1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng

69 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 541 KB

Nội dung

Một số hiện tượng bất ổn về tâm lý dẫnđến các hành vi sa ngã, phạm tội của các em học sinh trong thời gian qua đãcảnh báo các vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc của

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần cho học sinh là một vấn đề cần đượcquan tâm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà cuộc sống công nghiệp hoáđang ngày càng tạo ra những khoảng cách về tình cảm giữa những ngườithân, những thế hệ trong mỗi gia đình Một số hiện tượng bất ổn về tâm lý dẫnđến các hành vi sa ngã, phạm tội của các em học sinh trong thời gian qua đãcảnh báo các vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc của họcsinh đang rất cần được gia đình, nhà trường và xã hội chú ý quan tâm

Bên cạnh những trẻ mắc các chứng rối loạn tâm thần do bệnh lý, có khánhiều trẻ có vấn đề về rối loạn phát triển tâm lý, hành vi và cảm xúc Biểuhiện có thể là: rối loạn phát triển lời nói và ngôn ngữ, rối loạn phát triển kỹnăng nhà trường, tăng động, rối loạn hành vi, lo âu, trầm cảm, tự kỷ Ngoài

ra còn có một số rối loạn khác như : có hung tính, trộm cắp, tệ nạn xã hội, đua

xe, đánh nhau, quan hệ tình dục không lành mạnh Một số em rơi vào trạngthái stress, vướng mắc trong đời sống hàng ngày và các em có nhu cầu tư vấn

về sức khỏe sinh sản, tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi học trò

Nguyên nhân là do xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển theo xu thếhiện đại, bất kể ai cũng có thể rơi vào trạng thái stress do áp lực cuộc sốngqua lớn Riêng ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đa phần nguyên nhân của các rốinhiễu tâm lý và rối loạn tâm thần là do yếu tố gia đình, nhà trường và xã hộitạo nên Ở đây có thể kể đến một số yếu tố chủ yếu: áp lực học tập, thất bạitrong thi cử, bạo lực gia đình, gia đình ly tán, bị bạn bè xấu lôi kéo, các tệ nạn

xã hội như rượu chè, ma túy, thuốc lắc, vũ trường, phim ảnh bạo lực, khiêudâm Đặc biệt, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từrất sớm thông qua Internet và các phương tiện hiện đại khác Mặt trái của nó

là đã góp phần tạo nên các biểu hiện của nếp sống lệch lạc, dẫn đến các rối

Trang 2

nhiều kiến thức về giới, về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tâm thần và cáchphòng tránh Nhiều em quen được sống trong sự bao bọc nên khi rơi vào cáctình huống gây stress thì không thể vượt qua Dẫn đến những hành vi sai trái,lệch lạc như: trộm cắp, chốn học, bỏ nhà qua đêm thậm chí có những hành vikhiêu khích, láo xược, gây gổ, xâm phạm, phá hoại và nổi khùng làm ảnhhưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của các em.

Như vậy vấn đề về sức khoẻ tâm thần và các rối nhiễu tâm lý ở họcsinh hiện nay là một hiện tượng đáng báo động cần phải có những phươnghướng điều chỉnh và giải quyết giúp ngăn chặn và đẩy lùi những rối nhiễuhành vi không đáng có ở thanh thiếu niên đặc biệt là độ tuổi học sinh trunghọc cơ sở Nhận thức đây là vấn đề cấp thiết không phải của riêng ngành giáodục mà của toàn xã hội nên tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những rối nhiễuhành vi của các em học sinh tại cơ sở thực tập ( trường THCS Kim Đồng-Quận Hải Châu-TP Đà Nẵng) để biết được thực trạng rối nhiễu hành vi vàbiểu hiện rối nhiễu hành vi của các em học sinh Từ đó đưa ra lời khuyến cáogiúp các bậc phụ huynh cũng như cán bộ giáo dục và các cơ quan có tráchnhiệm có những biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn hiện tượng trên Đồngthời giúp các em có những hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức và phápluật

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ

sở Kim Đồng - quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho gia đình và nhà

trường giúp đỡ các em điều chỉnh lại những hành vi lệch chuẩn.

3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở KimĐồng- Quận hải Châu - Thành phố Đà Nẵng

Trang 3

3.2 Khách thể nghiên cứu

Học sinh Trường Trung học cơ sở Kim Đồng- Quận Hải Châu- Thành Phố

Đà Nẵng

3.3 Đối tượng khảo sát

300 học sinh trường THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu- Thành Phố Đà

Nẵng được phân loại theo bảng sau:

3.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu 300 học sinh trường THCS Kim Đồng

- Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng

Về nội dung của đề tài, chủ yếu đánh giá học sinh có rối nhiễu hành vi haykhông, và thực trạng rối nhiễu hành vi

4.Giả thuyết khoa học

Học sinh THCS Kim Đồng - Quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng hiện nay

có những biểu hiện về rối nhiễu hành vi Biểu hiện rối nhiễu hành vi chủ yếurơi vào những hành vi xã hội, điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập,

và sự phát triển nhân cách của các em

Đã có một số các em có biểu hiện rối nhiễu về cảm xúc, đạo đức, hoạt động

và kỹ năng xã hội

Mức độ biểu hiện rối nhiễu hành vi cuả học sinh có sự khác nhau về thangbậc, khối lớp ,và có sự khác nhau giữa học sinh Nam với học sinh Nữ

Trang 4

5 Nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về rối nhiễu hành vi của học sinh

Tìm hiểu và đánh giá mức độ, biểu hiện rối nhiễu hành vi của học sinhTHCS Kim Đồng - Quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng

Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp gia đình và nhà trường

có biện pháp phù hợp khắc phục và điều chỉnh hành vi cho các em, mang lại

sự phát triển toàn diện về nhân cách và sức khoẻ tâm thần cho các em họcsinh

6 Các phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tổng hợp và phân tích tài

liệu lý luận

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp phát test điều tra

Trang 5

Tình trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường THCS Kim Đồng - QuậnHải Châu – Thành Phố Đà Nẵng

6.3.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.

Sử dụng Microsoft Excel để thống kê số liệu

7.Cấu trúc :

Đề tài gồm 3 phần

A Mở đầu

B Nội dung

Chương I.Những cơ sở lý luận về vấn đề

Chương II.Các kết quả cụ thể

C Kết luận

Trang 6

B NỘI DUNG Chương I.Những cơ sở lý luận về vấn đề

1.Tổng quan nghiên cứu về rối nhiễu hành vi

1.1.Lịch sử phân loại các rối nhiễu tâm bệnh

Rối nhiễu tâm bệnh đã được nghiên cứu từ rất lâu và đến cuối thế kỉ XVIII,đầu thế kỉ XIX đã có những bảng phân loại rối nhiễu tâm bệnh của Pháp vàNga

Từ năm 1960 đến nay, tố chức Y tế thế giới đã quan tâm cải tiến việc chẩnđoán và phân loại các rối nhiễu tâm bệnh Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hànhhai công việc lớn là:

- Đưa ra một bản danh pháp với nội dung các thuật ngữ và xắp xếp phânloại các rối nhiễu tâm lý

- Kết quả đã cho ra đời bảng phân loại bệnh quốc tế, chỉnh lí lần thư 8 ( PLBQT-8, năm 1968).Trong đó chương V giới thiệu về các rối nhiễutâm bệnh

Năm 1974 tổ chức Y tế thế giới xuất bản tập “Chú giải các rối nhiễu tâm bệnh

và hướng dẫn phân loại” để dùng cùng với bảng phân loại bệnh quốc tế 8 Năm 1978 cải tiến PLBQT-9, và tập chú giải

Năm 1987 dự thảo bảng PLBQT -10 Trong đó phần trình bày về các rốinhiễu tâm bệnh Bảng PLBQT- 10 dự thảo được thử nghiệm tại hơn 100 trungtâm nghiên cứu lâm sàng tại 40 nước

