A. ĐẶT VẤN ĐỀ : I. Lời mở đầu: Người xưa từng nói “Văn học là nhân học”. Có thể hiểu ý nghĩa khái quát của lời nói ấy là “văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người” Quan niệm như vậy, thật chí lí. Thực tế đã kiểm nghiệm rằng, nhiều người có thể giành thắng lợi, lấy được lòng người hoặc thành công trên nhiều lĩnh vực đời sống không phải bằng vũ lực mà lại có thể nhờ vào những bài nói, bài viết, bằng việc kể ra những câu chuyện hoặc một bài diễn văn, bài thuyết trình Muốn bài diễn thuyết hấp dẫn, sinh động, hoặc bài viết có sức thuyết phục, thì phải có lời văn hay, câu từ hay, đoạn văn hay, dẫn chứng xác thực, lối viết rõ ràng Tất cả mọi ý tứ sâu sa ấy bắt nguồn từ môn Văn, dạy Văn - học Văn . Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội , môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm , tư tưởng , tình cảm cho học sinh. Nhưng nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ. Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực đến nhận thức của các em học sinh. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành , giảm lí thuyết , gắn học với hành , gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú , sinh động của cuộc sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành , sáng tỏ chính xác , làm nổi bật điều mình muốn nói” . . . Một bài văn có sức hấp dẫn khi có bố cục rõ ràng, có các đoạn văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ với nhau, khi bài văn có sự việc hấp dẫn, tái hiện được cuộc sống, giải quyết được vấn đề bức xúc đang đặt ra trong cuộc sống. Nói khái quát hơn là văn bản đó phải vì cuộc sống Dạy Văn là dạy cho học sinh biết điều đó. Trong muôn vàn ý tình, kinh nghiệm, kĩ năng ấy thì dạy học sinh cách viết đoạn văn là một khâu không thể bỏ qua trong quá trình dạy - học văn. Bởi vì đoạn văn là một bộ phận quan trọng cấu thành văn bản. Một bài văn có thể có rất nhiều đoạn văn. Dạy và học cách viết đoạn văn là một đề tài có tính lịch sử nhưng không bao giờ cũ đối với mỗi chúng ta. Vậy xin mời các bạn cùng tôi khám phá vấn đề hấp dẫn này nhé. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng : Năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8B .Trong năm học 2008 - 2009, khi dạy học sinh “Cách viết đoạn văn”, tôi đã dạy học theo phương pháp đựơc định hướng chung trong các chuyên đề, đồng thời kết hợp sử dụng nhiều phương pháp truyền thống. Nhìn chung các em học sinh đã tiếp thu kiến thức và thực hành theo. Tuy nhiên kết quả chưa cao, các em chưa thật hứng thú với đề tài này. Có lẽ, một phần do phương pháp dạy học chưa đạt tối đa hiệu quả và một phần cũng do học sinh chưa tích cực tham gia. Khi viết văn , các em còn mắc lỗi ở chỗ chưa có các đoạn văn rạch ròi, hoặc đoạn chưa đảm bảo đủ ý. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó qủa là đáng lo ngại. Tôi luôn tự hỏi: Thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày đoạn văn như vậy ? Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy về cách viết đoạn văn. Đến năm học 2009 - 2010, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học cải tiến đó cho học sinh. Mặc dù đối tượng học sinh không khác nhau (chất lượng đầu vào tương đương nhau) - khả năng tiếp thu của các em cũng chưa thật nhanh, nhưng kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt. Vấn đề “Giải pháp giúp học sinh lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả”, tôi xin được cùng chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Kết quả , hiệu quả của thực trạng trên: Lớp Năm học Sĩ số Điểm Ghi chú Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1- 2 Điểm 0 8B 2008 - 2009 24 0 02 08 10 04 0 8B 2009 - 2010 30 0 08 17 04 01 0 Qua bảng thống kê trên đây tôi thấy kết quả làm bài của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung kết quả năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù chưa triệt tiêu hoàn toàn điểm kém, nhưng đó cũng là điều đáng mừng và đó cũng là yếu tố tác động để tôi không ngừng nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy trong những năm học tiếp theo. