Tác dụng của bài tập theo các mức độ nhận thức

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức trong dạy học các chương nhóm nitơ và nhóm cacbon hóa học 11 nâng cao trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 42)

7. Đóng góp của đề tài

2.2.3. Tác dụng của bài tập theo các mức độ nhận thức

2.2.3.1. Tác dụng của bài tập

Bài tập được xếp trong hệ thống giảng dạy, ví dụ phương pháp luyện tập được gọi là phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học. Mặt khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực. Một học sinh có kinh nghiệm là sau khi học xong, chưa vừa lòng với hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi đã tự mình giải được bài tập, vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập.

Bài tập hóa học có tác dụng phát triển trí dục và đức dục của các em học sinh.

1. Tác dụng trí dục

- Làm cho học sinh hiểu hơn các khái niệm đã học.

- Mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.

- Củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức đã học.

- Thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng kỹ xảo cần thiết về hóa học. - Tạo điều kiện để tư duy phát triển. Khi giải một bài tập học sinh bắt buộc phải suy lý hoặc quy nạp hoặc diễn dịch hoặc loại suy.

2. Tác dụng đức dục

Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tính trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi xử lí các vấn đề xảy ra. Mặt khác rèn cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích bộ môn.

2.2.3.2 Tác dụng của bài tập theo các mức độ nhận thức

Bài tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh, nó không chỉ là thước đo khả năng nhận thức, củng cố kiến thức của học sinh mà còn là phương tiện để rèn cho học sinh các kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên để phát huy tác dụng của bài tập thì chúng ta phải biết sử dụng bài tập như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, nếu bài tập quá khó hoặc quá dễ sẽ trở nên phản tác dụng của bài tập, làm cho học sinh mất hứng thú học tập, để tránh tình trạng này chúng ta nên sử dụng bài tập theo các mức độ nhận thức vào trong quá trình giảng

dạy nhằm phát huy tốt vai trò của bài tập đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS.

Đối với HS học lực còn yếu thì bài tập theo các mức độ nhận thức có khả năng lấp các lỗ hổng về kiến thức, hình thành kĩ năng kĩ xảo, kích thích hứng thú học tập. Để hoàn thành các bài tập HS phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, như vậy khi giải quyết bài tập đã tạo ra một động lực để HS chủ động đi tìm kiến thức nhằm bổ sung vào phần kiến thức còn thiếu đồng thời những lỗ hổng về kiến thức cũng được lấp đầy.

Đối với HS khá giỏi bài tập theo các mức độ nhận thức có tác dụng đào sâu, mở rộng kiến thức và bổ sung thêm kĩ năng kĩ xảo.

Trong quá trình giảng dạy với mỗi đối tượng HS, GV nên giao cho các em những loại bài tập vừa sức để trong khi giải bài tập cảm thấy thích thú ngoài ra còn kích thích trí tò mò của các em để khi HS giải xong bài tập này lại muốn giải những bài tập khác ở mức độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức trong dạy học các chương nhóm nitơ và nhóm cacbon hóa học 11 nâng cao trường trung học phổ thông luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w