KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI UBND

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 67)

Để sự hài lòng đối với chương trình đào tạo hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật được cải thiện một cách triệt để thì bên cạnh sự nỗ lức của phía các cơ sở giáo dục đào tạo, sự hợp tác của học sinh trong học tập, sự phối hợp của giáo viên trong công tác giảng dạy thì đóng góp của các cơ quan chức năng là một phần không thể thiếu.

4.3.1 Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục trẻ khuyết tật

Nguyên tắc đổi mới quan điểm xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục trẻ khuyết tật là:

- Chuyển từ quan điểm trợ giúp nhân đạo sang quan điểm bảo đảm quyền con người và nhìn nhận các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là một bộ phận của nguồn nhân lực.

- Thay các biện pháp hỗ trợ cá nhân bằng việc tạo môi trường, điều kiện, cơ hội tiếp cận bình đẳng, không rào cản đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

4.3.2 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật Với mục đích làm chuyển biến một cách cơ bản nhận thức của xã hội và bản thân các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về vấn đề giáo dục, giúp

đỡ tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn các cơ hội tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng để mau chóng hòa nhập cộng đồng. - Xây dựng kế hoạch, tuyên truyền Luật Người khuyết tật và những chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp giáo dục trẻ khuyết tật.

- Nêu gương tốt về các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và những tổ chức, cá nhân hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ tham gia giáo dục trẻ khuyết tật.

4.4.3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục trẻ khuyết tật

Với mục đích xây dựng hệ thống thống kê, dự báo về nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật, nắm chắc số lượng, loại và mức độ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục trẻ khuyết tật nhằm xây dựng chiến lược và kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật phù hợp. - Nội dung: Tiến hành khảo sát, phân loại, mức độ nhu cầu giáo dục đặc biệt trong toàn quốc; xây dựng hệ thống thống kê, dự báo cập nhật từng năm về nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

4.4.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật

- Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sư phạm về giáo dục đặc biệt; đảm bảo có ít nhất 1 đến 2 học phần về giáo dục trẻ khuyết tật. Tăng cường công tác đào tạo giáo viên nòng cốt trực tiếp dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo nhiều hình thức. Mở thêm mã ngành đào tạo cử nhân sư phạm cho các trường sư phạm khu vực; các trường sư phạm địa phương; đào tạo, cấp chứng chỉ, mở mã ngành đào tạo cao học về giáo dục đặc biệt.

- Xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật. Đẩy nhanh bồi dưỡng chuyên môn về can thiệp sớm, giáo dục trẻ khuyết tật cho cán bộ, giáo viên cốt cán để đội ngũ này tiến hành bồi dưỡng giáo viên trực tiếp dạy trẻ ở mầm non, tiểu học, THCS. Các khoá bồi dưỡng có thể ngắn hạn theo đợt, theo các chuyên đề với nội dung về từng đối tượng trẻ khác nhau.

4.4.5 Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật

Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo nhằm triển khai chủ trương giáo dục trẻ khuyết tật của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cơ hội được tiếp cận giáo dục của các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

- Đảm bảo các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ của xã hội về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, hưởng thụ văn hóa, thể thao, giải trí, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ

thông tin, tham gia giao thông và các dịch vụ chăm sóc khác phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân.

- Nhà nước bố trí ngân sách thích hợp hàng năm, để thực hiện chính sách đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

- Có chính sách quốc gia về hỗ trợ trẻ khuyết tật (học bổng, sách giáo khoa, tài liệu trang thiết bị học tập...).

- Ban hành chính sách khuyến khích, động viên giáo viên dạy trẻ khuyết tật (chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, phụ cấp ưu đãi...).

- Bảo trợ xã hội, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ đối với người khuyết tật.

+ Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc, trợ giúp trong giáo dục trẻ khuyết tật.

4.4.6 Xây dựng, ban hành các chương trình, tài liệu, thiết bị giáo dục trẻ khuyết tật

Mục đích: Cung cấp cho người học, người dạy bộ chương trình, tài liệu hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn ở mọi cấp học.

- Chương trình, hệ thống tài liệu, sách, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục trẻ khuyết tật cần được xây dựng, thẩm định, ban hành thống nhất; các chương trình cần cải tiến, bổ sung phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Xây dựng cơ sở sản xuất sách giáo khoa, tài liệu, kí hiệu chữ nổi cho học sinh khiếm thị; xây dựng và ban hành tài liệu ngôn ngữ kí hiệu, đồng thời cung cấp trang thiết bị trợ thính cho trẻ khiếm thính. Phát triển tài liệu dạy các kĩ năng xã hội, điều chỉnh hành vi và dạy các khái niệm thông thường cho trẻ chậm phát triển; Phát triển chương trình dạy trẻ nói đúng tiếng Việt cho trẻ khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ, trẻ em người dân tộc thiểu số chưa biết hoặc biết ít tiếng Việt và trẻ khuyết tật. - Thu thập, phát triển, biên soạn và xuất bản tài liệu ký hiệu ngôn ngữ; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, thông dịch viên về kí hiệu ngôn ngữ; bồi dưỡng học sinh, người điếc sử dụng, truyền bá ký hiệu ngôn ngữ thống nhất, từng bước đưa phụ đề dịch các chương trình thời sự, chính thức sang ngôn ngữ ký hiệu trên đài truyền hình Việt Nam và địa phương. 4.4.7 Hình thành hệ thống dịch vụ chuyên môn hỗ trợ phát triển giáo dục trẻ khuyết tật

