Định nghĩa: XC-TC là thái độ của con người đối với những sự vật hiện tượng liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa nhu cầu của cá nhân Thái độ Thỏa mãn/không thỏa mãn nhu cầu Đoạn
Trang 1BÀI 6 MỤC TIÊU NỘI DUNG
XÚC CẢM
TÌNH CẢM
VÀ
Ý CHÍ
Sau bài học này, học sinh có thể:
1 Phát biểu định nghĩa xúc cảm – tình cảm
2 Phân biệt được các hình thức của XC-TC
3 Trình bày được các quy luật của XC-TC
4 Giải thích được mối quan hệ của XC-TC với các hiện tượng TL khác
I Xúc cảm – tình cảm
1 Khái niệm chung:
a Định nghĩa
b Phân biệt xúc cảm – tình cảm
2 Các hình thức của XC-TC
3 Các quy luật của XC-TC
4 Mối quan hệ của XC-TC với các hiện tượng TL khác
II Ý chí
1 Khái niệm chung
a Định nghĩa: XC-TC là
thái độ của con người đối
với những sự vật hiện tượng
liên quan tới sự thỏa mãn
hay không thỏa nhu cầu của
cá nhân
Thái độ
Thỏa mãn/không thỏa
mãn nhu cầu
Đoạn phim về một cuộc gặp gỡ
Hoặc quay lại một cảnh ở
TV (khán giả vỗ tay reo hò)
Một khúc nhạc
Quan sát, thể nghiệm, trả lời câu hỏi, nhận xét:
Xem phim, nghe nhạc rồi cho biết thái độ của các nhân vật trong phim và của bạn
A (vui / buồn / dửng dưng)
B (vui / buồn / dửng dưng)
C (vui / buồn / dửng dưng)
Nghe khúc nhạc bạn thấy (thích / không thích)
Các thái độ đó là biểu hiện của xúc cảm, tình cảm Hãy giải thích vì sao có thái
độ vui, buồn, dửng dưng , thích, không thích v.v đó?
Vui vì (đạt được mong ước)
Buồn vì (không đạt được mong ước)
Dửng dưng vì (không có nhu cầu gì)
Thích /không thích vì (đó là bản nhạc muốn nghe/không muốn nghe
Như vậy khi nhu cầu, mong ước được thỏa mãn thì thái độ là vui, hài lòng hoặc ngược lại Hãy hoàn tất nhận xét:
XC- TC là (thái độ ) của con người đối với sự vật, hiện tượng liên quan đến sự
thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân
Kết luận:
1 Khái niệm chung:
a Định nghiã: XC-TC là sự biểu hiện thái độ rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn nhu cầu và động cơ của cá nhân
Cùng phản ánh thế giới nhưng:
Nhận thức phản ánh chính sự vật
XCTC phản ánh quan hệ của sự vật với nhu cầu của chủ thể
Nhận thức phản ánh bằng hình tượng (tri giác), biểu tượng (trí nhớ), khái niệm (tư duy)
XCTC phản ánh bằng những rung động
b Phân biệt xúc cảm và tình cảm:
Trang 2 Các xúc cảm như vui, buồn, giận, dễ chịu, khó chịu v.v có cả ở người và động vật
Tình cảm như tình bạn bè, mẹ con, lòng nhân ái, tình yêu v.v chỉ có ở người
Xúc cảm là quá trình tâm lý (có tính nhất thời, phụ thuộc vào tình huống)
Tình cảm là thuộc tính tâm lý (có tính ổn định lâu dài)
Xúc cảm thường biểu hiện ra ngoài còn tình cảm thì tiềm tàng
Xúc cảm có trước, tình cảm có sau trên cơ sở các xúc cảm cùng loại
2 Các hình thức của xúc cảm, tình cảm
a Xúc động: là trạng thái cảm
xúc có cường độ mạnh, xảy ra
trong thời gian tương đối ngắn
Cường độ mạnh
Thời gian ngắn
b Tâm trạng: là trạng thái cảm
xúc có cường độ trung bình và
yếu, thường xảy ra trong thời
gian tương đối dài
Cường độ trung bình và yếu
Thời gian tương đối dài
Từ TV: hình ảnh người đang:
Quá vui
Giận dữ
Buồn buồn, lo lắng
Vui vui, phấn khởi
Quan sát, nhận xét
Họ đang xúc động, hãy quan sát và hoàn tất nhận xét sau đây bằng cách chọn các từ cho sẵn điền vào chỗ trống:
Nhận xét:
Xúc động là trạng thái cảm xúc có cường độ ( mạnh / trung bình / yếu) và xảy
ra trong thời gian ( ngắn / lâu dài / tương đối dài)
Họ đang tâm trạng, hãy quan sát và hoàn tất nhận xét sau đây bằng cách chọn các từ cho sẵn điền vào chỗ trống:
Nhận xét:
Tâm trạng là trạng thái cảm xúc có cường độ (mạnh / yếu / trung bình hoặc
yếu
) và xảy ra trong thời gian (ngắn / rất ngắn / tương đối dài )
Kết luận:
2 Các hình thức biểu hiện của xúc cảm, tình cảm:
Dựa vào cường độ, tốc độ phát sinh và thời gian tồn tại người ta chia xúc cảm ra 3 hình thức biểu hiện sau đây:
a Xúc động: Là trạng thái cảm xúc mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn Tốc độ phát sinh thường nhanh và bao giờ cũng có nguyên cớ rõ ràng.
