Sáng tạo được các hình tượng nghệ thuật thành công luôn là mong ước da diết của các nghệ sĩ xưa nay. Thế giới hình tượng đi liền với tên tuổi và khẳng định tài năng của người nghệ sĩ. Nhớ tới Lêvitan, Trần Văn Cẩn, Tônxtôi, Anh Đức… là nhớ tới mùa thu vàng ở nước Nga, thiếu nữ dịu dành bên bông huệ, Natasa – tâm hồn Nga, Chị Sứ và Hòn Đất…
Để tạo ra những hình tượng nghệ thuật dồi dào ý nghĩa và sức sống, người nghệ sĩ phải giàu khả năng hư cấu nghệ thuật gọi là cảm hứng nghệ thuật.
Công đầu trong việc khám phá ra vai trò của cảm hứng trong lao động nghệ thuật thuộc về Đêmôkrits, “bộ óc bách khoa cổ Hy Lạp đầu tiên”
ai trở thành nhà thơ giỏi nếu không có ngọn lửa nào đó, một thứ bệnh điên nào đó” (thời ấy, sáng tạo thi ca tiêu biểu cho nghệ thuật nói chung). Do vậy, ông dứt khoát loại bỏ những
kẻ “chỉ biết suy nghĩ một cách phải chăng” ra khỏi vương quốc của nghệ thuật. Hầu như không có người nghệ sĩ nào không tranh thủ chớp lấy cơ hội ngàn vàng ấy cho sáng tác. Hiệu quả và chất lượng sáng tạo tùy thuộc phần nhiều vào cảm hứng. Một tài năng lớn như nhà văn Nguyễn Tuân khi “đầu ngòi bút không thấy động gió”
ngang ngòi bút mình đi, cứ lặng lờ khước từ bất cứ ý định câu cú nào định ươm ướm thả xuống”. Không riêng gì văn chương, lao động nghệ thuật nói chung đều vậy. Cố nhiên, để
có “những phút giây huyền diệu”, người nghệ sĩ không thể bị động trông chờ. Cảm hứng nghệ thuật sẽ không bất thần xuất hiện nếu ta
Cảm hứng sáng tạo giúp năng lực hư cấu của người nghệ sĩ vận hành. Hư cấu nghệ thuật là quá trình nhào nặn chất liệu để thực hiện tốt nhất ý đồ nghệ thuật đang được ấp ủ. Đó là sự tập hợp, lựa chọn, sắp xếp tài liệu đời sống. Đó còn là sự cảm xúc hóa tài liệu bên ngoài. Không thể tạo nên hình tượng nghệ thuật sống động nếu
vai trò đặc biệt của trí tưởng tượng phong phú cùng vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của người nghệ sĩ. “Trí tưởng tượng là cái khuấy động ban đầu của nghệ thuật, là mặt trời vĩnh cữu và
thần tượng” của nghệ thuật (Pautôpxki). Trí tưởng tượng cho người nghệ sĩ những gì mà thực tại không thể cho hoặc chưa kịp cho. Trí tưởng tượng lấp đầy khoảng trống cho hiểu biết và
tư duy của nhà sáng tạo. Tuy nhiên, năng lực tưởng tượng lại tỷ lệ thuận với vốn sống, vốn hiểu biết của con người. Càng sống nhiều, sống tỉnh táo và say mê, sống có ý thức và trách nhiệm, người nghệ sĩ càng có điều kiện tung hoành trong đôi cánh diệu kỳ của tưởng tượng. Có thể nói, nếu hư cấu nghệ thuật là hành động tất yếu của người nghệ sĩ trong xây dựng hình tượng thì khả năng hư cấu nghệ thuật còn phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của tài năng trong đó nổi bật là trí tưởng tượng nhạy bén và vốn sống dồi dào.
Chương II