1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐIA DANH TIEN GIANG (HOT)

6 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

b/ Phương thức chuyển hóa Phương thức chuyển hóa là phương thức biến một địa danh này thành một hay nhiều địa danh khác: chuyển hóa trong nội bộ địa danh trong loại địa danh chỉ địa hìn

Trang 1

Tìm hiểu một số địa danh tỉnh Tiền Giang

VÕ VĂN SƠN*

Địa danh ở tỉnh Tiền Giang nói riêng và địa danh ở Nam Bộ nói chung khá phong phú và đa dạng về: đối tượng địa danh, đặc điểm cấu tạo, ngôn ngữ cấu tạo Và nguồn gốc cấu tạo địa danh Tiền Giang cũng khá phức tạp

Nghiên cứu địa danh có một ý nghĩa to lớn trong khoa học cũng như trong thực tiễn cuộc sống Mặt khác, tìm hiểu nguồn gốc địa danh ở Tiền Giang sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về: ngôn ngữ, tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, quá trình hình thành mảnh đất Tiền Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung

Qua kết quả nghiên cứu nguồn gốc và ý nghĩa 100 địa danh tỉnh Tiền Giang, chúng tôi nhận thấy địa danh tỉnh Tiền Giang có những đặc điểm chính đáng chú ý sau đây:

1 Về đối tượng địa danh Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh của đồng bằng sông Cửa Long, địa hình tương đối bằng phẳng, lại có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên ngoài các địa danh hành chính, số thủy danh chiếm ưu thế rõ rệt

Cụ thể tên đối tượng chỉ địa danh Tiền Giang bao gồm: địa danh hành chính (thôn, làng, ấp, xã, khóm, ô, phường, thị trấn, thị xã, tổng, quận, huyện, tỉnh, hạt, phủ, dinh, trấn, châu); địa danh chỉ các công trình xây dựng (thành, chợ, cầu, cống, kênh, mương, ao, đập, bến phà, bến đò, công viên, nông trường, vườn); địa danh chỉ vùng (xóm, khu, vùng, xứ, miệt) và địa danh chỉ địa hình (sông, rạch, đầm, hồ, vàm, hóc, khém, khe, tắt, cử, ngọn, bưng, trấp, bãi, lung, láng, giồng, xép, gò, cồn, cù lao)

2 Về đặc điểm cấu tạo địa danh Tiền Giang

2.1 Địa danh có cấu tạo đơn

Các địa danh gồm một từ có nghĩa (đơn đơn tiết hoặc một từ đơn đa tiết) thuộc cấu tạo đơn Cách cấu tạo này, có trong địa danh thuần Việt (sông Tiền, rạch Rô, cống Bay); lẫn địa danh vay mượn (cửa Soi Rạp, rạch Tha La, đường Yersin)

2.2 Địa danh có cấu tạo phức

Các địa danh này, gồm hai thành tố có nghĩa (từ, ngữ) trở lên, thuộc cấu tạo

phức Loại này, có 3 loại nhỏ hơn: loại gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập (Tân Phước, Bình Trưng, Mỹ Phước); loại gồm các thành tố có quan hệ chính phụ (xã Long Định, khu Ngã Sáu, ấp Cầu Xây); loại gồm các thành tố có quan hệ chủ vị (xóm Đình Cháy, khu Cống Bay, khu cầu Sập)

2.3 Phương thức cấu tạo địa danh Tiền Giang

Địa danh Tiền Giang có 3 phương thức cấu tạo cơ bản: phương thức tự tạo; phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn

a/ Phương thức tự tạo

Phương thức tự tạo là phương thức cơ bản nhất để tạo ra các địa danh Phương pháp này gồm các cách như (Dựa vào chính bản thân đối tượng để đặt tên: gọi tên theo hình dáng, kích thước, tính chất, màu sắc, vật liệu xây dựng, kiến trúc của đối tượng: cửa Đại, sông Cũ, cầu Đỏ, cầu Dừa, cầu Đôi, v.vv

Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ với các đối tượng để gọi: gọi theo tên vị trí của đối tượng so với các đối tượng khác, gọi theo tên người nổi tiếng trong vùng, gọi theo tên cây cỏ, cầm thú, gọi theo tên các công trình xây dựng, gọi theo tên theo các

Trang 2

biến cố, sự kiện lịch sử hay nhân danh (chợ Giữa Vĩnh Kim, cầu Tham Thu, giồng Nâu, rạch Cá Chốt, bến Chùa, đường Rạch Gầm, v.vv

Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên, cách thường dùng để đặt tên các đơn vị hành chính Hàng loạt tên: thôn, làng, ấp, xã đều là từ Hán Việt Đa số, các yếu tố này đều mang ý nghĩa tốt đẹp như: Tân, An, Hậu, Bình, Long, Phú, Mỹ, Phước, Vĩnh,

Thạnh, Ví dụ: ấp Bình Hòa, xã An Hữu, phường Tân Long, huyện Tân Phú Đông,

Một số yếu tố Hán Việt ở phía cuối địa danh có tác dụng phân biệt: Thượng – Trung -

Hạ, Đông - Tây- Nam - Bắc, Nhất- Nhì, Ví dụ: xã Mỹ Đức Đông, xã Mỹ Đức Tây (Cái Bè), ấp Thành Nhất, ấp Thành Nhì (Gò Công Tây) v.vv

Dùng số thứ tự để gọi tên, cách này, thường áp dụng cho tên các địa danh hành chính và công trình xây dựng như: tổ 1, 2; ấp 1, 2; khu phố 1, 2; phường 1, 2; kênh 1, kênh 2; cống số 1, 2; quốc lộ 50, 60; v.v.v

b/ Phương thức chuyển hóa

Phương thức chuyển hóa là phương thức biến một địa danh này thành một hay nhiều địa danh khác: chuyển hóa trong nội bộ địa danh (trong loại địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: bưng Môn - rạch Bưng Môn, trong loại địa danh chỉ công trình xây dựng: chợ Thạnh Trị - cầu Thạnh Trị, trong loại địa danh hành chính: hạt Gò Công - tỉnh Gò Công- huyện, thị xã Gò Công, trong loại địa danh chỉ vùng: vùng Mỹ Tho (ở chợ Cũ trước kia) - vùng Mỹ Tho (thành phố Mỹ Tho ngày nay);

Chuyển hóa trong 4 loại địa danh: địa danh chỉ địa hình thiên nhiên chuyển sang (địa danh chỉ công trình xây dựng, địa danh chỉ vùng, địa danh hành chính: giồng Dứa - chợ Giồng Dứa, cù lao Tân Long- phường Tân Long); địa danh chỉ công trình xây dựng chuyển sang (địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh hành chính, địa danh chỉ vùng: cầu Trâu- rạch Cầu Trâu, cầu Xây- ấp Cầu Xây); địa danh hành chính chuyển sang (địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh chỉ công trình xây, địa danh chỉ vùng: huyện Gò Công - chợ, cầu Gò Công); địa danh chỉ vùng chuyển sang (địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh chỉ công trình xây dựng, địa danh hành chính: xóm Bún – cầu Xóm Bún , xóm Rẫy - ấp Xóm Rẫy);

Nhân danh chuyển hóa thành địa danh (vua Hùng Vương – đường, cầu Hùng Vương, liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm – đường Lê Thị Hồng Gấm)

Địa danh vùng khác trở thành địa danh ở Tiền Giang (tỉnh Cà Mau – đường, cầu Cà Mau, tỉnh Thừa Thiên Huế – cầu Huế, cống Huế (Tân Phước, sông Bến Hải – cầu Bến Hải)

Và phương thức vay mượn, trong quá trình cộng tác, sinh sống với người Hoa, Khmer, người Pháp, nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tiếp thụ một số địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ của các dân tộc này như: địa danh gốc Hán Việt (thành Định Tường, huê viên Lạc Hồng), địa danh gốc Khmer (Mỹ Tho, rạch Tha La, rạch Cái Cối), địa danh gốc Pháp (đường Yersin; kinh Salisetti, kinh Champeaux) Ngoài ra, còn một số yếu

tố trong địa danh vốn có nguồn gốc từ mượn cũa Mã Lai như: cù lao (pulaw), tràm (kram), gò (gun), v.vv

