiên cứu, điều quan trọng là xem xét việc phải viết đề án này như thế nào. Một trong những điều cần phải xem xét là những chủ đề nào sẽ chuyển tải được lập luận thuyết phục nhất chứng minh sự cần thiết và chất lượng của cuộc nghiên cứu. Đây là thời điểm thích hợp nhất để chấp nhận và thực hiện các lề lối viết đảm bảo sẽ có được một đề án (và dự án nghiên cứu) có tính nhất quán và thật dễ đọc. Đây cũng đúng là lúc dự kiến các vấn đề về đạo đức sẽ xuất hiện rõ rệt trong cuộc nghiên cứu và kết hợp các lề lối hợp đạo đức vào đề án nghiên cứu. Chương này tập trung vào các lập luận và các chủ đề được đưa vào một đề án, việc chọn và sử dụng các chiến lược viết dành cho qui trình nghiên cứu, và việc dự kiến các vấn đề về đạo đức rất có thể sẽ phát sinh trong một cuộc nghiên cứu. VIẾT ĐỀ ÁN Các Lập luận Chủ yếu Cần Đưa ra Việc cân nhắc các chủ đề sẽ được đưa vào đề án là hữu ích. Tất cả các chủ đề cần được liên kết với nhau sao cho chúng thể hiện được một bức tranh mạch lạc về toàn bộ dự án được đề xuất. Sẽ rất hữu ích nếu có được một bản đề cương về các chủ đề, nhưng các chủ đề này sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc đề án được viết cho một cuộc nghiên cứu định tính, định lượng hay theo các phương pháp hỗn hợp. Tuy nhiên, nhìn chung, có những lập luận chủ yếu cấu trúc nên bất cứ đề án nào. Maxwell (1996) đã đưa ra chín lập luận chủ yếu. Ở đây tôi nêu các lập luận này ra dưới dạng các câu hỏi cần được giải đáp trong một đề án nghiên cứu học thuật. 1. Chúng ta cần gì để hiểu rõ hơn về đề tài của Anh/Chị? 2. Những điều gì chúng ta biết rất ít liên quan đến đề tài của Anh/Chị? 3. Anh/Chị đề xuất nghiên cứu gì? 4. Anh/Chị sẽ nghiên cứu môi trường và những người nào? 5. Anh/Chị dự định sử dụng những phương pháp nào để mang lại dữ liệu? 6. Anh/Chị sẽ phân tích dữ liệu này bằng cách nào? 7. Anh/Chị sẽ chứng thực các kết quả tìm thấy như thế nào? 8. Nghiên cứu của Anh/Chị sẽ biểu hiện những vấn đề về đạo đức nào? 9. Các kết quả sơ khởi chứng tỏ được gì về tính thực tiễn và giá trị của nghiên cứu được đề xuất. Khi nào mỗi câu hỏi được giải đáp đầy đủ trong một phần riêng biệt thì chín câu hỏi nói trên cấu thành nền tảng của nghiên cứu tốt, và chúng có thể tạo nên cấu trúc tổng thể cho một đề án. Việc bao gồm phần chứng thực các kết quả tìm thấy, những xem xét về đạo đức (một lát nữa sẽ được đề cập ở cuối Chương này), sự cần thiết phải có các kết quả sơ khởi, và các bằng chứng ban đầu về ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu được đề xuất, sẽ làm cho người đọc chú ý đến các yếu tố chủ yếu thường bị bỏ sót trong các thảo luận về những công trình nghiên cứu được đề xuất. 52 Khuôn mẫu cho một Đề án Nghiên cứu Định tính (Format for a Qualitative Proposal) Ngoài chín câu hỏi nói trên, việc khái niệm hóa một cách chi tiết hơn các chủ đề được bao gồm trong đề án thường là hữu ích. Kiến thức về các chủ đề này giúp ích cho Anh/Chị vào lúc khởi đầu xây dựng đề án vì qua đó Anh/Chị có thể khái niệm hóa toàn bộ quá trình. Đối với một đề án nghiên cứu định tính thì không có một khuôn mẫu nào được chấp nhận rộng rãi, mặc dầu các tác giả như Berg (2001), Marshall và Rossman (1999), và Maxwell (1996) có đưa ra các khuyến nghị về các chủ đề trong đề án định tính. Một đặc điểm cơ bản chắn hẳn là thiết kế này phù hợp với những lời khẳng định tri thức theo quan điểm thuyết cấu trúc/thuyết giải thích và theo quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người như đã được đề cập trong Chương 1. Với nghiên cứu định tính hiện được thể hiện bằng các chiến lược điều tra khác biệt, đề án cũng phải bao gồm loại điều tra sẽ được sử dụng cũng như các thủ tục chi tiết về thu thập và phân tích dữ liệu. Căn cứ vào những điểm nói trên, tôi đề xuất hai mô hình thay thế khác nhau. Ví dụ 3.1 bắt nguồn từ quan điểm thuyết cấu trúc/thuyết giải thích trong khi đó Ví dụ 3.2 dựa nhiều hơn vào mô hình nghiên cứu định tính theo quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người. Thí dụ 3.1 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu Định tính theo quan điểm thuyết cấu trúc/thuyết giải thích Giới thiệu Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu (bao gồm tài liệu hiện hữu về