VD: quá sung sướng, quá căm giận, quá đau khổ v.v
Khi xúc động, dung luợng ý thức giảm đáng kể, làm con người kém sáng suốt
b Tâm trạng: Là trạng thái cảm xúc có cường độ trung bình hoặc yếu, kéo dài lâu hơn xúc động.
VD: thấy vui vui, buồn buồn, lo lo v.v
Khi diễn ra tâm trạng, dung lượng ý thức không thay đổi, song các liên tưởng lại giảm
c Ngoài ra, tình cảm còn có một dạng đặc biệt là say mê: Là trạng thái cảm xúc tương đối mạnh, sâu sắc và bền vững
Nếu như xúc động có trước, mang đầy tính bản năng và bột phát thì say mê thường có sau và mang tính lý trí rõ rệt
VD: say mê học tập, sáng tạo v.v
3.Các quy luật của xúc cảm, tình cảm
a Quy luật lây lan: là hiện tượng
xúc cảm, tình cảm có thể lan
truyền từ người này sang người
khác
a Đoạn phim (từ TV):
Hiện tượng lây lan trong đám đông:
Hoảng loạn (trong
a Xem phim, trả lời câu hỏi và nhận xét:
Hiện tượng nào xuất hiện trong đám đông:
- Đoạn phim 1: (sự giận dữ/vui sướng/buồn bã / hoảng loạn ) đang lan truyền
Trang 3 Xúc cảm, tình cảm
Truyền sang người khác
b Quy luật thích ứng: một loại
xúc cảm lặp đi lặp lại nhiều lần
sẽ bị suy yếu
Cảm xúc lặp lại
Suy yếu
c Quy luật về sự pha trộn: hai
loại xúc cảm, tình cảm trái
ngược nhau có thể tồn tại ở một
người tại một thời điểm
Xúc cảm trái ngược
Một người, một thời điểm
cơn nguy hiểm)
Vui sướng (ở lễ hội, thắng lợi )
Buồn bã (khi thất bại)
b Tình huống và câu tục ngữ:
Tình huống: đi du lịch nhiều lần chỉ một địa điểm
Câu tục ngữ: xa thương gần thường
c Đoạn phim và lời bài hát:
Phim thể thao cảm giác mạnh: leo núi, nhảy dù v.v
Lời bài hát ( ): “giận thì giận mà thương càng thương”
- Đoạn phim 2: (sự giận dữ / vui sướng/buồn bã/hoảng loạn ) đang lan truyền
- Đoạn phim 3: (sự giận dữ/vui sướng / buồn bã / hoảng loạn ) đang lan truyền
Các tình huống trên đều là biểu hiện của quy luật lây lan của xúc cảm
Hãy hoàn tất nhận xét sau: các (khuynh hướng/ xúc cảm / nhận thức) có
thể ( lan truyền / xuất hiện / phát sinh) từ người này sang người khác
b Đọc và trả lời các câu hỏi, hoàn tất kết luận:
Một địa điểm du lịch mà bạn rất thích, nhưng nếu những năm tiếp theo chỉ tới đó thôi bạn sẽ thấy (càng hứng thú hơn / càng hấp dẫn hơn / kém dần
sự háo hức)
Câu tục ngữ “xa thương gần thường” hiểu như thế nào là đúng hơn cả:
a Ở xa mới thương, ở gần không thương / thế bạn không thương một ai
ở quanh bạn sao?