3 Về ngôn ngữ cấu tạo địa danh Tiền Giang

3.1 Địa danh thuần Việt

Địa danh thuần Việt ở Tiền Giang thường là các địa danh chỉ địa hình, địa danh chỉ vùng, địa danh chỉ công trình xây dựng và một số ít địa danh hành chính

a/ Địa danh chỉ địa hình

Địa danh mang tên người (gồm có địa danh mang yếu tố “Ông”, yếu tố “Bà”, yếu tố “Thị” Tất cả yếu tố “Ông”, “Bà” và “Thị” đều đứng trước, không có địa danh nào có yếu tố “Ông” và “Bà” và “Thị” đứng sau Tên của những người đã có công khai

phá vùng đất hoặc là chủ sở hữu: rạch Bà Lắm, giồng Ông Huê, rạch Thị Nguyệt); Địa

Trang 3

danh chỉ đặc điểm địa hình (gồm các địa hình gắn với vùng sông nước: cồn Tròn, cù lao Dài, rạch Quẹo) Địa danh gắn với công trình xây dựng (thường là bến, cầu, kênh, mương, chợ, cầu, cống, công viên, đường, lộ: rạch Chùa, bến Chùa, cầu Rạch Miễu, công viên Giếng Nước)

b/ Địa danh chỉ công trình xây dựng

Địa danh gắn với công trình xây dựng: thường là bến, cầu, kinh, mương, đình,

miễu, chùa, đồn (rạch Bến Chùa, rạch Đình, rạch Miễu) Địa danh chỉ chợ: các địa danh chợ còn bảo lưu nhiều địa danh với các yếu tố “bến”, “cái”, “giồng” (chợ Bến Vựa, chợ Nổi Cái Bè, chợ Giồng Dứa) Địa danh chỉ kênh: gắn nhiều với các chức vụ, tên người và giới tính (kênh Cả Gáo, kênh Bà Ngọt, kênh Ông Mười) Địa danh chỉ cầu: gắn nhiều với các chức vụ, tên người và giới tính (cầu Hương Lễ, cầu Bà Hiền, cầu Ông An) Địa danh chỉ cống: gắn liền với tên người và giới tính (cống Bà Láng, cống Bà Tài, cống Ông Lữ)

Ngoài các địa danh mang tên người, chỉ đặc điểm địa hình, gắn với công trình xây dựng, còn lại đa số là các địa danh mang tên động vật và thực vật, sản vật của địa phương Địa danh mang tên động vật: có mặt từ chim cho đến bò sát, thú ăn thịt, gia súc, nhưng nhiều nhất vẫn là động vật sống dưới nước (bàu Sấu, láng Chim, rạch Cá Chốt, rạch Kiến, rạch Hươu, bãi Nghiêu, chợ Cá Chốt) Địa danh mang tên thực vật: khá phong phú với các loại cây trồng và cây mọc hoang (giồng Dứa, gò Bầu, rạch Bằng Lăng, đìa Sậy, chợ Gò Dừa) Địa danh mang tên sản vật địa phương: các sản vật trước đây thường có nhiều ở địa phương (rạch Cau, ao Dâu, giồng Dâu, rạch Mật, chợ Gạo)

c/ Địa danh hành chính

Đa số các địa danh hành chính Việt Nam đều là từ Hán Việt Bên cạnh, vẫn có một số địa danh hành chính là thuần Việt như: ấp Cá; ấp Lò Gạch 1, 2; ấp Kênh Dưới; ấp Đèn Đỏ; ấp Kênh Trên, ấp Bà Lẫy 1, 2; ấp Mới, huyện Chợ Gạo,

d/ Địa danh chỉ vùng

Với hàng loạt các khu, xóm, xứ, miệt, vùng như: xóm Dầu (Mỹ Tho), xóm Thủ

(Gò Công Đông), miệt Cái Bè, vùng Gò Công, khu Chợ Cũ (Mỹ Tho) Trong đó có nhiều địa danh có yếu tố chỉ đối tượng “giồng”: xóm Giồng Sơn Qui, xóm Giồng Bà Lẫy, xóm Giồng Lão Trực, xóm Giồng Ông Huê, xóm Giồng Tháp, xóm Giồng Keo