vấn đề nghiên cứu) Mục đích của công trình nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu Những giới hạn được ấn định (delimitations) và những điều hạn chế (limitations) Các Thủ tục Những đặc điểm của nghiên cứu định tính (tùy chọn) Chiến lược nghiên cứu định tính Vai trò của nhà nghiên cứu Các thủ tục thu thập dữ liệu Các thủ tục phân tích dữ liệu Các chiến lược chứng thực giá trị các kết quả tìm thấy Cấu trúc tường thuật Các vấn đề về đạo đức dự kiến Ý nghĩa của công trình nghiên cứu Những kết quả tìm thấy sơ bộ qua nghiên cứu thí điểm Những kết cục kỳ vọng Các phụ đính: các câu hỏi phỏng vấn, các biểu mẫu quan sát, kế hoạch về thời gian, và ngân sách đề xuất. Trong thí dụ này, tác giả chỉ bao gồm hai phần chính, đó là phần giới thiệu và phần trình bày các thủ tục. Phần xem xét lại tài liệu có thể được đưa vào, nhưng mang tính tùy chọn, và, như được thảo luận trong Chương 2, tài liệu có thể được bao gồm đến một mức độ nhiều hơn ở cuối của công trình nghiên cứu hay trong phần trình bày các kết cục kỳ vọng. Khuôn mẫu này quả có bao gồm một phần đặc biệt về vai trò của nhà nghiên cứu trong công trình nghiên cứu. Như Marshall và Rossman (1999) mô tả, phần này sẽ xử lý các quyết định về việc tiếp cận được những người tham gia trong nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu cũng như thương 53 lượng việc thâm nhập địa điểm nghiên cứu và/hoặc những người tham gia trong nghiên cứu. Phần này cũng đề cập đến các kỹ năng tạo ra quan hệ tốt giữa bản thân với những người khác mà nhà nghiên cứu mang đến cho dự án nghiên cứu và sự nhạy cảm của nhà nghiên cứu đối với tính có đi có lại hay đền đáp cho những người tham gia trong công trình nghiên cứu. Thí dụ 3.2 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu Định tính theo quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người Giới thiệu Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu (bao gồm tài liệu hiện hữu về vấn đề nghiên cứu) Vấn đề liên quan đến quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người Mục đích của công trình nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu Những giới hạn được ấn định (delimitations) và những điều hạn chế (liminations) Các Thủ tục Những đặc điểm của nghiên cứu định tính (tùy chọn) Chiến lược nghiên cứu định tính Vai trò của nhà nghiên cứu Các thủ tục thu thập dữ liệu (bao gồm những phương pháp có tính cộng tác được sử dụng với những người tham gia trong nghiên cứu) Các thủ tục ghi dữ liệu Các thủ tục phân tích dữ liệu Các chiến lược chứng thực giá trị các kết quả tìm thấy Cấu trúc tường thuật Các vấn đề về đạo đức dự kiến Ý nghĩa của công trình nghiên cứu Những kết quả tìm thấy sơ bộ qua nghiên cứu thí điểm Những thay đổi kỳ vọng theo quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người Các phụ đính: các câu hỏi phỏng vấn, các biểu mẫu quan sát, kế hoạch về thời gian, và ngân sách đề xuất. Khuôn mẫu trên đây tương tự như khuôn mẫu theo quan điểm thuyết cấu trúc/thuyết giải thích ngoại trừ những điểm sau đây: 1/ nhà điều tra nêu rõ ràng và cụ thể vấn đề liên quan đến quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người sẽ được tìm hiểu trong công trình nghiên cứu được đề xuất (thí dụ, sự đẩy ra ngoài lề những người hay nhóm nào đó, sự trao quyền), 2/ nhà điều tra đưa ra một hình thức mang tính cộng tác về thu thập dữ liệu, và 3/ nhà điều tra đề cập đến những thay đổi dự kiến mà rất có thể công trình nghiên cứu sẽ mang lại. Khuôn mẫu cho một Đề án Nghiên cứu Định lượng Đối với một nghiên cứu định lượng, khuôn mẫu theo đúng các mẫu mực được xác định một cách dễ dàng trong các bài báo đăng trên tạp chí và trong các công trình nghiên cứu. Mẫu này thường theo mô hình gồm phần giới thiệu, phần xem xét lại tài liệu, phần về các phương pháp, phần về các kết quả, và phần thảo luận. Trong việc lập kế hoạch cho một nghiên cứu định lượng và trong việc thiết kế một đề án làm luận án tiến sĩ, hãy xét khuôn mẫu sau đây để phác thảo kế hoạch toàn bộ. 54 Thí dụ 3.3 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu Định lượng Giới thiệu Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu Mục đích của công trình nghiên cứu Quan điểm lý