Năm 1992 Bảng PLBQT -10 chính thức được xuất bản Đây là kết quảnghiên cứu nhiều năm của 915 nhà Tâm bệnh học có trình độ chuyên môn caocủa 52 quốc gia Bảng phân loại bệnh này mang tính quốc tế vì phản ánh đượchầu hết các trường phái và truyền thống chủ yếu về Tâm bệnh học trên thếgiới

Trang 7

* Bảng PLBQT- 10 (F) có nhiều ưu điểm cụ thể là:

- Hướng cẫn các tiêu chuẩm chẩn đoán cụ thể

- Sử dụng dễ dàng, tiện lợi, làm ngôn ngữ chung trong thực hành lâm sàngnghiên cứu và giảng dạy ở trong nước và trên thế giới

Tuy nhiên bảng PLBQT-10 (F) còn có những tồn tại là chưa phân định rạchròi tính độc lập bệnh lý do chưa hiểuu rõ bệnh căn , bệnh sinh, mà điều nàyđòi hỏi phải có một thời gian dài tập trung nghiên cứu

Song song với bảng phân loai bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới, còn

có bảng phân loaị tâm bệnh của Hội Tâm thần học Mỹ DSM Vào khoảng đầunăm 1970 Hội Tâm thần học Mỹ đã xây dựng bảng phân loại tâm bệnh ( DSMII).Năm 1980 xất bản bảng phân loại DSM II với nhiều chi tiết sửa đổi bổxung cho DSM II

Năm 1987 ra đời DSM III R đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn làm tăng độ tin cậytrong chẩn đoán Trong những năm của thập kỷ 90, Hội Tâm thần học Mỹđưa ra bảng phân loại DSM IV

Các nhà Tâm bệnh học Pháp cũng luôn tiến hành nghiên cứu hoàn thiện cácbảng phân loại tâm bệnh

Năm 1993 Pháp đã xây dựng bảng phân loại rối nhiễu tâm lý trẻ em vàthanh thiếu niên Năm 1996 Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em của bác sĩNguyễn Khắc Viện (N-T) đã sử dụng bảng phân loại của Pháp để phân loạitrong nghiên cứu các rối nhiễu tâm lí ở Việt Nam

Như vậy, trên thế giới có nhiều bảng phân loại rối nhiễu tâm lí Việc phân

Trang 8

điểm tiếp cận các cấu trúc Tâm bệnh lí Tuy nhiên công việc tiên quyết đốivới các nhà Tâm bệnh học là việc chẩn đoán nhận dạng các triệu chứng rốiloạn một cách rạch ròi Muốn làm được điều đó đòi hỏi có sự hiểu biết vềTâm bệnh học, phải có trình độ lâm sàng.

1.2.Lịch sử nghiên cứu rối loạn hành vi trong và ngoài nước

1.2.1.Lịch sử nghiên cứu rối loạn hành vi trên thế giới

Từ cuối thập kỉ 60, rối loạn hành vi ở thanh -thiếu niên đã là một vấn đềtâm lý xã hội làm bối rối xã hội Phương Tây

Năm 1940, Hewitt và Jenkins, khi nghiên cứu những vị thành niên phạmpháp, đã bắt đầu phân loại chúng theo những nhóm rối loạn khác nhau Đếncác thập kỉ 60 và 70, Quay và cộng sự đã hoàn chỉnh việc mô tả và phân loạicác rối loạn hành vi của thanh thiếu niên phạm pháp Những kết quả nghiêncứu của các tác giả trên được phản ánh một phần trong danh mục rối loạnhành vi ( 321) của bảng phân loại bệnh quốc tế 9 ( 1979) gồm các mục nhỏsau:

* 312-0: Rối loạn hành vi riêng lẻ ( khiêu khích, láo xược, gây gổ, xâmphạm, phá hoại, nổi khùng, nói dối, thô bạo, rối loạn tình dục )

*312-1: Rối loạn hành vi theo nhóm ( trộm cắp, trốn học, bỏ nhà qua đêm )

* 312-2: Rối loạn hành vi xung động ( xung động, trộm cắp)

* 312-3: Rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc hỗn hợp ( lo âu, tuyệt vọng , sợ

ám ảnh)

Theo dự thảo bảng phân loại bệnh quốc tế 10(1988), mục rối loạn hành viđược sửu đổi như sau:

 F91-0 : Rối loạn hành vi khu trú trong môi trường gia đình

 F91-1 :Rối loạn hành vi ở những người kém thích ứng xã hội

 F91-2 :Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội

Trang 9

1.2.2.Lịch sử nghiên cứu rối loạn hành vi ở Việt Nam

Hiện nay ,vấn đề rối loạn hành vi đang phát triển ở Việt nam và đã trở

thành mối lo ngại của từng gia đình và cả xã hội

Nghành tâm thấn học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu rối loạn hành vitrên các đối tượng từ 10-17 tuổi, trong phạm vi nghiên cứu cả nước , dựa theocác tiêu chuẩn chẩn đoán của mục F91, Bảng dự thảo phân loại bệnh quốc tế

10 Tỉ lệ thanh-thiếu niên có rối loạn hành vi ( nghiên cứu 21.960 thanh- thiếuniên từ 10-17 tuổi trong số 24.134 người) là 3,7% Đó là hiện tượng đáng longại

Ở nước ta , rối loạn hành vi là rối loạn tâm lý xã hội, xuất hiện rõ nét từ sau

1975 Tháng 11-1989 một số công trình gnhiên cứu đã được trình bày trongHội thảo quốc gia về rối loạn hành vi ở thanh – thiếu niên tại Hà Nội

2.Lý luận về rối nhiễu hành vi

2.1.Khái niệm hành vi

* Sinh học: Hành vi là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất

định, dựa trên sự cần thiết để cơ thể thích nghi với môi trường

* Phân tâm học: Hành vi là cách hợp lực, cách thoả hiệp bắt nguồn từ sự xung

đột giữa nguyên lý khoái cảm và nguyên lý thực tế, là những xung lực của cái

ấy và những cấm kỵ của cái siêu tôi được thống hợp trong bản thân cái tôi

* Tập tính học: ( Pavlốp và những người kế tục ở Nga, Watson và những

người kế tục ở Mỹ) đã cho ra đời thuật ngữ hành vi Hành vi bao hàm mộtloạt các hành vi giác động do các phản xạ có điều kiện tạo nên và quan sátđược từ bên ngoài

Học thuyết này nhấn mạnh tính khách quan tức là các yêu tố bên ngoài có thểquan sát được Tâm lý học hành vi không lấy việc quan sát nội tâm làm cơ sở

và chỉ nghiên cứu những hành vi có thể đứng ngoài mà quan sát như bất kỳmột hiện tượng tự nhiên nào

Trang 10

Hành vi là hình thức biểu hiện tính tích cực vận động có thể quan sát được

từ bên ngoài của những thực thế sống, bao gồm từ những thời điểm cử độngđến mắt xích thực hiện ở trình độ cao sự tác động qua lại của cơ thể với môitrường xung quanh

Hành vi là một hệ thống có mục đích rõ ràng được thực hiện liên tiếp.Những hành động này tiến hành sự tiếp xúc thực tế của cơ thể với những điềukiện xung quanh tạo ra những mối liên hệ của thực thể sống với những tínhchất của môi trường Sự bảo toàn và phát triển cuộc sống của chúng phụthuộc vào những tính chất này Những điều kiện xung quanh chuẩn bị thỏamãn nhu cầu của cơ thể, đảm bảo sự đạt được những mục đích nhất dịnh Nguồn gốc của hành vi là những nhu cầu của thực thể sống, hành vi đượcthực hiện như một thể thống nhất của các mắt xích tâm lý – kích thích, điềukhiển, thể hiện ( thể hiện trong điều kiện những đối tượng nhu cầu và đam mêcủa thực thể ) và những hành động thực hiện bên ngoài làm cho cơ thể liên hệvới những đối tượng xác định hoặc làm cho cơ thể tách biệt khỏi chúng cũngnhư cải tạo chúng

