1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH dược phẩm an thiên

60 601 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH dược phẩm an thiên, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH dược phẩm an thiên Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH dược phẩm an thiên

Trang 1

ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề.

Lẽ tất nhiên là các công ty phải chịu áp lực cạnh tranh rất gay gắt từ mọi phía

Vì vậy, một câu hỏi đặt ra mà không một doanh nghiệp nào khi bước chân ra thịtrường mà không suy nghĩ đến, đó là làm thế nào để đứng vững và phát triển

Và thông qua hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty sẽ trả lờiđược câu hỏi này

Thật vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắtđược ví là “Thương trường như chiến trường” các công ty, doanh nghiệp phảitập trung, chú trọng vào giải quyết ba vấn đề cơ bản là : sản xuất cho ai, sảnxuất cái gì, sản xuất như thế nào? Các công ty phải tự quản lý mọi vấn đề củacông ty từ vốn, lao động, bán hàng,… Tất cả đều hướng tới một mục tiêu là lợinhuận Và nó trở thành yếu tố quan trọng quyết định rằng công ty sẽ phát triểnhay sẽ phá sản Vì vậy, các công ty phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực củabản thân doanh nghiệp cũng như công ty cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọithông tin về tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục

Trang 2

tiêu lợi nhuận Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả luôn làvấn đề được doanh nghiệp quan tâm và trở thành điều kiện thiết yếu để doanh

nghiệp tồn tại và phát triển Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích

hiệu quả hoạt động kinh doanh “ tại công ty TNHH dược phẩm An Thiên.

Mục tiêu của bài báo cáo này là phân tích hiệu quả hoạt động của công tythông qua việc nghiên cứu tính chất của từng khoản mục chi phí, doanh thu, lợinhuận,…, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Cụ thể trong bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 này, em tập trung vàophân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công

ty trong giai đoạn 2009-2011 Bằng cách tìm hiểu, thu thập và phân tích, sosánh số liệu của công ty theo hàng dọc (phân tích, so sánh cơ cấu, tỷ trọng), vàhàng ngang (theo xu hướng) Để có thể tìm ra được các yếu tố có ảnh hưởng tốt,yếu tố nào ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty Đồng thời dựavào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế trong và ngoài công ty, để

có thể đưa ra các nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiêu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh

Bài báo cáo được phân chia làm ba phần, có bố cục như sau:

Chương 1: giới thiệu tổng quát về công ty

Chương 2: phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Chương 3: nhận xét và kiến nghị

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH

DƯỢC PHẨM AN THIÊN

1.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN

THIÊN

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: AN THIEN

PHARMACEUTICAL COMPANY LIMITED

Tên công ty viết tắt: ANPHARCO., LTD

Địa chỉ trụ sở chính: 314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP.HCM

− Vốn điều lệ: 20,000,000,000 VNĐ ( hai mươi tỷ đồng)

Người đại diện pháp luật: Giám Đốc TRẦN NGỌC DŨNG

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN được thành lập ngày

15/05/2008 Công ty đã đạt chuẩn thực hành phân phối thuốc ( GDP) do sở y tếthành phố Hồ Chí Minh cấp Do mới được thành lập gần đây nên công ty luôn

cố gắng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, mở rộng quy môphân phối và đầu tư trang thiết bị hiện đại để ngày càng hoàn thiện chất lượngsản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng một cách tốt nhất và có lợi

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

− Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký

− Quản lý tốt về tình hình tài chính của công ty, nguồn vốn kinh doanh, đảm bảohiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí tới mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệuquả hoạt đông, tối đa hóa giá trị của công ty

− Luôn đảm bảo uy tín chất lương sản phẩm hàng hóa đối với khách hàng

− Chấp hành đúng các luật lệ lao động cũng như các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,…

Trang 4

− Chấp hành tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp thuế, phí, lệ phí vàcác khoản khác,…

− Thiết lập, tạo dựng những sân chơi lành mạnh, không ngừng cải thiện, góp phầnnâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể công nhân viên công ty

− Tiếp tục đầu tư để mở rông thị trường sản xuất kinh doanh nhằm duy trì vàphát triển công ty

− Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa học-kỹ thuật,chuyên môn hóa ngiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty

− Tổ chức tốt nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo điều hành hệ thống phân phối củatoàn công ty,…

1.2.1 Các sản phẩm hàng hóa sản xuất kinh doanh

− Như đã đăng ký khi thành lập công ty thì công ty chuyên sản xuất phân phối cácloại dược phẩm trong và ngoài nước, kinh doanh các trang thiết bị y tế Ngoài racông ty còn nhập khẩu và phân phối các loại dược phẩm đặc trị đã được cấpphép bởi sở y tế Các sản phẩm mà công ty kinh doanh chia được chia làm:

+ Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt

+ Nhóm thuốc đều trị bệnh đường hô hấp

+ Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch

− Thị trường tiêu thụ của công ty rông khắp trên cả nước sản phẩm của công ty

đã có mặt ở trên 50 tỉnh thành trong cả nước và dần khẳng định uy tín với kháchhàng bằng chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ Ngoài trụ sở chính tại

314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP Hồ Chí Minh thì công ty còn có một chinhánh tại B2 Lô TT 18, khu đô thị Văn Quán, Yên Phúc - Phục La, Quận HàĐông, Hà Nội nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối và chăm sóc khách hàng

1.2.3 Quy trình sản xuất sản phẩm

− Hiện nay, công ty đang tổ chức sản xuất nhiều mặt hàng Nhưng tổng hợp lại thì

có hai loại sản phẩm là: sản phẩm dạng nước (các sản phẩm thuốc bổ, dịchtruyền, điều trị đường hô hấp, ) và sản phẩm dạng viên(thuốc kháng sinh,

Trang 5

thuốc giảm đau, hạ sốt, ) Tuy nhiên dòng sản phẩm chủ yếu mà công ty tư sảnxuất là các sản phẩm dạng viên, bao gồm: viên nén, viên nhộng và viên sủi.Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dòng sản phẩm này:

− Mô tả sơ đồ quy trình sản xuất:

+ Bươc1: hóa chất, tá dược được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn và lưu mẫubảo quản (ít nhất là 3 năm) để đối chiếu trước khi được pha chế

+ Bước 2: cân đo hóa chất, tá dược một cách chính xác theo công thức đãđịnh sẵn Trước đây, bước này phải thực hiện thủ công thì phải có ít nhấthai người, một cân và một kiểm tra, kiểm soát và có thể cân lại chọn lọc.Sau này, công ty đã sử dụng máy móc, cân điện tử một cách tự động nênchỉ mất thêm một người thực hiện công việc lấy mẫu và kiểm soát cũngnhư vận hành máy

+ Bước 3: trộn nguyên liệu bằng máy đã được làm sạch và khử trùng Khitrộn, có một công nhân túc trực để vận hành máy và kiểm tra độ ẩm, độđồng đều, đảm bảo không bị vón cục,…

Trang 6

+ Bước 4: xát cốm nguyên vật liệu vừa được trộn đạt tiêu chuẩn bằng máyxát chuyên dùng đã được làm sạch và khử trùng thành dạng bột nhỏ.

