PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐÀO TẠO DÀNH CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI CÁC

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 51)

3.3.1 Thực trạng sự hài lòng của học sinh với Chương trình đào tạo tại các trường THCS Hòa nhập ở Hà Nội

Chương trình đào tạo được thiết kế đặc biệt, áp dụng những tiêu chuẩn của giáo dục cơ bản, do vậy cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với điều kiện giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên, chương trình vẫn chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó khi chưa giúp phát triển tư duy của học sinh là đối tượng đặc biệt một cách tối đa. Các môn học bắt buộc còn mang nặng tính lý thuyết, những môn học cần quan sát thực tế như hóa học, vật lí, sinh học,… lại ít có cơ hội để các em học sinh khuyết tật hình dung và hiểu rõ lí thuyết và áp dụng chúng vào thực tế. Học sinh vẫn còn phụ thuộc vào kiến thức trong sách giáo khoa nhiều, chưa độc lập suy nghĩ hay thoát ly ra khỏi phạm vi lớp học do có nhiều điều kiện không phù hợp với các học sinh bình thường khác.

Kết quả đánh giá thực trạng nội dung chương trình đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS Hòa nhập trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua được thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.8 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Chương trình đào tạo”

STT Các yếu tố Mong đợi Thực trạng Độ chênh lệch (Kỳ vọng – Thực trạng) Mức độ hài lòng

1 Số lượng môn học 4,4 3,4 -1,1 Không hài lòng

2 Nội dung môn học 4,4 3,4 -1,0 Không hài lòng 3 Kết cấu chương trình học 4,4 3,2 -0,8 Chưa hài lòng 4 Lượng kiến thức chương trình cung cấp 4,4 3,2 -1,2

Không hài lòng

5 Đánh giác chung về chất lượng chương trình học 4,5 3,2 - 1,3 Không hài lòng

Trung bình cộng 4,4 3,3 -1,1 Không hài lòng Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của các biến trong nhân tố “Chương trình đào tạo” nằm trong khoảng (-1,0) đến (> -2,0) điểm, ở mức lớn.

• Khoảng cách cao nhất giữa thực trạng so với mong đợi về Chương trình đào tạo là (-2,0 điểm) dành cho biến Kết cấu chương trình học. • Nhân tố “Chương trình đào tạo” chưa đáp ứng được sự hài lòng từ phía người thụ hưởng chương trình đào tạo; hai biến Số lượng môn học và Kết cấu chương trình học có mức độ hài lòng kém nhất trong các biến, cần được cải thiện nhiều trong thời gian tới.

Biểu đồ 3.5 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Chương trình đào tạo”

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

3.3.2 Thực trạng sự hài lòng của học sinh với Đội ngũ Giáo viên tại các trường THCS Hòa nhập ở Hà Nội

Bảng 3.9 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Đội ngũ giáo viên”

STT Các yếu tố Mong đợi Thực trạng Độ chênh lệch (Kỳ vọng – Thực trạng) Mức độ hài lòng

1 Trình độ sư phạm 4,4 3,2 -1,2 Không hài lòng

2 Phương pháp giảng dạy 4,3 3,1 -1,2 Không hài lòng 3 Khả năng truyền đạt 4,4 3,1 -1,3 Không hài lòng 4 Thái độ với học sinh 4,3 3,5 -0,8 Chưa hài lòng 5 Thái độ với phụ huynh 4,4 3,4 -1,0 Chưa hài lòng 6 Sự tận tình 4,0 3,2 -0,8 Chưa hài lòng

7 Sự am hiểu, cảm thông với học sinh/phụ huynh 4,1 3,4 - 0,7 Chưa hài lòng

8 Sự chia sẻ của giáo viên 4,3 3,5 -0,8 Chưa hài lòng 9 Khả năng phối hợp với gia đình của giáo viên 4,4 3,4 - 1,0 Chưa hài lòng

10 Đánh giá chung về Đội ngũ giáo viên 4,2 3,3 -0,9 Chưa hài lòng

Trung bình cộng 4,3 3,3 -0,9 Chưa hài lòng Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

Giáo viên là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của học sinh, đặc biệt đối với học sinh là các trẻ em khuyết tật vì giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ, cha sẻ, cảm thông và lắng nghe cảm nhận của các em học sinh khuyết tật nhằm vượt qua những rào cản của cuộc sống. Kết quả điều tra cho thấy hiện nay đội ngũ giáo viên của chương trình THCS Hòa nhập trên địa bàn Hà Nội phần nào chưa đáp ứng được mong đợi của các em học sinh. Cụ thể là:

• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của các biến trong nhân tố “Đội ngũ giáo viên” đều nằm trong khoảng (-0,5) đến (-1,0) điểm, ở mức trung bình.

• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của biến Khả năng truyền đạt là cao nhất

(- 1,3 điểm)

• Tuy về đánh giá chung, biến “Đội ngũ giáo viên” chưa đáp ững được sự hài lòng của các em học sinh, không thể phủ nhận được những con số tích cực hơn trong các biến quan trọng như Sự cảm thông,am hiểu các em học sinh (-0.7) hay biến sự tận tình (-0,8)

Biểu đồ dưới đây thể hiện các khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng trong nhân tố “Giáo viên”:

Biểu đồ 3.6 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Đội ngũ giáo viên”

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với đội ngũ giáo viên như có một số giáo viên thiếu đi sự nhiệt tình và giảng dạy qua loa để đáp ứng kịp thời chương trình mà quen đi trách nhiệm lớn hơn với các em học sinh khuyết tật đó chính là sự cảm thông và chia sẻ, tận tình. Điều này cũng phần nào gián tiếp ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức chương trình học của các em học sinh khuyết tật.

3.3.3 Thực trạng sự hài lòng của học sinh với Đội ngũ cán bộ hỗ trợ tại các trường THCS Hòa nhập ở Hà Nội

Bảng 3.10 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Đội ngũ cán bộ hỗ trợ”

STT Các yếu tố Mong đợi Thực trạng Độ chênh lệch (Kỳ vọng – Thực trạng) Mức độ hài lòng

1 Khả năng bao quát, quan tâm đến yêu cầu của học sinh 4,2 3,7 -0,5 Chưa hài lòng

2 Sự tận tình 4,4 3,1 -1,3 Không hài lòng

3 Thái độ với học sinh 4,4 3,5 -0,9 Chưa hài lòng

4 Sự am hiểu, cảm thông, nắm bắt tâm lý học sinh/ phụ huynh 4,4 3,5 -0.9 Chưa hài lòng

5 Sự chia sẻ 4,4 3,2 -1,2 Không hài lòng

6 Đánh giá chung về Đội ngũ cán bộ phục vụ và hỗ trợ đào tạo 4,4 3,4 -1,0 Chưa hài lòng

Trung bình cộng 4,4 3,4 -0,9 Chưa hài lòng Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của các biến trong nhân tố “Đội ngũ cán bộ” nằm trong khoảng (-0,5) đến ( -1,3) điểm, ở mức trung bình.

• Khoảng cách cao nhất giữa thực trạng so với mong đợi về Đội ngũ cán bộ là (-1,3 điểm) dành cho biến “Sự tận tình”

• Nhân tố “Đội ngũ cán bộ” chưa đáp ứng được sự hài lòng từ phía người thụ hưởng chương trình đào tạo; hai biến Sự tận tình và Sự chia sẻ có mức độ hài lòng kém nhất trong các biến, cần được cải thiện nhiều trong thời gian tới.

Dưới đây là biểu đô thể hiện mức độ chênh lệch giữa mong đợi và thực tế của yếu tố này tại các trường THCS Hòa nhập ở Hà Nội:

Biểu đồ 3.7 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Đội ngũ cán bộ phục vụ và hỗ trợ đào tạo”

Chúng ta có thể thấy rằng sự quan tâm của các cán bộ công tác phục vụ và hỗ trợ tại các trường dành cho trẻ em khuyết tật là vô cùng quan trọng. Đây chính là một trong những yế tố con người quan trọng tạo nên một môi trường giáo dục toàn diện cho các em học sinh khuyết tật, giúp các em được tiếp nhận các dịch vụ bình thường như bao trẻ em khác. Sự tận tình và quan tâm cũng như khả năng bao quát được những nhu cầu đặc thù của các em học sinh khuyết tật đòi hỏi các trường THCS Hòa nhập cần đưa ra những tiêu chuẩn nhất định tuyển dụng những cán bộ này. Theo số liệu được phân tích ở trên, mức độ hài lòng của các em học sinh khuyết tật – người trực tiếp sử dụng dịch vụ đào tạo, các cán bộ phục vụ còn chưa đạt độ mong đợi, đặc biệt là sự tận tình. Chính điều này đòi hỏi chúng ta cần đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sự hài lòng của các học sinh tại các trường THCS này.