thuyết Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết Định nghĩa về các thuật ngữ Những giới hạn được ấn định và những điều hạn chế Xem xét lại tài liệu Các phương pháp Loại thiết kế nghiên cứu Mẫu, tổng thể, và những người tham gia vào nghiên cứu Các công cụ thu thập dữ liệu, các biến, và tài liệu hay tư liệu Các thủ tục phân tích dữ liệu Các vấn đề về đạo đức dự kiến trong công trình nghiên cứu Các nghiên cứu sơ bộ hay các thử nghiệm thí điểm Ý nghĩa của công trình nghiên cứu Các phụ đính: Các công cụ, kế hoạch thời gian, và ngân sách đề xuất Thí dụ 3.3 là khuôn mẫu thông thường cho một nghiên cứu khoa học xã hội, mặc dù thứ tự của các phần (sections), đặc biệt là trong phần chính về giới thiệu, có thể thay đổi tùy theo từng công trình nghiên cứu (thí dụ, hãy xem Miller, 1991; Rudestam & Newton, 1992). Khuôn mẫu này là một mô hình hữu ích cho việc thiết kế các phần trong một kế hoạch làm luận án tiến sĩ hay cho việc phác thảo các chủ đề cho một công trình nghiên cứu học thuật. Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu theo Các Phương pháp Hỗn hợp Trong khuôn mẫu thiết kế nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, nhà nghiên cứu kết hợp những cách tiếp cận được bao gồm trong cả khuôn mẫu định lượng lẫn khuôn mẫu định tính (hãy xem Creswell, 1999). Thí dụ 3.4 sau đây cho thấy một khuôn mẫu như thế. Thí dụ 3.4 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu theo Các Phương pháp Hỗn hợp Giới thiệu Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu Mục đích của công trình nghiên cứu (bao gồm cả lời phát biểu mục đích nghiên cứu định tính lẫn lời phát biểu mục đích nghiên cứu định lượng và cơ sở lý lẽ biện minh cho cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp) Các câu hỏi nghiên cứu (bao gồm cả định tính lẫn định lượng) Xem xét lại tài liệu (trình bày thành một phần riêng biệt, nếu là định lượng Các thủ tục hay các phương pháp Những đặc điểm của nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp Loại thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp (bao gồm các quyết định liên quan trong việc chọn lựa loại thiết kế này) Mô hình trực quan và các thủ tục của thiết kế này Các thủ tục thu thập dữ liệu Các loại dữ liệu Chiến lược lấy mẫu Các thủ tục phân tích dữ liệu và chứng thực giá trị Cấu trúc trình bày báo cáo nghiên cứu Vai trò của nhà nghiên cứu Các vấn đề về đạo đức tiềm tàng 55 Ý nghĩa của công trình nghiên cứu Các kết quả tìm thấy sơ bộ qua nghiên cứu thí điểm Các kết cục kỳ vọng Các phụ đính: các công cụ hay các biên bản, đại cương về các chương trong công trình nghiên cứu, và ngân sách đề xuất. Khuôn mẫu đề án nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp trên đây cho thấy nhà nghiên cứu nêu ra lời phát biểu mục đích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cho cả thành phần định lượng lẫn thành phần định tính. Ngoài ra, điều quan trọng là nêu rõ cơ sở lý lẽ biện minh cho cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp trong công trình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cũng xác định những thành phần then chốt của thiết kế này, chẳng hạn như loại nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, một bức tranh trực quan về các thủ tục, và các thủ tục thu thập dữ liệu và việc phân tích dữ liệu định tính lẫn định lượng. NHỮNG LỜI MÁCH NƯỚC VỀ VIẾT LÁCH (WRITING TIPS) Viết như là Suy nghĩ Ngoài khuôn mẫu tổng quát nói trên, người xây dựng đề án nghiên cứu cần phải xem xét qui trình viết liên quan trong nghiên cứu. Một dấu hiệu của những người viết thiếu kinh nghiệm là họ thích bàn về nghiên cứu đề xuất của họ hơn là viết về nó. Tất cả những người viết giàu kinh nghiệm đều biết rằng viết là suy nghĩ và hình thành khái niệm về một đề tài. Tôi đề xuất những điều sau đây: • Vào thời gian đầu của qui trình nghiên cứu, hãy viết các ý tưởng ra hơn là bàn về chúng. Các chuyên gia về viết lách coi viết là suy nghĩ (Bailey, 1984). Zinsser (1983) thảo luận về yêu cầu phải moi từ ngữ, lời diễn đạt từ trong đầu và viết ra giấy. Người cố vấn phản ứng tốt hơn khi họ đọc bản in so với khi họ nghe và thảo luận đề tài nghiên cứu với một sinh viên hay đồng nghiệp. Khi nhà nghiên cứu diễn đạt các ý tưởng ra