GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 65)

Chương trình là cơ sở quan trọng giúp giáo viên định hướng trong giảng dạy đối với từng khối lớp, cấp học. Chương trình được nghiên cứu dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để đặt ra mục tiêu, nội dung trẻ cần đạt được và chỉ ra các phương pháp, cách thức tổ chức, điều kiện thực hiện mục tiêu đề ra.

Việc định hướng xây dựng chương trình theo môn học giúp trẻ khuyết tật dễ dàng tiếp thu bài vì nội dung được diễn ra theo một trình tự rõ ràng và đảm bảo tính lôgíc. Dựa trên khả năng, nhu cầu của trẻ khuyết tật để xây dựng mục tiêu giáo dục sao cho phù hợp với mỗi dạng khuyết tật khác nhau. Hiệu quả giáo dục trẻ khuyết tật thành công hay thất bại hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên tronh việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm kính thích phát huy tối đa khả năng của trẻ.

Khảo sát thực trạng cho thấy chương trình đang sử dụng ở các nhà trường hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật rất đa dạng về thể loại, cách tiếp cận, hình thưc thể hiện... gây không ít khó khăn cho giáo viên khi thực hiện. Chất lượng dạy-học ở các trường hoà nhập bậc tiểu học còn hạn chế vì thay cho việc dành thời gian vào thiết kế bài dạy, làm đồ dùng dạy học thì giáo viên dành giáo viên dành khá nhiều thời gian vào nghiên cứu, xây dựng cương trình.

Qua nghiên cứu lí luận và thực trạng chương trình giáo dục ở các trường hoà nhập tiểu học cho thấy cần có khung chương trình thống nhất giữa các trường hoà nhập để giúp cho giáo viên có định hướng trong dạy-học, giúp nhà trường thuận lợi quản lí, giám sát đánh giá chất lượng dạy-học của giáo viên và học sinh. Chương trình được thiết kế linh hoạt, tuỳ

thuộcvào khả năng của trẻ và điều kiện của mỗi nhà trường, từ đó các nhà trường thiết kế chương trình chi tiết. Thiết kế thời gian của cấp học nên chú ý đến sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và điều kiện để trẻ khuyết tật có khả năng chuyển tiếp lên bậc học cao hơn trong điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Với mục tiêu giúp các em phát triển tối đa khả năng của mình nên chương trình giáo dục trẻ khuyết tật cần thiết kế, xây dựng thêm một số môn học đặc thù cho các dạng khuyết tật khác nhau.

4.2.1 Phát triển đa dạng hóa các hoạt động bổ trợ

Đối với chương trình đào tạo dành cho trẻ khuyết tật, các hoạt động bổ trợ là yếu tố tác động tương đối lớn tới sự hài lòng của trẻ. Thực tế, hoạt

động bổ trợ là hoạt động theo sát và có yếu tố phát triển khả năng của trẻ khuyế tật, có tính định hướng, giúp học sinh phát triển những kĩ năng giao tiếp, liên hệ với thế giới bên ngoài như trẻ em bình thường.

Nhà trường cần tích cực tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục và hòa nhập cao, giúp nâng cao tư duy, nhận thức, rèn luyện thể chất cũng như các kĩ năng mềm, kĩ năng cứng cần thiết để trẻ khuyết tật có đủ kĩ năng cần thiết sau khi ra trường giúp trẻ hòa nhập dễ dàng với xã hội trong tương lai.

4.2.2 Cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất

Có nhiều yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, trong đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở hạ tầng, giáo cụ trực quan… Dó đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ tiên tiến hiện đại sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện dễ dàng cho thầy cô và trẻ khuyết tật có công cụ tốt nhất cho việc dạy và học.

4.2.3 Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cho trẻ khuyết tật hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện. Nhà trường kết hợp với Bộ GĐ – ĐT cần từng bước đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế của trẻ khuyết tật

Thêm vào đó, nhà trường cần giảm thời gian dạy lý thuyết, tăng cường thời lượng thực hành, ứng dụng vào đời sống giúp trẻ khuyết tật từng bước làm quen với công nghệ mới tiên tiến, tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học … - những kiến thức thiết yếu ở thời đại tiên tiến hiện nay.

4.2.4 Đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, học đi đôi với hành:

- Đảm bảo nội dung và kiến thức cơ bản cho từng môn học.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy chủ động, khai thác tính chủ động ở học sinh

- Tổ chức các hội nghị, hổi thảo về phương pháp giảng dạy học sinh khuyết tật, mở các khóa đào tạo giảng dạy hoà nhập và chuẩn bị cho việc áp dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại.

4.2.5 Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên

Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ khi mà những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trước đây không đủ để thực hiện có hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường.

Hình thức bồi dưỡng cần đa dạng và linh hoạt như: bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng trong năm học và bồi dưỡng hè với các hoạt động cụ thể:

- Bồi dưỡng chuyên đề: cần được bắt đầu từ các vấn đề đại cương về dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật, đến nội dung của các chuyên đề theo nhóm đối tượng trẻ khuyết tât, tiến tới bồi dưỡng các chuyên đề cho từng trẻ khuyết tật cụ thể; đi từ việc trang bị kiến thức đến việc các đối tượng được bồi dưỡng có đủ kỹ năng giáo dục và dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật thuộc vị trí công việc mình phụ trách.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn: theo chuyên đề hoặc lồng ghép với các nội dung khác trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhưng phải đảm bảo giáo dục trẻ khuyết tật luôn được trao đổi, thảo luận trong tất cả các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Hội giảng: nhằm nâng cao năng lực đội ngũ. Hoạt động này thường được xác định là một trong những nội dung của hội thi nghiệp vụ sư phạm. Hội giảng cần được tổ chức hàng năm trong nhà trường với nội dung và hình thức tổ chức phong phú, do Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm nhà trường quyết định.

Hình thức Hội giảng có thể chuyển thành hình thức thi giáo viên dạy giỏi trẻ khuyết tật. Hình thức này có thể diễn ra trong phạm vi trường, hay cụm trường, hoặc cấp độ Phòng, thậm chí là cấp tỉnh, thành phố.

- Dự giờ: được thực hiện với mục đích tư vấn hỗ trợ giáo viên có thể điều chỉnh công việc giảng dạy của mình trên lớp đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là hiệu quả giảng dạy đối với trẻ khuyết tật.

- Các hoạt động bồi dưỡng khác: Báo cáo điển hình, viết sáng kiến kinh nghiệm, tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn về giáo dục và dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật.

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 65)