Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương giáo trình đại học (Trang 25 - 27)

Hình tượng nghệ thuật là gì? Đến nay nhiều người thường coi hình tượng nghệ thuật là những hình ảnh, những bức tranh về đời sống và con người, có ý nghĩa thẩm mỹ, do người nghệ sĩ sáng tạo nên. Quan niệm này mới chỉ bao quát các tác phẩm nghệ thuật nghiêng về tạo hình. Còn các hình tượng nghệ thuật nghiêng về biểu hiện như thơ trữ tình, âm nhạc thì sao? Điều khó khăn nhất là phải tìm ra những qui luật chung của hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp với cả hai loại tạo hình

loại hình tượng nghệ thuật vừa nói.

Sự thống nhất sinh động giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan trong hình tượng.

Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ. Nhưng người nghệ sĩ không tạo ra hình tượng bằng cách rút ruột mình như loài nhện. Nghệ sĩ như loài ong kia, bay đi muôn phương tìm nhụy hoa, về hòa với máu của mình để làm ra mật. Tác phẩm nghệ thuật đích thực như mật ong, không còn là nhụy của hoa, cũng không đơn thuần là máu của ong. Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hai mặt chủ quan và khách quan do vậy thống nhất hữu cơ trong hình tượng. Mặt chủ quan là ấn tượng, thái độ, quan niệm, lẽ sống của nguời nghệ sĩ. Mặt khách quan là tính chất, sắc thái, hiện trạng của các hiện tượng ngoài đời sống. Dễ thấy mặt khách quan trong hình tượng tạo hình. Mặt khách quan cũng có thể nhận ra trong loại hình tượng biểu hiện. Bởi vì, con người nghệ sĩ cũng là một bộ phận của thực tại. Tâm trạng của người nghệ sĩ đồng thời là một mảng của đời sống. Ấy là chưa nói không hề tồn tại tính biểu hiện thuần khiết.

Không nền sao dựng lầu thơ

Không thân thể cứ bâng quơ cái hồn

(Xuân Diệu)

Cần tránh phủ nhận tính khách quan của hình tượng. Do quan niệm “Cuộc sống chẳng qua chỉ là toàn bộ nguyên lý sống của con người”,

là sự “tổ chức của nghị lực” con người. Ông đã sa vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong mỹ học. Cũng không được phủ nhận mặt chủ quan của hình tượng. Không thể có những trường hợp bức ảnh truyền thần hoặc pho tượng rập khuôn lại có thể đẹp hơn những bức tranh hội họa, những pho tượng điêu khắc. Quan điểm mỹ học duy vật tầm thường như thế xa lạ với chúng ta. Biêlinxki viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó mô tả cuộc sống chỉ để mô tả, mà không có sự thôi thúc chủ quan nào đó có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời

đại”. Tính lý tưởng bao giờ cũng hòa quyện với tính hiện thực trong hình tượng nghệ thuật. Anh nghe cái mặn của đời đang độ kết tinh

Nó chưa thành hình anh cho nó hình Chưa thành hạt anh làm nên hạt Rồi trả tận tay người cùng với máu anh

(Chế Lan Viên)

Đó là đặc điểm chung của lao động nghệ thuật chân chính xưa nay.

Sự thống nhất sinh động giữa mặt khái quát và mặt cụ thể trong hình tượng.

Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng có tính phổ biến đối với muôn loài. “Qui luật là hiện tượng có tính bản chất”

ngựa”. Không có ngựa chung chung mà phải là ngựa trắng, ngựa ô, ngựa hồng, ngựa tía… nghĩa là những con ngựa cụ thể.

thành những phạm trù, khái niệm có ý nghĩa độc lập, tách biệt khỏi những hiện tượng vốn là điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu. Nghệ thuật thì khác. Cái chung, cái khái quát muốn được thể hiện phải qua cái riêng, cái cá biệt; mặt bản chất muốn được bộc lộ phải qua các hiện tượng cụ thể muôn màu muôn vẻ ngoài đời. Nói nghệ thuật biểu hiện đời sống bằng chính hình thái của bản thân đời sống là như vậy. Đối với loại hình tượng biểu hiện, cảm nghĩ riêng của nhân vật hoặc cái tôi trữ tình phải ít nhiều trở thành tiếng nói chung của tầng lớp mình đại diện và thời đại mình đang sống. Nghệ thuật chân chính mang tính xã hội, không thể là tiếng nói cá nhân đơn độc. Chính mặt khái quát của hình tượng tạo nên ý nghĩa rộng rãi, sức sống bền lâu của tác phẩm nghệ thuật. Trong khi, nhờ mặt cụ thể, hình tượng nghệ thuật mới có da thịt, nhân vật mới có thể “đi lại” “nói năng” như mọi thực thể sống ngoài đời.

