1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc

80 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 16,79 MB

Nội dung

Với những thuận lợi như trên, Công ty Thủ Đô JSC đã mở rộng lĩnh vực kinhdoanh sang sản xuất bao bì và chính thức đi vào hoạt động sản xuất ngày 26/02/2008.Được sự hướng dẫn và giúp đỡ c

Trang 1

Luận văn

Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì

Thủ Đô

Trang 2

Mục Lục

Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô 1

Mục Lục 2

Lời mở đầu 4

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 5

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SẢN PHẨM : 5

1 Khái niệm về sản phẩm : 5

2 Các thuộc tính của sản phẩm : 5

2.1 Thuộc tính mục đích : 5

2.2 Thuộc tính hạn chế : 6

2.3 Thuộc tính kinh tế - kỹ thuật : 7

II KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM : 7

1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm : 7

2 Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế thị trường : 8

3 Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm : 8

4 Sự hình thành chất lượng sản phẩm : 9

III KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM : 12

1 Khái niệm về quản lý chất lượng : 13

2 Các chức năng của quản lý chất lượng : 13

3 Các phương pháp quản lý chất lượng : 14

4 Quản lý chất lượng qua các giai đoạn : 16

5 Các công cụ quản lý chất lượng : 18

IV CHI PHÍ CHO CHẤT LƯỢNG : 20

1 Khái niệm : 20

2 Thành phần chi phí cho chất lượng : 20

V MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM : 21

1 Phương pháp Kaizen : 21

2 Phương pháp 5S : 22

3 Phương pháp 6 Sigma : 23

4 Quản lý chất lượng toàn diện : 24

CHƯƠNG II : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 26

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 26

II.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP : 27

1.Ngành nghề kinh doanh : 27

2.Các loại sản phẩm chủ yếu: 27

III.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ HÀNG HOÁ - DỊCH VỤ CHỦ YẾU : 29

1.Quy trình công nghệ sản xuất : 29

2.Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ : 30

IV HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT : 33

1 Hình thức tổ chức sản xuất : 33

2.Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp : 33

Trang 3

V.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY : 33

1.Số cấp quản lý của công ty : 33

2.Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý : 35

3.Chức năng cơ bản của các bộ phận quản lý : 36

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SXBB THỦ ĐÔ 38

I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 38

1 Cơ cấu tổ chức phòng KCS : 38

2 Cách thức kiểm tra chất lượng sản phẩm : 38

3 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất tại các phân xưởng : 38

II CÁC LOẠI KHUYẾT TẬT VÀ TỶ TRỌNG TẠI CÁC PHÂN XƯỞNG : 47

1 Các loại khuyết tật : 47

2 Tỷ trọng khuyết tật giữa các phân xưởng : 54

KẾT LUẬN : 56

Trang 4

Lời mở đầu

2008 là năm mà nền kinh tế thế giới hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế chưatừng có trong lịch sử, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa sản xuất ra không bán được Tuynhiên ngành sản xuất bao bì có lẽ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng ít nhất củacuộc suy thoái kinh tế này, cụ thể là theo số liệu của Hiệp hội Bao bì Việt nam thì kể từkhi ra nhập WTO đến nay thì ngành Bao bì Việt nam đạt mức tăng trưởng (20-25) %

và có đóng góp không nhỏ trong việc xuất khẩu hàng hóa của một số ngành kinh tếtrong nước, hơn nữa ngành Bao bì đang được xem là ngành kinh tế trọng điểm phục vụnền kinh tế của đất nước được vay vốn với lãi suất ưu đãi Cũng theo Bộ Công thươngthì xu hướng hiện nay là sản xuất bao bì sẽ dịch chuyển sang sản xuất ở những nước cóchi phí thấp hơn và Việt Nam là một trong những nước có chi phí thấp đó

Bao bì được dùng chủ yếu :

- Bao gói thực phẩm, đồ uống, thuốc lá chiếm ( 30 -50)%

- Điện - Điện tử 5-20%

- Hóa dược phẩm 5 -10 %

Với những thuận lợi như trên, Công ty Thủ Đô JSC đã mở rộng lĩnh vực kinhdoanh sang sản xuất bao bì và chính thức đi vào hoạt động sản xuất ngày 26/02/2008.Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy Phan Thế Vinh, trong đợt thực tập tốt nghiệptôi đã được làm việc tại Công ty, trong quá trình làm việc tôi đã tìm hiều và áp dụngnhững kiến thức đã học vào công việc như Lập kế hoạch và điều độ sản xuất, Công tácquản lý vật tư, quản lý chất lượng…Theo những số liệu tôi thu thập được thì công tácquản lý chất lượng tại công ty đã không được chú ý xứng với tầm quan trọng, do đó tôi

đã quyết định chọn tên đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình “ Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô “.

Do thời gian hạn chế nên bài báo cáo của tôi trình bày dưới dạng đồ án tốtnghiệp không tránh khỏi có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đánhgiá của thầy cô và các bạn

Tôi xinh chân thành cảm ơn công ty THU DO JSC và cảm ơn thầy Phan thếVinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này !

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

Nghiêm Văn Tính

Trang 5

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SẢN PHẨM :

1 Khái niệm về sản phẩm :

Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, của văn hoá – xãhội và từ thực tế cạnh tranh của thị trường, con người dần dần thay đổi nhận thức về sảnphẩm, Ngày nay, sản phẩm không chỉ là những sản vật thuần vật chất mà nó còn baogồm cả những sản phẩm phi vật chất ( dịch vụ )

Theo TCVN 5814 – 1994 : ‘ Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các

quá trình tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan đến nhau để biến đầu vào thành đầu ra ‘

2 Các thuộc tính của sản phẩm :

Thuộc tính biểu thị một đặc điểm nào đó của sản phẩm, mỗi một sản phẩm lại

có nhiều thuộc tính khác nhau Ta có thể phân thuộc tính của sản phẩm thành 3 nhóm,

đó là :

2.1 Thuộc tính mục đích :

Thuộc tính mục đích quyết định khả năng thoả mãn một nhu cầu xác định phùhợp với công dụng chính của sản phẩm, người ta chia thuộc tính mục đích thành ba loại: Thuộc tính cơ bản, thuộc tính bổ sung, và thuộc tính cụ thể hoá

Trang 6

AN TOÀN

Biểu thị tính an toàn khi sử dụng sản phẩm

Trang 7

2.3 Thuộc tính kinh tế - kỹ thuật :

Thuộc tính này gồm các thuộc tính về chi phí lao động xã hội và các thuộc tínhbiểu thị mức độ thoả mãn một nhu cầu xác định của sản phẩm Các thuộc tính này thểhiện qua các giai đoạn : thiết kế, sản xuất và lưu thông, sử dụng

Hình 1.3 : thuộc tính hạn chế

II KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM :

1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm :

Chất lượng sản phẩm đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều người, nhiềungành và nó là một phạm trù rất phức tạp Đã có nhiều định nghĩa về chất lượng đượcnêu ra nhưng chúng đều có những đặc điểm giống nhau đó là :

- Chất lượng sản phẩm được hình thành qua quá trình nghiên cứu triển khai

và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình sản xuất và duy trì trong quá trình

- Chi phí sản xuất

LƯU THÔNG

- Tính thíchnghi, vận chuyển, bốc xếp…

- Bao gói, bảo quản…

- Chi phí thiết kế

SỬ DỤNG

- Hiệu suất (độ tin cậy, tính thẩm mỹ…)

- Tuổi thọ

- Chi phí sử dụng

Trang 8

+ Theo Edwarrds Deming : “ Chất lượng là thoả mãn nhu cầu của khách hàng “.+ J.M.Juran : “ Chất lượng là thích hợp để sử dụng “.