Sự thay đổi hành vi trong quá trình phát sinh loài là do sự phức tạp hóanhững điều kiện tồn tại của những thực thể sống, chuyển chúng từ môi trườngthuần nhất sang môi trường có đối tượng, sau đó là môi trường xã hội Nhữngquy luật chung của hành vi – đó là những quy luật hoạt động phản xạ phântích – tổng hợp của thực thể sống Những quy luật này dựa trên những quyluật sinh lý hoạt động của não, nhưng không đồng nhất với chúng Hành vicủa con người luôn bị chế ước bởi xã hội và mang những đặc tính của hoạtđộng có ý thức, tập thể, hữu ích, chủ định và sáng tạo

Ở mức độ hoạt động bị quy định bởi đời sống xã hội, thuật ngữ “ hành vi”

có nghĩa như những hành động của con người trong mối quan hệ với xã hội,với những người khác và thế giới đối tượng Nó được xem xét như là nhữnghành động được điều khiển bởi những chuẩn mực xã hội về đạo đức và quyền

Trang 11

lợi (ví dụ những hành vi đạo đức cao cả, tội lỗi và nông nổi) Những đơn vịcủa hành vi là những hành động, trong đó hình thành và đồng thời thể hiện vịthế của nhân cách, niềm tin đạo đức của nhân cách.

2.2.Rối nhiễu hành vi

2.2.1.Một số tiếp cận RNHV

Lối tiếp cận RLHV từ góc độ xã hội học

Đối tượng của xã hội học là nghiên cứu những hiện tượng xã hội gắn vớicấu trúc xã hội Xã hội học nghiên cứu hành động, sự kiện không phải chỉnằm ở cấp độ cá nhân - những gì mà cá nhân thực hiện, mà còn ở đâu đótrong hệ thống cấu trúc xã hội - trong gia đình, thành phố, vùng, trong một tổchức, một đất nước Vì đặc thù của ngành này, những luận thuyết về RLHVchỉ được rút tỉa dưới một khái niệm khác là “hành vi sai lệch chuẩn mực xãhội”

Ví dụ, thuyết chức năng xã hội nghiên cứu hành vi lệch chuẩn đề cập đếnchức năng xã hội của nó Thuyết này cho rằng trật tự xã hội dựa trên sự tươnghợp chuẩn mực tự nguyện Ở đây hành vi lệch chuẩn cũng là hiện tượng "bìnhthường" Nó không chỉ có tác động tiêu cực, mà cũng có cả tính tích cực đốivới xã hội Hành vi lệch chuẩn sẽ là bình thường nếu tần suất tương đối của

nó còn giữ trong khuôn khổ trung bình cho tất cả các xã hội loại này và trình

độ phát triển tương ứng của chúng Tần suất tương đối của hành vi lệch chuẩn

sẽ nhắc chúng ta nhớ tới những chuẩn mực xã hội và củng cố uy tín củachúng Nó còn là tiền đề cho biến đổi xã hội

Các thuyết xã hội học không quan tâm đến từng cá nhân mà coi cá nhânnhư là thành viên của một tổ chức trong một cơ cấu xã hội nhất định.Dukheim từ nhiều năm trước đã ghi nhận rằng mỗi thành phố, mỗi vùng và bộphận dân cư đều có một tỷ lệ tự tử nhất định và tỷ lệ này tương đối ổn định,mặc dù qua một thời gian hai thành phố có thể thay đổi vị trí tương đối trong

Trang 12

chất của hệ thống; có nghĩa là nó là một cái gì đó của xã hội, của vùng và củanhóm dân cư được khái quát thành đặc điểm tỷ lệ tự tử Các nhà xã hội họcphải đối mặt với câu hỏi: Những tính chất khác nào của hệ thống có thể giảithích cho tính chất này ? Bằng ví dụ về một loại tự tử mà Dukheim gọi là “tự

tử vị kỷ”, ông cho rằng đó là thuộc tính của những mối liên kết xã hội lỏnglẻo hoặc mức độ đoàn kết thấp giống như trạng thái của một mạng lưới cácmối quan hệ xã hội giữa các thành viên của hệ thống Mặt khác, ông còn cốgắng giải thích tại sao sự khác nhau giữa mối liên kết xã hội sẽ tạo ra sự khácnhau của tỷ lệ tự tử

Tóm lại, các thuyết xã hội học cho chúng ta một cách nhìn về RLHV dướigóc độ xã hội, có tính đến cấu trúc xã hội, tổ chức văn hóa, lịch sử Lý thuyết

xã hội học chỉ ra những biến số và quá trình trong một xã hội rộng lớn và sựgiải thích RLHV phải ở trong mối quan hệ với hệ thống này

Tiếp cận RLHV từ góc độ tâm lý học

Khác với xã hội học chỉ giải thích RLHV ở cấp độ cấu trúc xã hội, qui cái

cá nhân vào cái xã hội, tâm lý học giải thích RLHV ở cấp độ cá nhân, tức liênquan đến chủ thể của hành vi -nhân cách, giá trị, mục đích, nhu cầu, xungnăng, sở thích và một số khía cạnh hoàn cảnh mà trong đó cá nhân thực hiệnhành động Xã hội học dựa trên hiện tượng số đông để dự đoán những thayđổi mà chúng sẽ diễn ra trên một phạm vi nào đó, còn tâm lý học dự báonhững hành vi của cá nhân con người trong tương lai Để nghiên cứu nguyênnhân của RLHV, tâm lý học đề cập đến động cơ của hành vi Ở đây những lýthuyết về động cơ bên trong không chỉ nghiên cứu yếu tố con người mà cònnghiên cứu cả hoàn cảnh nảy sinh hành vi và cả con người trong sự tương tácvới hoàn cảnh để tạo ra RLHV đó Nó tạo nên cái gọi là cơ chế động cơ củahành vi Có thể liệt kê ra đây một số lối tiếp cận đến RLHV: đó là cách tiếpcận đến chủ thể, đến hoàn cảnh, và đến sự kết hợp giữa chủ thể và hoàn cảnh

Trang 13

Nhấn mạnh đến chủ thể hành vi, cách tiếp cận này chủ yếu thuộc về những

lý thuyết nhân cách Nhiều lý thuyết về RLHV cho rằng những khác biệt vềhậu quả là do những khác biệt từ phía chủ thể hành vi Với cách tiếp cận nàytâm lý học tìm cách trả lời câu hỏi: “Loại người nào gây ra những hành vi loạinày?” Nhiệm vụ của nó là tìm ra những kiểu loại nhân cách đặc trưng chonhững hành vi nhất định Những kiểu loại nhân cách này được đề cập đến quanhững đặc điểm bắt nguồn từ yếu tố sinh học, đặc điểm bắt nguồn từ yếu tốmôi trường, hoặc những đặc điểm tâm lý khác của nhân cách như cấu trúcnhân cách, nhu cầu, mục đích, sở thích, động cơ Tâm lý học cũng quan tâmđến quá trình phát triển của chủ thể hành vi Theo các lý thuyết nhân cách thìcon người trở thành một nhân cách như thế nào thường phụ thuộc vào quátrình phát triển của nó với những đặc điểm sinh học và đặc điểm hoàn cảnh xãhội nhất định Nhân cách như thế nào sẽ quyết định hành vi của chủ thể đónhư thế ấy

Nhấn mạnh đến hoàn cảnh

Một lối tiếp cận khác là các lý thuyết nhấn mạnh đến hoàn cảnh Theonhững lý thuyết này thì mọi người nếu rơi vào hoàn cảnh nhất định cũng cóthể làm như nhau theo một cách nhất định