“Bởi giồng xuất hiện nhiều nhất ở các vùng ven biển như Duyên Hải, Bến Tre, Gò Công.” [8,55] Điều này phản ánh khá rõ nét đặc trưng của địa hình một tỉnh ven biển như Tiền Giang

3.2 Địa danh Hán Việt

Địa danh Hán Việt ở Tiền Giang, chủ yếu là địa danh hành chính thường dùng các mỹ từ mang ý nghĩa tốt đẹp, chiếm số lượng khá lớn Một số từ thường gặp như: Tân là mới(cù lao Tân Long, xã Tân Mỹ Chánh, huyện Tân Phú Đông); An là êm đềm (ấp An Thiện, xã An Hữu, xã An Thạnh Thủy); Hậu là tốt (xã Hậu Mỹ Bắc, xã Hậu

Mỹ Trinh, xã Hậu Mỹ Phú); Bình là yên ổn (làng Bình Trưng, ấp Bình Hòa, xã Bình Đức); Long là đầy đặn, phồn thịnh (ấp Long Hòa, xã Long Hưng, xã Long Định); Phú

là giàu (ấp Phú Xuân, xã Phú Kiết, xã Phú Phong); Mỹ là đẹp đẽ (xã Mỹ Trung, xã Mỹ Lợi, xã Mỹ Đức Đông); Phước là điều hay, điều tốt (xã Phước Hiệp, thị trấn Mỹ Phước); Vĩnh là lâu dài (thôn Vĩnh Phước, xã Vĩnh Hựu, Vĩnh Lợi, Vĩnh Kim); Thạnh

là phát đạt (ấp Thạnh Phú, ấp Thạnh Thới, xã Thạnh Phú)

Một số yếu tố Hán Việt đặt ở cuối địa danh có mục đích phân biệt phương hướng: Thượng - Trung - Hạ, Đông - Tây - Nam - Bắc, số đếm (ấp Trung, xã Mỹ Phước Tây, Bình Phục Nhất, Tân Hòa Đông, Gò Công Tây, gò Công Đông Đông, thôn

Trang 4

Tân Đức Tây) Nhưng có những trường hợp đặt tên không theo từng cặp địa danh đối xứng mà có thể ở dạng “thiếu” (ấp Tân Trung, ấp Tân Trang, ấp Đông A, ấp Đông B,

ấp Ngươn A, ấp Tây B (Đông Hòa – Châu Thành); ấp Bình Thọ Trung, ấp Bình Thọ Đông, ấp Bình Thọ Thượng, ấp Bình Ninh, Bình Hưng, ấp Tân Thạnh (xã Bình Phan- Chợ Gạo) Hoặc kết hợp với yếu tố thuần Việt: Sau - Trước, số đếm (ấp Đông A, ấp Đông B, Đăng Phong Dưới, Đăng Phong Trên, Bình Khương 1, Bình Khương 2, Bình Thọ 1, Bình Thọ 2)

Địa danh hành chính đặt theo những tính cách tốt của con người: ấp Hội Nhơn (Nhân), ấp Hội Nghĩa, ấp Hội Lễ, ấp Hội Trí, ấp Hội Tín (xã Hội Xuân - CL) hay ấp Lương Nhơn (Nhân), ấp Lương Ngãi (Nghĩa), ấp Lương Lễ, ấp Lương Trí, ấp Lương Tín (Mỹ Lương –Cái Bè) Sau khi Miền Nam giành độc lập, địa danh hành chính một

số ấp đặt theo cụm từ “Hòa - Bình - Thống - Nhất” Ví dụ như: ấp Hòa, ấp Bình, ấp Thống, ấp Nhất (Hòa Hưng- Cái Bè)