+ Theo Philip Crosby : “ Chất lượng là làm đúng theo yêu cầu “

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000 : 2000 :

“Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”

2 Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế thị trường :

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, tính cạnh tranh ngày càng trở lên khốcliệt, khách hàng không những đòi hỏi sản phẩm có giá rẻ mà còn phải có chất lượngcao Đồng thời nhu cầu của họ thay đổi liên tục và những yêu cầu về sản phẩm của họngày càng khắt khe hơn Do đó chất lượng là một trong những yếu tố quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có sản phẩm đạt chất lượngtốt thì đồng nghĩa với việc là họ chiếm được cảm tình của khách hàng, sản phẩm sẽ bánđược nhiều hơn và điều này có nghĩa là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đượctăng lên Doanh nghiệp nào có sản phẩm mà chất lượng thấp thì hàng hoá sẽ không bánđược nhiều, như vậy là doanh thu và lợi nhuận của họ bị giảm đi, nếu không tiến hànhcải tiến chất lượng thì về lâu dài doanh nghiệp khócó thể tồn tại và đứng vững trên thịtrường

3 Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm :

Là sự miêu tả định lượng các thuộc tính tham gia vào việc cấu thành lên chấtlượng của sản phẩm Vì vậy thông qua việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu chất lượng ta

có thể lượng hoá được chất lượng chung của sản phẩm hay một quá trình Ta có thểthấy rõ hơn thuộc tính, các chỉ tiêu sản phẩm và chất lượng sản phẩm qua sơ đồ :

Trang 9

Hình 1.4 : Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.

Đối với các sản phẩm là bao bì giấy thì trong các chỉ tiêu trên, người tiêu dùngđặc biệt quan tâm tới các chỉ tiêu thẩm mỹ, an toàn

- Chỉ tiêu thẩm mỹ : Đo lường mức độ mỹ quan, mức độ khoái cảm của ngườitiêu dùng

- Chỉ tiêu an toàn : Đánh giá mức độ vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Sản xuất

8 9

Sản xuất

Tiêu dùng

Thiết kế sản phẩm

Nghiên cứu thị trường

Triển khai

Dự đoán nhu cầu

về chất lượng

Trang 10

Hình 1.5 : Chu trình hình thành chất lượng sản phẩm

1 Nghiên cứu thị trường : Đó là việc tìm hiểu yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm, sự

phát triển của khoa học kỹ thuật, số lượng có thể được tiêu thụ…

2 Thiết kế sản phẩm : Từ việc xác định được nhu cầu của thị trường thì phòng kỹ thuật

sẽ tiến hành thiết kế sản phẩm theo những yêu cầu đó bằng một chuỗi các bước thựchiện

3 Triển khai : Dây chuyền công nghệ, sản xuất thử, đầu tư xây dựng cơ bản, dự toán

chi phí sản xuất, giá bán…

4 Sản xuất : Sản xuất hàng loạt.

5,6, Kiểm tra chất lượng sản phẩm : Đó là việc kiểm tra sản phẩm sản xuất ra có đúng

như đã thiết kế không, ngoài ra còn cải tiến biện pháp để chất lượng sản phẩm ngàycàng được nâng cao

7 Bao gói, nhãn mác : Sản phẩm sau khi được sản xuất xong sẽ được bao gói và dán

nhãn mác để đưa vào lưu kho và giao cho khách hàng

8 Vận chuyển, dự trữ, bảo quản : Tổ chức vận chuyển, dự trữ và bảo quản các sản

phẩm đến tay người tiêu dùng hay đến các kho địa phương để chờ tiêu thụ

9 Bán hàng : Tổ chức bán hàng tới tay người tiêu dùng cuối cùng, hướng dẫn sử dụng

hàng…

10 Dịch vụ bảo hành : Đây là công việc sau bán hàng, trong quá trình sử dụng sản

phẩm nếu có lỗi xảy ra thì khách hàng sẽ được nhà sản xuất sửa chữa miễn phí trongmột khoảng thời gian nhất định do nhà sản xuất quy định

Trang 11

11 Trưng cầu ý kiến khách hàng : Đó là việc hỏi khách hàng về các chỉ tiêu như mẫu

mã, chất lượng, kích thước…để tiến hành lập phương án cho lần sau

12 Dự đoán nhu cầu về chất lượng : Tiến hành điều tra về nhu cầu mong muốn của

khách hàng với sản phẩm, để cải tiến sản phẩm cho phù hợp với mong muốn của kháchhàng

5 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm :

Chất lượng sản phẩm là kết quả của một quá trình sản xuất ra sản phẩm từnguyên vật liệu với các thành tựu của công nghệ máy móc và sự sáng tạo của conngười thể hiện từ khâu thiết kế, sản xuất, kiểm tra…đến thành phẩm, chính vì vậy chấtlượng của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố

- Yếu tố vĩ mô : Là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng

khá lớn Các yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của sản phẩm

- Yếu tố vi mô : Đó là những yếu tố bên trong doanh nghiệp, đây là những yếu tố

chính quyết định đến chất lượng của sản phẩm

Chất lượng sản phẩm

Nhu cầu của nền

* Chu kỳ công nghệ của sản phẩm rút ngắn.

* Công nghệ sản xuất ngày càng phong phú.

Phong tục tập quán thói quen tiêu dùng

* Các nước khác nhau thì thói quen tiêu dùng khác nhau.

* Quan niệm về CLSP khác nhau.

Hiệu lực cơ chế quản lý

* Chính sách ổn định sản xuất.

* Chính sách thuế, đầu tư vốn

* Hướng dẫn tiêu dùng.