+ Bước 5: sấy khô nguyên liệu dạng bột thô vừa được xát, nhiệt độ lò sấy

từ 45 đến 80 độ C trong khoảng thời gian nhất định tùy theo yêu cầu củamỗi công thức sản xuất

+ Bước 6: sau khi đã được sấy khô đảm bảo yêu cầu, nguyên liệu sẽ đượckiểm tra và thực hiện xát nhỏ những phần bị vón cục hay thô to chưa đạtyêu cầu

+ Bước 7: sau đó, chúng sẽ được đưa vào máy ép để nén thành viên theokhuôn quy định hay vô vào viên capsule rỗng Toàn bộ bước này đượclàm bằng máy tự động, nhưng sẽ có công nhân kiểm tra lại và cân thửmột số mẫu để điều chỉnh lại theo đúng tiêu chuẩn

+ Bước 8: sau khi được nén hay vô viên nhộng, các sản phẩm này đượcđóng thành gói, vỉ thiếc hay cho vào chai thủy tinh (nhựa), một cáchchính xác về chủng loại, số lượng,… Sau đó tiến hành dán nhãn, trênnhãn phải in rõ tên, thành phầm, số lượng hay khối lượng từng viên,…

và đặc biệt tất cả bao bì phải được in ngày sản xuất và hạn sử dụng cũngnhư hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ của sản phẩm

 Đặc biệt từ bước 2 đến bước 8: sẽ có tổ kiểm soát gồm 10 thành viện là cácdược sĩ, nhà quản lí,… do tổ trưởng là dược sĩ trình độ cao học hay phó giámđốc đi kiểm tra đột xuất các công đoạn sản xuất lấy mẫu kiểm nghiệm và cóđánh giá cho từng công đoạn, tất cả sẽ được ghi chép vào trong sổ theo dõi sảnxuất, theo dõi chất lượng sản phẩm và sổ đánh giá công nhân

+ Bước cuối: sản phẩm sau khi hoàn tất các quy trình trên sẽ được đóngtrong thùng cacton đúng quy cách và được nhập kho Tất cả các sảnphẩm nhập-xuất kho đều phải được lấy mãu để kiểm nghiệm lần cuốicũng như lưu trữ ( trong ít nhất 5 năm) cho mục đích so sánh đối chiếusau này

Trang 7

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là kiểu trực tuyến theo hàng dọc, đây làloại hình tổ chức quản lý phù hợp nhất đối với công ty TNHH dược phẩm AnThiên.

1.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban

Trang 8

tuyển dụng nhân sự, tổ chức bộ máy, giải quyết công tác phân phối tiền lương,tiền thưởng và các chế độ theo quy định của nhà nước cho người lao động.

1.3.2.4 Phòng tổ chức hành chính

− Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, đôn đốc việc chấp hành điều lệ và kỷ luậtlao động Giải quyết chế độ tiền lương-thưởng và các chế độ khác cho cán bộ,công nhân viên trong công ty

− Tuyển dụng bố trí lao động theo yêu cầu của công việc Tổ chức bồi dưỡngnâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ-công nhân viện trong côngty

− Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy công ty trong từng thời kỳ sao cho

có hiệu quả nhất tổ chức xây dung và xét duyệt định mức lao động

và cung cấp báo cáo nội bộ ( báo cáo quản trị) theo yêu cầu của giám đốc

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

− Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn

bộ công việc kế toán từ việc xử lý các chứng từ, ghi sổ, đối chiếu, lập báo cáotài chính,… được tổ chức và thực hiện tại phòng kế toán Các nhân viên ở các

Trang 9

bộ phận trong công ty như nhân viên bán hàng, thủ kho, có nhiệm vụ thu thậpchứng từ và gửi về phòng kế toán của công ty để kịp thời xử lý và hạch toán Từ

đó các thông tin được xử lý kịp thời phục vụ cho kế toán quản trị cũng như cácyêu cầu của Nhà Nước và các bên lien quan

− Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung bởi vì ưu điểcủa mô hình này là công việc tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, việc

xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng Và để nhằm phát huy tốt nhất điềukiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công việc xử lý thông tin đã đượccông ty trang bị đầy đủ, hiện đại, đồng bộ hơn nữa phù hợp với điều kiện công

ty Điều này thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Trang 10

− Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế

− Tham mưu cho giám đốc phương án quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty

để có thể đầu tư đúng hướng và hiệu quả

1.4.2.3 Kế toán vốn bằng tiền và công nợ

− Có nhiệm vụ theo dõi thực iện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền khi có chỉ đạocủa cấp trên, lập kế hoạch tiền mặt gửi cho các ngân hàng có quan hệ giao dịch

− Theo dõi tình hình công nợ phải thu và phải trả Báo cáo lên cấp trên nhữngkhoản nợ tồn đọng chưa thu hồi và chưa thanh toán

1.4.2.4 Kế toán tiền lương

− Thực hiện tính toán tiền lương và các hoản trích theo lương, các khoản trợ cấp,phụ cấp cho toàn thể công nhân viên Theo dõi bậc lươg, bảng chấm công,…đồng thời lập báo cáo thống kê, cung cấp số liệu cho các bộ phận khác theo quyđịnh của công ty

− Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê

số tồn thực tế và đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ tiền mặt, cuối ngày đối chiếuvới sổ quỹ kế toán vốn bằng tiền và công nợ

1.4.3 Hệ thống chưng từ

− Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Bên cạnh các mẫu chứng từ này, Công tycòn sử dụng thêm một số chứng từ nội bộ như: phiếu đề nghị nhập-xuất vật tư,

Trang 11

thành phẩm, phiếu đề nghị thanh toán, phiếu đề nghị tạm ứng,… nhằm giúpCông ty quản lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác.