Họ cho rằng RLHV là kết quả của những hoàn cảnh nhất định Những hoàncảnh này được hình thành trong các thuật ngữ như sự khiêu khích, cơ hội, quácăng thẳng trong stress, sự tuân thủ, áp lực Đây là những vấn đề mà một sốnhà tâm lý học xã hội đề cập đến trong các công trình của mình

Kết hợp chủ thể và hoàn cảnh

Những lý thuyết này nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa các yếu tố thuộc chủthể hành vi và yếu tố hoàn cảnh trong việc xác định hành vi lệch chuẩn Cáchtiếp cận này, mang tính tổng hợp hơn, đã giải quyết những khiếm khuyết củanhững cách tiếp cận phiến diện đến RLHV Trong một chừng mực nhất định

Trang 14

chung, RLHV nói riêng Ở đây cả nhân cách và hoàn cảnh là những biến sốđộc lập đối với RLHV Về tổng thể, lối tiếp cận này tỏ ra hữu hiệu trong việc

dự báo những hành vi nhất định, nên được áp dụng trong nghiên cứu RLHV

2.2.2.Khái niệm

Thuật ngữ RNHV(conduct disorder) bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong

phân loại bệnh tâm thần của hội tâm thần học Mỹ lần thứ 2 (DSM-II) năm

1968 Hiện nay, căn cứ theo bảng phân loại của Hội Tâm thần học Hoa Kì(DSM-IV), một hành vi được xác định là rối loạn khi hành vi đó lặp đi lặp lạinhiều lần và trong đó các quyền cơ bản của người khác hay chuẩn mực XH(phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị vi phạm

Theo Frodlich W.D RNHV được hiểu là hội chứng hành vi hay trải nghiệm

đi kèm theo những khó chịu, đau đớn, những trở ngại những hạn chế ở mộthay nhiều phạm vi chức năng (ví dụ như tri giác, tư duy, tình cảm, ghi nhớ,nói, vận động ) gắn liền với nguy cơ phải cam chịu nhiều hậu quả khácnhau Sự rối loạn này là những rối loạn tâm lý trong hành vi diễn ra khi cánhân không thể đáp ứng được các chuẩn mực bình thường, chẳng hạn như đáidầm, mất ngủ, mút tay, rối loạn chú ý, bỏ học, trộm cắp Thông thườngnhững rối loạn loại này cần được chăm chữa kịp thời để hạn chế những hành

vi lệch chuẩn

Theo từ điển tâm lý học – W.D.Frohlich- Munchen-1993

“ RNHV là hành vi xảy ra một cách có hệ thống, vi phạm chuẩn mực trongquan hệ người – người, vi phạm các điều luật một cách lặp đi lặp lại, kéo dài

và bền vững”

2.2.3.Phân biệt RNHV với “hành vi lệch chuẩn” và “hành vi bất thường”

Với định nghĩa trên, chúng ta thấy thuật ngữ RNHV có liên quan đến một

số khái niệm khác trong tâm lý học, xã hội học

*Thứ nhất, có sự liên quan nhất định giữa RNHV và hành vi lệch chuẩn xãhội (deviance behaviour) Nếu như RNHV liên quan đến khía cạnh bệnh lý thì

Trang 15

hành vi lệch chuẩn thông thường liên quan đến lĩnh vực xã hội của vấn đề.Tâm lý học Xô viết cho rằng hành vi vi phạm các chuẩn mực xã hội chính lànhững hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

Có thể hiểu “hành vi lệch chuẩn là hành vi không phù hợp với chuẩn mực xãhội hiện hành Ở đây sự sai lệch là khái niệm dùng để chỉ những sự khác nhau

về chất hay lượng giữa hành vi của một cá nhân và một chuẩn mực, một hệquy chiếu.”

- Theo từ điển Tâm lý học ( Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn)

Những hành động tương ứng với những chuẩn mực và mong đợi được xác lậpchính thức hay tồn tại trên thực tế của xã hội ( hay nhóm xã hội ), các hànhđộng này dẫn đến người thực hiện bị cô lập , chữa trị , điều chỉnh hay trừngphạt Các loại hành vi lệch chuẩn cơ bản là tội phạm, say rượu, ma túy, tự sát,bán dâm

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có một cách tiếp cận chung đối với việcnghiên cứu và lý giải hành vi lệch chuẩn Hàng loạt các nhà nghiên cứu, theochân E.Durkheim, cho rằng trong điều kiện tổ chức bình thường của xã hộicác hành vi lệch chuẩn là không phổ biến, tuy nhiên trong điều kiện thiếu sự

tổ chức xã hội sẽ gia tăng xác suất hành vi lệch chuẩn Các điều kiện có thể làstress, xung đột nội nhóm và giữa các nhóm , những biến động sâu sắc trong

xã hội

Trong khuôn khổ lý thuyết bất thường ( R.Merton), hành vi lệch chuẩn xuấthiện khi có mục tiêu chung nhưng các phương tiện được xã hội chấp nhận đểđạt mục tiêu này không có ở tất cả, và đối với một số người hay một số nhóm

xã hội - chúng hoàn toàn không trong tầm tay Từ góc độ quan điểm xã hộihóa , hành vi lệch chuẩn sẽ xuất hiện ở những người mà quá trình xã hội hóadiễn ra trong những điều kiện các yếu tố dẫn đến kiểu hành vi như vậy( cưỡng ép, phi đạo đức…) được cho là bình thường Vào những năm 60 thế

Trang 16

với hành vi lệch chuẩn.Theo thuyết này, sự lệch chuẩn là kết quả của sự đánhgiá tiêu cực của xã hội, của sự “ gán” cho các cá nhân mác “ người có hành vilệch chuẩn” và việc cô lập, điều chỉnh , chữa trị họ.

*Khái niệm thứ hai có những mối liên hệ mật thiết với RNHV là “hành vibất thường” (abnormal behaviour)

Tác giả Rorbet S.Feldman đã tổng kết 4 cách tiếp cận chính về hành vibất thường được sử dụng trong những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau

+ Đó là “sự lệch hướng khỏi trung bình” xem tính bất thường như sự lệchkhỏi số đông, mang tính chất thống kê Tuy nhiên có một số hành vi đượcxem là hiếm , không thể được xem là bất thường

+ Đó là “sự lệch hướng khỏi lý tưởng” Theo loại định nghĩa này, hành viđược xem là bất thường nếu đi lệch khỏi một số loại tiêu chuẩn hay lý tưởng(Jahoda,1958) Tuy nhiên cách tiếp cận này còn khó khăn hơn cách tiếp cậntrên ,vì có một số lý tưởng của xã hội này nhưng không phải là tiêu chuẩn của

xã hội khác, hơn nữa phạm trù này sẽ bị thay đổi bởi thời gian

+ Cách tiếp cận tiếp theo xem tính bất thường như “cảm giác lo lắng chủquan” Cách tiếp cận này coi hành vi là bất thường nếu nó tạo ra một cảmgiác đau khổ, lo âu hay tội lỗi ở một cá nhân, hay bằng nhiều cách gây hại đốivới những người khác Nhưng định nghĩa này cũng cồn hạn chế nó dựa vào sự

lo lắng chủ quan ,vì trong một số hình thức rối loạn tâm thần đặc biệt , conngười mô tả lại cảm giác lâng lâng sung sướng mặc dù hành vi của họ đối vớingười khác thật khó hiểu

+ Các nhà tâm lý học đã phát triển thêm một cách tiếp cận sau cùng, đểphân biệt hành vi bình thường và bất thường, coi tính bất thường như sự bấtlực trong “hoạt động chức năng hiệu quả” Theo quan điểm này, con ngườikhông thể hoạt động chức năng một cách có hiệu quả và thích nghi với yêucầu xã hội được xem là bất thường