giấy, người đọc có thể hình dung ra sản phẩm cuối cùng, thật sự “thấy” nó trông ra sao, và bắt đầu làm rõ các ý tưởng. Khái niệm soạn thảo các ý tưởng ra giấy cũng được nhiều người viết giàu kinh nghiệm sử dụng. • Hãy tiến hành soạn thảo dần dần thông qua vài bản dự thảo của một bài viết hay văn kiện hơn là cố gắng gọt giũa hay trau chuốt dự thảo đầu tiên. Điều hữu ích là xem người ta suy nghĩ bằng cách viết ra giấy như thế nào. Zinsser (1983) nhận ra hai loại người viết: loại “thợ xây gạch”, viết mỗi đoạn văn thật hoàn hảo trước khi bắt đầu viết đoạn tiếp theo, và loại người viết “cứ xả láng, không trau chuốt dự thảo đầu tiên” (“let-it-all-hang-out-on- the-first-draft), viết toàn bộ dự thảo đầu tiên mà không để ý dự thảo này trông cẩu thả như thế nào hay được viết dở đến mức độ nào. Ở khoảng giữa sẽ là người nào đó như Peter Elbow (Elbow, 1973), người đề xuất nên đi qua qui trình lặp đi lặp lại, bao gồm việc viết, xem xét lại, và viết lại. Thí dụ, ông dẫn chứng bài tập này: chỉ có 1 giờ để viết một đoạn văn, hãy viết 4 bản dự thảo (cứ 15 phút một bản) thay vì chỉ một bản dự thảo (thường là trong 15 phút cuối cùng) trong cả một giờ. Hầu hết các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm viết bản dự thảo đầu tiên một cách cẩn thận nhưng không cố gắng đạt được một bản dự thảo đã trau chuốt; việc trau chuốt diễn ra tương đối về cuối qui trình viết. Tôi sử dụng mô hình ba giai đoạn của Franklin (1986) trong thuật viết của tôi: 1. Xây dựng đề cương―có thể là một đề cương bằng lời hay câu văn hoặc một bản đồ trực quan về ý tưởng. 56 2. Viết ra một dự thảo, rồi sau đó thay đổi và sắp xếp các ý tưởng, đi quanh khắp tất cả các đoạn trong bản thảo (manuscript) 3. Cuối cùng, biên tập (hiệu đính) và trau chuốt từng câu. Thói quen Viết lách Thiết lập kỷ luật viết trên cơ sở đều đặn và liên tục. Để bản thảo sang một bên trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc mất tập trung và thiếu nỗ lực. Việc thực sự viết lời diễn đạt ra trang giấy chỉ là một phần của quá trình dài hơn, gồm việc suy nghĩ, thu thập thông tin, và xem xét lại để tạo ra bản thảo. Hãy chọn một giờ nào đó trong ngày phù hợp nhất đối với Anh/Chị để làm việc, sau đó áp dụng kỷ luật để viết vào giờ này mỗi ngày. Hãy chọn một nơi không có điều gì làm cho Anh/Chị xao lãng. Boice (1990, các trang 77-78) đưa ra những ý tưởng về việc hình thành thói quen tốt về viết lách như sau: • Với sự trợ giúp của nguyên tắc ưu tiên, hãy làm cho việc viết lách trở thành một hoạt động hằng ngày, bất kể tâm trạng ra sao, bất kể mức độ sẵn sàng để viết. • Nếu Anh/Chị cảm thấy mình không có thời gian để viết đều đặn, thì hãy bắt đầu bằng việc lập biểu đồ các hoạt động hằng ngày của mình trong một hoặc hai tuần theo các khoảng thời gian (blốc) nửa giờ. • Hãy viết khi Anh/Chị khỏe, dồi dào sức lực • Hãy tránh viết trong những buổi vui chơi thỏa thích như ăn uống, nhậu nhẹt say sưa. • Hãy viết mỗi lần một ít và đều đặn. • Hãy lập lịch trình về các nhiệm vụ hay công việc viết cụ thể (writing tasks) sao cho Anh/Chị có kế hoạch làm việc về các đơn vị viết (units of writing) rõ rệt và có thể kiểm soát trong mỗi buổi. • Hãy giữ các biểu đồ hằng ngày. Hãy vẽ biểu đồ cho ít nhất là ba yếu tố: (a) thời gian dùng để viết , (b) số trang tương đương đã hoàn tất, và (c) tỷ lệ phần trăm của nhiệm vụ theo kế hoạch đã được hoàn thành. • Hãy lập kế hoạch vượt xa hơn các mục tiêu hằng ngày. • Hãy chia sẻ bài viết của Anh/Chị với những bằng hữu có tính cách xây dựng và hỗ trợ trước khi Anh/Chị cảm thấy sẵn sàng công bố. • Hãy cố gắng tiến hành hai hay ba công trình viết lách đồng thời. Ngoài những ý tưởng trên đây, ta cần phải thừa nhận rằng việc viết lách tiến triển chậm chạp và người viết phải khởi đầu hoạt động viết lách một cách chậm rãi và cẩn thận. Giống như vận động viên chạy đua vươn vai, duỗi tay chân để khởi động trước một cuộc đua, người viết cần các bài khởi động cho cả đầu óc lẫn các ngón tay. Một hoạt động về viết lách chậm rãi và thoải mái nào đó, như là viết một bức thư cho bạn, một hoạt động động não 57 (brainstorming) nào đó trên máy tính, việc đọc một tác phẩm hay nào đó, hay việc nghiên cứu một bài thơ ưa thích đều có thể làm cho nhiệm vụ viết thực sự của Anh/Chị dễ dàng hơn. Tôi được gợi nhớ lại “giai đoạn khởi động” (trang 42) của John Steinbeck (1969), mà Tạp chí Journal of a Novel: The East of Eden Letters đã mô tả chi tiết. Steinbeck bắt đầu mỗi ngày viết lách của mình bằng cách viết một bức thư cho người biên tập và là bạn thân của mình, Pascal Covici, trong một cuốn sổ ghi chép lớn do Covici cung cấp. Những bài tập khác có thể chứng tỏ là hữu ích. Carroll (1990) đưa những thí dụ về bài tập để cải thiện sự kiểm soát của người viết đối với những đoạn văn mô tả và gây xúc động: • Mô tả một vật thể qua các bộ phận và kích thước của nó, mà không nói trước cho người đọc biết tên gọi của vật thể. • Viết một cuộc đàm thoại giữa hai người về bất cứ chủ đề gây ấn tượng sâu sắc hay hấp dẫn nào. • Viết một bộ những lời hướng dẫn đối với một nhiệm vụ phức tạp. • Chọn một chủ đề và viết về chủ đề này theo ba cách khác nhau (Carroll, 1990, các trang 113-116). Bài tập sau cùng ở trên dường như thích hợp với các nhà nghiên cứu định tính, những người phân tích dữ liệu của mình để tìm nhiều mã và chủ đề (xem Chương 10 để biết về phân tích dữ liệu định tính). Ngoài ra, hãy xét đến những công cụ để viết và địa điểm về mặt vật chất hỗ trợ cho qui trình viết có kỷ luật. Những công cụ để viết – một máy tính, một tập giấy màu vàng, có kẻ hàng, khổ legal (8.5-14 inches), một cây viết ưa thích, một cây viết chì, thậm chí cả cà phê và Triscuits (Wolcott, 2001) – mang lại cho người viết các phương án chọn lựa về những phương cách để được thoải mái khi viết. Môi trường vật chất cho việc viết lách cũng có thể giúp ích. Annie Dillard, nhà viết tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer, đã tránh những nơi làm việc hấp dẫn: Người ta muốn một căn phòng không nhìn ra cảnh vật nào cả, để sức tưởng tượng có thể gặp gỡ ký ức trong bóng tối. Khi tôi trang bị đồ đạc cho nghiên cứu này cách đây 7 năm, tôi đã đẩy một bàn viết dài vào sát bức tường trơ trụi, do đó tôi không thể thấy gì từ cả hai cửa sổ. Có lần, cách đây 15 năm, tôi viết trong một phòng nhỏ xây bằng gạch blốc xỉ lò (cinder-block) trên bãi đậu xe. Căn phòng này trông xuống một mái sỏi-và-nhựa đường. Cái chòi bằng gỗ thông nằm dưới cây này không hoàn toàn tốt bằng căn phòng nhỏ xây bằng gạch blốc xỉ lò nói trên, nhưng cũng đủ đáp ứng mục đích viết lách. (Dillard, 1989, các trang 26-27). Tính Dễ đọc của Bản thảo (Readability of the Manuscript) Trước khi bắt đầu qui trình viết một đề án, hãy xét đến cách thức Anh/Chị sẽ nâng cao tính dễ đọc của nó để người khác có thể đọc được dễ và rõ ràng. Điều quan trọng là sử dụng các thuật ngữ nhất quán, sắp xếp và báo trước các ý tưởng, và hình thành sự mạch lạc trong đề án. • Hãy sử dụng các thuật ngữ nhất quán suốt từ đầu đến cuối bản thảo. Sử dụng cùng một thuật ngữ mỗi khi đề cập đến một biến nào đó trong một nghiên cứu định lượng hay đề cập đến một hiện tượng chủ yếu trong một nghiên cứu định tính. Cố tránh sử dụng những từ đồng nghĩa để thay thế các thuật ngữ này, đây là một vấn đề làm cho người đọc phải cố 58 gắng nhiều để hiểu được ý nghĩa của các ý tưởng và phải theo dõi những thay đổi tinh tế trong ý nghĩa. • Hãy xem xét “tư tưởng” (“thoughts”) tường thuật thuộc các loại khác nhau hướng dẫn người đọc như thế nào. Khái niệm này đã được đưa ra bởi Tarshis (1982), ông đề xuất người viết nên sắp xếp “các tư tưởng” để hướng dẫn người đọc. Có bốn loại “tư tưởng”: 1. Tư tưởng bao trùm hay cốt lõi (Umbrella thoughts)đó là các ý tưởng tổng quát hay cốt lõi người ta đang cố gắng truyền đạt. 2. Tư tưởng lớn (Big thoughts)đó là những ý tưởng hay hình ảnh chuyên biệt nằm trong phạm vi của những tư tưởng bao trùm và dùng để củng cố, làm rõ, hay giải thích chi tiết các tư tưởng bao trùm. 3. Tư tưởng nhỏ (Little thoughts)đó là những ý tưởng hay hình ảnh có chức năng chính là củng cố các tư tưởng lớn. 4. Tư tưởng gây chú ý hay quan tâm (Attention or interest thoughts)đó là những ý tưởng có mục đích làm cho người đọc theo đúng đường lối suy nghĩ, sắp xếp các ý tưởng và làm cho người đọc chú ý. Tôi cho rằng các nhà nghiên cứu mới vào nghề vật lộn nhiều nhất với các tư tưởng “bao trùm” và các tư tưởng “gây chú ý”. Một bản thảo có thể bao gồm quá nhiều ý