1.4.4 Hình thức sồ kế toán

− Công ty sử dụng hình thức “Nhật ký chung”, hình thức này đảm bảo phát huychức năng của kế toán trong công việc, cung cấp đầy đủ chính xác các chỉ tiêukinh tế cần thiết cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcùng với hiệu quả công tác kế toán của công ty Hình thức “Nhật ký chung”được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

1.4.5 Chế độ kế toán

Trang 12

− Hệ thống tài khoản được sử dụng tại công ty là hệ thống tài khoản kế toán tạidoanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006.

− Tuy nhiên do quy mô của doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa vànhỏ, có một số nghiệp vụ kinh tế không phát sinh nên doanh nghiệp chỉ sử dụngmột số tài khoản cấp một Riêng đối với tài khoản 156 “ hàng hóa”, 131 “ phảithu khách hàng”, 331 “ phải trả người bán” thì được mở chi tiết theo từng loạihàng hóa hay khách hàng, người bán và được hạch toán trên tùng sổ chi tiếtriêng biệt

− Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hằng năm

− Kỳ kế toán áp dụng thống kê là kỳ tháng

− Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (VNĐ)

− Phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho: bình quân gia quyền cuối kỳ

− Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên

− Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ

− Phương pháp trích khấu hao: đường thẳng

1.4.6 Phương tiện phục vụ kế toán

− Công tác kế toán được hỗ trợ bởi phần mềm kế toán FAST2006, xử lý theochương trình cài đặt sẵn Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày được ghivào các chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán này được chuyển về phòng kếtoán, sau đó được phân loại và tiến hành nhập số liệu vào máy tính Mỗi nhânviên kế toán có một máy tính nối mạnh riêng để tiện cho công tác hạch toán

− Do công ty mới được thành lập, còn non trẻ, thiếu sức cạnh tranh với các công

ty khác đã có thương hiệu uy tín trên thị trường như: công ty cổ phần dược Nam

Hà, công ty cổ phần dược Trafaco, công ty dược Hậu Giang, công ty dược phẩmtrung ương 1,… ( các công ty này có vốn mạnh, lại sản xuất kinh doanh từ lâu

có chỗ đứng trên thị trường) Hơn nữa công ty lại phải trải qua đợt suy thoáinăm 2008- 2009, và dư âm của đợt suy thoái này trong những năm tiếp theo.Nhưng công ty vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc nhất là trongnhững năm gần đây

Trang 13

1.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

− Mạng lưới phân phối bán hàng của công ty khá hoàn chỉnh, rộng khắp cả nước (sản phẩm của công ty đã có mặt ở 50 tỉnh thành trên cả nước) điều này giúpdoanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng

− Hệ thống trang thiết bị máy móc của công khá hiện đại và đồng bộ đảm bảonăng suất và chất lượng sản phẩm được sản xuất

− Đội ngũ cán bộ, công nhâ viên của công ty khá dồi dào và luôn tăng cả về sốlượng và chất lượng qua từng năm đáp ứng tốt nhu cầu của công ty

1.6.2 Khó khăn

− Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là từ khi nước ta ra nhập vào

tổ chức thương mại thế giới WTO, trong khi đó công ty mới được thành lập,thiếu kinh nghiệm cũng như sức cạnh tranh còn yếu lại phải trải qua đợt khủnghoảng kinh tế gần đây

− Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn thiếu và yếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầungày càng gia tăng Các sản phẩm của công ty chưa có sự khác biệt so với cáccông ty cùng ngành nên mức độ cạnh tranh chưa cao

− Sự quản lý giá thuốc chưa thật sự chặt chẽ

1.6.3 Phương hướng phát triển

− Nhiệm vụ chiến lược: xây dựng công ty trở thành một trong những công tydược phẩm phát triển vững mạnh toàn diện, đạt mức doanh thu …… vào nămnay, và tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm từ 20% trở lên cho các năm tiếp theo

Để đạt được những mục tiêu này công ty đã đề ra những phương hướng cụ thểsau:

Trang 14

+ Phương hướng mở rộng thị trường: công ty đang nghiên cứu và triển khaiviệc mở thêm một chi nhánh tại TP Đà Nẵng và một số đại lý phân phối tạimột số tỉnh thành lớn trên khắp cả nước.

+ Phương hướng điều hành sản xuất-kinh doanh: xây dựng hoàn chỉnh hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:20000, phấn đấu đạt cáctiêu chuẩn GMP,GPP, GSP, GLP một cách toàn diện thực hiện chuyên mônhóa sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất

+ Phương hướng nâng cao nguồn nhân lực: xây dựng đội ngũ công nhân viên,cán bộ có trình độ, tay nghề, nâng cao tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ caođẳng, đại học và sau đại học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hơn hết làthực hiện tốt chế độ tiền lương-thưởng, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinhthần cho người lao động

Trang 15

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN

2.1.1 Phân tích tổng doanh thu

− Như đã trình bày ở chương 1, thì ngành nghề kinh doanh chính của công tyTNHH dược phẩm An Thiên là sản xuất và kinh doanh các loại thuốc, trangthiết bị y tế trong và ngoài nước Vì vậy tổng doanh thu của công ty được hìnhthành từ ba nguồn là: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ( DT thuầnbán hàng), doanh thu hoạt động tài chính (DT hoạt động TC) và thu nhập khác.Dưới đây là bảng thống kê và biểu đồ biểu diễn tình hình tổng doanh thu củacông ty qua ba năm, từ năm 2009 đến năm 2011 :

Trang 16

− Qua bảng thống kê 2.1 và biểu đồ 2.1, ta có thể nhậ thấy rằng, tổng doanh thucủa công ty tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt là vào năm 2010 Nếu như vàonăm 2009, tổng doanh thu của công ty đạt 93.831 triệu đồng thì sang năm tiếp,năm 2010, tổng doanh thu đã nhảy vọt lên tới 218.783 triệu đồng, tức là tăngthêm 124.952 triệu đồng hay tương đương với mức tăng 133,2% Đây là năm

mà công ty đã đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2009-2011 Sang năm

2011, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 257.420 triệuđồng, tức là tăng 38.637 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với tăng17,66% Đây là mức tổng doanh thu cao nhất mà công ty đạt được trong giaiđoạn này

− Như đã trình bày ở phần đầu chuơng, thì tổng doanh thu của công ty được hìnhthành từ 3 nguồn chính là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ,doanh thu hoạt động tài chính và cuối cùng là một số khỏan thu nhập khác Đểhiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào phân tích kết cấu của từng nguồn hinh thànhnên tổng doanh thu của công ty, và sự tăng trưởng của từng nguồn cũng nhưmức độ đóng góp của chúng vào tổng doanh thu của công ty