* Cách bố trí sắp xếp, sử dụng thiết bị

* Tình trạng thiết bị…

Phương thức tổ chức quản lý

* Cách thức tổ chức lao động, sản xuất, kiểm tra, dự trữ, tiêu thụ…

Trang 12

Hình 1.6 : Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm

- Yếu tố con người : Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng

sản phẩm, nhóm yếu tố này bao gồm : Ban lãnh đạo, cán bộ và công nhân toàn công t,

để sản phẩm đạt chất lượng thì toàn bộ nhân viên trong toàn công ty phải được đào tạo,bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề, mọi người phải đặt lợi ích của mình trong lợiích của công ty và mọi người phải định hướng vào mục tiêu đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng và thị trường

- Yếu tố nguyên vật liệu : Đây yếu tố đầu vào quyết định đến chất lượng snả

phẩm Muốn có sản phẩm đạt chất lượng thì trước tiên nguyên vật liệu để chế tạo sảnphẩm phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, số lượng cung cấp, đảm bảo giao nhận đúng

kỳ hạn để giúp doanh nghiệp chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kếhoạch chất lượng

- Yếu tố máy móc thiết bị : Đây cũng là yếu tố có tính chất quyết định đến chất

lượng của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và đa dạng hóa chủng loại của sản phẩm.Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng công nghệtiên tiến và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng

- Phương thức tổ chức quản lý : Đây cũng là yếu tố có tác động không nhỏ đến

việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì nếu nguyên vật liệu, kỹ thuật công nghệ, thiết bịhiện đại nhưng doanh nghiệp không biết tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, tổ chứckiểm tra chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển, dự trữ, bảo quản, tổ chứcsửa chữa, bảo dưỡng… thì cũng không đảm bảo nâng cao được chất lượng sản phẩm

III KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN

PHẨM :

Trang 13

1 Khái niệm về quản lý chất lượng :

Theo TCVN 5814-1994 : ‘ Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt độngc ủachức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm vàthực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chấtlượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng’

Theo TCVN – ISO 9000 : 2000 : ‘ Quản lý chất lượng là các hoạt động có phốihợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng ‘

Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng Quản lý chất lượng không phải làyếu tố ngẫu nhiên hay khách quan mà đây là yếu tố chủ quan của người quản lý

2 Các chức năng của quản lý chất lượng :

2.1 Hoạch định chất lượng : Là việc xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực

và biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu của chất lượng

Nhiệm vụ :

- Định hướng phát triển chất lượng chung cho toàn công ty theo một hướngthống nhất

-Giúp công ty thâm nhập và mở rộng thị trường

- Tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Khai thác, sử dụng các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn một cách có hiệuquả

2.2 Kiểm soát chất lượng : Là quá trình điều khiển các hoạt động nhằm đảm bảo chất

lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu đã đặt ra

Kiểm soát chất lượng bao gồm những kỹ thuật vận hành, những hành động tậptrung vào quá trình theo dõi, quá trình làm giảm thiểu, loại bỏ những nguyên nhân gâylỗi, sự không thích hợp hay không thoả mãn chất lượng tại các công đoạn để đạt đượcmục tiêu

Kiểm soát chất lượng được thực hiện cả trước, trong và sau quá trình sản xuất.Nhiệm vụ :

- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu

- Đánh giá hoạt động thực hiện chất lượng của doanh nghiệp

- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch

- Tiến hành những biện pháp để khắc phục những sai lệch ( nếu có)

Trang 14

2.3 Đảm bảo chất lượng : Là việc gây dựng lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ

được thực hiện

Đảm bảo chất lượng nhằm cam đoan với khách hàng về chất lượng của sản phẩmnhư công ty đã cam kết, có như vậy thì họ sẽ yên tâm khi mua và sử dụng sản phẩm và

để đạt được điều này thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau :

- Tiếp cận ngay từ ban đầu với khách hàng và nắm rõ các yêu cầu về sản phẩmcủa khách hàng

- Mọi thành viên trong doanh nghiệp cần phải tham gia và phối hợp một cáchnhịp nhàng và thống nhất với nhau nhằm đảm bảo việc thực hiện đảm bảochất lượng trong quá trình sản xuất

- Mọi bộ phận trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc đảm bảochất lượng của sản phẩm

2.4 Cải tiến chất lượng : Là việc nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.

Cải tiến chất lượng là toàn bộ hoạt động nhằm đưa chất lượng sản phẩm lên mứccao hơn, mục đích để giảm dần khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng

và thực tế chất lượng đạt được nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn

3 Các phương pháp quản lý chất lượng :

Hiện nay, tuỳ thuộc vào điều kiện và hoành cảnh của mình mà mỗi doanh nghiệplựa chọn một phương pháp quản lý chất lượng phù hợp Dưới đây là một số phươngpháp quản lý chất lượng

3.1.Phương pháp kiểm tra chất lượng - Sự phù hợp ( Quality Control – Conformance )

Phương pháp này tập trung vào thực hiện kiểm tra tại khâu cuối cùng của chutrình gia công sản phẩm Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn đã được thiết

kế hay các quy ước của hợp đồng mà bộ phận KCS đã tiến hành kiểm tra chất lượngnhằm ngăn chặn các sản phẩm hư hỏng và phân loại sản phẩm theo các mức chất lượng

Do vậy, khi muốn nâng cao chất lượng sản phẩm người ta cho rằng chỉ cần nâng caocác chỉ tiêu kỹ thuật bằng cách tăng cường công tác kiểm tra Cách kiểm tra này thì chấtlượng được đẩy về cho nhân viên kiểm tra chất lượng nên đã không khai thác được tiềmnăng sáng tạo của từng cá nhân trong đơn vị để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm,hơn nữa việc kiểm tra gây rất nhiều tốn kém trong khi đó chỉ loại bỏ được phế phẩm mà

Trang 15

sao lãng việc loại trừ lỗi Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số tác dụng nhấtđịnh nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính thực thể so với quy định.

3.2 Phương pháp kiểm tra chất lượng toàn diện ( Total Quality Control )

Phương pháp này đã có sự thay đổi cách tiếp cận về quản lý chất lượng Đây làviệc kiểm soát một hệ thống nhằm đạt được mức chất lượng dự định Ý nghĩa ‘ toàndiện ’ trong TQC là :

- Không chỉ có chất lượng mà cả các thông số khác kể cả chi phí, giao hàng, antoàn…

- Không chỉ có các phân xưởng trực tiếp sản xuất mà cả các bộ phận khác kể

cả nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, hành chính, tổ chức…

Như vậy, so với phương pháp trước thì phương pháp này có ưu điểm là việckiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối Tuy nhiên,trong phương pháp này việc kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn quy định lại được phâncông cho bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm nằm ngoài dây chuyền sản xuấtnên cũng không có tác dụng tích cực đối với hoạt động của hệ thống chất lượng sảnphẩm và thường gây quan hệ căng thẳng giữa bộ phận trực tiếp sản xuất với bộ phậnkiểm tra

3.3 Phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ ( Total Quality Management ) :

Để khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên, người ta đã phát triển vàđưa ra một số phương pháp tiến bộ hơn trên cơ sở : Chất lượng không phải chỉ là côngviệc của một số ít người quản lý mà còn là nhiệm vụ, vinh dự của mọi người trongdoanh nghiệp, chất lượng sản phẩm muốn được nâng cao phải luôn quan hệ mật thiếtvới việc sử dụng tối ưu yếu tố con người và mọi lĩnh vực của doanh nghiệp Đó làbước phát triển mới của quản lý chất lượng mang lại hiệu quả cao so với việc đơn thuần

sử dụng hệ thống KCS

Ngày nay, theo TCVN 5814- 1994 Quản lý chất lượng đồng bộ được định nghĩanhư sau : “ Cách quản lý của một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham giacủa tất cả các thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoảmãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội ”

