GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO DÀNH CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 33)

KHUYẾT TẬT TẠI HÀ NỘI

3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội Hà Nội *Kinh tế xã hội

Hà Nội là thủ đô của cả nước, là nơi giao thoa của những nền văn hoá lớn. Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, đồng thời là một trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế của cả nước. Là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước, với dân số 7,1 triệu người đứng thứ nhì trên toàn Việt Nam (theo Tổng Cục Thống kê Việt Nam 2012), dân cư Hà Nội sinh sống và làm việc chủ yếu tại các quận nội thành. Mật độ dân số trung bình là 2.059 người/km2, khá cao và tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa của thủ đô. Thu nhập bình quân của người dân Hà Nội là gần 3 triệu đồng/tháng.

Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của thành phố, lượng dân từ các tỉnh thành trên cả nước di cư đến Hà Nội cũng tăng nhanh, điều đó tạo sức ép không nhỏ lên mọi mặt phát triển của thủ đô. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2011-2013, GDP của thành phố luôn duy trì ở mức tăng 8,91%, tăng khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25%. Tính riêng trong năm 2013, Hà Nội đã đóng góp 10,1% GDP và 17,2% ngân sách của cả nước. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 26/63 tỉnh thành. Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn chung, Hà Nội đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013, đạt 161.179 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm 2012. Về văn hóa - du lịch, Hà Nội là một trong những thành phố có tiềm năng nhất về phát triển du lịch với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị. Về y tế, thủ đô cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển bên cạnh đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao đến từ các bệnh viện đầu ngành. Về giáo dục, vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam với nhiều trường công lập nổi tiếng về truyền thống lâu đời và chất lượng giảng dạy. Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, mạng lưới giao thông ở Hà Nội tương đối thuận tiện,

bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và kĩ thuật đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn và ý thức của người dân còn chưa tốt. *Văn hóa, phong tục và sinh hoạt

Từ trước đến nay, Hà Nội luôn là điểm đến của người dân tứ xứ, vì vậy những nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục và sinh hoạt, dù ít hay nhiều, cũng đều được đem đến thủ đô, mà tinh hoa tụ hội ở các quận nội thành Hà Nội. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, lịch sử của Hà Nội cũng đã ghi nhận dân cư của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn. Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả từ những thế kỷ XV, XVI. Nhưng trong nội đô, khu vực của các phường thương nghiệp và thủ công, dân cư xáo trộn rất nhiều. Do tính chất của công việc, nhiều thương nhân và thợ thủ công ít khi trụ nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn trong kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng. Những sự thay đổi, xáo trộn liên tục về vấn đề dân cư vẫn đang tiếp tục diễn ra.

*Dịch vụ giáo dục

Hà Nội được biết đến như là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước, luôn coi trọng việc phát triển dịch vụ giáo dục. Hiện nay, hệ thống giáo dục ở Hà Nội vẫn phát triển với nhiều cơ sở giáo dục, các trường công lập, dân lập, bán công,.... Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ. Tuy nhiên sự đa dạng của các dịch vụ giáo dục đó với các đối tượng đặc biệt là chưa cao, đặc biệt là đối tượng người khuyết tật.

Trong tổng số gần 1500 cơ sở đào tạo giáo dục phổ thông, bao gồm gần 700 trường tiểu học, 600 trường trung học cơ sở và 200 trường trung học phổ thông cùng hơn 1 triệu học sinh, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là phụ huynh vẫn còn phàn nàn về chất lượng giáo dục. Các bậc cha mẹ vẫn không có thái độ tin tưởng, lạc quan vào sự ổn định của sự phát triển đối với các chương trình giáo dục dành cho trẻ khuyết tật và vẫn luôn tìm kiếm những lựa chọn tốt hơn ở những tỉnh thành khác ngoài Hà Nội. *Các dự án giáo dục đã thực hiện