3.3.4 Thực trạng sự hài lòng của học sinh với Cơ sở vật chất tại các trường THCS Hòa nhập ở Hà Nội

Bảng 3.11 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Cơ sở vật chất” STT Các yếu tố Mong đợi Thực trạng Độ chênh lệch

(Kỳ vọng – Thực trạng) Mức độ hài lòng

1 Phòng học 4,4 3,3 -1,1 Không hài lòng

2 Sách giáo khoa, tài liệu học tập 4,4 3,5 -0,9 Chưa hài lòng 3 Các trang thiết bi trong phòng học 4,2 3,2 -1,0 Chưa hài lòng

4 Bàn ghế trong phòng học 4,4 3,2 -1,2 Không hài lòng

5 Lối đi đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật 4,4 3,6 -0,8 Chưa hài lòng

6 Nhà ăn 4,5 3,7 -0,8 Chưa hài lòng 7 Khu vệ sinh 4,3 3,1 -1,2 Không hài lòng 8 Thư viện 4,4 3,0 -1,4 Rất không hài lòng 9 Khuôn viên trường4,5 3,3 -1,2 Không hài lòng

10 Đánh giá chung với Cơ sở vật chất của trường 4,4 3,5 - 0,9 Chưa hài lòng

Trung bình cộng 4,4 3,3 -1,0 Chưa hài lòng Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của các biến trong nhân tố “Cơ sở vật chất” nằm trong khoảng (-0,8) đến (-1,4) điểm, ở mức lớn. • Khoảng cách cao nhất giữa thực trạng so với mong đợi về Cơ sở vật chất là (-1,4 điểm) dành cho biến Thư viện

• Nhân tố “Cơ sở vật chất” chưa đáp ứng được sự hài lòng từ phía người thụ hưởng chương trình đào tạo; ngoài biến Thư viện, ba biến Bàn ghế trong phòng học, Khu vệ sinh và Khuôn viên trường có mức độ hài lòng kém nhất trong các biến, cần được cải thiện nhiều trong thời gian tới.

Biểu đồ 3.8 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Cơ sở vật chất” Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Cơ sở vật chất được sử dụng bao gồm các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ học tập và giảng dạy đặc thù, phù hợp với các trẻ em khuyết tật, là một trong những yếu tố cốt yếu đánh giá sự hài lòng về các chương trình đào tạo chất lượng cao. Đối với phương pháp giảng dạy mới kết hợp cung cấp kiến thức với các hình thức thực tế, xem phim tài liệu,… việc sử dụng các thiết bị giáo vụ trực quan các trở nên phổ biến. Các lớp học đều khá rộng rãi, thoáng mát vào cả mùa đông lẫn mùa hè với quạt trần, quạt cây, bảng viết, máy trợ thính, máy chiếu dặc biệt đều khá chuẩn với các lớp học đối với học sinh bình thường khác. Nhiều lớp học đặc thù còn được đầu tư máy tính, ti vi, loa, mic chất lượng cao, tủ sách phục vụ các mục đích học tập và giảng dạy đặc thù dành cho trẻ khuyết tật khác nhau của học sinh và giáo viên, phù hợp với quy mô phòng học. Vì vậy, việc tiếp thu bài giảng của các em học sinh khuyết tậ phần nào được nâng cao. Tuy vậy hiện đại là vậy nhưng phần lớn học sinh được phỏng vấn đều có ý kiến rằng mình hay nhịn mà không dám đi nhà vệ sinh vì ở đó không sạch sẽ, có mùi khai, hôi thối khó chịu.