Muốn Quản lý chất lượng đồng bộ đạt hiệu quả cao thì mọi thành viên cần phảiđổi mới nhận thức như sau :

HƯỚNG VÀO NGƯỜI TIÊU DÙNG CHỨ KHÔNG PHẢI NGƯỜI SX

Hoàn thiện và không ngừng cải tiến chất lượng → thoả mãn mong ước của người tiêu dùng chứ không phải đạt được một chỉ tiêu nào đó đã đề ra từ trước

QUẢN LÝ DỰA TRÊN TINH THẦN NHÂN VĂNĐộng viên, khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên, coi trọng con người, đào tạo, bồi dưỡng con người…

ĐẢM BẢO THÔNG TIN CHÍNH XÁC VÀ ÁP DỤNG PP THỐNG KÊ

Thu thập số liệu, sử dụng các công cụ…→ đánh giá tìm nguyên nhân sai sót và giải quyết vấn đề

QUÁ TRÌNH SAU LÀ KHÁCH HÀNG CỦA QUÁ TRÌNH TRƯỚC

CHẤT LƯỢNG LÀ SỐ MỘT, LÀ HÀNG ĐẦUĐịnh hướng vào chất lượng → chiếm được lòng tin của khách hàng → sản

phẩm tiêu thụ mạnh → thu được lợi nhuận

Trang 16

4 Quản lý chất lượng qua các giai đoạn :

Chất lượng sản phẩm được hình thành qua nhiều giai đoạn, gồm nhiều quá trìnhkết hợp chặt chẽ lại với nhau, từ đầu cho đến cuối quy trình gia công sản phẩm Để cónhững biện pháp quản lý hữu hiệu ta sẽ nghiên cứu bốn giai đoạn chính :

 Giai đoạn trước sản xuất : Giai đoạn này bao gồm những việc như :

- Chất lượng marketing

- Chất lượng trong thiết kế và chuẩn bị công nghệ

- Chất lượng trong công tác chuẩn bị sản xuất

 Giai đoạn trong sản xuất ( sản xuất hàng loạt ) :

- Chất lượng nguyên vật liệu

- Chất lượng lao động

- Chất lượng trang thiết bị - dụng cụ…

 Giai đoạn lưu thông ( Bán hàng ) :

- Chất lượng trong quá trình bảo quản, dự trữ

- Chất lượng vận chuyển bốc xếp

- Chất lượng dịch vụ…

 Giai đoạn sử dụng ( Tiêu dùng ) :

Trang 17

- Chất lượng trong bảo dưỡng, bảo hành, các chi phí phụ tùng kèm theo.

- Chất lượng dịch vụ hướng dẫn sử dụng

Hiện nay, Công ty bao bì Thủ Đô sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, nên khiđặt hàng thì khách hàng đã thiết kế sẵn mẫu và các chỉ tiêu chất lượng khác do đó mà

công ty ít phải quan tâm tới giai đoạn trước sản xuất Đồng thời khi sản phẩm đã được

sản xuất xong thì một phần là khách hàng đến lấy ngay tại công ty, còn số khác thì công

ty phải giao ngay sau khi sản xuất xong do đó là công ty cũng không cần quan tâm tới

giai đoạn lưu thông Bao bì là sản phẩm đơn giản, không cần bảo dưỡng bảo hành do

đó mà giai đoạn sử dụng cũng không cần quan tâm đến Do vậy, trong bốn giai đoạnnêu ở trên thì giai đoạn trong sản xuất là quan trọng nhất đối với công ty sản xuất bao bìThủ Đô Tôi sẽ tập trung nghiên cứu kỹ quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất này

Quản lý chất lượng trong giai đoạn sản xuất :

Mục đích của quản lý quá trình sản xuất không phải là loại bỏ những sản phẩmhỏng hay kém chất lượng, mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm này xuất hiệntrong quá trình sản xuất Mặt khác, việc ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượngkhông chỉ dựa vào bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoặc xem phương pháp kiểmtra chất lượng là phương pháp chủ yếu để lọc những phế phẩm…Do đó mà chúng tacần phải quản lý ngay từ khâu đầu tiên của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.Trong sản xuất doanh nghiệp cần phải tìm cách phát hiện ngay những sai sót trong mọisản phẩm, gia công, chế biến…Ngoài ra, cần phải nhận thức đúng đắn nâng cao chấtlượng sản phẩm, quản lý quá trình sản xuất không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản

lý mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong công ty

Mục đích của việc quản lý quá trình sản xuất :

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm được hình thành ở mức cao nhất, thoả mãn yêucầu thị trường ở mức độ thích hợp nhất

- Đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp nhất

- Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất

- Đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông, kinh doanhhoặc chất lượng chỉ biến đổi ở mức thấp nhất

Để thực hiện tốt các mục đích nói trên thì nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là

- Đảm bảo cung cấp đúng số lượng, chất lượng về nguyên liệu, năng lượng,thiết bị, công cụ và dụng cụ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp

- Đảm bảo cho mọi trang thiết bị, máy móc, dụng cụ đo, kiểm tra trước khi sửdụng phải được kiểm tra sai số và độ chính xác Mọi thiết bị cần phải đượcbảo dưỡng, bảo trì để kéo dài tuổi thọ và duy trì độ chính xác cần thiết củachúng

Trang 18

- Đảm bảo đủ các tài liệu cần thiết cho đảm bảo chất lượng trong sản xuất nhất

là các tiêu chuẩn chất lượng, quy định kỹ thuật, bản vẽ các chỉ dẫn, hướngdẫn, các thủ tục, quy trình liên quan đến sản xuất, đo lường, thử nghiệm,kiểm tra các công việc…cũng những thông tin kịp thời về các sửa đổi, bổsung và huỷ bỏ

- Tổ chức lao động hợp lý, để mọi thành viên ý thức được trách nhiệm, tựmình sáng tạo và tự mình kiểm tra chất lượng

- Tổ chức các nhóm chất lượng để trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các trụctrặc kỹ thuật trong sản xuất

- Thực hiện các chế độ kiểm tra hoặc thử nghiệm trên từng nguyên công, chitiết, máy móc, dụng cụ, chất lượng lao động, sản phẩm…

- Tiến hành các hoạt động khắc phục khi phát hiện thấy các thiết bị đo lườngthử nghiệm có những sai lệch vượt giới hạn cho phép

5 Các công cụ quản lý chất lượng :

5.1 Phiếu kiểm tra :

Là biểu mẫu được thiết kế để ghi nhận dữ liệu thu thập được về kết quả của cáchoạt động hoặc quá trình lặp đi lặp lại

Tác dụng của phiếu kiểm tra :

- Cơ sở để phân thích và nhận biết các sai hỏng giúp cho việc vẽ các biểu đồthích hợp

- Xác định xu hướng vận động của các yếu tố sai hỏng hoặc các nguyên nhângây ra vấn đề

5.2 Biểu đồ Pareto : Là biểu đồ dạng cột phản ánh nguyên nhân gây ra vấn đề được sắp

xếp theo mức độ tác động của các nguyên nhân đến vấn đề

Tác dụng của biểu đồ Pareto :

- Có thể dùng để thu hẹp vấn đề lại

- Cho thấy sự đóng góp của mỗi cá thể tới hiệu quả

- Giúp phát hiện cá thể quan trọng nhất

- Xếp hạng những cơ hội cải tiến

5.3 Biểu đồ tương quan : Là biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa hai đại lượng trong mối

quan hệ tương quan giữa các chuỗi giá trị của chúng,

Tác dụng của biểu đồ tương quan :

Trang 19

- Xác định mối quan hệ giữa hai đại lượng.