Từ năm , thành phố Hà Nội đã phát triển chương trình đào tạo dành cho trẻ khuyết tật. Hiện nay trên toàn thành phố Hà Nội đã có 25 trường ở nhiều cấp học, trong đó có 13 trường mẫu giáo, 12 trường đào tạo cấp tiểu học đến trung học. Ví dụ như trường Hoà nhập Ánh Sao dành cho trẻ tự kỉ, trường tiểu học Bình Minh dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trường mầm non Lâm Nhi.. trong số này có 15 trường là trường hoà nhập và 10 trường là trường hoà nhập. Tuy nhiên do không có chính sách tài chính cụ thể đi kèm nên mô hình này chưa mang lại kết quả như mong

muốn. Nhiều nhà giáo đề nghị, Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng ban hành quy chế về việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, các công văn hướng dẫn riêng về công tác ngành chứ không phải lồng vào nhiệm vụ năm học như hiện nay. Theo đó, Bộ nên hạ chỉ tiêu đến năm 2015 là 30% số trẻ khuyết tật đi học, so với 50%. Nhiều nhà giáo cho rằng con số này không khả thi do năm học 2012-2013, ở tiểu học mới chỉ huy động được 10%. Tương tự, tổ lãnh đạo các sở Giáo dục cũng cho rằng các văn bản pháp quy về giáo dục trẻ khuyết tật chưa thật đầy đủ, cần có một nghị định của chính phủ về vấn đề này.

3.1.2. Tình hình chung của dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam

Theo Luật người khuyết tật về chương trình đào tạo và giáo dục: Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật đã quy định:

1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Dựa trên Điều 28. Phương thức giáo dục người khuyết tật

1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục hoà nhập.

2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.

Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục hoà nhập được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân. Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Theo đó, Điều 29. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục người khuyết tật.

2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Và theo như Điều 30. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục

1. Bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chối tiếp nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật.

2. Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Trích QĐ số23/2006/BGD&ĐT ngày22/5/2006 Điều 9. Trường, lớp dành cho người khuyết tật

Tất cả các nhà trường đều phải có trách nhiệm tiếp nhập người khuyết tật trên địa bàn, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bao gồm:

a) Sắp xếp người khuyết tật vào các lớp học phù hợp và giáo dục học sinh lòng yêu thương, giúp đỡ người khuyết tật;

b) Tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng về chăm sóc, giáo dục cho người khuyết tật;

c) Phát hiện khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, lập kế hoạch, huy động và tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia học hòa nhập;

d) Thực hiện hoạt động hỗ trợ về can thiệp sớm, giáo dục, phục hồ chức năng phát triển kỹ năng cơ bản, hướng nghiệp, dạy nghề cho người khuyết tật; tổ chức hoạt động chăm sóc và cung cấp các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho người khuyết tật trước khi vào học tại các lớp hòa nhập; e) Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục về người khuyết tật cho các cơ sở giáo dục và gia đình;

f) Huy động nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho công tác can thiệp sớm và chăm sóc, giáo dục cho người khuyết tật.

Với sự trợ giúp của nhiều bên liên quan, các tổ chức phi chính phủ, và được khuyến khích bởi những cam kết với CRPD và BMF, Việt Nam đã ban hành Luật Người Khuyết tật (NKT) hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 2010, và Luật này đã có hiệu lực thi hành từ

bảo vệ mọi người khuyết tật ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc thực thi, nhất là trong những ngày mới thi hành Luật NKT. Các tổ chức, cơ quan và các bên liên quan ở địa phương đã không nhận được sự chỉ dẫn cần thiết từ những người ra quyết định và quan chức ở trung tâm. Để giải quyết những vấn đề này, vào tháng 4 năm 2012, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thông qua Nghị định 28/2012/ND-CP, là bộ hướng dẫn pháp lý đầu tiên cho việc thực thi Luật Người Khuyết tật. Lần đầu tiên, Việt Nam có một định nghĩa về khuyết tật chính thức, và chắc chắn nó sẽ giúp cho việc thu thập số liệu, phân loại và xác định mức độ khuyết tật cũng như giám sát tác động của các chương trình. Theo Luật NKT và Nghị định 28/2012/ND-CP, Chính phủ ghi nhận 6 loại khuyết tật: vận động; nghe và nói; nhìn; thần kinh; trí tuệ; và các khuyết tật khác (Chính Phủ CHXHCNVN, 2012). Nghị định cũng làm sáng tỏ cách đánh giá các mức độ khuyết tật (đặc biệt nặng, nặng, và nhẹ). Định nghĩa chính thức này có một số điểm khác biệt so với Khung Phân loại Quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF)

