KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ PHẦN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 46)

PHẦN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

3.2.1 Giới thiệu mẫu phiếu điều tra

Để phân tích về chương trình đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại Hà Nội, nhóm nghiên cứu căn cứ vào khung về chất lượng đào tạo để thiết kế nghiên cứu và các câu hỏi khảo sát, phỏng vấn.

Cụ thể nhóm nghiên cứu đã tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tổ chức thảo luận nội bộ nhóm cùng giáo viên hướng dẫn để nhận diện và đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên chương trình dào tạo chất lượng cao bậc THCS cũng như bước đầu đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố đó.

Bước 2: Trên cơ sở kết quả thảo luận ở bước 1 và căn cứ theo các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo giáo dục phổ thông cơ sở, nhóm nghiên cứu tiến hành thiết kế phiếu điều tra và thảo các câu hỏi định hướng phỏng vấn phụ huynh học sinh và các chuyên gia về giáo dục.

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn 9 phụ huynh học sinh có con đang theo học chương trình chất lượng cao tại các trường THCS Xã Đàn, THCS Nguyễn Đình Chiểu, THCS Nhân Chính cùng 1 chuyên gia về lĩnh vực giáo dục đào tạo trẻ khuyết tật cũng như yêu cầu và tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên chương trình đào tạo dành cho trẻ khuyết tật.

Bước 4: Tiến hành thử phiếu điều tra đối với 180 học sinh cấp 2 khuyết tật đang theo học chương trình đào tạo tại các trường THCS Xã Đàn, THCS Nguyễn Đình Chiểu, THCS Nhân Chính và điều chỉnh phiếu điều tra.

Bước 5: Tiến hành phát phiếu điều tra trên diện rộng tới các học sinh tại các trường THCS Xã Đàn, THCS Nguyễn Đình Chiểu, THCS Nhân Chính. Tổng số phiếu phát ra là 180 phiếu. Số phiếu thu về tính đến tháng 4/2015 là 149 phiếu. Số phiếu dùng được để phân tích là 136 phiếu.

Nhóm nghiên cứu dựa trên ý kiến tham khảo từ các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục đào tạo được phỏng vấn để thiết kế nội dung phiếu điều tra dành cho học sinh. Sau khi kiếm tra độ phù hợp của nội dung phiếu dữ liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành đến các trường THCS Xã Đàn, THCS Nguyễn Đình Chiểu, THCS Nhân Chính để phát phiếu điều tra tới học sinh của 3 trường. Sau 4 tuần tiến hành điều tra phỏng vấn với 180 phiếu phát ra, nhóm nghiên cứu thu về 149 phiếu điều tra, trong đó có 136 phiếu hợp lệ và bắt đầu các bước nhập dữ liệu vào SPSS 16.0.

*Tỉ lệ tham gia khảo sát theo giới tính

Bảng 3.2 Tỉ lệ học sinh tham gia khảo sát theo giới tính Giới tính Số lượng Tỉ lệ (%)

Nữ 71 52

Nam 65 48

Tổng 136 100

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Trong số 136 phiếu điều tra có:

- 52% số học sinh tham gia khảo sát là nữ, tương đương 71 học sinh. - 48% số học sinh tham gia khảo sát là nam, tương đương 65 học sinh. Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ học sinh tham gia khảo sát theo giới tính

* Tỉ lệ tham gia khảo sát theo cơ sở giáo dục

Bảng 3.3 Số học sinh và tỉ lệ tham gia khảo sát theo cơ sở giáo dục Cơ sở giáo dục Số học sinh Tỉ lệ (%)

THCS Xã Đàn 52 38

THCS Nguyễn Đình Chiểu 42 31 THCS Nhân Chính42 31

Tổng 136 100

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Trong số 136 phiếu khảo sát có:

- 38% số học sinh tham gia khảo sát thuộc trường THCS Xã Đàn, tương đương 52 học sinh.

- 31% số học sinh tham gia khảo sát thuộc trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, tương đương 31 học sinh.

- 31% số học sinh tham gia khảo sát thuộc trường THCS Nhân Chính, tương đương 31 học sinh.