Có hiện tượng một số địa danh thuần Việt lại được dịch nghĩa ra trong các văn bản Hán như trong Gia Định thành Thông chí, Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ, hay Đại Nam nhất Thống chí: hải khẩu (cửa Tiểu - Tiểu Hải Môn, cửa Đại - Đại Hải Môn; sông (sông Lớn - Mỹ Tho Giang, sông Vũng Gù - Hưng Hòa Giang, sông Trâu Trắng - Bạch Ngưu Giang, sông Cái Bè - An Bình Giang); rạch (rạch Xoài Mút – Tị Thập Giang, rạch Cái Thia – Thi Giang, rạch Trà Hôn (Cà Hôn) – Kì Hôn Giang, rạch Bát Chiên – Bát Chiên Giang; cù lao (cù lao Ba Lăng- Ba Lăng Châu, cù lao Quạ - Ô Châu, cù lao Long Ẩn - Long Ẩn Châu, cù lao Cái Thia – Thi Hàn Châu, cù lao Trà Luộc – Kiến Lợi Châu, cù lao Bãi Đám – Phú An Châu, cù lao Họ - Thới Sơn Châu,

cù lao Rồng – Long Châu; kênh (kênh Bà Bèo – Đăng Giang, kênh Vũng Gù – Bảo Định Hà) Nhưng các địa danh thuần Việt lại thường xuyên được nhân dân sử dụng Vì thế, nó có sức sống trong đời sống thực tế, còn các địa danh Hán - Việt chỉ tồn tại trong các văn bản nhà nước

Những địa danh hành chính của một xã thường lập lại một chữ trong địa danh các ấp: Như chữ “Bình” trong xã Bình Phục Nhứt (Chợ Gạo) được đặt tên cho các ấp kèm theo: Bình Khương 1, Bình Khương 2, Bình Ninh, Bình Phú, Bình Quới, Bình Thọ 1, Bình Thọ 2 Tương tự, xã Hiệp Đức (Cai Lậy), chữ “Hiệp” được đặt tên kèm theo cho các ấp: Hiệp Phú, Hiệp Quới, Hiệp Nhơn, Hiệp Ngãi, Hiệp Ninh, Hiệp Hưng, Hiệp Thạnh Hay xã Vĩnh Kim (Châu Thành) chữ “Vĩnh” cũng được đặt tên kèm theo cho các ấp: Vĩnh Thới, Vĩnh Bình, Vĩnh Quý, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thạnh Tóm lại, đây là những cách đặt địa danh hành chính phổ biến ở Nam Bộ

3.3 Địa danh từ các ngôn ngữ khác

Trong quá trình cộng tác, sinh sống với người Hoa, người Khmer, người Pháp, Nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tiếp thụ một số địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ của các dân tộc này Địa danh gốc Khrmer: Soài Rạp (Păm Prêk Crôy Phkăm), Mỹ Tho(Mésar) Địa dang gốc Pháp: đường Yersin; kênh Salisetti, thành Săn- Đá (thành + Soldat) Ngoài ra, còn một số yếu tố trong địa danh vốn có nguồn gốc từ mượn cũa Mã Lai như: cù lao (pulaw), tràm (kram), gò (gun), v.v…

3.4 Địa danh bằng số

Theo Địa Chí Tiền Giang (2005), chúng tôi thống kê: trong số 169 địa danh xã, phường và 869 ấp ở Tiền Giang thì có 15 địa danh phường bằng số, chiếm 9,74%; 280 địa danh ấp bằng số, chiếm 32,2% và 20 địa danh bằng chữ và số, chiếm 2,3%, chủ yếu là các địa danh hành chính (tổ, khu phố, ấp như: ấp Hoà 2, ấp An Bình 1, ấp 6B,

Bà Lẫy 1,2) và địa danh chỉ các công trình xây dựng (đường, cầu, cống, ) chiếm tỷ lệ khá cao Đây cũng là đặc điểm chung của các địa danh hành chính ở Tiền Giang nói

Trang 5

riêng và Nam Bộ nói chung Các địa danh này chỉ xuất hiện khi Pháp thiết lập nền hành chính ở nước ta.” [6,5]