b Ở xa thương nhiều, ở gần thương ít / tình thương của cha mẹ với con cái cả khi xa và khi đang sống chung một mái nhà sao ít được!
c Tình cảm xúc cảm chỉ thể hiện khi ở xa nhau /nếu thế thì những người sống gần nhau không có cơ hội thể hiện tình cảm của mình sao?
d Xúc cảm nếu thường xuyên lặp lại sẽ giảm bớt cường độ / chính xác! chỉ cường độ thể hiện giảm bớt chứ tình cảm không giảm
Từ đó, hãy hoàn tất kết luận sau bằng cách chọn từ thích hợp điền vào chỗ tróng:
Nếu một loại xúc cảm nào đó ( ) sẽ dần dần ( )
( bị suy yếu đi/lặp lại nhiều lần / được mạnh hơn lên)
c Xem phim, phán đoán, kết luận:
Phán đoán trạng thái cảm xúc của những vận động viên thể thao bằng cách điền vào chỗ trống những cụm từ cho thích hợp với tình huống trong phim:
Họ ( rất thích thú, thoải mái / rất lo lắng, sợ hãi / vừa thích vừa lo lắng,
hồi hộp)
Lời bài hát: “giận thì giận mà thương càng thương” chứng tỏ hai cảm xúc
( đối cực / cùng loại / tương đồng ) có thể tồn tại cùng lúc ở một người.
Các hiện trên là biểu hiện của quy luật pha trộn xúc cảm, tình cảm
Từ những nhận xét trên, hãy hoàn tất kết luận sau bằng cách lựa chọn các cụm từ thích hợp trong ô:
Các (hành động / xúc cảm /nhận thức) trái ngược nhau có thể tồn tại ở một
con người vào cùng một thời điểm
Trang 4d Quy luật di chuyển: xúc cảm,
tình cảm có thể chuyển từ đối
tượng này sang đối tượng khác
Xúc cảm
Chuyển sang đối tượng khác
e Quy luật tương phản: một trải
nghiệm cảm xúc này có thể làm
tăng cường một trải nghiệm cảm
xúc khác trái ngược với nó
trải nghiệm cảm xúc
làm tăng
cảm xúc trái ngược
d Câu tục ngữ (kèm các hình ảnh minh họa):
“Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”
Hiện tượng: vì
không ưa một nhóm học sinh cá biệt của lớp mà giáo viên ghét
cả lớp đó
e 2 đoạn phim về:
Đá bóng: sự lo âu hồi
hộp khi theo dõi suốt trận đấu sẽ làm tăng niềm hân hoan khi chiến thắng
Trong cuộc sống: sự
buồn bã khi chờ đợi
sẽ làm niềm vui tăng
d Đọc, trả lời câu hỏi, giải thích, nhận xét:
Câu tục ngữ “yêu nhau yêu cả đường đi / ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” được hiểu là:
a Tình yêu làm con người yêu cảnh vật xung quanh hơn / đúng là có hiện tượng đó nhưng không phù hợp để giải thích câu tục ngữ này
b Tình yêu làm con người trở nên bao dung hơn / điều này không sai song chưa hoàn toàn chính xác với câu tục ngữ trên
c Thái độ của ta với một đối tượng như thế nào thì với các đối tượng
liên quan với nó sẽ như vậy / chính xác, vì xúc cảm tình cảm có thể di
chuyển sang các đối tượng liên quan
d Tình cảm của con người có thể thay đổi từ yêu sang ghét và ngược lại / điều này có thể có trong thực tế nhưng không phù hợp với câu tục
Hiện tượng giáo viên vì không ưa một nhóm học sinh cá biệt mà ghét luôn
cả lớp được giải thích là (chọn đáp án đúng hơn cả):
a Ảnh hưởng của nhận thức tới hành động / nhận thức có ảnh hưởng tới hành động nhưng tình huống trên chỉ đề cập tới tình cảm xúc cảm
