Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
105,5 KB
Nội dung
_________________________________________ ______________________________ ___________________________________ ___________________________________ TUẦN 23 Thứ 2 ngày 25 tháng 2năm 2008. TOÁN SỐ BỊ CHIA- SỐ CHIA- THƯƠNG . I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh : •-Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia. •-Củng cố cách tìm kết quả của phép chia. 2. Kĩ năng : Làm tính đúng, chính xác. 3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : - Các thẻ từ ghi sẵn : Số bị chia- Số chia- Thương. - Sách, vở BT, bảng con, bộ đồ dùng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : -Điền dấu thích hợp vào chỗ trống . 2 x 3 2 x 5 8 : 2 2 x 2 20 : 2 6 x 2 2. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Giới thiệu Số bị chia- Số chia- Thương. -Viết bảng : 6 : 2 -6 : 2 = ? -Giới thiệu : Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là Thương (vừa giảng vừa gắn thẻ từ). o 6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? o 2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? o 3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? -Số bị chia là số như thế nào trong phép chia ? -Số chia là số như thế nào trong phép chia ? -Thương là gì ? -Bảng con, 3 em lên bảng. 2 x 3 2 x 5 8 : 2 2 x 2 20 : 2 6 x 2 -Số bị chia- Số chia- Thương. -6 chia 2 bằng 3. -Theo dõi. o 6 gọi là số bị chia. o 2 gọi là số chia. o 3 gọi là thương. -Là một trong hai thành phần của phép chia (hay là số được chia thành hai phần bằng nhau) -Là thành phần thứ hai trong phép chia (hay là số các phần bằng nhau được chia ra từ số bị chia) -Thương là kết quả trong phép chia hay 6 : 2 = 3, 3 là thươ ng trong phép chia 6 : 2 = 3 nên 6 : 2 cũng là thương của phép chia này. -Hãy nêu thương của phép chia 6 : 2 = 3 ? -Yêu cầu học sinh nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia của một số phép chia. -Nhận xét. -Cho HS chơi trò chơi . Hoạt động 2 : Thực hành . Bài 1 : Gọi 1 em nêu yêu cầu ? -Viết bảng : 8 : 2 và hỏi 8 : 2 = ? -Hãy nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính chia trên ? -Vậy ta phải viết các số của phép chia này vào bảng ra sao ? -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Bài 2 yêu cầu làm gì ? -Nhận xét. Bài 3 : Gọi 1 em nêu đề bài . -Bảng phụ : Ghi bài 3. -Dựa vào phép nhân hãy suy nghĩ và lập phép chia -Nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép chia 8 : 2 = 4 ? -Nhận xét. 3. Củng cố : -Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia 20 : 2 = 10. Giáo dục -Nhận xét tiết học. - Dặn dò- Học bài. cũng chính là giá trị của một phần. -1 em nhắc lại. -Thương là 3, Thương là 6 : 2. -Trao đổi theo cặp (tự nêu phép chia và nêu tên gọi). -Trò chơi “Banh lăn”. -Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống. 8 chia 2 được 4. 8 : 2 = 4 ↓ ↓ ↓ Số bị chia Số chia Thương Thương -8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương. -2 em làm trên bảng. Lớp làm vở BT. -Nhận xét. -Tính nhẩm . -2 em lên bảng làm, mỗi em làm 4 phép tính . Nhận xét. -Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống. -Học sinh đọc phép nhân : 2 x 4 = 8. -Phép chia 8 : 2 = 4, 8 : 4 = 2. -Đồng thanh 2 phép chia vừa lập. -8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương. - 1 em lên bảng điền tên gọi các thành phần và kết quả. Nhận xét. -Lớp làm vở bài tập. -1 em nêu : Số bị chia- số chia- thương. -Học thuộc bảng chia 2. Thứ 3 ngày 26 tháng 2năm 2008. TOÁN BẢNG CHIA 3 . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : - Lập bảng chia 3. - Thực hành chia 3. 