+ Thứ nhất là: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần bánhàng) Đây là nguồn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu củacông ty, luôn chiếm từ 99% tổng doanh thu trở lên ( thấp nhất là vào năm

2011 chiếm 99%, cao nhất là vào năm 2010 chiếm 99,7%) Như vậy, có thểchắc chắn rằng tổng doanh thu của công ty đa phần là do doanh thu thuầnbán hàng và cung cấp dịch vụ đóng góp Điều này có thể suy ra sự biến độnglớn trong nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu cuả công

ty, hay nói cách khác sự tăng trưởng của doanh thu thuần bán hàng và cungcấp dịch vụ có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu vàngược lại Trong hai năm qua DT thuần bán hàng luôn tăng trưởng cao đạttrung bình là 75,29%, có được con số trung bình cao này là do vào năm

2010 công ty đã tăng trưởng mạnh mẽ ( tăng 133,7%) Sự tăng trưởng mạnhnày vào năm 2010 là dựa vào 3 nguyên nhân: Thứ nhất, công ty mới đượcthành lập vào năm 2008, nên sang năm 2009 tình hình sản xuất còn chưa ổn

Trang 17

định nhưng sang năm 2010 tức là vào năm thứ 3 thì tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty đã ổn định hơn, các nhà máy cũng như từng phân xưởngsản xuất cho sản lượng ổn định, chất lượng tốt Thứ hai, là cũng trong nămnay công ty đã hoàn thiện được hệ thống phân phối của công ty, làm sảnphẩm của công ty vươn tới 50 tỉnh thành trên cả nước Thứ ba là hoạt độngquảng cáo, chiêu thị đã bắt đầu có hiệu quả, công ty đã có vị trí trên thịtrường cũng như trong long khách hàng hay người tiêu dùng Và hiển nhiênsau một năm phát triển vũ bão, sang năm tiếp theo tức là năm 2011 thì công

ty đã đi vào quỹ đạo phát triển ổn định với sự tăng trưởng 16,88% Sự tăngtrưởng cao của DT thuần bán hàng đã kéo theo tổng doanh thu của công tytăng trưởng mạnh mẽ

+ Thứ hai là: doanh thu từ hoạt động tài chính ( DT hoạt động TC) Nguồn thunày chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, chỉchiếm trung bình 0,018% Và đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng từ0,04% vào năm 2009 xuống còn 0,005% vào năm 2011 Đây cũng là nguồnthu duy nhất trong ba nguồn có sự tăng trưởng âm vào năm 2011 Nhưng vìchiếm tỉ trọng quá nhỏ nên DT hoạt động TC cũng không ãnh hưởng nhiềuđến xu hướng tăng của tổng doanh thu

+ Cuối cùng là: thu nhập khác Đây là nguồn thu chiếm tỉ trọng khá nhỏ, vàkhông đều nhưng đang có xu hướng tăng lên qua các năm, thì vào năm

2011 lại tăng trưởng đến 299,8 % Trung bình trong 3 năm thì thu nhập khácchiếm 0.58% tổng doanh thu của công ty

− Như vậy qua 3 năm, tổng doanh thu của công ty luôn đạt giá trị cao và tăng quahằng năm Đặc biệt là nguồn doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụluôn giữ được mức tăng trưởng mạnh đã kéo theo tổng doanh thu tăng trưởng

ổn định qua từng năm hoạt động

2.1.2 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

− Như đã trình bày sơ qua trong phần phân tích tổng doanh thu, thì DT thuần bánhàng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất hay có thể nói là hầu như toàn bộ tổng doanhthu của công ty TNHH dược phẩm An Thiên được đóng góp bởi doanh thu bán

Trang 18

hàng và cung cấp dịch vụ (DT bán hàng) Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng theodõi bảng sau:

− Thông qua những tính toán sơ bộ ở bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhậnthấy rằng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công công ty tăngtrưởng mạnh mẽ qua các năm

− Nếu như vào năm 2009 DT bán hàng của công ty đạt 112.762 triệu đồng thìsang năm 2010 DT bán hàng của công ty đã có bước nhảy vọt đạt 223.145 triệuđồng, tức là tăng thêm 110.383 triệu đồng hay 97,89% Có thể nói năm 2010

DT bán hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm vừa qua Và nămtiếptheo, năm 2011 thì DT bán hàng của công ty không còn sự đột biến như vậynữa mà đã tăng trưởng một cách phù hợp hơn, trong năm này công ty đã tăngtrưởng 17,49% tương đương với tăng thêm 39.036 triệu đồng, đạt mức cao nhấttrong giai đoạn này ( giai đoạn từ 2009 đến 2011)

− Mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ này luôn tăng qua các năm nàyđối với một công ty mới được thành lập như công ty TNHH dược phẩm AnThiên thì thật là ấn tượng Để đạt được điều này là do:

+ Thứ nhất: công ty đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động chiêu thị, giớithiệu quảng bá thương hiệu của công ty cũng như những dòng sản phẩm củacông ty đến với người tiêu dùng cũng như các nhà phân phối, nhà thuốc ởcác tỉnh thành trên cả nước mục đính là để thương hiệu, hình ảnh của công

ty được biết đến nhiều hơn, giúp công ty có thêm những khách hàng hay

Trang 19

người tiêu dùng mới Trong những năm qua, công ty đã tích cực tham giacác hội thảo, triển lãm, hội nghị chuyên đề giới thiệu về các sản phẩm củacông ty Thông qua đó các sản phẩm chủ lực của công ty như các loại thuốcđặc trị bệnh tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị xương khớp, và cáctrang thiết bị y tế được giới thiệu và quảng bá rộng rãi đến các bệnh viện( khách hàng quan trọng của công ty), và các nhà thuốc, công ty dược phẩm.nhờ vậy mà lượng đặt hàng cũng như các hợp đồng thương mại mà các đơn

vị mua sỉ này luôn tăng cao qua tùng năm Công ty cũng đã tăng cường hoạtđộng quảng bá sản phẩm qua nhiều phương tiện truyền thông một cách cóhiệu quả, và đặc biệt công ty đã xây dựng một trang web của riêng công tymột các đơn giản nhưng đầy đủ thông tin về công ty và sản phẩm thuận tiệncho việc tra cứu và tìm hiểu hay liên hệ của khách hàng

+ Thứ hai: công ty đã không ngừng hoàn thiện kênh phân phối của công ty,với sự cố gắng không ngừng vào đầu năm 2010 công ty đã mở một chinhánh tại Hà Nội và 20 văn phòng giao dịch tại các tỉnh thành khác nhằmtạo sự thuận tiện cho việc phân phối, quảng bá, và giới thiệu sản phẩm củacông ty Thành tựu lớn nhất mà côngty đã đạt được là sản phẩm của công ty

đã có mặt ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước Điều này là một trong nhữngđộng lực khiến cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm

3 dây chuyền sản xuất mới và chúng được đưa vào sử dụng trong năm 2011.Với việc mở rộng sản xuất thì sản lượng sản phẩm sản xuất được của công

Trang 20

ty tăng cao và sản phẩm của công ty được người tiêu dùng sử dụng nhiềulàm cho doanh thu của công ty tăng cao qua các năm.