b Thái độ của một chủ thể có thể có thể chuyển từ đối tượng này sang
các đối tượng khác / chính xác, thái độ tiêu cực của giáo viên đã
chuyển từ một nhóm học sinh sang cả lớp
c Mối quan hệ của các loại tình cảm / các loại tình cảm có quan hệ với nhau song trong hiện tượng trên chỉ nói đến tình cảm đạo đức
d Sự hành động thiếu công bằng của giáo viên / hãy nghĩ tới thái độ sẽ
có lời giải thích phù hợp hơn
Từ các nhận xét trên, hãy hoàn tất kết luận sau bằng cách chọn các cụm từ thích hợp trong ô:
Xúc cảm tình cảm của con người (có thể chuyển / không thể chuyển / không ảnh hưởng) đến các đối tượng khác
e Xem phim, nhận xét, kết luận
Hãy quan sát biểu hiện của những nhân vật trong hai đoạn phim và nhận xét bằng cách chọn các từ phù hợp với biểu hiện đó:
Họ đang theo dõi trận đấu với sự (lo âu hồi hộp / vinh dự, tự hào / tin tưởng tuyệt đối) vì vậy niềm hân hoan khi trận đấu kết thúc thắng lợi (không đáng kể / càng tăng lên / càng giảm đi)
Chờ đợi trong sự (buồn bã, lo lắng / dửng dưng, thờ ơ / lạnh lùng, vô cảm) vì vậy niềm vui hạnh phúc khi gặp mặt (không đáng kể / bị giảm đi /
tăng gấp bội)
Trang 5gấp bội khi gặp mặt Từ các nhận xét trên, hãy rút ra kết luận:
Một trải nghiệm cảm xúc này có thể làm (giảm đi / tăng cường / không đổi)
một trải nghiệm cảm xúc khác (cùng loại / tương đồng / trái ngược) với nó
Kết luận:
3 Các quy luật của xúc cảm, tình cảm:
a Quy luật lan truyền: là hiện tượng xúc cảm tình cảm có thể truyền từ người này sang người khác
VD: trong cuộc sống hàng ngày như “vui lây”, “buồn lây”…
Đây là cơ sở của việc hình thành tình cảm tập thể, tâm trạng xã hội
b Quy luật thích ứng của xúc cảm: Một xúc cảm, tình cảm nào đấy được lặp đi lặp lại nhiều lần đơn điệu sẽ giảm bớt cường độ
VD: một học sinh hay sợ sệt mỗi khi giáo v iên gọi lên bảng, nhưng nếu thường xuyên gọi thì cảm xúc sợ sệt sẽ giảm
Quy luật này được sử dụng một cách có hiệu quả trong giáo dục khi muốn điều chỉnh một số cảm xúc không có lợi nào đấy ở học sinh
c Quy luật tương phản: Một trải nghiệm này có thể làm tăng một trải nghiệm khác đối cực với nó
VD: vừa bực bội do một học sinh lười học bài song sẽ cảm thấy rất vui với em tiếp theo chăm chỉ
Đây là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm tình cảm âm tính và dương tính, tích cực và tiêu cực.
d Quy luật di chuyển: Xúc cảm tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác
VD: Những hiện tượng như “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm” là biểu hiện của quy luật này
e Quy luật pha trộn: Là hiện tượng hai xúc cảm, tình cảm trái ngược nhau có thể cùng tồn tại ở một con người trong một thời điểm Chúng
không loại trừ lẫn nhau mà quy định lẫn nhau.
VD: hiện tượng vừa giận vừa thương, vừa yêu vừa ghét
4 Mối quan hệ của xúc cảm – tình cảm với các hiện tượng tâm lý khác
a Với nhận thức: Nhận
thức là cơ sở của tình cảm.