4 Về nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh tỉnh Tiền Giang

Phần lớn địa danh ở tỉnh Tiền Giang đều có nguồn gốc và ý nghĩa khá rõ ràng Bởi vì, lịch sử của vùng Đất Nam Bộ nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng không dài (330 năm) nên phần lớn các biến cố và các sự kiện đều được chúng ta biết tới Đó là đều kiện để chúng ta dễ dàng tìm hiểu về nguồn gốc của những địa danh tỉnh Tiền Giang Mặt khác, phần lớn ngôn ngữ cấu thành địa danh của tỉnh Tiền Giang là những

từ ngữ rất gần với tiếng Việt hiện đại Chúng ta sẽ dễ dàng tìm hiểu về từ nguyên của nó

Đa số địa danh Tiền Giang đều có nguồn gốc dân gian và phản ánh đậm nét hiện thực Vì phần lớn là những địa danh chỉ các địa hình (sông, rạch, gò, giồng), địa danh chỉ công trình xây dựng và địa danh chỉ các vùng, phần lớn đều là từ thuần Việt

Đó là giá trị to lớn của địa danh tỉnh Tiền Giang, đã giúp cho ta biết khá nhiều về tỉnh Tiền Giang trên các mặt: ngôn ngữ, lịch sử, khảo cổ, địa lý, kinh tế, kiến trúc và dân tộc

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số địa danh thuần Việt mang tên người, cây

cỏ, cầm thú, tên các địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng khá lớn Đa số các tên địa danh này khá quen thuộc với chúng ta (cầu Hùng Vương, bàu Sấu, rạch Bằng Lăng, cầu Dừa, chợ Gạo) Một số địa danh Hán Việt chủ yếu là địa danh chỉ tên các đơn vị hành chính là những từ thông dụng và có ý nghĩa tốt đẹp như: Tân, An, Bình, Long, Mỹ, Vĩnh, Thạnh, Hậu (ấp Bình Phú, phường Tân Long, xã Long Tiên, huyện Tân Phú Đông) Còn các địa danh của một số ngôn ngữ khác như: Khmer, Pháp, Mã Lai có mặt ngữ âm rất khác lạ so với tiếng Việt Vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận biết: Soi Rạp, Ba Rài, Tha La, Yersin, Bót, Săn- đá, Salisetti, Champeaux, Arroyo de la Poste, v.v

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít địa danh vẫn còn gây tranh luận về nguồn gốc và

ý nghĩa Nguyên nhân chủ yếu: một số địa danh là những từ cổ, từ địa phương ít phổ biến nên làm cho các địa danh trở nên khó hiểu Ví dụ, từ “hóc” trong rạch Hóc Đùn, chữ “thủ” trong rạch Thủ Ngữ hay Bát Cạy (bát: quẹo phải, cạy: quẹo trái là phương ngữ dùng trong lĩnh vực giao thông đường thủy), v.v Vì vậy, chúng ta phải cẩn trọng tìm cho được từ “nguyên” và nghĩa ban đầu của chúng

Ở Tiền Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung, sự phát âm lẫn lộn giữa các âm đầu và dấu thanh khá lớn Vì vậy, khi nói và viết, nhiều địa danh đã bị sai lạc nên dẫn đến khó hiểu, khó xác định nghĩa của chúng như: Bàu Bèo thành Bà Bèo, Chân Chim thành Chim Chim, Hóc Đùn thành Hóc Đùng, Xoài Hột thành Sài Hột, gò Lữ thành gò Lũy, Trà Luộc thành Trà Lược Mặt khác, trong các sách báo, bản đồ, do Pháp để lại, nhiều địa danh bị ghi chép, in

ấn sai lệch khiến chúng ta khó xác định ý nghĩa của chúng như: Kỳ Hôn thành Cà Hôn, Hóc Đùn thành Hóc Đùng hay Hóc Động, v.v