tưởng “bao trùm”, với nội dung không đủ chi tiết để chứng minh cho những ý tưởng rộng lớn. Dấu hiệu rõ ràng nhất của vấn đề này là sự liên tục thay đổi các ý tưởng, từ ý tưởng chủ yếu này đến ý tưởng chủ yếu khác trong một bản thảo. Thường thì ta sẽ thấy những đoạn ngắn, giống như những đoạn ngắn ta đọc trên báo do các phóng viên viết. Suy nghĩ theo một bài tường thuật chi tiết để chứng minh cho các ý tưởng “bao trùm” có thể giúp giải quyết vấn đề nói trên. Goldberg (1986) không những bàn luận về sức mạnh của chi tiết mà còn minh họa sức mạnh này bằng cách sử dụng thí dụ về bức tường tưởng niệm ở Washington, D. C., nơi ghi họ tênthậm chí cả tên đệmcủa 50.000 quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc chiến ở Việt Nam. Việc thiếu những tư tưởng “gây chú ý” cũng làm một bài tường thuật tốt đi trật đường đã định. Người đọc cần “những dấu hiệu chỉ đường” để hướng dẫn họ từ ý tưởng chủ yếu này sang ý tưởng chủ yếu khác tiếp theo (các Chương 5 và 6 trong sách này thảo luận về những dấu hiệu chỉ đường chính trong nghiên cứu, như là lời phát biểu về mục đích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cũng như các giả thuyết). Người đọc cần biết sự sắp xếp toàn bộ các ý tưởng thông qua các đoạn dẫn nhập. Trong phần tóm tắt, cần phải trình bày cho người đọc biết những điểm quan trọng nhất họ phải nhớ. • Hãy dùng sự mạch lạc để làm tăng tính dễ đọc của bản thảo. Trong việc trình bày các đề tài của cuốn sách này, tôi giới thiệu các thành phần trong qui trình nghiên cứu để thể hiện một tổng thể có hệ thống. Thí dụ, việc nhắc đi nhắc lại các biến trong nhan đề, lời phát biểu về mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, và đề mục xem xét lại tài liệu trong dự án nghiên cứu định lượng minh họa cho suy nghĩ này. Cách tiếp cận này làm cho công trình nghiên cứu có mạch lạc. Hơn nữa, việc nhấn mạnh một thứ tự không thay đổi của các biến bất cứ khi nào đề cập đến các biến độc lập và phụ thuộc trong các nghiên cứu định lượng cũng củng cố ý tưởng nói trên. Ở cấp độ chi tiết hơn, sự mạch lạc hình thành thông qua việc liên kết các câu và các đoạn trong bản thảo. Zinsser (1983) cho rằng mọi câu trong bài viết phải là kết quả hợp logic của câu đứng trước nó. Một bài tập hữu ích là bài tập “móc-và-khuyết” (“hook-and-eye”) (Wilkinson, 1991) để liên kết các tư tưởng từ câu này sang câu khác (hay đoạn này sang đoạn khác). 59 Đoạn văn sau đây, trích từ dự thảo bài nghiên cứu của một sinh viên, cho thấy sự mạch lạc ở mức cao. Đoạn văn này nằm ở phần giới thiệu bản dự thảo của một dự án nghiên cứu định tính, về các sinh viên có nguy cơ thất bại, để làm luận án tiến sĩ. Trong đoạn văn này, tôi mạn phép vẽ “móc” (“hooks”) và “khuyết” (“eye”) để nối kết các ý tưởng từ câu này sang câu khác và từ đoạn này sang đoạn khác. Mục tiêu của bài tập “móc-và-khuyết” (Wilkinson, 1991) là liên kết các tư tưởng chủ yếu của mỗi câu và mỗi đoạn. Nếu không thể dễ dàng thực hiện sự liên kết như thế, thì đoạn văn đã viết thiếu mạch lạc và người viết cần phải bổ sung những từ, cụm từ, hay câu chuyển tiếp để thiết lập một sự liên kết rõ ràng. Thí dụ 3.5 Một Đoạn văn Mẫu Minh họa Kỹ thuật Móc-và-Khuyết (Hook-and-Eye) Họ ngồi ở cuối phòng học không phải bởi vì họ muốn vậy mà bởi vì đấy là nơi dành cho họ. Các rào cản vô hình đang tồn tại trong hầu hết các lớp học đã phân chia phòng học và tách biệt các học sinh này. Ngồi ở đầu phòng học là các học sinh “giỏi”, những người chờ đợi với tư thế sẵn sàng giơ tay ngay khi cả lớp được yêu cầu phát biểu. Uể oải như những con côn trùng khổng lồ bị vướng vào cái bẫy giáo dục, các học sinh to con và những người theo họ chiếm vị trí trung tâm của lớp học. Những học sinh kém tự tin và kém chắc chắn về vị trí của mình trong lớp học thì ngồi ở cuối lớp và ngồi quanh rìa của tập thể học sinh. Các học sinh ngồi ở vòng ngoài này tạo thành một nhóm học sinh mà vì nhiều lý do đang không thành công trong hệ thống giáo dục công lập của Mỹ. Họ đã luôn luôn là một bộ phận của toàn thể học sinh. Trong quá khứ họ đã được gọi là người bị thiệt thòi, người kém thành đạt, người chậm phát triển về trí tuệ, người khốn khó, người tụt lại phía sau và hàng loạt danh hiệu khác (Cuban, 