5.4 Lưu đồ : Là biểu đồ tiến trình biểu diễn các hành động của quá trình được sắp xếp

theo một tiến trình logic và thể hiện dưới dạng sơ đồ

Tác dụng :

- Hiểu rõ quá trình

- Xác định công việc cần cải tiến

- Xác định vị trí của mỗi người

- Góp phần xây dựng lưu đồ mới tốt hơn

- Giúp cho việc huấn luyện, đào tạo và nâng cao tay nghề

5.5 Biểu đồ nhân quả : Là công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ

giữa một kết quả với các nguyên nhân chính và nguyên nhân tiềm tàng, nguyên nhânphụ và trình bày giống như một xương cá

Tác dụng :

- Liệt kê và phân tích cac mối quan hệ nhân quả, đặc biệt những nguyên nhânlàm quá trình quản trị biến động

- Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự cần xử lý nhằm duy trì

sự ổn định của quá trình, cải tiến quá trình

- Nâng cao sự hiểu biết của tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên

5.6 Biểu đồ kiểm soát : Là biểu đồ hoạt động với những mức giới hạn trên và giới hạn

dưới được xác định bằng thống kê, được vẽ ở hai phía của mức trung bình

Tác dụng :

- Cho thấy sự biến động của quá trình sản xuất trong suốt một chu kỳ

- Dùng để phân tích các quá trình

- Dùng để quản lý các quá trình

5.7 Biểu đồ cột : Biểu diễn bằng đồ thị mật độ phân phối nhờ các cột được chia ra

thành nhiều khoảng nhỏ nên dạng biểu đồ này sẽ thể hiện trạng thái chất lượng của lôsản phẩm được kiểm định

Tác dụng :

- Trình bày kiểu biến động và hiểu rõ trạng thái chất lượng trong lô

- Thông tin trực quan về cách thức diễn biến của quá trình

- Kiểm tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu vào, kiểm soát quá trình,phát hiện sai sót

Trang 20

IV CHI PHÍ CHO CHẤT LƯỢNG :

Chi phí cho chất lượng cũng giống như các chi phí khác ở chỗ chúng cũng có thểđược dự toán, đo lường và phân tích được

2 Thành phần chi phí cho chất lượng :

2.1 Chi phí kiểm soát :

 Chi phí phòng ngừa : Là những chi phí nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các saihỏng Đây là những chi phí để làm đúng ngay từ đầu Chi phí này được đưa vào

kế hoạch và doanh nghiệp phải gánh chịu trước khi đi vào sản xuất

Chi phí cho phòng ngừa bao gồm những loại chi phí sau :

- Chi phí cho việc xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống quản lý chấtlượng của doanh nghiệp

- Chi phí để xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống quản lý chất lượng củadoanh nghiệp

- Chi phí đầu tư thiết bị kiểm tra

- Chi phí đào tạo có liên quan đến chất lượng

- Đánh giá nhà cung cấp

 Chi phí đánh giá : Là những chi phí chi việc kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu cácsản phẩm để đảm bảo là phù hợp với các đặc thù kỹ thuật

Bao gồm những chi phí sau :

- Chi phí kiểm tra, thu nhận, thử nghiệm các vật liệu nhập về, việc chuẩn bịsản xuất, các sản phẩm loạt đầu, các quá trình vận hành, các sản phẩm trunggian và các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng…

Trang 21

- Chi phí cho việc nhận định, thẩm tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượngcủa nhà cung cấp.

- Chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dùng để kiểm tra

2.2 Chi phí sai hỏng :

 Chi phí sai hỏng bên trong : Chi phí này nảy sinh khi sản phẩm có khuyết tậtnhưng được phát hiện trước khi giao sản phẩm cho khách hàng Chi phí này baogồm :

- Lãng phí : Do tiến hành làm những việc không cần thiết, do nhầm lẫn, tổchức kém, chọn vật liệu sai…

- Tổn thất do phế phẩm không dùng hoặc bán được

- Chi phí cho gia công, sửa chữa lại, các sản phẩm có khuyết tật để đáp ứngyêu cầu chất lượng

- Chi phí cho việc kiểm tra lại sản phẩm sau khi đã sửa chữa

- Tổn thất do sản phẩm còn dùng được nhưng không đạt quy cách hoặc có thểbán với giá thấp

- Chi phí cho việc phân tích nguyên nhân gây sai hỏng và tìm biện pháp xử lý

 Chi phí sai hỏng bên ngoài : Chi phí phát sinh do các sản phẩm không đủ tiêuchuẩn chất lượng đã tới tay của khách hàng Bao gồm những chi phí :

- Chi phí để xử lý, sửa chữa những sản phẩm bị trả lại hoặc còn lại trong khocủa doanh nghiệp

- Chi phí bảo hành miễn phí

- Chi phí để giải quyết những khiếu nại của khách hàng

- Chi phí thu hồi sản phẩm

V MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SẢN

PHẨM :

1 Phương pháp Kaizen :

1.1 Khái niệm :

Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm

cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình

Trang 22

1.2 Các bước thực hiện Kaizen

• Bước 1: Lựa chọn chủ đề

• Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu

• Bước 3: Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ

• Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu

• Bước 5: Thực hiện biện pháp

• Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp

• Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn

• Bước 8: Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo

1.3 Các công cụ của Kaizen

• Các hệ thống chỉ dẫn (Suggestion Systems);

• Các chu kỳ kiểm soát chất lượng (Quality Control Circles);

• Quản lý định hướng quá trình (Proccess Oriented Management);

• Quản lý hữu hình (Visible Management);

• Quản lý chéo các chức năng (Cross-functional Management);

• Quản lý JIT (Just-in-time Management);

• Chu kỳ PDCA (The PDCA Circle);…

1.4 Lợi ích của việc áp dụng KAIZEN

• Giảm các lãng phí

• Tăng năng suất lao động

• Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến

• Tạo tinh thân làm việc tập thể, đoàn kết

• Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí

Xây dựng nền văn hoá công ty

Trang 23

+ Shitsuke : Sẳn sang

2.3 Mục tiêu của chương trình 5S

+ xây dựng ý thức cải tiến Kaizan cho mọi người tại nơi làm việc

+ xây dựng tinh thần đồng đội của mọi người thông qua chương trình 5S

+ phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua cáchoạt động thực tế

+ xây dựng cơ sở để giới thiệu các kỹ thuật cải tiến

3 Phương pháp 6 Sigma :

3.1 Khái niệm.

Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằmgiảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gâylỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong cácquy trình kinh doanh