Tình cảm ảnh hưởng đến
nhận thức theo 2 hướng:
Tích cực: tăng cường nhận
thức / Tiêu cực: biến đổi
sản phẩm của nhận thức
Nhận thức là cơ sở
Tăng nhận thức
Thay đổi sản phẩm của
nhận thức
a 1 Đoạn phim, 1 hoạt hình (?):
Vui, đồng tình khi nhìn thấy, chứng kiến điều tốt lành (thành công)
Buồn, bực bội khi phải chứng kiến điều xấu (thất bại)
Người thợ mất búa: nghi ngờ cho đứa trẻ hàng xóm nên: nhìn dáng đi, ánh mắt, điệu bộ, nghe tiếng nói.v.v
đúng là của thằng ăn cắp
a Quan sát, trả lời câu hỏi, nhận xét, kết luận
Xem phim và trả lời câu hỏi bằng cách chọn cụm từ phù hợp:
Vì sao họ vui? / vì
Vì sao họ thất vọng? vì
(thấy điều tốt / thấy điều xấu / không thấy gì)
Từ đó hãy nhận xét:
Nhận thức là (sản phẩm / cơ sở / kết quả) của tình cảm
Từ thực tiễn học tập của mình, bạn thấy việc tiếp thu bài học sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn với các môn mà mình (ít hứng thú / thấy yêu thích /
thấy chán ngán) Vì vậy: Các tình cảm tốt, tích cực thường làm (giảm /
tăng / mất) hiệu quả nhận thức
Xem hoạt hình và nhận định:
Sự “nghi ngờ” của người thợ là một loại thái độ , nó thuộc hiện tượng
(nhận thức / hành động / tình cảm )
Quá trình nhìn, nghe, phán đoán của người thợ là quá trình (nhận thức /
hành động / xúc cảm)
Hình ảnh về hình dáng, ánh mắt, điệu bộ, lời nói và các kết luận là các
Trang 6b Với hành động: các xúc
cảm, tình cảm tích cực
làm tăng hành động, tiêu
cực làm giảm hành động
Tích cực: tăng hành
động
Tiêu cực: giảm hành
động
b Đoạn phim, ca dao
Vui chiến thắng: reo hò, ca hát, nhảy múa
Buồn vì thất bại: rũ rượi,
uể oải, ủ rũ
Câu ca dao: yêu nhau mấy núi cũng trèo/mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
(quá trình / sản phẩm / diễn biến) của nhận thức
Từ các nhận định trên, hãy rút ra kết luận bằng cách chọn cụm từ thích hợp:
Tình cảm có thể làm thay đổi các (quá trình / sản phẩm / diễn biến) của nhận
thức
b Quan sát, giải thích, kết luận
Quan sát và trả lời câu hỏi bằng cách điền các động từ cho sẵn phù hợp:
Khi vui, người ta ( )
Khi buồn, người ta ( )
( reo hò / rũ rượi / ủ rũ / ca hát / uể oải / vẫy tay )
Câu ca dao “yêu nhau mấy núi cũng trèo/mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua) được giải thích là (hãy chọn đáp án đúng hơn cả):
a Tình yêu cần được thử thách bằng trèo núi lội sông/ chưa phải là lời giải thích phù hợp, hãy tìm hiểu nghĩa bóng của câu ca dao
b Tình yêu tiếp thêm sức mạnh hành động để vượt qua mọi trở ngại / chính xác! Các tình cảm loại này giúp con người tăng thêm sức mạnh
c Yêu nhau cần phải cố gắng để đến với nhau / nên như vậy, song chưa phải lời giải thích cho câu ca dao này
d Khi yêu người ta không quản ngại vượt qua nhiều sông, nhiều núi / không sai nhưng bạn hãy tìm hiểu nghĩa bóng của câu ca dao
Từ những gì đã quan sát và giải thích, hãy rút ra kết luận về quan hệ giữa xúc cảm tình cảm với hành động:
Những tình cảm ( tích cực / tiêu cực) sẽ làm ( tăng / giảm ) hành động của con
người Còn những tình cảm (tích cực / tiêu cực ) sẽ làm (tăng / giảm ) hành
động của con người
Kết luận:
5 Quan hệ của xúc cảm, tình cảm với các hiện tượng tâm lý khác
Với nhận thức: xúc cảm tình cảm quan hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất, không song song và không diễn biến cùng chiều với nhận
thức
Nhận thức đúng là cơ sở của thái độ đúng VD: có hiểu đúng thế nào là tốt là xấu mới ủng hộ cái tốt và lên án cái xấu Nhận thức không nhất thiết cần tình cảm, còn tình cảm nhất thiết cần đến nhận thức (phải biết là gì rồi mới thích hay không, yêu hay ghét)
Tình cảm ảnh hưởng đến nhận thức: làm cho nhận thức nhanh hơn, sâu sắc bền vững hơn (hứng thú môn học nào mới học tốt môn đó)
Cũng có thể tình cảm làm cho nhận thức mất đi tính khách quan, tính chính xác, làm biến đổi sản phẩm của nhận thức (yêu nên tốt, ghét nên xấu)
Trang 7Với hành động: xúc cảm tình cảm có thể làm tăng hoặc giảm hành động, cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức hành động.
