7. Đóng góp của đề tài
2.2. Bài tập theo các mức độ nhận thức
2.2.1. Khái niệm
Như đã nói ở trên, dạy học theo các mức độ nhận thức là phương pháp giảng dạy tiếp cận đối tượng và có tính vừa sức. Nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra là phù hợp và có tính khả thi đối với các đối tượng học sinh. Bài tập là một phần không thể thiếu được trong quá trình học tập các môn học nói chung và đối với môn hóa học nói riêng. Bài tập giống như thước đo mức độ phát triển tư duy của học sinh trong quá trình nhận thức. Với môn hóa học, bài tập hóa học không chỉ là thước đo phát triển tư duy mà còn rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, rèn tư duy, rèn trí thông minh. Để phát huy ưu điểm của bài tập mà người thầy giáo phải biết lựa chọn hệ thốg bài tập mang tính vừa sức với khả năng của học sinh để phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề của các em. Vậy bài tập theo các mức độ nhận thức là loại bài tập mang tính khả thi với mọi đối tượng học sinh đồng thời phát huy được hết khả năng hiện có của học sinh trong khi các em giải bài tập.
Đối với học sinh yếu kém: Bài tập ở mức độ biết và áp dụng, có độ phân bậc mịn, có độ lặp lại cao nhằm mục đích luyện tập nhiều lần khiến cho học sinh thành thạo và cảm thấy tự tin. Học sinh tự tin thì hứng thú, hứng thú khi học thì sẽ tạo cho các em niềm tin, sự say mê trong học tập dẫn đến đạt hiệu quả. Đồng thời thông qua cách trả lời của học sinh giáo viên có thể biết được các em đang hổng kiến thức nào để kịp thời bù đắp. Sau đó giáo viên ra thêm những bài tập nhằm mục đích luyện tập lại.
Đối với học sinh trung bình: Mức độ yêu cầu là biết và vận dụng.Thông qua hệ thống bài tập giáo viên phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của HS... Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết.
Đối với học sinh khá giỏi: Bài tập với mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo. Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.