3.2 Các cấp độ trong 6 sigma:

3.3

Những lợi ích từ chương trình 6 sigma:

• Chi phí sản xuất giảm

• Chi phí quản lý giảm

• Sự hài lòng của khách hàng tăng/

• Thời gian chu trình giảm

Trang 24

*Bước 2 : Measure -:Đo lường

Đây là giai đoạn đánh giá trên cơ sỏ lượng hóa năng lực hoạt động của quá trình.Trên cơ sở thu thập và phân tích các dữ liệu hoạt động, chúng ta sẽ đánh giá đượcnăng lực của tổ chức như thế nào hay nói cách khác biết được tổ chức ở mức độnào của Sigma

*Bước 3 .Analyse -Phân tích

Đây là bước đánh giá các nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình, tìm ra cáckhu vực trọng yếu để cải tiến

* Bước 4 : Improve – Cải tiến

Bước cải tiến nhằm tập trung phát triển các ý tưởng thành giải pháp nhằmloại bỏ biến động chủ yếu tại các khu vực trọng yếu ( đã được xác định ở bước 3)

và căn nguyên của biến động này

*Bước 5 Control –Kiểm soát

Mục tiêu của bước cải tiến là thiết lập các thông số qui trình chuẩn để duy trìkết quả

4 Quản lý chất lượng toàn diện :

Khái niệm: Theo ISO 8402: 1994 (TCVN 5814: 1994): “TQM là cách quản lý một

tổ chức (một doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng dựa vào s tham gia của tất cảcác thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãnkhách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức và cho xã hội”

Các nguyên tắc cơ bản của TQM:

TQM là hệ thống quản lý mang tính toàn diện Các nguyên tắc mà TQMđưa ra bao gồm:

* Lãnh đạo cấp cao phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượngtrong tổ chức, doanh nghiệp

Trang 25

* Nguyên tắc coi trọng con người: Con người luôn luôn là yếu tố trungtâm của mọi quá trình hoạt động Con người là yếu tố để liên tục cải tiến chấtlượng do vạy muốn nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng thì phảicoi nhân tố con người là yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động này

* Liên tục cải tiến bằng việc áp dụng vòng tròn Deming (PDCA)

Để đạt được hiệu quả và liên tục được cải tiến thì tổ chức có thể thực hiệncông việc của mình theo vòng tròn PDCA

Trang 26

CHƯƠNG II : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp :

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XD PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ.

INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY.

Tên viết tắt : THU DO JSC.

Trụ sở chính : A5 ngõ 61, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận CầuGiấy, TP Hà Nội

Điện thoại : 04.5568721 Fax : 04.5568718

Địa chỉ nhà máy : Lô 16 – Khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – VĩnhPhúc

Trang 27

Điện thoại : 0211.550508 Fax : 0211.550507.

Tài khoản số : 4501000163286 Mở tại ngân hàng : Đầu tư và phát triển VN –Chi nhánh Hà Tây

Giấy phép kinh doanh số 0103000539 Do sở kế hoạch và đầu tư cấp

- Đăng ký thay đổi lần hai: 31/07/2007

- Nhà máy đi vào sản xuất: 26/02/2008

-3.Quy mô hiện tại của doanh nghiệp: Là doanh nghiệp nhỏ, gồm 1 dây truyền sản

xuất và trên 70 cán bộ công nhân viên

II.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP :

1.Ngành nghề kinh doanh :

- In OFFSET cao cấp và sản xuất các loại bao bì cao cấp

- Thiết kế, chế bản mẫu in và mẫu bao bì

- XNK máy móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất bao bì

- Tư vấn đào tạo Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực SX, in ấn bao bì

- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng

Trang 28

-Các loại bao bì đựng thuốc, bánh, kẹo như : Thuốc ho Bổ Phế, thuốc ho PH,bánh đậu xanh Hải Dương, bánh ngọt Custard, bánh Asean…

Trang 29

III.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ HÀNG HOÁ - DỊCH VỤ CHỦ YẾU :

1.Quy trình công nghệ sản xuất :

Hình2.1 :Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Phiếu sản xuất

Chế bản (1)

k.tra film Bình bản Phơi bản Hiện bản

Kiểm tra chế bản và NVL

In (2)

Xén giấy (7) Cắt định hình (6)

Keo bồi Nhũ cuộn, keo bóng

Nhũ

Giấy kraft, Keo bồi

Keo bồi

Đạt Đạt

Không đạt

Trang 30

2.Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ :

Phơi bản Diazo

Hiện bản

Kiểm tra bản

Bản in

Trang 31

Hình 2.2 : Sơ đồ công nghệ trong tổ Chế bản

- Thiết kế mẫu và đồ hoạ : Người thiết kế sẽ sử dụng đồ hoạ để thiết kế các sản

phẩm theo yêu cầu của khách hàng, sau đó phải điều chỉnh lại tông và màu sắc cho phùhợp với yêu cầu in

- Kiểm tra film : Khi nhận được lệnh sản xuất thì phải kiểm tra kĩ các thông số

như kích thước, nội dung…Nếu có sự sai khác thì phải báo lại ngay cho phòng kĩ thuật

- Bình bản : Dùng cồn lau sạch đế bình, chồng khớp các màu chính xác.

- Phơi bản : Kiểm tra bản Diazo, sau đó lau sạch kính máy phơi, nâng kính máy

phơi, đặt bản lên máy phơi, đặt film trên bề mặt bản, cân 2 bên, để cho thuốc film phảitiếp xúc với bề mặt bản Diazo

- Hiện bản : Sau khi phơi xong tiến hành lấy bản ra sau đó thực hiện quá trình

hiện trên máy hiện bản, dung dịch thực hiện là NaOH, trong 30s

- Kiểm tra bản in :

+ Kiểm tra lại bản, xoá các chi tiết không cần thiết như dấu mầu…

+ Kiểm tra xong thì bản phải được úp mặt vào trong, tránh ánh sáng

2.2 In :

- Chuẩn bị nguyên liệu như giấy, mực, mẫu in, bản market in

- Chuẩn bị máy : Máy phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi hàng mới

- In thử 6 tờ để kiểm tra mầu sắc cũng như để cho khách hàng duyệt hoặc phòng

Trang 32

- Cáng láng :

+ Kiểm tra tờ in, tờ phôi và kích thước

+ Kiểm tra màng bóng và keo cho phù hợp với kích thước tờ in

2.5 Bồi :

- Chuẩn bị keo và pha chế keo,kiểm tra độ dày của nguyên liệu bồi, điều chỉnh

áp lực lấy tay kê sản phẩm

- Thường xuyên theo dõi chất lượng sản phẩm, cư 10 tờ kiểm tra độ dính củakeo,tay kê, độ cong vênh, bề mặt trước, bề mặt sau của sản phẩm một lần