Các cuộc khảo sát dựa trên ICF thường phân loại vào sáu dạng khuyết tật – nhìn, nghe, vận động, tập trung/ghi nhớ, tự chăm sóc và giao tiếp – và bốn mức độ khuyết tật – không có khó khăn, có một số khó khăn, nhiều khó khăn, và không thực hiện được (WGDS, n.d.). Các nhóm phân loại của ICF và dạng khuyết tật mà Việt Nam chính thức công nhận có một số điểm tương đồng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều khác biệt. Nguyên nhân có thể là do định nghĩa khuyết tật chính thức của Việt Nam không nhấn mạnh nhiều vào hoàn cảnh xã hội và các yếu tố môi trường như Khung ICF. Tuy nhiên, do ngày càng có nhiều cuộc khảo sát và thăm dò ý kiến ở Việt Nam được xây dựng dựa trên khung ICF và bộ câu hỏi của Nhóm Washington về Thông số Khuyết tật (WGDS), những điểm khác biệt giữa định nghĩa của ICF và Chính phủ Việt Nam có thể gây nhiều trở ngại. Bên cạnh việc cung cấp một định nghĩa khuyết tật chính thức, Luật NKT cũng đặt ra những quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam trong tiếp xúc bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng, phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm, dạy nghề, các dịch vụ văn hóa, thể thao và giải trí, giao thông, các nơi công cộng, và công nghệ thông tin. Luật cũng cung cấp một khung pháp lý thiết yếu cho một xã hội hòa nhập, không rào cản và đem lại những cơ hội bình đẳng cho mọi người khuyết tật.

Riêng về mặt giáo dục cho trẻ khuyết tật, Luật NKT quy định rằng ba phương pháp giáo dục sẽ tiếp tục được thực hiện, bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hoà nhập, và giáo dục hoà nhập. Tuy nhiên, “Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia vào giáo dục hòa nhập” và hai phương pháp còn lại chỉ nên được sử dụng khi giáo dục hòa nhập không phù hợp hoặc nếu gia đình/người giám hộ cảm thấy cần thiết (Chính phủ CHXNCNVN, 2010). Luật NKT đồng thời quy định rằng các

giáo viên, giảng viên, nhân viên văn phòng và nhân viên trợ giúp giáo dục trực tiếp tham gia vào giáo dục cho người khuyết tật sẽ được hưởng trợ cấp. Bên cạnh đó, Luật cũng làm sáng tỏ nhiệm vụ và hoạt động của các Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Giáo dục Hòa nhập.

Tại Việt Nam hiện nay, có ba loại giáo dục cho TKT: giáo dục hoà nhập, giáo dục hội nhập, và giáo dục hòa nhập. Theo bản báo cáo thường niên năm 2010 của Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, có khoảng 107 trường dành cho học sinh khuyết tật, mỗi trường có khả năng phục vụ khoảng gần 100 học sinh. Mặc dù trước đây đã có nhiều nỗ lực mở thêm các trường hoà nhập mới, bây giờ mỗi năm chỉ có thêm hai trường. Các trường hoà nhập này chủ yếu phục vụ các học sinh khiếm thính và khiếm thị, còn các em với khuyết tật vận động thường hoặc đi học ở trường binh thường nếu may mắn, hoặc được chăm sóc ở các trung tâm phục hồi chức năng, hoặc ở nhà. Hơn thế nữa, phần lớn các trường này được đặt ở các khu vực thành phố, mặc dù 75% người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn (ILO, 2013).

Giáo dục hòa nhập bao gồm các lớp học cộng đồng ban ngày, nhóm tình nguyện, lớp học dân tộc, lớp học tình thương, v.v. Mặc dù những lớp học

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 33)