Các tình cảm tích cực có thể làm tăng hành động VD: tình yêu có thể tiếp thêm sức mạnh Các tình cảm tiêu cực làm giảm hành động VD: nỗi buồn như rút hết sức lực của con người
II Ý chí
Ý chí:
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự khắc phục khó khăn của con người
Vì vậy ý chí thường không tách rời hành động ý chí
Hành động ý chí:
Định nghĩa
Là loại hành động có mục đích, có kế hoạch, có biện pháp và đặc biệt phải có sự nỗ lực ý chí để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt được kết quả hành động
Các giai đoạn:
Thường hành động ý chí có các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn chuẩn bị: giai đoạ/n này có các khâu như:
Xác định mục đích
Lập kế hoạch Lựa chọn phương tiện và phương pháp hành động Quyết định hành động
Giai đoạn thực hiện: là giai đoạn triển khai các kế hoạch đã lập ra Trong quá trình thực hiện, con người có thể gặp những khó khăn
khách quan hoặc chủ quan đòi hỏi phải nỗ lực ý chí để vượt qua nhằm đạt mục đích hoạt động
Giai đoạn kiểm tra và đánh giá kết quả hành động: sau khi hành động, con người cần phải kiểm tra và đánh giá kết quả để qua đó rút
kinh nghiệm cho những lần hành động sau tốt hơn
Câu hỏi ôn tập bài 6:
Câu 1
Dấu hiệu nào sau đây không đặc trưng cho xúc cảm, tình cảm:
a Phản ánh ý nghĩa của sự vật hiện tượng / đây là đặc trưng của xúc cảm, tình cảm
b Phản ánh dưới hình thức các rung động / rung động là hình thức phản ánh của xúc cảm, tình cảm
c Nhất thiết liên hệ với nhu cầu / đây là đặc trưng, vì không thể định nghĩa xúc cảm, tình cảm nếu không nói đến nhu cầu
d Phản ánh sự vật dưới hình thức các khái niệm / đây không phải là đặc trưng của xúc cảm, tình cảm mà là của tư duy
Câu 2
Đặc trưng nào sau đây là của xúc động:
a Có cường độ trung bình hoặc yếu / chưa chính xác vì đây là đặc trưng của tâm trạng
b Thời gian tồn tại kéo dài tương đối lâu / với cường độ mạnh, rất mạnh nên xúc động không kéo dài
c Do những nguyên cớ rất rõ ràng, rất quan trọng với cá nhân / chính xác! Xúc động thường do những nguyên nhân trong yếu với cá nhân
d Đôi khi không rõ nguyên nhân / tâm trạng mới có đặc trưng này
Trang 8Câu 3
Câu tục ngữ “cả giận mất khôn” được hiểu là:
a Xúc động làm con người kém sáng suốt / chính xác! Vì khi xúc động, ý thức giảm một cách đáng kể
b Xúc động có cường độ rất mạnh / không sai, nhưng không phải là ý nghiã của câu tục ngữ này
c Khuyên chúng ta không nên quyết định gì khi đang xúc động / đây là bài học rút ra từ câu tục ngữ, không phải là ý nghiã của câu tục ngữ
d Giận đến mất trí / bạn hãy tìm hiểu nghĩa bóng của câu tục ngữ!