+ Thứ tư: công ty cũng mở rộng hoạt động nhập khẩu các loại thuốc tân dược

và trang thiết bị y tế Đặc biệt là các loại thuốc đặc trị về tim mạch, tiểuđường hay ung thư, cũng như các trang thiết bị phục vụ cho công tác khámchữa bệnh mà ngành dược trong nước chưa sản xuất được, hay sản lượngtrong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu Do vậy những mặt hàng luôn đượctiêu thụ mạnh và đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy DT bán hàngtăng trưởng nhanh

− Như vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn tăng trưởngmạnh qua các năm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty luôn đượcduy trì và mở rộng qua các năm Cộng với sự hiệu quả của chiến lược chiêu thịquảng bá cũng như kênh phân phối rộng khắp, lượng tiêu thụ luôn tăng mạnhqua mỗi năm đã giúp cho công ty đạt dược mức doanh thu này

− Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty được hình thành nhờ hainguồn sản phẩm chính là sản phẩm tự sản xuất(S/P sản xuất) và sản phẩm nhậpkhẩu(S/P nhập khẩu) Dưới đây là bảng thống kê tình hình tiêu thụ của công ty:

Dựa vào bảng thống kê tình hình tiêu thụ trong 3 năm qua, thì DT bán hàng

có nguồn gốc là tự sản xuất luôn chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu hàng báncủa công ty Nhưng các sản phẩm có nguồn gốc từ nhập khẩu cũng đóng mộtvai trò quan trọng trong DT bán hàng của công ty và có xu hướng ngày càngtăng cao chứng tỏ trong những năm gần đây công ty đã gia tăng nhập nhữngmặt hàng dược từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước Nhưng đây cóthể làm công ty lệ thuộc rất nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu, giảm khả năng

tự sản xuất cũng như có nguy cơ không có sự đầu tư nghiên cứu phát triển các

Trang 21

sản phẩm mới Vì vậy công ty nên tập trung vào nghiên cứu và tự sản xuất cácmặt hàng mới như các loại thuốc đặc trị để giảm lệ thuộc vào nhập khẩu.

− Ngoài ra dựa vào” bảng 2.2 thống kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

trong 3 năm” ta nhận thấy rằng: DT thuần bán hàng là khoản doanh thu thực tế

mà công ty nhận được từ hoạt động kinh doanh Trong ba năm qua DT thuầnbán hàng của công ty có sự tăng trưởng mạnh Năm 2009 DT thuần bán hàngcủa công ty đạt 93.259 triệu đồng, sang năm 2010 Khoản doanh thu này đã tăng133,7% so với năm 2009, và năm 2011 thì tăng 16,88% so với năm 2010 Do

DT thuần bán hàng là khoản thu nhập thực tế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ,nên nó phụ thuộc vào DT bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

+ Trong giai đoạn 2009-2011, thì vào năm 2009, công ty có tỉ trọng các khoảngiảm trừ doanh thu là lớn nhất, chiếm 17,3% so với doanh thu bán hàngtướng ứng với gia trị là 19.530 triệu đồng Trong đó khoản “hàng bán bị trảlại” chiếm nhiều nhất với trị giá là 9056 triệu đồng, chiếm 8,03% doanh thubán hàng, tiếp theo đó là khoản “giảm giá hàng bán” với trị giá 8.325 triệuđồng và cuối cùng là chiết khấu thương mại với trị giá 2.122 triệu đồng Lý

do công ty có các khoản giảm trừ doanh thu lớn như vậy là vì vào năm 2009công ty mới chỉ hoạt động được 2 năm, vì vậy công ty thiếu kinh nghiệmtrong sản xuất cũng như kinh doanh, sản phẩm mà công ty tự sản xuất bị trảlại rất nhiều do không đảm bảo chất lượng hay hư hỏng trong khâu vậnchuyển vì hệ thống phân phối, kho, xe chuyên dụng chưa có đầy đủ nên dễ

bị hư hao trong quá trình vận chuyển Hơn nữa vì mới đi vào hoạt động nêncông ty chưa có đủ khả năng nghiên cứu phát triển các mẫu mã mới, nêncông ty phải giảm giá rất nhiều cho các mặt hàng sản xuất ra nhưng có mẫu

mã, bao bì cũ kỹ Ngoài ra vì mới bắt đầu kinh doanh nên công ty tập trungbán sỉ nhiều loại sản phẩm khiến cho mức chiết khấu thương mại của công

ty khá cao so với các công ty khác Chính những điều này đã ảnh hưởng rấtnhiều đến doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Vì vậy

Trang 22

dễ hiểu khi mà vào năm này công ty có DT thuần bán hàng thấp nhất tronggiai đoạn này.

+ Nhưng khi sang đến những năm tiếp theo là năm 2010 và 2011, khi màcôngty hoạt động ổn định hơn, hệ thống phân phối được hoàn thiện Nêndoanh thu bán hàng của công ty có sự tăng trưởng mạnh ( đột biến vào năm

2010 với mức tăng 97,98%) trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu lạitụt giảm mạnh, với năm 2010 so với 2009 thì “ hàng bán bị trả lại và giảm

giá hàng bán” tăng trưởng với con số âm tương ứng là -86,2% và -94,5% và

chỉ còn chiết khấu thương mại là tăng 64,37% Tong hợp lại trong năm 2010thì các khoản giảm trừ doanh thu chỉ còn chiếm 2,329% doanh thu bán hàng.Tương tự như vậy thì trong năm 2011 các khoản giảm trừ doanh thu chỉchiếm 2,838% doanh thu bán hàng Có được sự cắt giảm các khoản giảm trừdoanh thu này là do công ty đã hoạt động ổn định, sản phẩm sản xuất ra đảmbảo chất lượng, mẫu mã mới, hệ thống phân phối khá hoàn thiện làm chosản phẩm vận chuyển ít bị hư hao,… Trong hai năm này thì duy chỉ có chiếtkhấu thương mại là tăng trưởng với con số dương, vì doanh nghiệp vẫn chútrọng bán sỉ, hơn nữa các bệnh viện, nhà thuốc, khách hàng của công tyluôn mua với số lượng lớn, năm sau cao hơn năm trước nên khiến cho khỏachiết khấu thương mại luôn luôn tăng Hơn nữa cũng là vì công ty muốnchiếm lĩnh một phần thị trường mà các công ty khác đã chiếm Với sự tụtgiảm của các khoản giảm trừ cộng với doanh thu bán hàng tăng mạnh nênhiển nhiên DT thuần bán hàng của công ty chiếm tỉ trọng lớn ( trung bìnhtrên97%) và tăng trưởng mạnh mẽ và có phần đột biến vào năm 2010