2.6.Xén định hình :

- Kiểm tra giấy đúng kích thước, định lượng, xuất xứ

- Xén thử 1 đến 2 tờ sau đó hiệu chỉnh lại kích thước, vuông góc

- Khi xén phải lót từ 3 đến 5 tờ lên trên để đảm bảo bề mặt được thẳng

- Kiểm tra tờ in và khuôn bế, và kích thước của sản phẩm

- Bế thử 1 hoặc 2 sản phẩm để kiểm tra đường dao cắt ngọt, đường hằn rõ nétphù hợp với độ dày mỏng của giấy

2.9.Dán : - Pha keo, lấy loại keo phù hợp với từng loại hàng Sau đó lấy cỡ, hiệu chỉnh

máy cho phù hợp với sản phẩm

- Tiến hành dán tử 1 đến 2 hộp, kiểm tra độ vuông của hộp, đường dán, bề mặt

cả trong lẫn ngoài của sản phẩm

Trang 33

IV HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT :

1 Hình thức tổ chức sản xuất :

- Tổ chức sản xuất chuyên môn hoá công nghệ theo bộ phận sản xuất chính :

+ Bộ phận xén giấy : Xén giấy cuộn và giấy tấm

+ Bộ phận In : Tiến hành in để phục vụ cho công đoạn tiếp theo

+ Bộ phận làm bóng : Tiến hành làm bóng tờ in

+ Bộ phận bồi : Dán giấy duplex đã in và giấy sóng kraf

+ Bộ phận bế : Tiến hành bế bán thành phẩm sau khi in hoặc bồi

+ Bộ phận dán : Tiến hành dán máy hoặc dán tay các bán thành phẩm

2.Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp :

- Bộ phận sản xuất chính : Xén giấy, in, làm bóng, bồi, bế, dán

- Bộ phận sản xuất phụ : Chế bản, tạo giấy sóng, chế tạo khuôn

+ Chế bản : Tạo ra các bản in phục vụ cho Xưởng In

+ Chế tạo khuôn : Tạo ra khuôn phục vụ tổ Bế bán tự động và tự động

+ Tạo giấy sóng : Giấy sóng phục vụ cho Tổ Bồi

- Bộ phận phục vụ :

+ Tổ sửa chữa cơ điện : Sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố

+ Tổ Nhà bếp : Cung cấp bữa ăn trưa cho cán bộ công nhân viên

+ Tổ vệ sinh : Lau dọn văn phòng và vệ sinh dưới xưởng sản xuất

V.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY :

1.Số cấp quản lý của công ty :

Công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm hai cấp quản lý: + Cấp công ty

+ Cấp tổ sản xuất

Trang 35

2.Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý :

Hình2.3 : Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý

Trang 36

Nhận xét : Từ sơ đồ tổ chức trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các hoạt

động sản xuất là do Giám đốc điều hành chứ không phải do Phó giám đốc kỹ thuật,thực tế những gì tôi tìm hiểu thì Giám đốc là người phụ trách kỹ thuật còn Phó giámđốc kỹ thuật chỉ có cái tên cho đủ cơ cấu, và mọi công việc khác ông cũng phụ tráchnhư đặt một số vật tư và quyết định đặt vât tư còn Phó giám đốc kinh doanh chỉ phụtrách nhập vật tư,còn hiện tại chưa có phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

3.Chức năng cơ bản của các bộ phận quản lý :

3.1.Ban giám đốc bao gồm : Một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

- Giám đốc : Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, điều hành hoạt

động của công ty theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn

bộ, bộ máy quản lý ngoài việc uỷ quyền cho P.Giám đốc

- Phó.Giám đốc sản xuất và kỹ thuật : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo, giám

sát, triển khai toàn bộ công việc,liên quan đến hoạt động sản xuất và quản lý máy móc,thiết bị của công ty Có trách nhiệm chỉ đạo các bộ quan liên quan xây dựng và thựchiên kế hoạch sản xuất Trực tiếp điều hành các phân xưởng và phòng Kế hoạch

- Phó Giám đốc kinh doanh : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo, triển khai,

giám sát mọi hoạt động của công ty có liên quan đến kinh doanh Bao gồm : Lập vàtriển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh

3.2 Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, tổ

chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và theo điều lệ hoạt động của công

ty Cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính, báo cáo tài chính phản ánh kết quả kinhdoanh theo tháng, quý, năm cho giám đốc trên cơ sở đó giúp kiểm tra một cách toàndiện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để giám đốc có chỉ đạosản xuất kinh doanh có hiệu quả

3.3.Phòng tổ chức hành chính – Môi trương: Quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, xây

dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương Tiến hành các thủ tục tuyển dụng và sathải lao động, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, xâydựng kế hoạch đào tạo, quản lý CBCNV

3.4 Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ máy móc thiết

bị trong công ty

Trang 37

3.5.Bộ phận giám sát chất lượng : Có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát chất lượng của các

bán thành phẩm sau khi gia công xong ở mỗi công đoạn và thành phẩm cuối cùng

3.6 Phòng Kế hoạch – QL Khách hàng : Lập kế hoạch và triển khai sản xuất đồng thời

giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đó Tiếp nhận đơn hàng và có kế hoạch giao hàngcho khách hàng Lên kế hoạch vật tư

3.7 Phòng xuất nhập khẩu : Có trách nhiệm nhập các loại nguyên liệu như giấy, mực,

keo…để phục vụ cho quá trình sản xuất

3.8 Phòng Vật tư & Thị trường : Cung cấp vật tư cho các phân xưởng để đáp ứng nhu

cầu sản xuất, báo cho phòng kế hoạch biết về tình hình vật tư

Trang 38

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN

PHẨM TRONG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SXBB THỦ ĐÔ

I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

1 Cơ cấu tổ chức phòng KCS :

Hiện tại, phòng KCS của công ty gồm có 5 người, nhiệm vụ của phòng là kiểm

tra chất lượng sản phẩm của công ty để đảm bảo sản phẩm của công ty sản xuất ra cócác chỉ tiêu chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật Phòng KCS bao gồm hai bộ phậnchính :

- KCS công ty : Chịu trách nhiệm kiểm tra 100% nguyên liệu nhập kho mua vềcũng như thành phẩm đóng gói nhập kho Bộ phận này có 1 người

- KCS phân xưởng : Chịu trách nhiệm kiểm tra 100% sản phẩm trong quá trìnhsản xuất của các phân xưởng Bộ phận này có 4 người

2 Cách thức kiểm tra chất lượng sản phẩm :

Hiện nay, nhân viên KCS tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng kinhnghiệm, trong và sau khi các phân xưởng gia công thì nhân viên KCS đến kiểm tra, nếuđạt chất lượng thì cho tiến hành sản xuất tiếp và nghiệm thu còn nếu không đạt chấtlượng thì sẽ điều chỉnh lại

3 Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất tại các phân xưởng :

Một sản phẩm bao bì hoàn thiện được trải qua rất nhiều công đoạn sản xuất, vàchúng được kiểm tra chất lượng qua hai vòng :