Mục đích: Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật và cơ sở vật chất cho việc xây dựng và hoạt động của các Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục trẻ khuyết tật với quy mô từ tỉnh, đến vùng và khu vực; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trung tâm đã có và

các cơ sở giáo dục hoà nhập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập.

- Tổ chức hệ thống dịch vụ công hỗ trợ công tác người khuyết tật, trong đó có giáo dục trẻ khuyết tật. Xây dựng môi trường không vật cản cho người khuyết tật, tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được chăm sóc, giáo dục và hòa nhập cộng đồng.

- Các Trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật cần được thành lập trên cơ sở địa bàn, vùng kinh tế hoặc theo số lượng trẻ khuyết tật. Cần có cơ cấu tổng hợp nhiều dạng khó khăn, hoặc theo các dạng khuyết tật. Với những địa phương chưa có trường hoà nhập, có thể xây dựng Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các địa phương đã có trường hoà nhập, cần nâng cấp, tăng cường năng lực và bổ sung các chức năng để chuyển đổi thành các trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật nhằm tạo cơ hội cho tất cả trẻ khuyết tật được chăm sóc, giáo dục và hòa nhập cộng đồng. Phấn đấu trong tương lai gần, các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục khuyết tật đều được xây dựng tại tất cả các tỉnh/thành trong toàn quốc.

- Xây dựng 8 Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục trẻ khuyết tật tại 8 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước.

4.4.8 Xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật

Mục đích để đánh giá cho phù hợp năng lực của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận môi trường giáo dục .

Xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật ở các cấp học.

Việt Nam đang làm tất cả để nâng cao tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi học và tạo cơ hội để mọi trẻ em này được hưởng nền giáo dục có chất lượng với các phương thức giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện, khả năng của mỗi đối tượng.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được mô hình gồm 5 nhân tố chính có thể giải thích được sự hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hòa nhập ở Hà Nội, đó là: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giáo viên, Đội ngũ cán bộ phục vụ và hỗ trợ đào tạo, Cơ sở vật chất, Chương trình bổ trợ. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Đội ngũ Giáo viên” lên sự hài lòng của học sinh là cao nhất.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Hà Nội là một vấn đề phức tạp cần sự chú ý cấp bách từ các quan chức chính phủ, giáo viên, phụ huynh, và toàn bộ xã hội. Chúng ta đã có một số thành công nhất định, ví dụ như số lượng trẻ khuyết tật trong các trường học công lập ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, những nỗ lực cải tiến giáo dục hòa nhập ở Hà Nội vẫn còn rải rác và chưa được thống nhất vào một bản kế hoạch hành động quốc gia. Theo rất nhiều giáo viên, cán bộ, và phụ huynh trẻ khuyết tật, ưu tiên hàng đầu là phải đem sự chú ý đến các vấn đề khuyết tật nhất là với cách nhìn dựa trên nhân quyền. Cách nhìn truyền thống ở Hà Nội về người khuyết tật có lẽ nên phải xem xét lại. Một số hành động tưởng như thể hiện tình thương và sự thông cảm với người khuyết tật ví như trao quà hay miễn thi đại học cho thí sinh khiếm thị thực chất chỉ càng làm tăng thêm sự tách biệt và phân biệt đối xử với những người khuyết tật, củng cố cái định kiến rằng họ chỉ là nhóm người kém cỏi không thể hoạt động trừ khi được giúp đỡ đặc biệt. Hơn thế nữa, vấn đề khuyết tật thường chỉ được khai thác dưới góc nhìn nhấn mạnh những điểm khác biệt mà hoàn toàn không đề cập đến những điểm giống nhau. Đại ý của những câu chuyện về người khuyết tật không nên chỉ dừng lại ở sự thán phục nghị lực của trẻ khuyết tật hay thương hại họ vì những khiếm khuyết thể chất; các câu chuyện ấy hoàn toàn có thể tiến một bước nữa và khẳng định sự bình đẳng trong quyền lợi và khả năng giữa những người có và không có khuyết tật.