Câu 4
Câu ca dao “một con ngựa đau / cả tàu bỏ cỏ” thể hiện quy luật nào của xúc cảm:
a Quy luật pha trộn / chưa chính xác vì không phải hai loại xúc cảm trái ngược nhau tồn tại một lúc
b Quy luật lây lan / chính xác! Vì cảm xúc được truyền sang các chủ thể khác nhau
c Quy luật tương phản / ở đây không nói tới hai loại cảm xúc trái ngược nhau
d Quy luật thích ứng / không có hiện tượng lặp lại một xúc cảm nào đó nên không phải quy luật này
Câu 5
Quy luật tình cảm nào có thể giải thích được câu thành ngữ “vơ đũa cả nắm”:
a Quy luật di chuyển / chính xác, chỉ vì không ưa ai đó mà ghét luôn cả những gì liên quan với họ
b Quy luật tương phản / chỉ đúng nếu ta nói tới hai loại xúc cảm trái ngược làm tăng cường lẫn nhau
c Quy luật lây lan / chỉ đúng nếu có hiện tượng cảm xúc truyền sang những người xung quanh
d Quy luật pha trộn / chưa đúng vì không nói tới các cảm xúc trái ngược tồn tại ở một thời điểm
Câu 6
Quy luật xúc cảm nào thể hiện trong câu tục ngữ “ giận cá chém thớt”:
a Quy luật lây lan / chưa chính xác, trong câu tục ngữ chỉ nói đến thái độ của một chủ thể
b Quy luật thích ứng / chỉ đúng nếu có hiện tượng lặp lại nhiều lần một xúc cảm nào đó
c Quy luật di chuyển / chính xác, sự giận dữ đã chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác
d Quy luật tương phản / chỉ đúng khi một loại trải nghiệm này làm tăng một trải nghiệm đối cực với nó
Câu 7
Quy luật tình cảm nào giải thích được hiện tượng “đồng cảm” trong cuộc sống:
a Quy luật thích ứng / bạn hãy suy nghĩ tới hiện tượng nhiều người khác nhau cùng một trải nghiệm
b Quy luật lây lan / chính xác, cảm xúc đã lan truyền sang người khác mới có sự đồng cảm đó
c Quy luật pha trộn / câu này nói tới xúc cảm truyền đến chủ thể khác chứ không phải hai loại cảm xúc ở một chủ thể
d Quy luật tương phản / chưa chính xác vì câu này không đề cập đến hai cảm xúc trái ngược nhau
Câu 8
Quy luật nào có thể giải thích được tính chất phức tạp của đời sống tình cảm như sự xung đột của các loại tình cảm trái ngược: yêu – ghét; giận – thương; thích thú - sợ hãi v.v.
a Quy luật di chuyển / chưa chính xác, đây đang nói tới sự phức tạp của tình cảm ở chủ thể
b Quy luật thích ứng / bạn hãy suy nghĩ về sự tồn tại cùng lúc của hai xúc cảm ngược nhau
c Quy luật lây lan / chỉ đúng trong trường hợp có sự lan truyền cảm xúc giữa mọi người
d Quy luật pha trộn / chính xác, các loại tình cảm trái ngược có thể cùng xuất hiện ở một người trong một thời điểm
Trang 9Câu 9
Câu thành ngữ “điếc không sợ súng” thể hiện mối quan hệ của xúc cảm với hiện tượng tâm lý nào:
a Với hành động / chưa chính xác vì hành động không được nói tới trong thành ngữ
b Với với tính cách / bạn hãy suy nghĩ đến hậu quả về khiếm khuyết của giác quan
c Với nhận thức / chính xác, phải biết được là gì rồi mới biểu thị thái độ
d Với tính khí / tình cảm có liên hệ với tính khí nhưng không phải là ý nghĩa của câu thành ngữ này
Câu 10:
Mối quan hệ của tình cảm với các hiện tượng tâm lý nào có thể giải thích được câu tục ngữ “yêu nhau cau sáu bổ ba / ghét nhau cau sáu
bổ ra làm mười”:
a Với nhận thức / không sai, nhưng chưa đủ, hãy suy nghĩ thêm ở góc độ khác nữa
b Với năng lực / câu tục ngữ không hàm ý năng lực trong đó
c Với hành động / chưa đủ, hãy xem xét thêm ở các khía cạnh khác
d Với cả năng lực và hành động / chính xác! về mặt nhận thức, vì yêu quý mà ta không bới móc ra nhiều điều Về hành động, tình yêu
có thể làm ta hành động thiên lệch