1989, Presseisen, 1988). Ngày nay, họ được gọi là những học sinh có nguy cơ thất bại. Diện mạo của họ đang thay đổi và ở những khu vực thành thị số lượng học sinh này đang gia tăng (H d ki 1985) 60 Trong tám năm vừa qua, đã có một khối lượng nghiên cứu nhiều chưa từng thấy về yêu cầu phải đạt sự ưu việt trong giáo dục và học sinh có nguy cơ thất bại. Vào năm 1983, chính phủ đã phổ biến một tài liệu có nhan đề Một Quốc gia Có Nguy cơ Thất bại trong đó xác định các vấn đề bên trong hệ thống giáo dục Mỹ và kêu gọi thực hiện cải cách quan trọng. Phần lớn cải cách trước đây đã tập trung vào những khóa học có cường độ cao hơn và các tiêu chuẩn cao hơn về thành tích học tập của học sinh. (Barber, 1987). Trong khi tập trung chú ý đến sự ưu việt, đã rõ ràng là những nhu cầu của học sinh ở ngoài lề nói trên không được đáp ứng. Người ta đã không quan tâm bao nhiêu đến vấn đề cần những điều gì để đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội ngang nhau trong một nền giáo dục chất lượng cao. (Hamilton, 1987; Toch, 1984). Khi nỗ lực kiên quyết nhằm đạt được sự ưu việt trong giáo dục tăng lên, thì nhu cầu của học sinh có nguy cơ thất bại đã rõ ràng hơn. ần lớn các công trình nghiên cứu trước đây tập trung vào việc xác định các Ph đặc điểm của học sinh có nguy cơ thất bại (OERI, 1987; Barber & McClellan, 1987; Hahn, 1987; Rumberger, 1987), trong khi đó những công trình nghiên cứu khác trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục đã yêu cầu phải cải cách và đã xây dựng các chương trình dành cho các học sinh có nguy cơ thất bại (Mann, 1987; Presseisen, 1988; Whelege, 1988; Whelege & Lipman, 1988; Stocklinski, 1991; và Levin, 1991). Những cuộc điều tra và nghiên cứu về đề tài này đã bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, kinh doanh và công nghiệp cũng như nhiều cơ quan chính phủ. ặc dầu đã có tiến triển tốt trong việc xác định những đặc điểm của các học sinh có nguy cơ thất bại và việc xây dựng các chương trình đáp ứng được các nhu M cầu của họ, nhưng bản chất của vấn đề “có nguy cơ thất bại” này tiếp tục gây khó khăn cho hệ thống trường học của Mỹ. Một số nhà giáo dục học cảm thấy rằng chúng ta không cần phải nghiên cứu thêm nữa (DeBlois, 1989; Hann, 1987). Một số người khác lại yêu cầu phải có một mạng lưới chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục (DeBlois, 1989; Mann, 1987; Whelege, 1988). Lại còn một số người khác đòi hỏi sắp xếp lại toàn bộ hệ thống giáo dục của Mỹ (OERI, 1987; Gainer, 1987; Levin, 1988; McCune, 1988). Sau khi các chuyên gia đã thực hiện tất cả công trình nghiên cứu và điều tra nói trên, chúng ta vẫn còn có những học sinh bám chặt vào lề của nền giáo dục. Điểm độc đáo của nghiên cứu này là sẽ chuyển trọng tâm từ nguyên nhân và chương trình giảng dạy sang tập trung vào học sinh ngoài lề này. Đây là lúc đặt câu hỏi với các học sinh này và lắng nghe câu trả lời của họ. Hướng nghiên cứu thêm này chắc hẳn bổ sung hiểu biết vào nghiên cứu đã có sẵn và dẫn đến những lĩnh vực cải cách thêm nữa. Những người bỏ học giữa chừng và những học sinh có khả năng bỏ học giữa chừng sẽ được phỏng vấn thật kỹ lưỡng nhằm phát hiện liệu có hay không có những yếu tố chung bên trong môi trường học đường công lập có thể gây trở ngại cho quá trình học tập của họ. Thông tin này chắc hẳn hữu ích đối với cả nhà nghiên cứu, người sẽ tiếp tục tìm kiếm những phương pháp giáo dục mới lẫn giáo viên, ngư ờil àm vi ệcvới các họcsinhn ày hàng ngày 61 [...]... đích chính của nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cho một công trình nghiên cứu, những người xây dựng đề án cần phải chuyển tải mục đích của nghiên cứu mà sẽ được trình bày cho những người tham gia vào nghiên cứu Sự lừa dối xảy ra khi những người tham gia vào nghiên cứu hiểu một mục đích nào đó cho một nghiên cứu, nhưng nhà nghiên cứu lại có một mục đích khác ở trong đầu Các nhà nghiên cứu cũng cần... rõ vấn đề nghiên cứu (Chương 4), trong việc xác định lời phát biểu về mục đích và các câu hỏi nghiên cứu (các Chương 5 và 6), và việc thu thập, phân tích, và viết báo cáo về các kết quả rút ra từ dữ liệu (các Chương 1, 10, và 11) Các Vấn đề về Đạo đức trong Lời Phát biểu về Vấn đề Nghiên cứu Khi viết