7. Đóng góp của đề tài
1.4.6. Sự phân hóa học sinh
Dạy học là một quá trình tổng hợp phức tạp đòi hỏi người giáo viên vừa phải đáp ứng được mặt bằng chung (tính đồng loạt) của lớp vừa tạo điều kiện để mọi học sinh phát triển theo khả năng của bản thân (tính phân hóa) vì vậy người giáo viên cần phân loại học sinh theo khả năng nhận thức của các em. Cơ sở để phân loại học sinh là dựa vào năng lực của các em thông qua việc kiểm tra - đánh giá, thông qua quan sát của giáo viên đối với mỗi học sinh. Phân loại ở đây không có nghĩa là tách biệt mà có thể là ngược lại, làm cho các em hòa nhập với nhau hơn trong quá trình học tập. Giáo viên có thể lợi dụng quy luật lây lan về tâm lý để có thể lấy học sinh giỏi làm động lực, làm gương cho học sinh học yếu hoặc là lấy học sinh giỏi để giúp đỡ em yếu hơn “học thầy không tày học bạn”. Trên cơ sở phân loại học sinh giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, dành sự quan tâm nhiều hơn cho nhóm học sinh yếu kém và trung bình để đưa các em đạt trình độ chung, số lượng bài tập nhiều hơn, mức độ yêu cầu vừa phải. Đối với học sinh khá giỏi cần có kế hoạch bồi dưỡng, bài tập phải yêu cầu cao hơn. Như vậy có thể chia học sinh thành ba nhóm theo khả năng nhận thức như sau:
- Nhóm học sinh khá - giỏi. - Nhóm học sinh trung bình. - Nhóm học sinh yếu – kém.
Cần lưu ý là sự chia nhóm này không nên cho học sinh phân biệt vì như thế dễ gây ra tình trạng mặc cảm cho các em học sinh thuộc diện học tập yếu, kém.