Trang 17

2.2.4.Hành vi bình thường

Được hiểu là những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với

chuẩn mực thống kê và phù hợp với chuẩn mực chức năng

Chuẩn mực xã hội : là quy tắc, quy ước của xã hội

Chuẩn mực thống kê : đa số phản ứng giống nhau, nếu khác là khôngbình thường

Chuẩn mực chức năng : chuẩn mực của cá nhân tự xây dựng riêng chomình

Trong ba chuẩn mực trên thì hai chuẩn mực đầu được xét là chủ yếu

2.3 Phân loại rối nhiễu hành vi

+ Các rối nhiễu hành vi xã hội

+ Các rối nhiễu hành vi bản năng

+ Các rối nhiễu hành vi tự động

+ Các rối nhiễu hành vi vận động

Các rối nhiễu hành vi trên tương ứng với các rối nhiễu dạng thể chất và ứng

xử trong bảng phân loại các rối nhiễu tâm lý của Pháp

*Các rối nhiễu hành vi xã hội

Bao gồm nhiều dạng khác nhau

- Hung tính

- Rối nhiễu hành vi loại chủ động

- Rối nhiễu hành vi loại thụ động

- Trốn nhà

- Tự sát

*Các rối nhiễu hành vi bản năng

- Rối nhiễu hành vi ăn uống

- Rối loạn giấc ngủ

- Rối loạn tình dục

Trang 18

( Đề tài đi sâu tìm hiểu rối nhiễu hành vi theo thang đánh giá SDQ)

Các điểm yếu sức khoẻ tâm thần trong thang SDQ bao gồm:

- Các vấn đề cảm xúc:

Các vấn đề liên quan đến “cảm xúc” thường biểu hiện như: xúc động, buồndầu, thất vọng, chán nản, suy nhược, sợ hãi, lo lắng, mất quan tâm hứng thú,ngại giao tiếp bạn bè

- Các vấn đề ứng xử (đạo đức) :

Thường những em bị rối loạn ứng xử biểu hiện những hành vi như: chọcghẹo người khác, gây gổ đánh nhau, tỏ ra thô bạo với mọi người hay súc vật,trấn lột, phá phách và đột nhập nhà người khác, bỏ nhà, tức giận, mất tự chủ,thích bạo lực, thích gây hấn

- Các vấn đề về tăng động giảm tập chung chú ý (hiếu động):

Căng thẳng, bồn chồn, luôn ngọ ngoạy, hấp tấp, bốc đồng, không thể tậptrung chú ý để làm một việc gì đến nơi đến chốn Đó là biểu hiện của tăngđộng

- Các vấn đề về nhóm bạn: Cách biệt, thích một mình, ít quan hệ, thiếu hoàhợp, không được các bạn yêu mến

- Các kỹ năng tiền xã hội:

Không thân ái thân thiện, không tình nguyện, không chia sẻ, không giúp đỡmọi người, bàn quan vô cảm với xung quanh

Trang 19

2.4.Mức độ rối nhiễu hành vi

- Bình thường : Không có vấn đề về sức khoẻ tâm thần.

- Ranh giới : Nghi ngờ, chưa chắc chắn

- Không bình thường : Có vấn đề sức khoẻ tâm thần

2.5.Biểu hiện rối nhiễu hành vi

2.5.1.Biểu hiện lâm sàng

Rối nhiễu hành vi có rất nhiều loại, nhưng chỉ có những loại sau được đưa

vào danh mục F91: Trộm cắp không đối đầu, bỏ nhà sống qua đêm, thườngxuyên nói dối, cố tình gây cháy, thường xuyên trốn học, đập phá đồ đạc, pháhoại tài sản, hành hạ súc vật, cưỡng dâm, dùng vũ khí đánh nhau, thườngxuyên gây gổ, trộm cắp có đối đầu, hành hạ người khác, nhập bọn xấu, láoxược càn quấy, bắt nạt quá đáng, nổi cơn khùng, chống đối nhà chức trách.Theo Hội thảo quốc gia năm 1989 về rối loạn hành vi thì trong số 18 rối loạnhành vi kể trên, các rối loạn hành vi thường gặp nhất là : trốn học( 11/13 báocáo, thấp nhất : 485 cao nhất : 89%), thường xuyên nói dối (10/13 báo cáo,thấp nhất 34%, cao nhấtt: 100%), trộm cắp không đối đầu ( 9/13 báo cáo, thấpnhất: 49%,cao nhất: 75%), bỏ nhà sống qua đêm ( 6/13 báo cáo, thấp nhất40%, cao nhất: 75%), gây gổ đánh nhau ( 4/13 báo cáo, thấp nhất: 24%, caonhất : 46%) Mỗi thanh – thiếu niên trong diện nghiên cứu thường có nhiềurối loạn hành vi , trung bình là 5( ở lứa tuổi 10-11), trung bình 4 rối loạn hànhvi; ở lứa tuổi 15-17, trung bình 6 rối loạn hành vi)

2.5.2Các thể lâm sàng ( theo F91):

Rối nhiễu hành vi khu trú trong môi trường gia đình; chỉ xuất hiện trong giađình, không xuất hiện ở môi trường xã hội; xuất hiện trong khi quan hệ vớingười thân trong gia đình ( dì ghẻ, bố đượng, anh chị em ); hành vi rối loạnthường nhằm vào người mà đối tượng xung đột : ăn cắp tài sản, phá hoại đồđạc , không vâng lời, láo xược ,chống đối , xâm phạm Các rối nhiễu hành vi

Trang 20

này thườg ít được phát hiện trong khi điều tra nghiên cứu vì đòi hỏi một sựhợp tác đầy đủ của cả đối tượng lẫn gia đình.

Rối loạn hành vi ở những người kém thích ứng xã hội( hay rối loạn hành viriêng lẻ, ở ngoài gia đình, không theo nhóm ): rối loạn này chứng tỏ có một sựsuy giảm đáng kể trong mối quan hệ của đối tượng với thanh- thiếu niên cùnglứa Đối tượng thường xuyên không được bạn bè cùng lứa ưa thích, thường bị

bỏ rơi, bị cách li, quan hệ với người lớn cũng thường mang tính chất bất hoà ,thù địch và hằn học; các hành vi phạm pháp thường được tiến hành một cáchđơn độc, thường gặp là các hành vi càn quấy, bắt bạt quá mức, tấn công hungbạo, trấn lột, láo xược, chống đối nhà chức trách, cơn nổi khùng, phá hoại táisản , gây cháy, độc ác với trẻ em và xúc vật

Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng với xã hội:( hay rối loạnhành vi ở ngoài gia đình, theo nhóm): rối loạn hành vi ở những thanh- thiếuniên có nhu cầu gia nhập nhóm cùng lứa, thích ứng với hoạt động nhóm, hoặctìm đến, hoặc bị lôi cuốn vào nhóm, hoạt động của nhóm thường hướng vàonhững hành vi chống đối xã hội và phạm pháp Những hành vi này bị xã hộilên án nhưng đựơc các bạn cùng nhóm tán thành và ủng hộ nên ngày càngđược củng cố Các rối loạn hành vi theo nhóm có đủ các loại trình bày ở trênnhưng hay gặp nhất là các hành vi trộm cắp theo nhóm và trốn nhà sống quađêm theo nhóm

Trang 21

2.6 2.Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt rối loạn hành vi của những bệnh và rối loạn tâm thần nhưbệnh tâm thần phân liệt( F20); trạng thái hưng cảm( F30); trạng thái trầm cảm(F31); rối loạn tăng động( F40); nhân cách bệnh( F60)

2.7.Nguyên nhân rối nhiễu hành vi

Rối nhiễu hành vi thường là những hành vi xâm phạm đến thân thể, nhâncách và tài sản của người khác Do đó, nói đến nguyên nhân của rối loạn hành

vi chủ yếu là nói đến tính xâm phạm Có nhiều lí thuyết, chia làm 3 nhóm sau:

