Kiểm định sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng giữa người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng tại thành phố cần thơ (Trang 80 - 84)

tiêu dùng phân theo thu nhập bình quân hằng tháng

Để kiểm tra sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng phân theo thu nhập bình quân hằng tháng, tác giả sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (one – way ANOVA). Kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.16

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng phân theo thu nhập bình quân hằng tháng

Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig Giữa các nhóm 0,007 1 0,007 0,015 0,904 Trong các nhóm 97,889 200 0,489 Tổng 97,897 201

Sig của kiểm định Levene

0,661

Hệ số sig của kiểm định Levene bằng 0,661 (>0,05) nên phương sai đánh giá về ý định mua nhãn hàng riêng của các nhóm thu nhập không khác nhau. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA sử dụng tốt. Hệ số sig của kiểm định ANOVA bằng 0,904 (>0,05), nên ta kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về ý định mua nhãn hàng riêng giữa người tiêu dùng có thu nhập bình quân hằng tháng khác nhau, hay nói cách khác: ý định mua nhãn hàng riêng của người tiêu dùng thu nhập bình quân hằng tháng khác nhau là như nhau

4.6.6 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng giữa người tiêu dùng theo tiêu chí đã mua và sử dụng nhãn hàng riêng tiêu dùng theo tiêu chí đã mua và sử dụng nhãn hàng riêng

Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Independent sample t-test để xem xét sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng giữa người tiêu dùng theo tiêu chí đã mua và sử dụng nhãn hàng riêng. Kết quả thể hiện trong bảng 4.17 và 4.18

Bảng 4.17: Tiêu chí đã mua và sử dụng nhãn hàng riêng trong mẫu nghiên cứu Đã mua nhãn hàng riêng Tần số Trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Có 154 3,2511 0,68420 0,68420 Ý định mua Chưa 48 3,0139 0,71775 0,71775

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng phân theo tiêu chí đã mua và sử dụng nhãn hàng riêng

Kiểm định Levene

Kiểm định Independent samples t-test

Khoảng chấp nhận với độ tin cậy 95%

F Sig T df Sig,

(2-

tailed) Cận trên Cận dưới Giả định phương sai bằng nhau 0,015 0,903 2,073 200 0,039 0,01155 0,46284 Không giả định phương sai bằng nhau 2,021 75,533 0,047 0,00343 0,47095

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả

Hệ số sig của kiểm định Levene trong bảng 4.18 bằng 0,903, cho thấy phương sai giữa hai nhóm người tiêu dùng đã mua và chưa mua nhãn hàng riêng không có sự khác nhau. Tiếp đến, hệ số sig của kiểm định t-test là 0,039 (<0,05) nên ta kết luận: Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, có sự khác biệt có ý nghĩa về ý định mua nhãn hàng riêng đối với nhóm người tiêu dùng đã mua và chưa mua nhãn hàng riêng. Cụ thể, dựa vào bảng 4.17, ta thấy những người tiêu dùng đã mua và sử dụng nhãn hàng riêng có ý định mua nhãn hàng riêng cao hơn so với những người tiêu dùng chưa mua, sử dụng nhãn hàng riêng (3,2511 > 3,0139)

4.6.7 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng giữa người tiêu dùng phân theo mức độ đi siêu thị tiêu dùng phân theo mức độ đi siêu thị

Để kiểm tra sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng phân theo mức độ đi siêu thị, tác giả sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (one – way ANOVA). Kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.19

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định mua nhãn hàng riêng phân theo mức độ đi siêu thị

Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig Giữa các nhóm 1,177 3 0,392 0,803 0,493 Trong các nhóm 96,719 198 0,488 Tổng 97,897 201

Sig của kiểm định Levene

0,712

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả

Hệ số sig của kiểm định Levene bằng 0,712 (>0,05) nên phương sai đánh giá về ý định mua nhãn hàng riêng của những nhóm người tiêu dùng có mức độ đi siêu thị khác nhau không khác nhau. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA sử dụng tốt. Hệ số sig của kiểm định ANOVA bằng 0,493 (>0,05), nên ta kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về ý định mua nhãn hàng riêng giữa người tiêu dùng có mức độ đi siêu thị khác nhau, hay nói cách khác: ý định mua nhãn hàng riêng của người tiêu dùng có mức độ đi siêu thị khác nhau là như nhau.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng hóa mang nhãn hiệu riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng tại thành phố cần thơ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)