2. Kĩ năng : Rèn thuộc bảng chia 3, tính chia nhanh, đúng chính xác. 3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : - Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Ghi bảng bài 1-2. - Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : -Gọi 3 em lên bảng làm bài . -Tính kết quả : 8 : 2 = 12 : 2 = 16 : 2 = -Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia. -Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Giới thiệu phép chia 3. A/ Phép nhân 3 : -Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. -Nêu bài toán : Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ? -Em hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn trong 4 tấm bìa ? -Nêu bài toán : 4 tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy tấm bìa ? -Em hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa ? -Giáo viên viết : 12 : 3 = 4 và yêu cầu HS đọc. -Tiến hành tương tự với vài phép tính khác. -Nhận xét : Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 như thế nào ? B/ Lập bảng chia 3. -Giáo viên cho HS lập bảng chia 3. -Điểm chung của các phép tính trong bảng chia 3 là gì ? -Em có nhận xét gì về kết quả của phép chia 3 ? Đây chính là dãy số đếm thêm 3 từ 3 đến 30. -3 em làm bài trên bảng. Lớp làm nháp. -3 em khác nêu tên gọi. -Phép chia. -Quan sát, phân tích. -Bốn tấm bìa có 12 chấm tròn. -Học sinh nêu : 3 x 4 = 12. -HS nêu 12 : 3 = 4 -HS đọc “12 chia 3 bằng 4” -HS thực hiện. - Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4 -Hình thành lập bảng chia 3. -Nhìn bảng đồng thanh bảng chia 3. -Có dạng một số chia cho 3. -Kết quả là 1.2.3.4.5.6.7.8.9.10 -Số bắt đầu được lấy để chia cho 3 là 3.6.9 và kết thúc là 30. -Tự HTL bảng chia 3. -Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng chia 3. -Nhận xét. -Trò chơi . Hoạt động 2 : Luyện tập- thực hành . Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài Bài 2 : -Gọi 1 em nêu yêu cầu . Có tất cả bao nhiêu học sinh ? -24 học sinh chia đều thành mấy tổ ? -Muốn biết mỗi tổ có mấy bạn học sinh ta làm như thế nào ? -Nhận xét, cho điểm. Bài 3 : Yêu cầu gì ? PP hỏi đáp : Các số cần điền là những số như thế nào -Vì sao em biết ? -Nhận xét, chấm điểm 3. Củng cố : Gọi vài em HTL bảng chia 3. -Nhận xét tiết học. - Dặn dò- Học bài. -HS thi đọc cá nhân. Tổ. -Đồng thanh. -Trò chơi “Diệt các con vật có hại” -Tự làm bài, đổi vở kiểm tra nhau. -1 em đọc đề. Đọc thầm, phân tích đề. -Có tất cả 24 học sinh. -Chia đều thành 3 tổ. -Thực hiện phép chia. -1 em lên bảng làm bài. Tóm tắt : 3 tổ : 24 học sinh 1 tổ : ? học sinh . Giải Mỗi tổ có số học sinh là : 24 : 3 = 8 (học sinh) Đáp số : 8 học sinh. -Nhận xét. -Điền số thích hợp vào bảng . -Là thương trong phép chia. -Vì bảng số có 3 dòng số bị chia- số chia- thương. -1 em lên bảng làm -HS làm vở. Đổi chéo vở kiểm tra. -3-4 em HTL bảng chia 3. -Học thuộc bảng chia3. Thứ 4 ngày 27 tháng 2năm 2008. TOÁN MỘT PHẦN BA . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : -Nhận biết một phần ba, biết viết và đọc 1 3 2.Kĩ năng : Làm tính chia đúng, nhanh, chính xác . 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : - Các tấm bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác. - Sách, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : Điền dấu . 9 : 3 6 : 2 15 : 3 2 x 2 2 x 5 30 : 3 -Nhận xét. 2.Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Giới thiệu “Một phần ba” -Giáo viên vẽ hình vuông. Cho học sinh quan sát hình vuông. -Giáo viên dùng kéo cắt hình vuông ra làm ba phần bằng nhau và giới thiệu “Có một hình vuông, chia làm ba phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần ba hình vuông” -Giáo viên hướng dẫn tương tự với hình tròn, hình tam giác? -Có một hình tròn, chia làm ba phần bằng nhau, lấy một phần, được một phần ba hình tròn. -Nhận xét. Để thể hiện một phẩn ba hình vuông, hình tròn, hình tam giác, người ta dùng số “Một phần ba”, viết 1 3 -Trò chơi. Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành. Bài 1: Gọi 1 em đọc đề. -Nhận xét. Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề. - Vì sao em biết hình a.b.c có một phần ba số ô được tô màu ? -Nhận xét, cho điểm. Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề. -Yêu cầu HS làm bài. -Vì sao em biết hình b đã khoanh một phần ba số con gà ? -Nhận xét. Tổ chức trò chơi nhận biết “Một phần ba” -Tuyên dương đội thắng cuộc. 3.Củng cố : Nhận xét tiết học. - Dặn dò. -3 em lên bảng .Lớp làm bảng con. 9 : 3 6 : 2 15 : 3 2 x 2 2 x 5 30 : 3 -Một phần ba. -Quan sát. -Có một hình vuông chia làm ba phần. -Lấy một phần được một phần ba hình vuông. -Có một hình tròn chia làm ba phần. -Lấy một phần được một phần ba hình tròn . -Có 1 hình tam giác chia làm 3 phần. -Lấy một phần được một phần ba hình tam giác. -Học sinh nhắc lại. -Trò chơi “Mưa rơi” -Đã tô màu 1 hình nào . 3 -Suy nghĩ tự làm bài. -Các hình đã tô màu 1 là hình : a.c.d 3 -Hình nào có 1 số ô vuông được tô màu . 3 -Các hình có một phần ba số ô vuông được tô màu là : a.b.c -Vì hình a có tất cả 3 ô vuông đã tô màu 1 ô. -Hình nào đã khoanh vào một phần ba số con gà ? -Suy nghĩ tự làm bài. -Vì hình b có 12 con gàchia làm 3 phần bằng nhau, thì mỗi phần sẽ có 4 con gà. Hình b có 4 con gà được khoanh. -Chia 2 đội tham gia trò chơi. -HTL bảng chia 3. Thứ 5 ngày 28 tháng 2 năm 2008. TOÁN LUYỆN TẬP. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : •- Học thuộc lòng bảng chia 3. -Áp dụng bảng chia 3 để giải các bài tập có liên quan. -Biết thực hiện phép tính chia với các số đo đại lượng đã học. 2.Kĩ năng : Rèn tính nhanh đúng. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : - Viết bảng bài 4-5. Vẽ trước một số hình hình học. - Sách toán, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : Trực quan : Vẽ trước một số hình hình học, yêu cầu HS nhận biết các hình xem đã được tô màu một phần mấy ? -Nhận xét,cho điểm. 2.Bài mới : Hoạt động 1 : Luyện tập. Bài 1 : yêu cầu HS tự làm bài. -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài. -Nhận xét. Bài 3 : Bài tập yêu cầu gì ? -Viết : 8 cm : 2 = -Hỏi đáp : 8 cm : 2 = ? cm -Em thực hiện như thế nào để được 4 cm ? -Yêu cầu học sinh làm tiếp các bài còn lại. -Chữa bài, cho điểm. Bài 4 : -Gọi 1 em đọc đề. -Có tất cả bao nhiêu kg gạo ? -Chia đều vào 3 túi nghĩa là chia như thế nào ? -Cả lớp quan sát, giơ tay phát biểu. -Luyện tập. -1 em lên bảng làm. Lớp làm vở. -2 em HTL bảng chia 3. -1 em nêu yêu cầu -4 em lên bảng làm, mỗi em làm một phép nhân,một phép chia theo đúng cặp. -Lớp làm vở BT. -Tính nhẩm . -Bằng 4 cm. -Lấy 8 chia 2 bằng 4, viết 4 sau đó viết tên đơn vị là cm. -2 em lên bảng làm bài. Lớp làm vở BT. -Một em đọc đề. Có 15 kg gạo, chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy kg gạo ? -Có 15 kg gạo. -Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi túi là 1 phần Tóm tắt : 3 túi : 15 kg gạo. 1 túi : ? kg gạo. Giải Số kg gạo trong một túi : -Nhận xét. Bài 5 : Gọi 1 em đọc đề. -Yêu cầu HS tóm tắt và giải. -Nhận xét cho điểm . 3.Củng cố Nhận xét tiết học Tuyên dương, nhắc nhở. - Dặn dò, HTL bảng chia. 15 : 3 = 5 (kg) Đáp số : 5 kg gạo. -1 em đọc : Có 27 lít dầu rót vào các can, mỗi can 3 lít. Hỏi rót được mấy can dầu ? Tóm tắt : 3 lít : 1 can 27 lít : ? can dầu Giải : Số can dầu có để đựng 27 lít : 27 : 3 = 9 (can) Đáp số : 9 can dầu. -Học thuộc bảng chia 3 Thứ 6 ngày 29 tháng 2 năm 2008 TOÁN TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : •-Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia. -Biết cách trình bày bài giải. 2.Kĩ năng : Tìm thừa số của phép nhân đúng, nhanh, chính xác. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : - Các tấm bìa mỗi tấm có 2 chấm tròn. - Sách, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : GV cho HS làm phiếu . -Một đàn kiến có 21 con. Hỏi 1/3 đàn kiến có mấy con ? -Nhận xét. 2.Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Tìm một thừa số của phép nhân. a/ Tìm một thừa số của phép nhân. -GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. -Nêu bài toán : Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? - Em hãy nêu phép tính giúp em tìm số chấm tròn trong cả 3 bìa ? -Học sinh tóm tắt và giải vào phiếu. Tóm tắt Giải 3 phần : 21 con 1/3 số con kiến có là : 1 phần : ? con 21 : 3 = 7 (con) Đáp số : 7 con kiến. -Tìm một thừa số của phép nhân. -Quan sát. -Suy nghĩ và trả lời : Có tất cả 6 chấm tròn. -Nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân ? -GV gắn thẻ từ : Thừa số- thừa số- Tích. 2 x 3 = 6 ↓ ↓ ↓ Thừa số Thừa số Tích -Dựa vào phép nhân trên hãy nêu phép chia tương ứng ? Để lập được phép chia 6 : 2 = 3 chúng ta hãy lấy tích (6) trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3). -GV giới thiệu tương tự với phép chia 6 : 3 = 2. -2 và 3 là gì trong phép nhân 2 x 3 = 6 ? -Vậy ta thấy nếu lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ được thừa số kia . -Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ? -Nhận xét. B/Tìm thừa số chưa biết. - Viết bảng : x x 2 = 8 và yêu cầu học sinh đọc. PP giảng giải : x là thừa số chưa biết trong phép nhân x x 2 = 8. Chúng ta sẽ học cách tìm thừa số chưa biết này. - x là gì trong phép nhân x x 2 = 8 ? -Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm như thế nào ? -Em nêu phép tính tương ứng để tìm x như thế nào ? -Vậy x bằng mấy ? -GV ghi bảng x x 2 = 8. x = 8 : 2 x = 4. -Như vậy ta tìm được x = 4 để có 4 x 2 = 8 -GV viết tiếp bài toán : 3 x x = 15 Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm thế nào ? -Trò chơi. Hoạt động 2 : Luyện tập- thực hành . Bài 1 : -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Yêu cầu gì ? -PP hỏi đáp : x là gì trong phép tính ? -Phép nhân : 2 x 3 = 6. -2 và 3 là các thừa số, 6 là tích. -Nhiều em nhắc lại. -Phép chia 6 : 2 = 3, 6 : 3 = 2. -Nghe và nhắc lại : Cách lập phép chia 6 : 2 = 3 là dựa vào phép nhân 2 x 3 = 6. -Thực hiện tiếp với phép tính 6 : 3 = 2. -Là các thừa số. -Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia. -Nhiều em nhắc lại. -1 em đọc x nhân 2 bằng 8. -x là thừa số. -Ta lấy tích chia cho thừa số còn lại. x : 2 = 8 - x = 4 -Học sinh đọc bài toán. x x 2 = 8. x = 8 : 2 x = 4. -1 em lên bảng. Lớp làm bài vào nháp 3 x x = 15 x = 15 : 3 x = 5. -Nhận xét bài bạn, -Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. -Học thuộc lòng. -Trò chơi “Mưa rơi” Tự làm bài, đổi vở kiểm tra nhau. -1 em đọc bài, sửa bài. -Tìm x -x là thừa số chưa biết. -2 em lên bảng làm. Lớp làm vở BT. x x 3 = 12 3 x x = 21 [...]...-Vì sao em lấy 12 chia cho 3 ? lấy 21 :3? -Nhận xét Bài 3 : Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề -Có bao nhiêu học sinh ngồi học ? -Mỗi bàn có mấy học sinh ? -Bài toán yêu cầu gì ? -Muốn tìm số bàn ta thực hiện phép tính gì ? -Nhận xét x = 12 : 3 x = 21 : 3 x= 4 x=7 -Vì x là thừa số trong phép nhân x x 3 = 12, nên để tìm x ta lấy tích chia cho thừa số đã biết -Làm tương... học, mỗi bàn có 2 học sinh Hỏi có tất cả bao nhiêu bàn học ? -Có 20 học sinh -Mỗi bàn có 2 học sinh -Tìm số bàn -Phép chia 20 : 2 -HS làm bài, 1 em lên bảng Lớp làm vở Tóm tắt 2 HS : 1 bàn 20 HS : ? bàn 3. Củng cố : Muốn tìm thừa số trong một tích ta -1 em nêu làm thế nào ? -Giáo dục tư tưởng Nhận xét tiết - Dặn dò -Học thuộc ghi nhớ Giải Số bàn học có là : 20 : 2 = 10 (bàn) Đáp số : 10 bàn học . nêu : 3 x 4 = 12. -HS nêu 12 : 3 = 4 -HS đọc “12 chia 3 bằng 4” -HS thực hiện. - Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4 -Hình thành lập bảng chia 3. -Nhìn bảng đồng thanh. chia 3. -Có dạng một số chia cho 3. -Kết quả là 1.2 .3. 4.5.6.7.8.9.10 -Số bắt đầu được lấy để chia cho 3 là 3. 6.9 và kết thúc là 30 . -Tự HTL bảng chia 3. -Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng chia 3. -Nhận. rót được mấy can dầu ? Tóm tắt : 3 lít : 1 can 27 lít : ? can dầu Giải : Số can dầu có để đựng 27 lít : 27 : 3 = 9 (can) Đáp số : 9 can dầu. -Học thuộc bảng chia 3 Thứ 6 ngày 29 tháng 2 năm 2008 TOÁN TÌM