2.1.3 Phân tích doanh thu hoạt động tài chính

− Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu nhập chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong

cơ cấu tổng doanh thu, tuy nhiên rất quan trọng bởi nó phản ánh kết quả kinhdoanh tài chính của công ty Doanh thu hoạt động tài chính của công ty đượchình thành từ ba nguồn là lãi tiền gửi, lãi do chênh lệch tỉ giá và doanh thu hoạtđộng tài chính khác ( DTHĐTCK) Dựa vào bảng “ bảng 2.1 thống kê tình hìnhtổng doanh thu qua ba năm 2009, 2010, 2011” ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng

Trang 23

doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần rất nhỏ, trung bình chiếm0,018% trong cơ cấu tổng doanh thu với giá trị lần lượt trong ba năm là 34 triệu,

198 triệu và 138 triệu đồng Điều này cho thấy rằng với mức doanh thu hoạtđộng tài chính này thì gần như không có ảnh hưởng đến tổng doanh thu củacông ty Như trong năm 2010 doanh thu hoạt tài chính của công ty tăng trưởng482,4 % nhưng tổng doanh thu chỉ tăng trưởng 133,1% trong khi DT thuần bánhàng đã tăng 133,7% Nguyên nhân của tình trạng này là do cả ba nguồn thucủa doanh thu hoạt động tài chính là rất thấp Vì công ty đang trong thời kỳ tậptrung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, đầu tư trang thiết, dây chuyền sảnxuất, nên nguồn vốn dành cho hoạt động tài chính là rất thấp Vậy nên trongcác năm tiếp theo khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định công ty nêndành thêm nguồn vốn cho hoạt động tài chính,để khoản thu nhập này chiếm tỉtrọng cao hơn trong cơ cấu tổng doanh thu

2.1.4 Phân tích thu nhập khác

− Cũng giống như doanh thu từ hoạt động tài chính thì thu nhập khác của công tychiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu, chưa vượt qua 1% tổngdoanh thu Thu nhập khác cao nhất của công ty cũng chỉ chiếm 0.995% tổngdoanh thu vào năm 2011 Tuy nhiên, thu nhập khác có sự tăng trưởng mạnhtrong năm 2011 tăng 299,8% với giá trị tăng thêm là 1907 triệu đồng sau khi có

sự tăng trưởng 18,22%vào năm 2010 Nguyên nhân là do thu nhập khác dượccấu thành bởi các khoản thu nhập bất thường như thanh lý tài sản cố định, tiềnphạt được hưởng do đối tác vi phạm hợp đồng,… mà công ty thì mới đi vàohoạt động nên trong những năm 2009, 2010 thì công ty tập trung vào đầu tư chứ

ít có tài sản cố định hết thời gian hoạt động, để thanh lý Tuy nhiên vào năm

2011 tức là sau 4 năm đi vào hoạt động thì bắt đầu đã có những tài sản cố địnhhết đời sống hay hoạt động không hiệu quả nên công ty đã đem đi bán thanh lý.Đây cũng chính là lý do mà vào năm 2011 có sự nhảy vọt trong thu nhập khác

2.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán

Trang 24

− Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm các chi phí sản xuất như : chi phínguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVL TT), chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT), chi phí sản xuất chung, giá vốn khác ( giá vốn hàng nhập khẩu bán trongnăm) Sau đây là bảng thống kê thàng phần hình thành giá vốn hàng bán trong

ba năm qua:

Và để thuận tiện cho công việc phân tích cũng như theo dõi số liệu, sau đây

là bảng thống kê tình hình tổng chi phí trong giai đoạn 2009-2011, tổng chi phícủa công ty bao gồm giá vốn hàng bán (GV hàng bán), chi phí bán hàng vàquản lý doanh nghiệp ( CP BH-QLDN), chi phí hoạt động tài chính (CP tàichính), chi phí khác

− Thông qua hai bảng thống kê trên, thấy rằng trong cơ cấu tổng chi phí của công

ty thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 85% tổngchi phí của công ty, năm có chi phí giá vốn lớn nhất là năm 2011 với gia trị222.003 triệu đồng tương ứng với 88,2%tổng doanh thu Và luôn có xu hướnggia tăng qua các năm, năm 2010 tăng 139,2% so với năm 2009, năm 2011 tăng

Trang 25

18,66% so với năm 2010 Với đà tăng của giá vốn hàng bán cộng với tỉ trọngcủa nó trong cơ cấu tổng doanh thu đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn tới tổngchi phí của công ty, sự biến động tăng của giá vốn làm cho tổng chi phí củacông ty tăng theo Như trong năm 2010 giá vôn hàng bán gia tăng đột biến( tăng 139,2% so với năm 2009) thì tương ứng tổng chi phí của công ty cũng đãtăng 133,8% Sang năm tiếp theo, năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 18,66% thìtổng chi phí cũng tăng 17,68% ( Có sự khác biệt trong tăng trưởng của giá vốn

và tổng chi phí là do trong tổng chi phí còn có các chi phí khác như chi phí bánhàng, chi phí tài chính, tuy chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có ảnh hưởngnhất định đến tổng chi phí.) Lý do của sự tăng trưởng mạnh của chi phí giá vốnhàng bán trong giai đoạn 2009-2011, là do năm 2010 và 2011, công ty đã đi vàosản xuất ổn định với sản lượng tăng hằng năm khiến cho CP NVL TT, CP NCTT,… tăng theo cùng với đó trong giai đoạn này các mặt hàng dược phẩm nhậpkhẩu cũng được tiêu thụ mạnh nên công ty gia tăng nhập khiến cho giá trị mua

và chi phí mua tăng theo Để có thể hình dung rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào phântích từng chi phí cấu thành nên giá vốn hàng bán