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ học sinh tham gia khảo sát theo cơ sở giáo dục Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

* Tỉ lệ tham gia quan sát theo khối lớp

Bảng 3.4 Số học sinh và tỉ lệ tham gia khảo sát theo khối lớp Khối lớp Số học sinh Tỉ lệ (%) Lớp 6 12 9 Lớp 7 15 11 Lớp 8 57 42 Lớp 9 52 38 Tổng 136 100

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Trong số 136 phiếu khảo sát có:

- 9% số học sinh tham gia khảo sát đang học lớp 6, tương đương 12 học sinh.

- 11% số học sinh tham gia khảo sát đang học lớp 7, tương đương 15 học sinh.

- 42% số học sinh tham gia khảo sát đang học lớp 8, tương đương 57 học sinh.

- 38% số học sinh tham gia khảo sát đang học lớp 9, tương đương 52 học sinh.

Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ học sinh tham gia khảo sát theo khối lớp Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Khối lớp có học sinh tham gia khảo sát đông nhất là khối lớp 8. Có thể rút ra kết luận rằng các em học sinh có thái độ rất quan tâm đến chương trình đào tạo mình đang theo học và nhiệt tình đóng góp ý kiến nhằm nâng cao sự hài lòng đối với chương trình đào tạo dành cho trẻ khuyết tật.

* Tỉ lệ tham gia khảo sát theo quy mô lớp học

Bảng 3.5 Số học sinh và tỉ lệ tham gia khảo sát theo quy mô lớp học Quy mô lớp Số học sinh Tỉ lệ (%)

Ít hơn 10 45 33

Từ 10 đến 15 74 54 Nhiều hơn 15 16 13 Tổng 136 100

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Trong số 136 phiếu khảo sát có:

- 33% số học sinh tham gia khảo sát mà lớp đang theo học có quy mô ít hơn 10 học sinh, tương đương 45 học sinh.

- 54% số học sinh tham gia khảo sát mà lớp đang theo học có quy mô từ 10 đến 15 học sinh, tương đương 74 học sinh.

- 13% số học sinh tham gia khảo sát mà lớp đang theo học có quy mô nhiều hơn 15 học sinh, tương đương 16 học sinh.

Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ tham gia khảo sát theo quy mô lớp học Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Phần lớn số học sinh tham gia khảo sát mà lớp đang theo học có quy mô từ 10 đến 15 học sinh, đây là quy mô phổ biến đối với các cơ sở giáo dục đặc biệt, nhất là cho trẻ khuyết tật không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn ở nhiều thành phố lớn khác.

3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí trong phiếu điều tra

Sau khi thu nhập phiếu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của dữ liệu. Theo Staler (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong các cuộc khảo sát Cronbach’s Alpha (α).

Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị:

- Từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường rất tốt.

- Từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể sử dụng được tương đối tốt. - Từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với người trả lời.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của dữ liệu bằng hệ số Cronbach’s Alpha được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định thang đo độ tin cậy Số biến Cronbach’s Alpha

Chương trình đào tạo 5 0,419 Giáo viên 10 0,801

Cán bộ phục vụ và hỗ trợ 6 0,639 Cơ sở vật chất 10 0,748

Các hoạt động bổ trợ 6 0,669 Thỏa mãn chung 2 0,507

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

+ Nhân tố “Chương trình đào tạo” gồm 5 biến với hệ số Cronbach’s Alpha bằng (0,419).

+ Nhân tố “Giáo viên” gồm 10 biến với hệ số Cronbach’s Alpha bằng (0,801).

+ Nhân tố “Cán bộ phục vụ và hỗ trợ” gồm 6 biến với hệ số Cronbach’s Alpha bằng (0,639).

+ Nhân tố “Cơ sở vật chất” gồm 10 biến với hệ số Cronbach’s Alpha bằng (0,748).

+ Nhân tố “Các hoạt động bổ trợ” gồm 6 biến với hệ số Cronbach’s Alpha bằng (0,669).

+ Nhân tố “Thỏa mãn chung” gồm 2 biến với hệ số Cronbach’s Alpha bằng (0,507).