Muốn xây dựng được các hình tượng nghệ thuật vừa giàu sự sống vừa giàu sức sống, người nghệ sĩ phải tuân thủ theo những yêu cầu của điển hình hóa. Điển hình hóa nghệ thuật là sự kết hợp giữa phương pháp khái quát hoá và phương pháp cá thể hóa, nhằm tạo ra cái riêng và cái chung của một hình tượng thành công. Vậy là, theo ý nghĩa rộng nhất, điển hình hóa là quy luật chung của mọi hoạt động sáng tạo nghệ thuật đích chực.

Sự thống nhất sinh động giữa lý trí và cảm xúc trong hình tượng nghệ thuật.

Tiếp nhận nghệ thuật, công chúng không thể dửng dưng. Người ta có thể khóc, cười hồn nhiên như con trẻ. Song rất khác với những giọt nước mắt vui sướng hay đau xót của trẻ thơ, cùng với sự rung động của con tim, trí óc của công chúng nghệ thuật còn được thức tỉnh. Đọc Truyện Kiều chẳng hạn. Nhận thức của người đọc về thân phận của nàng Kiều tăng thêm:

Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

(Tố Hữu)

Và khi nhận thức càng tăng thì cảm xúc càng sâu cùng với nhịp đập dồn dập của trái tim nhà thơ:

Tố như ơi lệ chảy quanh thân Kiều

(Tố Hữu)

Người nghệ sĩ đã bằng lý trí tỉnh táo và tình cảm nồng cháy để tạo nên hình tượng nghệ thuật. Cảm hứng sáng tạo chân chính vì vậy được coi là sự “thăng hoa” của lý trí và cảm xúc. Thiếu tư tưởng, hình tượng sẽ trống rỗng và hời hợt. Thiếu cảm xúc, hình tượng sẽ khô cứng và cằn cỗi. Đúng hơn, trong sáng tạo nghệ thuật, nhận thức phải được chuyển hóa thành tình cảm, thành niềm tin. Bởi vậy, sức tác động của nghệ thuật mới mãnh liệt và bền lâu. Phạm Văn Đồng nói: “Công tác văn học nghệ thuật là một loại công tác tư tưởng có khả năng đi sâu vào ý

nghĩ, tình cảm của con người và có giá trị lâu dài, bền bỉ”. Tính ước lệ của hình tượng nghệ thuật

Trong khi nhấn mạnh tới mối quan hệ máu thịt giữa nhận thức và hiện thực, Lenin còn yêu cầu không được phép lẫn lộn giữa

sống. Ấy là bởi nghệ thuật không sao chép mà biểu hiện tự nhiên. Chân lý nghệ thuật gắn bó với chân lý đời sống, nhưng không đồng nhất với chân lý đời sống. Phần sáng tạo của người nghệ sĩ là rõ rệt và hiển nhiên. Nghệ thuật không phải là sự thật đời sống. Giữa người sáng tạo và người tiếp nhận “thỏa thuận” ngầm với nhau về tính “không thật” và tính ước lệ của hình tuợng. Vậy nên, trong ca kịch, diễn viên chỉ hát mà không nói, và nếu như có nói thì cũng nói như hát; trong vũ đạo, diễn viên chỉ có múa, nghĩa là cử chỉ, động tác đều được cách điệu hóa không tự nhiên như trong đời thường; trong hội họa, người nghệ sĩ vẽ tranh trên giấy hoặc trên vải; còn trong điêu khắc thì người sáng tạo cho phép mình dùng gỗ, kim loại hoặc bằng thạch cao tạc nên tượng người cùng muôn vật… Điện ảnh tưởng không ước lệ vì đó là những cảnh thật, người thật kế tiếp nhau hiện ra trên màn ảnh, nhưng suy cho cùng vẫn rất ước lệ. Trật tự không gian và thời gian luôn bị rút ngắn và khuôn gọn lại theo ý đồ của đạo diễn. Rồi viễn cảnh, trung cảnh, cận cảnh… đâu có hoàn toàn như ngoài đời. Nhưng có lẽ không có loại nghệ thuật nào mang đậm tính ước lệ như thi ca. Nhà thơ được phép viết như sau về cảnh Đà Lạt:

Ở nơi này tất cả hóa thành thơ

(Hoài Anh)

Mọi sự vặn vẹo về ý nghĩa thực của câu thơ sẽ trở nên hết sức ngô nghê dưới cái nhìn của người am hiểu. Nghệ thuật xây dựng những nguyên tắc của chính mình. Muốn cảm hiểu đúng đắn tác phẩm, công chúng phải chấp nhận những nguyên tắc đó.

Một phần của tài liệu Mỹ học đại cương giáo trình đại học (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w