2.2.1.1 Phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

− Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất chiếm trung bình trên 45%giá vốn hàng bán (các mặt hàng tự sản xuất) và chiếm trung bình 33,1% tổnggiá vốn hàng bán của công ty Vì vậy nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăngmạnh sẽ tác động đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán Trong ba năm qua, chiphí nguyên vật liệu tăng mạnh qua hàng năm như năm 2010/2009 tăng 80,785%tương ứng với giá trị tăng thêm là 23670 triệu đồng, năm 2011/2010 tăng40,353% Điều này là một trong những yếu tố đưa giá vốn hàng bán của công tykhông ngừng tăng cao

− Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc của công ty chủ yếu được nhập khẩu

từ nước ngoài tại các công ty hóa dược nổii tiếng ở Mỹ, Canada, Ấn Độ, hayNhật Bản,

− Do trong giai đoạn 2009-2011 công ty đã bắt đầu ổn định sản xuất với sảnlượng tăng cao qua từng năm, công suất ổn định để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

Trang 26

của thị trường Điều này đòi hỏi khối lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuấthải tăng cả về số lượng và chủng loại vì vậy chi phí nguyên vật liệu tăngmanh5

là phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty Tuy nhiên giá nguyên vật liệutăng cũng là một yếu tố góp phần vào sự gia tăng cuả chi phí nguyên vật liệu.trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là năm 2010, ngoài yếu tố là quy mô sản xuấtđược mở rộng thì yếu tố giá nguyên vật liệu tăng cao cũng ảnh hưởng mạnh đến

sự gia tăng đột biến của chi phí nguyên vật liệu, tăng 80,785% so với năm 2009.Nguyên nhân một phần là giá dầu mỏ tăng cao trong những năm gần đây, luôntrên 100USD/thùng, cộng với lạm phát, kinh tế thế giới chưa ổn định, đây lànhững yếu tố cơ bản khiến giá nguyên vật liệu tăng cao Nhưng sang năm 2011thì tuy chi phí nguyên vật liệu của công ty vẫn tăng mạnh nhưng cũng chỉ bẳngxấp xỉ một nửa so với năm trước, có được điều này là do công ty đã chủ độngđàm phán ký kết hợp đầu từ đầu năm với giá cả ưu đãi, hơn nữa trong năm 2011công ty đã đàm phán được với công ty dược Cửu Long về việc mua viênCapsule với giá thấp hơn 40% so với giá nhập từ nước ngoài khiến cho chi phínguyên vật liệu tăng nhỏ hơn so với năm trước

2.2.1.2 Phân tích sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp

− Chi phí nhân công trực tiếp cũn đóng vai trò quan trọng trong việc giá vốn hàngbán tăng cao, trung bình trong ba năm qua tỉ trọng chi phí nhân công trực tiếpchiếm 40,6% cơ cấu giá vốn hàng tự sản xuất và 26,6% tổng giá vốn hàng bán

Và có sự tăng trưởng qua hàng năm với mức tăng năm 2010 là 81,216% so vớinăm 2009, năm 2011 tăng 29,522% so với năm 2010

− Nguồn chi phí này gia tăng chủ yếu là do hai nguyên nhân:

+ Quy mô sản xuất mở rộng, đòi hỏi phải tăng số luợng công nhân trực tiếpsản xuất để đáp ứng được yêu cầu sản xuất Trong giai đoạn này công ty đãđưa thêm 5 dây chuyền sản xuất vào hoạt động ( 2 trong năm 2009, và 3trong năm 2011) vì vậy số công nhân hiện có không thể đáp ứng đuợc nhucầu nên công ty đã tuyển thêm một số lao động mới

+ Công ty thực hiện chính sách nâng lương qua từng năm và đồng thời thựchiện đầy đủ các chế độ chính sách, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

Trang 27

kinh phí công đoàn,… Đồng thời công ty còn tổ chức khám sức khỏe định

kỳ cho toàn bộ 100% công nhân viên, cán bộ trong toàn công ty

− Vì các nguyên nhân trên dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp đã gia tăng mạnhtrong giai đoạn này

2.2.1.3 Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung

− Trong cơ cấu giá vốn hàng bán thì chi phí sản xuất chung của công ty chiếm tỉtrọng nhỏ nhất, tuy nhiên chi phí sản xuất chung có xu hướng gia tăng qua từngnăm cụ thể trong năm 2010 tăng 3,59% và năm 2011 tăng 4,39% Trong chi phísản xuất chung thì có hai chi phí chính là chi phí khấu hao và chi phí dịch vụmua ngoài Trong giai đoạn vừa qua, khi mà quy mô sản xuất kinh doanh củacông ty gia tăng với việc đưa thêm 5 dây chuyền vào hoạt động thì chi phí khấuhao sẽ tăng cao, và để phục vụ nhu cầu sản xuất thì dịch vụ mua ngoài cũngtăng theo Đây là những nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng đều đặn của chi phísản xuất chung Nhưng khi xét về tỉ trọng thì chi phí sản xuất chung chiếm quánhỏ trong cơ cấu giá vốn, tức là biến phí của công ty lớn hơn nhiều làn so vớiđịnh phí Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty khi mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh Nên công ty cần có sự nghiên cứu, có phương án thích hợp để giảiquyết vấn đề này

2.2.1.4 Phân tích tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần bán hàng

− Ta có bảng tính sau:

− Tỉ trọng giá vốn trên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công tyluôn ở mức cao, tỷ trọng này luôn dao động trong khoảng 83% đến 88% tronggiai đoạn này Và có thể thấy rằng tỉ trọng này có xu hướng tăng lên trong mấy

Trang 28

năm gần đây, nếu như năm 2009 con số này là 83,63% thì sang năm 2010 đãtăng lên 85,85% và năm 2011 là 87,15% Tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanhthu thuần có xu hướng tăng cho thấy rằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán lớnhơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần Đây là một xu hướng khá xấu, tuy nhiênkhoảng chênh lệch tỉ trọng qua từng năm thì không lớn dao động trong khoảng1,2% đến 2,3% , điều này chứng tỏ chúng khá ổn định, không xuất hiện sự độtbiến tăng hoặc giảm quá mức Vì vậy, tuy giá vốn hàng bán của công ty có tăngnhưng doanh thu thuần của công ty vẫn tăng tương ứng, chứng tỏ công ty hoạtđộng khá hiệu quả, lợi nhuận tăng từng năm.