Một bước tiến nữa cần được thực hiện ngay lập tức để hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đó là đưa hòa nhập vào phần cơ bản nhất của các chương trình đào tạo sư phạm. Đặc tính của hòa nhập cần phải được đan vào đào tạo sư phạm chứ không chỉ thêm vào như một bộ môn tự chọn. Theo lời nói của Mel Ainscow, một chuyên gia giáo dục hòa nhập nổi tiếng, “… thật khó có thể thay đổi đầu ra của mọi học sinh trừ khi có những thay đổi trong cách ứng xử của người lớn. Chính vì vậy, bước đầu tiên để phát triển trường học hòa nhập nằm ở các giáo viên (Ainscow, 2007). Đúng vậy, chỉ có các giáo viên là những người đứng trên vị trí tốt nhất để thúc đẩy việc nhận trẻ khuyết tật vào trường bình thường và cung cấp cho các em một nền giáo dục có khả năng phục vụ mọi nhu cầu của các em.

Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT cần cố gắng hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, và hai bộ này cũng cần phải dùng đến sự trợ giúp từ các bộ ngành, cơ quan, và các bên liên quan khác. Khuyết tật là một vấn đề đa chiều, nên đương nhiên sẽ có nhiều bên liên quan. Nếu chúng ta muốn nhìn thấy giáo dục hòa nhập trở thành hiện thực, việc tìm cách để đưa tất cả các bên liên quan cùng hợp tác với nhau là rất cần thiết. Trong thập niên vừa qua đã có rất nhiều tổ chức phi chính phủ làm việc để cải thiện đời sống người khuyết tật ở Hà Nội, và cũng đã có rất nhiều các dự án tập trung vào giáo dục hòa nhập. Nhiều nhà giáo trên khắp cả

nước cũng đã nghĩ ra những phương thức mới lạ để thực hiện giáo dục hòa nhập. Nếu họ được tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm và những thực tiễn đã có, chúng ta sẽ thấy được những bước tiến lớn trong công cuộc đưa hòa nhập vào hệ thống giáo dục quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lối đi nào dành cho người khuyết tật (2013). 30 tháng năm 2013, Báo Nhân dân

http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/20635802-“loi-di-nao”- danh-cho-nguoi-khuyettat.html

Mẹ đẩy xe lăn đưa con đến trường thi. (5/7/2013). 10 tháng 7 năm 2013, Báo Dân Trí

http://dantri.com.vn/khoanh-khac-mua-thi/me-day-xe-lan-dua-con-den- truong-thi-751072.htm

Ainscow, M. (2007). From Special Education to Effective Schools for All: a Review of Progress so Far.

In The SAGE Handbook of Special Education (pp. 146-158). London: SAGE Publications.

Aspen Institute. (n.d.). What is Agent Orange? Retrieved August 13, 2013, from Agent Orange in

Vietnam Program: http://www.aspeninstitute.org/policy-work/agent- orange/what-is-agent-orange

Trung tâm bảo trợ Đăk Lăk , 15 tháng 8 năm, 2013

http://hyvong.edu.vn/index.php/gioi-thieu-ve-trungtam/191-gii-thiu-v- trung-tam-h-tr-phat-trin-giao-dc-hoa-nhp-tr-khuyt-tt-tnh-k-lk

HI. (2012). Inclusive Education in Bac Kan Province - Sharing Experiences Through Case Studies.

Hanoi: Handicap International.

HI. (n.d.). The Four Models of Disability. Retrieved October 29, 2010, from Making PRSP Inclusive:

http://www.making-prsp-inclusive.org/en/6-disability/61-what-is- disability/611-ILO

Inclusion of People with Disabilities in Viet Nam. Hanoi: International Labour Organization.

ISDS. (2011). Toolkit for Reducing Stigma and Discrimination. Hanoi: Institute for Social Development

Studies.

MOET . (2010). Report on Inclusive Education at SEAMEO Conference. Hanoi: Ministry of Education

and Training. MOLISA. (2006).

National Plan to Support People with Disabilities: Period 2006-2010. Hanoi:

Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

Mont, D., & Nguyen, V. (2011). Disability and Poverty in Vietnam. The World Bank Economic Review, 25(2), 323-359.

NCCD. (2010). 2010 Annual Report on Status of People with Disabilities in Vietnam. Hanoi: National

Coordinating Council on Disability.

Luật người khuyết tật, Bộ Lao động Xã hội. (2012). Số 28/2012/ND-CP

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO PL1. Kiểm định nhân tố “Chương trình đào tạo” Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items

.419 .418 4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Squared Multiple

Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted A1 9.82 5.509 .309 .146 .264

A2 9.79 6.095 .272 .135 .311 A4 10.04 6.095 .228 .054 .355 A 10.06 6.782 .126 .027 .454

PL2. Kiểm định nhân tố “Đội ngũ Giáo viên” Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items

.801 .803 10 Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Squared Multiple

Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted B1 29.89 50.825 .475 .396 .784 B2 30.01 50.341 .530 .606 .778 B3 30.03 51.629 .420 .565 .790 B4 29.63 49.316 .516 .596 .779

B5 29.73 53.859 .313 .504 .801 B6 29.94 50.782 .420 .356 .791

Một phần của tài liệu Khảo sát độ hài lòng của học sinh đối với dịch vụ đào tạo dành cho trẻ khuyết tật tại các trường THCS hoà nhập ở Hà Nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w