2.7.1.Thuyết về vai trò quyết định của nhân tố sinh học

Gồm:

+Thuyết về loại hình sinh học:

Nhiều tác giả cho rằng có mối liên quan nhất định giữa các loại hình sinh học(tướng mạo, tương quan kích thước các bộ phận trong cơ thể, ) với nhữnghành vi xâm phạm

+ Thuyết về biến đổi nội tiết:

Một số tác giả cho rằng tính xâm phạm và rối loạn hành vi ở thanh –thiếuniên có liên quan đến sự biến đổi nội tiết của giai đoạn dậy thì

+ Thuyết về tính bẩm sinh và di truyền :

Quan niệm dân gian : “ cha mẹ sinh con trời sinh tính”

Quan niệm của học thuyết Freud: “ bản năng chết” sinh ra các hành vi xâmphạm nhưng Freud không chứng minh được được sự tồn tại của bản nămgchết như đã làm với bản năng tình dục Một số thanh– thiếu niên có cha mẹthô bạo, phạm pháp: tính xâm phạm bẩm sinh có ở nam, khi có thừa thểnhiễm sắc Y ( 3 nhiễm sắc giới tính XYY)

Theo quan điểm này, năm 1968, các toà án ở Hoa Kì và ở Ôctrâylia đã thảbổng cho can phạm giết người do có 3 nhiễm sắc XYY

Trang 22

2.7.2.Thuyết về sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nhân tố sinh học và tâm lí

2.7.3.Các lí thuyết cho rằng các hành vi xâm phạm chủ yếu do nhân tố xã hội gây ra:

+ Học thuyết Pavlov: Các rối nhiễu hành vi là những phản xạ có điều kiện

hình thành theo những kích thích có hại của môi trường được lặp đi lặp lạinhiều lần

+ Theo lý thuyết về sự tập nhiễm của Watson, Skiner, Wolpe, tất cả rối nhiễuhành vi đều là những hành vi đã bắt chước, học được, tiêm nhiễm trong quátrình hoạt động ở các môi trường gia đình và xã hội

Các báo cáo trong Hội thảo quốc gia năm 1989 về rối loạn hành vi ở thanh –thiếu niên cho thấy rối nhiễu hành vi xuất hiện theo cơ chế sau:

- Trong môi trường xã hội và trường học: nổi bật lên hàng đầu là ảnh hưởngcủa nhóm xấu, nhất là nơi tập trung đông dân (theo các báo cáo, tỉ lệ thấp nhất:70%, cao nhất: 90% trong số thanh thiếu niên có rối loạn hành vi ); ảnhhưởng của các hiện tượng thất nghiệp, thiếu ăn, thiếu ở ( thấp nhất: 32%, caonhất :62%), do thiếu quan tâm của cha mẹ và giáo viên đối với các học sinhkém nên các em chán học , trốn học, rồi bỏ học, (hay bị đuổi) và cuối cùng bịlôi cuốn vào những nhóm xấu ( thấp nhất 23%, cao nhất : 100%)

- Trong môi trường gia đình : ảnh hưởng của cấu trúc gia đình không hoànchỉnh( thấp nhất : 24,75; cao nhất : 75%) gồm các nhân tố như mồ côi cha

mẹ , cha mẹ vắng nhà thường xuyên, cha mẹ li hôn, cha mẹ không có nghề

Trang 23

nghiệp ổn định Ảnh hưởng các tật chứng của cha mẹ và anh chị em ( thấpnhất: 36,7%, cao nhất: 73%) gồm các hiện tượng như tính cách không bìnhthường, rối loạn hành vi nặng, nghiện rượu, nghiện ma tuý, thường xuyênxung đột…Ảnh hưởng của các phương pháp giáo dục không hợp lý của giađình( thấp nhất: 50%, cao nhất : 74,55 ) gồm các hiện tượng đánh mắng thôbạo, quá nghiêm khắc, quá chiều chuộng , thiếu quan tâm

Như vậy những nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đều chothấy rối nhiễu hành vi ở thanh thiếu niên do các nhân tố tâm lý xã hội kết hợpvới nhân tố sinh học gây ra Nhân tố tâm lí xã hội thấy rõ trong khoảng ¾ cáctrường hợp, nhân tố sinh học nghi nhận được trong khoảng ¼ các trường hợp.Nhân tố tâm lý xã hội chiếm ưu thế, có vai trò quyết định, đồng thời có ýnghĩa to lớn về mặt phòng và chữa rối loạn hành vi, vì đó là những nhân tố

mà con người có thể can thiệp và biến đổi được

2.8.Hậu quả rối nhiễu hành vi

Rối nhiễu hành vi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do

môi trường học đường không lành mạnh, áp lực học tập, áp lực thi cử, hay cácvấn đề liên quan đến gia đình ( bạo lực, gia đình không hoàn hảo, thiếu quantâm ) hoặc môi trường sống khiến các em bị tiêm nhiễm hành vi xấu Nhưng

dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào thì cũng có những ảnh hưởng nhấtđịnh tới các em, đồng thời RNHV cũng biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhaunên hậu quả của nó để lại cũng rất khác nhau tùy vào từng mức độ và vấn đềmắc phải

Tuy nhiên có thể khẳng định RNHV làm ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sốngthể chất (làm sức khỏe giảm sút, đem lại một số thương tổn thực thể như tựxâm hại ) cũng như tinh thần của các em, và sâu xa hơn nó có thể hủy hoạicuộc đời của một con người vì vậy chúng ta cần phải phát hiện sớm để cóbiện pháp can thiệp giúp đỡ và điều trị các biểu hiện rối nhiễu hành vi ngay từ

Trang 24

2.9.Điều trị và phòng bệnh

2.9.1 Điều trị

Thông thường , những rối loạn hành vi nhẹ sẽ thuyên giảm theo thời gian vàtheo mức dộ thưởng thành dần của thanh – thiếu niên Nhưng các rối loạnhành vi nặng thường có khuynh hướng trở thành mãn tính Đặc biệt nhữngthanh – thiếu niên khó thích ứng với xã hội và có tính xâm phạm xuất hiệnsớm , đến tuổi trưởng thành vẫn duy trì hành vi chống đối xã hội Một số cóthể có hoạt động xã hội thích ứng nhưng vẫn tiếp tục có những hành vi phạmpháp Nhiều thanh- thiếu niên có rối loạn hành vi khi đến tuổi trưởng thành cóthể thích ứng xã hội và hoạt động nghề nghiệp vừa phải

Vấn đề giáo dục điều trị thường đặt ra cho những thiếu niên phạm pháphoặc cho thanh – thiếu niên có rối loạn hành vi mà gia đình xin được điềutrị Các hình thức giáo dục điều trị rất khác nhau, tuỳ theo quan niệm củanhững người có thẩm quyền và có trách nhiệm ở mỗi nước Ở nước ta các vịthành niên phạm pháp được giáo dục cải tạo ở những trung tâm được gọi làtrường công- nông nghiệp Ở đó thường áp dụng những biện pháp tâm lý giáodục , lao động thủ công và nông nghiệp, hoạt động văn hóa và vănnghệ.vv.Do nhiều khó khăn về mặt tài chính, tổ chức, cơ sở cán bộ , kĩnăng ,vv hiện nay ở nhiều địa phương , trường này không còn nữa Ở cácnước khác, rất nhiều hình thức tổ chức điều trị khác nhau được áp dụng, nhưtrung tâm giáo dục điều trị riêng, khoa rối loạn hành vi ở thanh – thiếu niêntrong bệnh viện tâm thần chung, khoa rối loạn hành vi trong bệnh viện tâmthần trẻ em, các trung tâm hướng dẫn phương pháp giáo dục thanh- thiếuniên.vv.Ở các trung tâm nói trên, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốctâm thần, các cán bộ tâm lý giáo dục và thường áp dụng những biện pháp sau:khám xét về lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện những nhân tố sinh học cóliên quan đến rối loạn hành vi, phát hiện những nhân tố tâm lý xã hội có vai