phần giới thiệu của một nghiên cứu, nhà nghiên cứu xác định một vấn đề quan trọng cần nghiên cứu và trình... cổng) cho vào nghiên cứu những người tham gia tại các địa điểm nghiên cứu Điều này thường đòi hỏi việc viết một bức thư xác định độ dài thời gian, tác động tiềm năng, và các kết cục của cuộc nghiên cứu • Các nhà nghiên cứu cần quan tâm đến các địa điểm nghiên cứu sao cho các địa điểm này không bị xáo trộn sau khi nghiên cứu Điều này đòi hỏi các nhà điều tra, đặc biệt trong các nghiên cứu định tính... đổi qua lại giữa nhà nghiên cứu và những người tham gia Trong một số tình huống nghiên cứu, quyền hạn có thể bị lạm dụng dễ dàng và những người tham gia có thể bị ép buộc phải tham gia vào dự án nghiên cứu Nhà nghiên cứu có thể làm giảm các vấn đề này bằng việc cho phép các cá nhân tham gia trên tinh thần cộng tác vào quá trình thiết kế nghiên cứu và soạn thảo các câu hỏi nghiên cứu, trước khi thực... đề này liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu Với sự quan tâm đến những người tham gia vào nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, và người đọc tiềm năng, nhà nghiên cứu có thể thiết kế các nghiên cứu chứa đựng những thông lệ hợp đạo đức 67 Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết 5 Xây dựng một đề cương theo chủ đề cho một đề án nghiên cứu định lượng, định tính, hay theo các phương pháp hỗn... biến các chi tiết của cuộc nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu đã chọn sao cho người đọc có thể tự xác định tính đáng tin của công trình nghiên cứu (Neuman, 2000) Việc xem trọng các thủ tục chi tiết của nghiên cứu định lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp sẽ được nhấn mạnh trong các chương tiếp theo TÓM TẮT Điều hữu ích là xét đến cách thức viết một đề án nghiên cứu trước khi thật sự tiến... thu thập dữ liệu, họ phải tôn trọng những người tham gia vào nghiên cứu và các địa điểm nghiên cứu Nhiều vấn đề về đạo đức nảy sinh trong suốt giai đoạn này của cuộc nghiên cứu • Đừng làm cho những người tham gia trong nghiên cứu bị nguy cơ, và hãy tôn trọng những nhóm dân dễ bị tổn thương Các nhà nghiên cứu cần phải trình các kế hoạch nghiên cứu của mình lên Hội đồng Xét duyệt về Thể chế (IRB) trong... Research (Nghiên cứu Định tính), Symbolic Interaction (Sự Tương tác mang tính Tượng trưng), Qualitative Family Research (Nghiên cứu định tính về Gia đình), và Journal of Contemporary Ethnography, (Tạp chí về Dân tộc học Đương thời) là những tạp chí nghiên cứu học thuật tốt để nghiên cứu Trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, hãy xem xét kỹ các tạp chí báo cáo về các công trình nghiên cứu với... cộng đồng nghiên cứu chuyên nghiệp và chúng cấu thành hành vi sai trái (Neuman, 2000) Đề án nghiên cứu có thể trình bày lập trường tích cực của nhà nghiên cứu không tiến hành những cách làm gian lận nói trên • Trong việc lập kế hoạch cho một nghiên cứu, điều quan trọng là dự kiến những tác động của việc tiến hành cuộc nghiên cứu đối với các nhóm khán giả nhất định và không sử dụng sai các kết quả nhằm... Maxwell, J (1996) Thiết kế nghiên cứu định tính: cách tiếp cận có tính tương tác, Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage Joe Maxwell trình bày một tổng quan thật hay về qui trình xây dựng đề án nghiên cứu định tính mà, về nhiều phương diện, có thể áp dụng cho nghiên cứu định lượng và nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp Ông trình bày rằng đề án là lập luận hướng dẫn một cuộc nghiên cứu và ông đưa ra . đoạn của quá trình nghiên cứu. Với sự quan tâm đến những người tham gia vào nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, và người đọc tiềm năng, nhà nghiên cứu có thể thiết kế các nghiên cứu chứa đựng những. đích Nghiên cứu và trong các Câu hỏi Nghiên cứu Trong việc hình thành lời phát biểu về mục đích hay chủ đích chính của nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cho một công trình nghiên cứu, . cuộc nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu đã chọn sao cho người đọc có thể tự xác định tính đáng tin của công trình nghiên cứu (Neuman, 2000). Việc xem trọng các thủ tục chi tiết của nghiên cứu

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w