Ngoài những tài liệu học tập do giáo viên trực tiếp sử dụng, thư viện cũng là nơi cung cấp tài liệu học tập và giảng dạy, có khối lượng sách lớn, phong phú nhưng chưa được sắp xếp chọn lọc, thống nhất nên không phát huy được tốt khả năng của nó. Tại nhiều trường học, thư viện chưa phải là nơi học sinh hay tìm đến mỗi khi cần thêm tài liệu tham khảo, thay vào đó các em hay tìm kiếm trên mạng,…

Ngoài những trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy đặc thù như bảng nổi, máy trợ thính hay các công cụ đặc biệt khác, nhiều trường THCS Hòa nhập tại Hà Nội còn áp dụng mô hình đào tạo chất lượng cao còn chú trọng vào việc xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hoạt động ngoại khóa của học sinh như xây dựng nhà thể chất, sân bóng đá, bóng rổ, căng tin,… với mục đích rèn luyện một cách toàn diện hơn cho các em học sinh khuyết tật.

3.3.5 Thực trạng sự hài lòng của học sinh với Chương trình bổ trợ tại các trường THCS Hòa nhập ở Hà Nội

Bảng 3.12 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Chương trình bổ trợ dành cho trẻ em khuyết tật”

STT Các yếu tố Mong đợi Thực trạng Độ chênh lệch (Kỳ vọng – Thực trạng) Mức độ hài lòng

1 Số lượng chương trình ngoại khóa/hướng nghiệp 4,4 3,4 - 1,0 Chưa hài lòng

2 Nội dung chương trình ngoại khóa/hướng nghiệp 4,4 3,5 - 0,9 Chưa hài lòng

3 Thời gian tổ chức chương trình ngoại khóa/hướng nghiệp 4,5 3,4 -1,1 Không hài lòng

4 Hoạt động nâng cao thể chất 4,4 3,5 -0.9 Chưa hài lòng 5 Hoạt động ngoại khóa phát triển kỹ năng mềm 4,4 3,1 - 1,3 Rất không hài lòng

6 Đánh giá chung về Hoạt động bổ trợ 4,5 3,6 -0,9 Chưa hài lòng

Trung bình cộng 4,4 3,4 -1,0 Chưa hài lòng Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của các biến trong nhân tố “Chương trình hỗ trợ dành cho trẻ” nằm trong khoảng (-0,9) đến (-1,3) điểm, ở mức trung bình.

• Khoảng cách cao nhất giữa thực trạng so với mong đợi về Chương trình hỗ trợ là (-1,3 điểm) dành cho biến Hoạt động ngoại khóa phát triển kĩ năng mềm

• Nhân tố “Chương trình bổ trợ” chưa đáp ứng được sự hài lòng từ phía người thụ hưởng chương trình đào tạo; hai biến Hoạt động ngoại khóa phát triển kĩ năng mềm và Thời gian tổ chức chương trình ngoại khóa/hướng nghiệp có mức độ hài lòng kém nhất trong các biến, cần được cải thiện nhiều trong thời gian tới.

Biểu đồ 3.9 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Chương trình bổ trợ”

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Trọng tâm của hầu hết các chương trình đào tạo hiện nay chính là việc kết hợp giữa học tập các môn học bắt buộc trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài các môn học bắt buộc giống như ở các trường THCS khác, nhiều môn học bổ trợ đã được bổ sung nhằm phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát triển và trình độ chung của các em học sinh khuyết tật. Ví dụ như kĩ năng mềm, kĩ năng thuyết trình, định hướng nghề nghiệp… giúp các em học sinh khuyết tật vượt qua những rào cản xã hội và kích thích sự đam mê trong học tập của học sinh, chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để học sinh tự tin vào khả năng của mình. Các hoạt động bổ trợ còn bao gồm các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, hướng

nghiệp,… ngày càng trở nên phổ biến bởi các cơ sở giáo dục đều nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao các kĩ năng sống cần thiết cũng như các hoạt động vui chơi, giải trí nhưng vẫn có tính giáo dục cao trong nhà trường. Nhiều cơ sở giáo dục còn tích cực khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học, giúp đỡ học sinh tham gia vào các cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia hay quốc tế,… Trường THCS Xã Đàn luôn đi đầu trong các các phong trào thể dục thể thao cũng như các hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp … nhà trường đứng ra tổ chức và duy trì hoạt động dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên cùng các nhà

tài trợ doanh nghiệp nhằm giúp các em để bỏ qua những khó khăn về thể chất, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa một cách năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Hội thảo hướng nghiệp của trường THCS Nguyễn Đình Chiểu cũng đã thành công khi để lại những suy nghĩ tích

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 51)