+ Vòng thứ nhất là tại phân xưởng sản xuất, những người công nhân sản xuấttrực tiếp kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất Họ sẽ kiểm tra loạt 5 đến 10 sảnphẩm đầu tiên sau đó cứ 100 sản phẩm tiếp theo lại kiểm tra một lần

+ Vòng thứ hai là do nhân viên KCS của công ty trực tiếp kiểm tra tại các phânxưởng Sau khi phân xưởng gia công xong một lượng sản phẩm nhất định thì nhân viênKCS sẽ đi kiểm tra, khi phát hiện sản phẩm bị lỗi thì nhân viên này sẽ yêu cầu côngnhân khắc phục và điều chỉnh

Mục đích là nhằm giảm tối đa các sản phẩm bị lỗi tới tay của khách hàng, ngoài

ra việc tách riêng hai bộ phận KCS phân xưởng và công ty nhằm quản lý chặt chẽ và

Trang 39

nâng cao được ý thức của các nhân viên KCS Tuy nhiên, trong quá trình làm việc tạicông ty, tôi nhận thấy rằng việc quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty đã không đượcquản lý chặt chẽ, cụ thể :

- Nguyên vật liệu khi mua về kho, nhân viên KCS kiểm tra và tiến hành nhậpkho, một phần lớn nguyên liệu là giấy nhập khẩu, số lượng rất lớn do đó mà thời gian

dự trữ là lâu, trong khi đó những nguyên liệu này lại không được kiểm tra thườngxuyên hay định kỳ, khi tiến hành sản xuất thì một lượng giấy rất lớn bị bỏ đi do khôngđạt chất lượng giấy bị ẩm mốc, bẩn và rách rất nhiều Điều này đã gây ra một lãng phí

về nguyên liệu rất lớn và đã vô tình làm tăng giá thành của sản phẩm

Nguyên liệu không được bảo quản cẩn thận dẫn đến chất lượng rất kém :

Hình 3.1 : Thực trạng nguyên liệu giấy tại kho

Trang 40

Hình 3.2 : Giấy bị hỏng khi tiến hành xén

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.1 : Thuộc tính mục đích - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
nh 1.1 : Thuộc tính mục đích (Trang 6)
Hình 1. 2. Thuộc tính hạn chế - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 1. 2. Thuộc tính hạn chế (Trang 6)
Hình  1.3 : thuộc tính hạn chế - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
nh 1.3 : thuộc tính hạn chế (Trang 7)
Hình  1.4 : Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
nh 1.4 : Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm (Trang 9)
Sơ đồ công nghệ : - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Sơ đồ c ông nghệ : (Trang 30)
Hình 3.1 : Thực trạng nguyên liệu giấy tại kho - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.1 Thực trạng nguyên liệu giấy tại kho (Trang 39)
Hình 3.2 : Giấy bị hỏng khi tiến hành xén - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.2 Giấy bị hỏng khi tiến hành xén (Trang 40)
Hình 3.3 : Các loại giấy bị hỏng để tại kho - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.3 Các loại giấy bị hỏng để tại kho (Trang 41)
Hình 3.5 :  Khách hàng trả lại 295/310 SP vì dập ghim 2 mặt A-A với nhau (A-B) - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.5 Khách hàng trả lại 295/310 SP vì dập ghim 2 mặt A-A với nhau (A-B) (Trang 42)
Hình 3.4 : Hậu quả việc kiểm tra chất lượng tại từng PX không được kiểm soát - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.4 Hậu quả việc kiểm tra chất lượng tại từng PX không được kiểm soát (Trang 42)
Hình 3.6 : Mẫu phiếu kiểm tra sản phẩm - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.6 Mẫu phiếu kiểm tra sản phẩm (Trang 43)
Hình 3.7 : Sản phẩm bị lỗi để lộn xộn trong quá trình sản xuất - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.7 Sản phẩm bị lỗi để lộn xộn trong quá trình sản xuất (Trang 44)
Hình 3.9 : Công ty Canon trả lại 16000 sản phẩm vì phun nhầm keo UV - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.9 Công ty Canon trả lại 16000 sản phẩm vì phun nhầm keo UV (Trang 45)
Hình 3.10 : Sản phẩm lỗi đựng nhiều sản phẩm lỗi khác : - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.10 Sản phẩm lỗi đựng nhiều sản phẩm lỗi khác : (Trang 46)
Bảng 3.1 : Các loại lỗi tại phân xưởng In - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Bảng 3.1 Các loại lỗi tại phân xưởng In (Trang 47)
Hình 3.11 : Màu đậm nhạt khác nhau  và đậm nhạt không có biên - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.11 Màu đậm nhạt khác nhau và đậm nhạt không có biên (Trang 48)
Bảng 3.12 : Các loại lỗi tại phân xưởng Phun bóng - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Bảng 3.12 Các loại lỗi tại phân xưởng Phun bóng (Trang 49)
Bảng 3.3 : Các loại lỗi tại phân xưởng Cán láng - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Bảng 3.3 Các loại lỗi tại phân xưởng Cán láng (Trang 50)
Bảng 3.4 : Các loại lỗi tại phân xưởng Bồi 1.5. Phân xưởng Dập : - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Bảng 3.4 Các loại lỗi tại phân xưởng Bồi 1.5. Phân xưởng Dập : (Trang 51)
Bảng 3.5 : Lỗi tại phân xưởng Dập - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Bảng 3.5 Lỗi tại phân xưởng Dập (Trang 52)
Hình 3.15 : Phiếu triển khai sản xuất hộp MBH CL-33N - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.15 Phiếu triển khai sản xuất hộp MBH CL-33N (Trang 57)
Hình 3.17 : Biểu đồ Pareto đối với các loại lỗi tại phân xưởng In - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.17 Biểu đồ Pareto đối với các loại lỗi tại phân xưởng In (Trang 59)
Hình 3.18. Biểu đồ xương cá đối với lỗi đậm nhạt không có biên - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.18. Biểu đồ xương cá đối với lỗi đậm nhạt không có biên (Trang 60)
Hình 3.19 : Biểu đồ Pareto đối với các loại lỗi tại phân xưởng Bồi - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.19 Biểu đồ Pareto đối với các loại lỗi tại phân xưởng Bồi (Trang 61)
Bảng 3.11: Các loại lỗi của mũ bảo hiểm  tại phân xưởng Bồi - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Bảng 3.11 Các loại lỗi của mũ bảo hiểm tại phân xưởng Bồi (Trang 61)
Hình 3.20 : Biểu đồ xương cá của lỗi lệch tờ in và tờ sóng - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Hình 3.20 Biểu đồ xương cá của lỗi lệch tờ in và tờ sóng (Trang 63)
Bảng 3.12 : Các loại lỗi của mũ bảo hiểm  tại phân xưởng Dập - Đồ án tốt nghiệp "Cải tiến chất lượng sản phẩm tại công ty bao bì Thủ Đô“ doc
Bảng 3.12 Các loại lỗi của mũ bảo hiểm tại phân xưởng Dập (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w