Kết quả kiểm định hệ số (α) cho thấy các số liệu điều tra là đáng tin cậy và phù hợp để phân tích. Ngoại trừ nhân tố “Chương trình đào tạo” có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6, chứng tỏ nhân tố này không đáng tin cậy. Nhưng nhóm nghiên cứu vẫn quyết định giữ lại nhân tố “Chương trình đào tạo” nhằm nâng cao mức độ đa dạng của các nhân tố, từ đó nâng cao mức độ đa dạng của nghiên cứu.

3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá

Từ 136 kết quả hợp lệ, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16.0, áp dụng phương pháp phân tích nhân tố Principal Components với phép xoay Varimax. Điều kiện phân tích thỏa mãn 5 tiêu chí sau:

+ Hệ số Eigenvalue > 1

+ Hệ số kiểm định KMO > 0,5 + Kiểm định Bartlett có Sig. ≤ 0,05 + Tiêu chuẩn Factor Loading > 0,5

+ Phương sai trích > 50%: Với các mô hình nghiên cứu thông thường trên mẫu điều tra nhỏ (<100) mới cần áp dụng tiêu chuẩn này ở mức 0,5 tuy nhiên để kết quả điều tra mang tính thực tiễn, nhóm vẫn sử dụng mức kiểm định chặt chẽ này.

+ Phương sai trích > 50%

Bảng KMO-Barret-Phương sai trích-Hệ số tải nhân tố sau 2 lần phân tích nhân tố (Xem phụ lục 1)

Kết quả thu được như sau:

Xem xét bảng KMO và kiểm định Bartlett sau khi EFA lần 1, có thể thấy việc phân tích nhân tố cho quan sát là thích hợp, hệ số KMO = (0,433) không thỏa mãn điều kiện. Nhưng theo thực tế điều tra cho thấy các nhân tố đã thu được hoàn toàn thoả mãn nghiên cứu. Kiểm định Bartlett cho p- value (sig.=0,000) có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trên bảng Rotated Component Matrix, xuất hiện nhiều biến có hệ số tải nhân tố bằng 0, cho thấy cần loại bỏ hai nhân tố này khỏi mô hình để tiếp tục thực hiên EFA lần 2,3 và 4.

Sau phân tích nhân tố khám phá lần 4, không còn xuất hiện biến nào có hệ số tải nhân tố bằng 0. Các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 thể hiện giá trị thực tiễn tốt. Có thể thấy phần mềm đã trích ra được 5 nhân tố. Kiểm tra phân tích nhân tố cho từng nhân tố riêng lẻ, cho thấy có 5 nhân tố mang biến (Component 1, 2, 3, 4, 5) đều không có hiện tượng biến thuộc nhiều nhân tố.

Bảng 3.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Hệ số KMO P-value Số nhân tố rút ra Kết luận

EFA lần 1 0,403 0,000 5 Loại bỏ biến Chương trình đào tạo 3 (A3) EFA lần 2 0,573 0,000 5 Loại bỏ biến Chương trình đào tạo 4(A4); Đội ngũ giáo viên 1,6,7(B1,B6,B7); Đội ngũ cán bộ 2(C2); Chương trình bổ trợ 5 và Sự hài lòng chung của chương trình bổ trợ (E5,E)

EFA lần 3 0,549 0,000 5 Loại bỏ biến Chương trình đào tạo 1,2 (A1,A2); Đội ngũ cán bộ 5 (C5)

EFA lần 4 0,569 0,000 5 Không còn xuất hiện biến nào có hệ số tải bằng 0. Cả 5 nhân tố mang biến (Component 1, 2, 3, 4, 5) đều ko có hiện tượng biến phụ nhiều nhân tố

 Rút ra mô hình gồm 5 nhân tố

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

Như vậy, từ 24 biến ban đầu với 5 nhân tố giả thuyết, sau 4 lần tiến hành phân tích nhân tố khám phá sử dụng phép xoay Varimax, mô hình vẫn giữ nguyên gồm 5 nhân tố được đề cập ở trên

3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO DÀNH CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 46)