2.2.2 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

− Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là chi phí rất quan trọng,nó phản ánhtình hình hoạt động của hai bộ phận này có hiệu quả hay không, chi phí này baogồm các chi phí điện nước, thuê tài sản, khấu hao, lương, các khoản dự phòng,

…Thông qua bảng thống kê tình hình tổng chi phí , ta thấy rằng tỉ trọng chi phíbán hàng và quản lý doanh nghiệp trong cơ cấu tổng chi phí là khá lớn, đứngthứ hai sau giá vốn hàng bán, nếu xét về tỉ trọng trong cơ cấu tổng chi phí thìchi phí này đang có xu hương giảm dần, cụ thể năm 2009 chi phí bán hàng vàquản lý doanh nghiệp chiếm 12,25%, sang năm 2010 chỉ còn chiếm 10,33% vànăm 2011 hạ xuống còn 8,9% Điều này cho thấy rằng chi phí này đang hạ dầnmức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí Tuy nhiên khi xét ở góc độ giá trị, thìngược lại, giá trị của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công tykhông hề giảm mà lai có sự tăng trưởng như năm 2010 tăng 97,06% so với năm

2009, năm 2011 tăng 1,911% so với năm 2010 Sự tăng trưởng qua hằng nămcủa chi phí này là hợp lí, nó phù hợp với sự mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh của công ty Đặc biệt năm 2010 tăng đột biến tới 97,06% là do trong nămnày hệ thống bán hàng của công ty đã khá hoàn thiện và đầy đủ hơn năm 2009với đội ngũ bán hàng, xe chuyên dụng, chi phí thuê nhà cửa làm văn phòng đạidiện,…và trong năm này đội ngũ cán bộ quản lý của công ty cũng đã nhiều hơn

để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý gia tăng khi quy mô mở rộng, đồng thời cácchi phí điện nước, công cụ dụng cụ, chi phí dự phòng nợ khó đòi cũng tăng lên

Trang 29

Tuy nhiên sang năm 2011, chi phí này chỉ tăng thêm 1,911%, chứng tỏ rằngcông ty đã hoạt động ổn định hơn, và bộ phận bán hàng và quản lí doanh nghiệpcủa công ty đã hoạt động hiệu quả hơn làm cho chi phí này gia tăng ít.

− Dưới đây là bảng tính phân tích chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tronggiai đoạn 2009-2011:

− Qua bảng phân tích ta có thể thấy, trong nhóm chi phí bán hàng và quản lýdoanh nghiệp thì chi phí bán hàng thì chi phí bán hàng luôn chiếm tỉ trọng caohơn gần gấp đôi so với chi phí quản lý doanh nghiệp Đây là điều dễ hiểu, bởitrong bộ phận bán hàng và phân phối của công ty có số lượng nhân viên và tàisản cố định như xe chuyên chở, mặt bằng, chi phí mua ngoài khác, luôn lớnhơn so với chi phí quản lý doanh nghiệp Và một điều không thể không đề cậpđến khi phân tích chi phí bán hàng là, một phần khá lớn trong cơ cấu chi phí bánhàng được tạo nên bởi chi phí hoa hồng bán hàng dành cho các đại lí của công

ty Trong hai năm 2009, 2011 khi mà công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng thìtất nhiên khoản chi phí hoa hồng này cũng tăng mạnh theo, trung bình trong giaiđoạn vừa qua, công ty thực hiện chính sách tỷ lệ hoa hồng dành cho đại lí làkhoảng 2,6% doanh thu thuần

2.2.3 Phân tích chí phí hoạt động tài chính

− Chi phí hoạt động tài chính (chi phí HĐTC) của công ty chiếm một phần khánhỏ trong tổng chi phí của công ty, chỉ trong khoảng từ 2 đến 3% Chi phí nàybao gồm chi phí lãi vay, và một số chi phí khác

Trang 30

− Qua bảng ta thấy, chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh trong giaiđoạn 2009-2011, nếu như trong năm 2009 chi phí hoạt động tài chính của công

ty là 1.952 triệu đồng tì sang năm 2010 đã tăng lên tới 4.430 triệu đồng tức làtăng 126,9% so với năm 2009 và năm 2011 chi phí này là 7.039 triệu đồng tức

là tăng 58,89% Điều này cho thấy chi phí hoạt động tài chính của công ty có xuhướng tăng nhanh

− Nguyên nhân của sự tăng nhanh chi phí HĐTC là do chi phí lãi vay (vốn chiếmtrung bình trên 90% cơ cấu chi phí) trong các năm đếu rất cao, dẫn đến chi phíHĐTC tăng theo Trong năm 2009 công ty đã vay vốn từ ngân hàng ACB, ngânhàng BIDV và ngân hàng Techcombank để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vàmua mới cũng như lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất mới, tính đến cuối năm công

ty đã vay ngắn hạn tổng cộng 29.692 triệu đồng với lãi suất vay ngắn hạn tạithời điểm đó khá cao đã khiến chi phí này ở mức cao, sang năm tiếp theo, năm

2010 để thực hiện kế hoạch đã đề ra là đưa thêm 3 dây chuyền sản xuất vào hoạtđộng nên công ty tiếp tục vay ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm cuối năm công

ty đã vay ngắn hạn 39.053 triệu tức là tăng hơn 9.361 triệu so với năm trước Vàtương tự trong năm 2011, tính đến thời điểm cuối năm số tiền vay ngắn hạn củacông ty là 47465 triệu đồng

− Nhưng trên hết, thì nguyên nhân chính là số vốn chủ sở hữu của công ty cònkhá thấp,nên khi mở rộng quy mô hoạt động công ty bắt buộc phải vay lãi ngânhàng với lãi suất cao thường trên 16%

2.2.4 Phân tích chi phí khác

− Theo như bảng 2.5 thì chi phí khác của công ty rất thấp, thường chi chiếmkhônng quá 0,2% tổng chi phí Chi phí khác của công ty thường là các chi phíbất thường nên có sự tăng giảm không đồng đều giữa các năm, như năm 2010

Ngày đăng: 04/07/2014, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Website: http://www.cophieu68.com - Bảng thống kê chỉ số tài chính bình quân ngành qua các năm Link
1. Pgs.Ts Phan Đức Dũng – Nguyên lý kế toán – NXB Thống Kê năm 2010 Khác
2. Pgs.Ts Nguyễn Văn Được – Kế toán tài chính – NXB Thống Kê 2010 Khác
3. Ts Nguyễn Minh Kiều – Tài chính doanh nghiệp căn bản – NXB Lao Động 2011 Khác
4. Ts Nguyễ Văn Nhiệm – Những lưu ý khi thực hành nghề kế toán tại doanh nghiệp – NXB Thống Kê 2009 Khác
6. Và một số tài liệu khác được sưu tầm trên báo, tạp chí và các trang web khác Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w