Một số từ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác (Khmer, Pháp, Mã Lai) đã bị Việt hóa hoàn toàn, khiến chúng ta khó xác định nguồn gốc và ý nghĩa của chúng như: rạch do prêk, vàm do piam, bót do post, xáng do chaland, cù lao do pulaw, tràm do kram, gò do gun, Cái

Cối là Srok prék thbal, Soi Rạp là Păm Prêk Crôy Phkăm, v.v

Bằng sự nỗ lực hết mình, đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã giải thích được

nguồn gốc và ý nghĩa của 100 địa danh (bao gồm: 96 địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa rõ ràng và 4 địa danh còn tranh luận về nguồn gốc) Với 100 địa danh trải đều trong 4 loại địa danh đã khảo sát, chúng tôi đã thống kê và nhận thấy: địa danh chỉ địa hình gồm có 43 địa danh (sông Tiền, rạch Ba Rài, vàm Bánh Tét, ), chiếm tỷ lệ lớn nhất 43%; địa danh chỉ công trình xây dựng gồm có 41 địa danh (chợ Giữa Vĩnh Kim,

Trang 6

cầu Rạch Miễu, cống Xuân Hòa, ), chiếm tỷ lệ 41%; địa danh hành chính gồm có 12 địa danh (Cái Bè, Châu Thành, Mỹ Tho, Cai Lậy, Tân Phước, ), chiếm tỷ lệ 12% và tỷ lệ thấp nhất 4% là của 04 địa danh chỉ vùng (khu Lăng Hoàng Gia, xóm Trại Cá,

xóm Thủ, Đồng Tháp Mười)

Các loại địa

danh Địa danh chỉ địa hình công trình xây Địa danh chỉ

dựng

Địa danh hành chính Địa danh chỉ vùng

Tóm lại, địa danh Tiền Giang rất phong phú và đa đạng Đa số địa danh Tiền Giang đều có nguồn gốc dân gian và phản ánh đậm nét hiện thực Phần lớn địa danh ở tỉnh Tiền Giang đều có nguồn gốc và ý nghĩa khá rõ ràng Tuy nhiên, vẫn còn một số ít địa danh vẫn còn gây tranh luận về nguồn gốc và ý nghĩa

Vấn đề nghiên cứu địa danh ở tỉnh Tiền Giang có nhiều ý nghĩa to lớn về mặt lý luận khoa học lẫn thực tiễn Chúng tôi hi vọng với kết quả nghiên cứu này, sẽ là một bước chuẩn bị tích cực cho việc xây dựng cuốn “Từ điển địa danh tỉnh Tiền Giang” trong tương lai Đồng thời, chúng ta có thể thiết kế một Website về “Đất và người Tiền Giang” để giới thiệu và giảng dạy môn địa lý, lịch sử, văn học địa phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Việt Cúc, Gò Công cảnh cũ người xưa, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

2 Trần Hoàng Diệu – Nguyễn Quang Ân (chủ biên), Địa chí Tiền Giang (tập 1 và 2), Tỉnh

Ủy, Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang, Trung tâm Thông tin tư liệu UNESCO, 2005

3 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành Thông chí, Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh

dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Giáo Dục, 1998

4 Grimald, Monographie de la Province Gocong, 1936.

5 Grimald, Monographie de la Province Mytho, 1902.

6 Lê Trung Hoa, Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh thành phố Hồ Chí Minh), NXB Khoa học xã hội, 2003.

7 Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện cổ tích và giả thuyết, NXB Khoa học Xã hội, 2004.

8 Huỳnh Minh, Gò Công xưa, NXB Thanh Niên, 2001.

9 Huỳnh Minh, Định Tường xưa, NXB Thanh Niên, 2001

10 Nguyễn Phúc Ngiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX, NXB Trẻ, 2003

* Địa chỉ liên lạc: (VÕ VĂN SƠN – Lớp Đại học Sư phạm Ngữ Văn – Khóa

06 – Trường Đại học Tiền Giang – số 119- Ấp Bắc - Phường 4 – TP Mỹ Tho – Tiền Giang; Email: vinhson304@gmail.com; Số điện thoại: 0938 940 588)

Ngày đăng: 04/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w