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Giải pháp thực hiện đề tài :“Giải pháp giúp học sinh lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả” 1. Điều tra, tập trung khảo sát việc viết đoạn văn của học sinh. 2. Nghiên cứu, ghi chép, tích luỹ tri thức về đoạn văn, các cách viết đoạn văn 3. Giảng dạy cung cấp tri thức về đoạn văn, các cách viết đoạn văn 4. Kiểm tra đánh giá , sửa lỗi, bổ sung kiến thức. II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1. Điều tra, tập trung khảo sát việc viết đoạn văn của học sinh: GV khảo sát việc viết đoạn văn của học sinh để nắm bắt được thực tế của các em. 2. Giảng dạy cho học sinh hiểu các tri thức về đoạn văn: a. Phân tích ví dụ cho học sinh hiểu khái niệm đoạn văn: Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.” - Đoạn văn là một bộ phận cấu thành văn bản, bao gồm một số câu liên kết chặt chẽ với nhau. + Đặc trưng về hình thức : Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và viết thụt đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. + Đặc trưng về nội dung: Các câu trong đoạn văn có liên kết chặt chẽ với nhau, thường thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề. Tiểu chủ đề này là một bộ phận của chủ đề toàn văn bản. b. Cung cấp tri thức về cấu trúc đoạn văn: Thông qua tổ chức cho học sinh phân tích ví dụ để rút ra cấu trúc của đoạn văn: * Cấu trúc diễn dịch: “Loài người đang đối mặt với nạn khan hiếm nước ngọt. Nước chiếm 3/4 diện tích thế giới nhưng nước mặn chiếm phần đa. Nước mặn thì làm sao ăn uống được. Nước ngọt chiếm phần ít nhưng lại đang dần bị ô nhiễm nặng. Chất thải công nghiệp theo dòng hoà lẫn vào nước sông , nước suối. Nước thải sinh hoạt không ai kiểm soát, đang pha lẫn vào nước ao, nước hồ. Trời ít mây, mưa ít, có khi lại mưa a xít. Đồi núi trọc nên nguồn nước ngầm lại nhanh chóng trôi ra biển. Thử hỏi nước ngọt ở đâu.” Đoạn văn được phát triển theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Câu đầu nêu ý khái quát và chứa đựng tiểu chủ đề của đoạn văn. Vì thế câu đầu là câu chủ đề của đoạn văn. Các câu còn lại cụ thể hoá nội dung khái quát cuả câu mở đầu đó. Đoạn văn theo cấu trúc này thường được sử dụng nhiều trong các văn bản khoa học, văn bản chính luận, * Cấu trúc quy nạp : “Cùng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít, lời cây chanh chua Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây bằng dòng sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây.” Đoạn văn này diễn đạt một cách hình ảnh, bóng bẩy về mối quan hệ giữa các câổntng vườn và đất vườn. Các loài cây như là những đứa con, tuy mỗi loài có những đặc điểm riêng, nhưng đều được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cùng một bà mẹ “đất”. Rõ ràng nội dung này đã được triển khai từ cụ thể ( từ các câu đi trước) đến khái quát (câu cuối đoạn). Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Cấu trúc đoạn văn như vậy được gọi là cấu trúc quy nạp. Cấu trúc này cũng được dùng nhiều trong văn bản khoa học và chính luận, cũng có thể dùng trong văn bản khác. * Cấu trúc song hành: “Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng nhà văn tận tụy công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: Các tiểu thuyết “Tắt đèn”(1939) , “Lều chõng”(1940); phóng sự “Tập án cái đình” (1939), “Việc làng” (1940), ” Đoạn văn này, các câu đều có tầm quan trọng ngang nhau trong việc thể hiện tiểu chủ đề của đoạn. Mỗi câu thường khai triển một phương diện của tiểu chủ đề, do đó tập hợp tất cả các câu mới cho thấy rõ tiểu chủ đề của đoạn. Ở loại cấu trúc này không có câu chủ đề. Ở cấu trúc song hành, phương thức liên kết câu thương là những phương thức lặp (từ vựng, ngữ pháp), hoặc phương thức thế (thế đại từ và thế bằng từ gần nghĩa) Có thể thấy đoạn văn cấu trúc song hành sử dụng thường xuyên trong các văn bản kể chuyện, cũng có thể sử dụng trong các văn bản khác nữa (đoạn văn giới thiệu khái quát về cuộc đời - sự nghiệp của một tác giả) * Cấu trúc móc xích: “Muốn có kiến thức thì phải học. Muốn học cho giỏi thì phải chăm chỉ, năng động, luôn tìm tòi, trong học tập. Muốn trở thành người năng động, sáng tạo thì không được ngại khó, ngại khổ, không được ỷ lại, không ngừng học hỏi. Vậy học là khâu rất cần thiết” Đoạn văn theo cấu trúc này có đặc điểm : các câu trực tiếp móc nối vào nhau như những mắt xích. Thường thường có một bộ phận của câu đi trước được nhắc lại ở câu sau nhờ phương thức lặp, hoặc phương thức thế. Cấu trúc đoạn văn này thường sử dụng trong văn bản khoa học và văn bản chính luận. * Cấu trúc tổng phân hợp: “Lão Hạc là người cha thương con vô hạn. Cứ mỗi lần nghĩ đến con trai nơi xa lão lại khóc. Lão rằn vặt vì chuyện con trai không lấy được vợ, quẫn chí ra đi. Lão để giành tất cả những gì gọi là của cải cho con trai. Lão chọn cái chết để giành sự sống cho con mặc dù lâu nay chưa biết tin tức gì của con. Lão Hạc quả là một người cha đáng kính” Đoạn văn này có đặc điểm : Phối hợp cấu trúc diễn dịch với cấu trúc quy nạp. Thường thường, người viết hay dùng đoạn có cấu trúc quy nạp, diễn dich và song hành khi tạo lập văn bản. c. Cung cấp cho học sinh phép liên kết các đoạn văn: Như chúng ta đã biết, chủ đề của văn bản được bộc lộ ràng là nhờ các đoạn văn của văn bản có liên kết chặt chẽ với nhau. Vậy liên kết các đoạn văn là gì? Một số phương tiện liên kết đoạn như sau: - Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: + Liên kết các đoạn liệt kê: trước hết, đầu tiên tiếp theo, sau cùng + Liên kết các đoạn có ý nghĩa đối lập : nhưng, trái lại, + Liên kết các đoạn bằng đại từ: vậy, đó, này, đấy + Liên kết đoạn có ý cụ thể và đoạn có ý tổng hợp: Nói tóm lại, nhìn chung - Dùng câu nối : Câu này nhắc lại một số từ ngữ ở câu cuối đoạn trước hoặc nhắc lại hoàn toàn. 3. Tổ chức cho học sinh tham khảo một số đoạn văn và nhận diện cấu trúc đoạn 4. Tổ chức cho tập viết đoạn văn: - HS viết, đọc - GV nhận xét, chữac lỗi, bổ sung A, Viết đoạn văn về cảnh sắc quê hương em B, Viết đoạn văn về bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” C, Viết đoạn văn trình bày hiểu biết của em về một tác giả. 5. Kiểm tra - đánh giá: - HS viết đoạn - GV thu bài và chấm điểm, sưả lỗi cho HS. . văn bản đó phải vì cuộc sống Dạy Văn là dạy cho học sinh biết điều đó. Trong muôn vàn ý tình, kinh nghiệm, kĩ năng ấy thì dạy học sinh cách viết đoạn văn là một khâu không thể bỏ qua trong. lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả”, tôi xin được cùng chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Kết quả , hiệu quả của thực trạng trên: Lớp Năm học Sĩ số Điểm Ghi chú Điểm. chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung kết quả năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù chưa triệt tiêu hoàn to n điểm kém, nhưng đó cũng là điều đáng mừng và đó cũng là yếu tố tác động để tôi không ngừng