Trang 25

trò trong cơ chế phát sinh ra rối loạn hành vi; áp dụng liệu pháp hóa dược tâmthần để điều trị trạng thái quá động ( mesthylphennidate, các thuốc an thần)các trạng thái lo âu

(benzodiazepine), trầm cảm (thuốc chống trầm cảm), hưng cảm (an thần,muối lithium).vv

Áp dụng các liệu pháp tâm lí đa dạng , thích hợp cho từng trường hợp nhưliệu pháp nhận thức ( chỉnh lí các quan niệm sai lầm của thanh- thiếu niên);liệu pháp tâm lí tập thể ( cho từng nhóm thanh- thiếu niên có rối loạn tươngtự); liệu pháp gia đình kết hợp với môi trường ( thông cảm, nâng đỡ, nhằmtránh tái phạm);liệu pháp tập tính ( loại trừ tập tính xấu, hình thành tập tínhmới , thích ứng với môi trường); áp dụng các liệu pháp phục hồi chức năng táithích ứng lao động và xã hội ( lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểthao, thể dục,vv)

Nói chung giáo dục điều trị rối loạn hành vi ở thanh- thiêu niên là một việclàm hết sức khó khăn và phức tạp Thành công hay thất bại phụ thuộc vàomức độ thấu hiểu vấn đề của các cấp, các ngành hữu quan , vào mức độ đầu

tư về cơ sở , tổ chức, kinh phí, vào chất lượng của các thầy thuốc tâm thần vàcán bộ tâm lí giáo dục

2.9.2 Phòng bệnh

Qua hội thảo quốc gia 1989 về rối loạn hành vi ở thanh- thiếu niên, cácnhân tố tâm lí xã hội xuất phát từ các môi trường gia đình , trường học và xãhội có vai trò chủ yếu trong cơ chế bệnh căn và bệnh sinh Do đó, công tác dựphòng rối loạn hành vi đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn bộ xã hội và sựkết hợp của nhiều ngành hữu quan nhằm hạn chế các nhân tố có hại của 3 môitrường nói trên

Ngành giáo dục tâm lý, trong cải cách giáo dục hiện nay, cần đặc biệt chútrọng đến việc giáo dục đạo đức, tác phong, ngôn ngữ, luật pháp cho học sinh

Trang 26

Chú trọng đến sức khỏe tâm thần trong hệ thống y tế trường học, nhằm tạo rakhả năng phát hiện sớm các rối loạn hành vi để kịp thời uốn nắn và giáo dục.Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ đông đảo cán bộ tâm lí giáo dục có đủ tri thức

và kĩ năng tham gia các công tác dự phòng và điều trị các rối loạn hành vi ởthanh – thiếu niên

Ngành y tế cần phát triển ngành tâm thần nói chung và ngành tâm thần trẻ

em nói riêng để có thể hình thành mội đội ngũ thầy thuốc tâm thần có kĩ năngphòng và chữa rối loạn hành vi cũng như các rối loạn tâm lí xã hội khác ởthanh- thiếu niên Đặc biệt, tổ chức cho được mạng lưới quản lí sức khỏe tâmthần tại các cộng đồng để cùng gia đình , trường học và các ngành hữu quanloại trừ các tệ nạn tâm lý xã hội của môi trường, hòa giải các xung đột trongcác gia đình,vv.tức là ngăn chặn ngay tại cộng đồng những nhân tố phát sinh

ra rối loạn hành vi ở thanh – thiếu niên

Ngành văn hóa cần kiểm tra chặt chẽ các sách, báo ,phim truyện để loại trừtối đa những văn hóa phẩm kích thích tính xâm phạm và tình dục ở thanh –thiếu niên

Ngành công an, tư pháp kết hợp với các ngành giáo dục và y tế tổ chức lạicác trường công – nông nghiệp cũ thành những trung tâm giáo dục – điều trịđem lại hiệu quả hơn trong công tác cải tạo và phòng tái phạm cho thanh –thiếu niên có rối loạn hành vi ; giáo dục sâu rộng luật pháp , đặc biệt luật hình

sự trong nhân dân, nhất là trong các tổ chức thanh- thiếu niên

Các đoàn thể thanh- thiếu niên trong giáo dục, uốn nắn thanh- thiếu niên,cần chú ý đến các rối loạn hành vi và các rối loạn tâm lí xã hội khác Đặc biệt,

để ngăn chặn thanh-thiếu niên đi theo nhóm xấu, cần thay đổi hay cải tiến cáchình thức sinh hoạt của thanh thiêu niên về các mặt văn hóa , văn nghệ , thểdục ,thể thao , du lịch, hội thảo,vv.sao cho sinh động và hấp dẫn Những biệnpháp dự phòng kể trên chỉ có thể thực hiện được khi các ngành hữu quan ýthức sâu sắc trách nhiệm của mình, chủ động phối hợp với nhau trong một tổ

Trang 27

chức bảo vệ sức khỏe tâm thần cho thanh – thiếu niên Việc phối hợp nàycũng chỉ có thể thực hiện được khi cơ quan có quyền lực cao nhất trung ươngcũng như địa phương thấy hết mức độ nghiêm trọng của rối loạn hành vi ởthanh- thiếu niên hiện nay và quyết tâm tập hợp các ngành hữu quan lại đểgiải quyết vấn đề.

3.Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THCS

3.1 Khái niệm học sinh Trung học cơ sở ( THCS)

Theo từ điển Tiếng Việt, “Thiếu niên là trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10-11đến 14-15” ( Hoàng Phê, 1998, tr911) Khái niệm này tương đương với thuậtngữ “adolescence”: “tuổi thiếu niên’(Từ điển Pháp- Việt, Lê Khả Kế, 1998,

tr 33) hay “Thời kì giữa tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành trong cuộc đờimỗi con người” ( Từ điển Anh - Việt, 1997,tr 22)

3.2 Đặc điểm phát triển về thể chất ( HSTHCS)

Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ

thể Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy Trung bình một năm các em caolên 5 đến 6 cm Các em nữ ở độ tuổi 12, 13 phát triển chiều cao nhanh hơncác em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều caodừng lại.Các em nam ở độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt các em nữ

và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại

Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2,4 kg đến 6 kg

- Sự phát triển về hệ xương, mà chủ yếu là sự phát triển các xương tay,xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm

Vì thế ở lứa tuổi này các em có vẻ lóng ngóng vụng về, không khóe léo khilàm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ….Điều đó gây cho các em một tâm

lý khó chịu, không thỏa mãn và cố che giấu nó bằng điệu bộ không tự nhiêncầu kỳ, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý tới vẻ bề ngoàicủa mình Chỉ một sự mỉa mai chế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng

Trang 28

- Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối Thể tích của timtăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạchmáu lại phát triển chậm Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn,tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làmviệc.

- Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng),thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh Do đó, các em dễ xúcđộng, dễ bực tức, nổi khùng Vì thế, ta thấy ở các em thường có những phảnứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động

- Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khẳ năng chịu đựng những kíchthích mạnh, đơn điệu, kéo dài Do tác động của những kích thích như thế ,thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bịkích động mạnh.Vì vậy sự phong phú của các ấn tượng, những chấn độngthần kinh mạnh, hoặc sự chờ đợi lâu dài về những biến cố gây xúc động …đều có tác động mạnh mẽ tới lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, có thể làm chomột số em bị ức chế , uể oải , thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, số khác làm nhữnghành vi xấu, không đúng bản chất của các em

- Sự thay đổi về thể chất ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đã làm chpcác em có những đạc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước Lứatuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự địnhlớn lao,là phụ huynh, là các nhà giáo dục cần thấy được đặc điểm này, để tổchức công tác dạy học và giáo dục các em có hiệu quả, tránh định kiến

Một đặc điểm nữa cần chú ý đến ở lứa tuổi này, đó là thời kỳ phát dục Sựphát dục ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là một hiện tượng bình thường,diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội

Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi , ở các em nữ vào khoảng

13, 14 tuổi Biểu hiện ở thời kỳ này là cơ quan sinh dục phát triển và xuất

Trang 29

hiện những dấu hiệu phụ của giới tính Thời kỳ phát dục sớm hay muộn phụthuộc vào yếu tố dân tộc và yếu tố khí hậu.Các em sống ở phía Nam thườngphát dục sớm hơn các em ở miền Bắc ,sự phát dục còn phụ thuộc vào chế độsinh hoạt cá nhân, sức khỏe , bệnh tật, ăn uống, lao động, nghỉ ngơi, đời sốngtinh thần của các em nữa Hiện nay do điều kiện xã hội có nhiều thay đổi , nên

vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với người bạn khác giới Vì thế

mà các nhà giáo dục cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị khéo léo để các

em hiểu đúng vấn đề, đừng làm cho các em băn khoăn lo ngại

3.3.Đặc điểm phát triển về tình cảm ở học sinh THCS

Đời sống tình cảm của học sinh THCS phong phú và phức tạp hơn đời sốngtình cảm của học sinh Tiểu học Điểm dễ nhận thấy ở lứa tuổi này là các em

dễ xúc động , tình cảm dễ chuyển hóa ( vui, buồn) , dễ thay đổi , đôi khi cònmâu thuẫn Nhìn chung, các em có tính bồng bột, sôi nổi , hăng say, dễ bịkích động Đặc điểm này do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi ở một

số cơ quan nội tạng gây nên Mặt khác, có thể do hoạt động của hệ thần kinhkhông cân bằng, thường là do quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế khiếncác em không thể tự kiềm chế nổi

Tính dễ bị kích động ở học sinh THCS đôi khi dẫn đến những xúc động

Trang 30

lúc thì quá chán nản Nhiều em tâm trạng thay đổi nhanh chóng, dễ dàng,đang vui đấy nhưng chỉ một tác động nhỏ nào đó (lời nói hay cử chỉ củangười khác) lại buồn ngay ; hoặc đang buồn bực nhưng gặp một điều gì thíchthú thì lại vui vẻ ngay Do tình cảm dễ dàng thay đổi như thế nên ở các emđôi lúc có mâu thiaanx trong tình cảm (chẳng hạn như , đối với em nhỏ nàythì rất yêu thương quý mên , nhưng ngay lúc đó đối với em nhỏ khác lại trêuchọc, dọa nạt; hoặc đối với người tật nguyền nhiều khi các em tận tình giúp

đỡ, nhưng có lúc lại trêu chọc, lấy đó làm trò đùa với nhau)

Dấu ấn đặc biệt trong đời sống tình cảm của học sinh THCS là ở các em đãxuất hiện tình bạn khác giới, những rung cảm đầu đời của tình yêu Lúc đầu,những biểu hiện quan tâm đến bạn khác giới còn tản mạn và có vẻ như không

ăn nhập gì cả, không hài lòng nhưng rồi các bạn gái cũng ý thức được động

cơ của những hành vi đó và không còn bực tức , giận dỗi các bạn trai nữa Vềsau những biểu hiện này được thay đổi, mất đi tính trực tiếp, xuất hiện sựngượng ngùng, e thẹn, nhút nhát và được biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vàotính cách của từng em; có em bộc lộ trực tiếp, có em lại che dấu bằng vẻ thờ

ơ, lạnh lùng đối với bạn khác giới mà mình yêu thích Nhìn chung, nhữngbiểu hiện này có tính hai mặt: sự quan tâm đến nhau nhưng lại là sự phân biệtnam nữ Ở học sinh các em lớp 6 và 7 thì tình bạn giữa nam và nữ còn ít nảysinh, nhưng ở học sinh lớp 8 và 9 thì tình cảm đó nảy sinh thường xuyên hơn,

có sự gắn bó thắm thiết hơn và nó giữ vị trí lớn trong cuộc sống của các em Cùng với tình bạn khác giới, ở học sinh THCS còn xuất hiện các nhóm hỗnhợp ( cả nam và nữ cùng trong một nhóm bạn) Nhóm hỗn hợp này làm nền

và tôn thêm vẻ đẹp của tình bạn giữa một bạn trai và một bạn nữ, nhưngucngx có khi gây phiền muộn, mâu thuẫn vì “ghen”.Vì vậy, người thầy , đặcbiệt là thầy chủ nhiệm lớp cần quan tâm giáo dục, định hướng và giúp họcsinh giải tỏa những vướng mắc trong qun hệ tình bạn để cho tình bạn của các

em phát triển lành mạnh

Trang 31

Điều đáng chú ý là tình cảm của học sinh THCS đã bắt đầu được hình thànhtrên cơ sở lí trí, có lí trí chi phối Trong đời sống tình cảm học sinh của các

em thì tình cảm đạo đức, tình cảm bạn bè phát triển mạnh Để học sinh THCS

có sự phát triển lành mạnh về đời sống tình cảm, nhà trường cần chú ý tổchức tốt hoạt động giao tiếp, đặc biệt là các hoạt động tập thể và trong cácnhóm bạn bè.Việc xây dựng trường học theo tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng

cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, làng xã (tổ dân phố, phường) văn hóa làtạo những môi trường thuận lợi cho việc giáo dục, hình thành nhân cách nóichung, tình cảm nói riêng cho học sinh

Trang 32

Chương II.Các kết quả cụ thể1.Quá trình nghiên cứu

- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2009 đến tháng 05/2010

- Quá trình nghiên cứu :

Nghiên cứu lý luận : 11/2009 đến 02/2010

Nghiên cứu thực tiễn : 02/2010 đến 04/ 2010

Nghiên cứu thống kê : 05/2010

Giới thiệu về đề tài

Làm quen với học sinh

Tiến hành xin ý kiến

Kết quả biểu hiện ở bảng số liệu

- Mô tả tiến trình phát phiếu:

Đợt 1: ( Trước khi thi 1 tuần ) Phát phiếu SDQ-DN-1 đối với học sinh và xin

ý kiến giáo viên qua thang SDQ-DN-2

Đợt 2: ( Sau khi thi 2 tuần Phát phiếu SDQ-DN-1

2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Sử dụng điều tra bằng test: ( SDQ-DN 1 và SDQ-DN 2)

- Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân , quan sát

- Lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp xử lý thông tin định tính và định lượng

Trang 33

3.Kết quả nghiên cứu

Dậy thì đánh dấu một khởi đầu của tuổi vị thành niên, một giai đoạn chứađựng những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn cá tính Tuynhiên tuổi vị thành niên có điểm khởi đầu khá khác nhau giữa hai giới ( tuổidậy thì ở các em gái là 8- 13 tuổi, với các em trai là từ 10-14 tuổi) ,và điểmkết thúc cũng khác nhau tùy thuộc vào các nhân tố: cá tính, gia đình, xã hội ,văn hóa Ở tuổi vị thành niên thường có thay đổi về vai trò và những quan hệcủa các em trong gia đình, ở trường và trong cộng đồng lớn hơn Hầu hết vấn

đề này phản ánh việc chuyển sang giai đoạn được tự do hơn và tự chủ caohơn, nói cách khác đó là dấu hiệu của một người trưởng thành Và đây cũng

là gia đoạn có nhiều biểu hiện rối loạn tâm thần Những nghiên cứu từ trước

đã nhấn mạnh “rối loạn” kèm theo sự buồn chán, xa lánh gia đình và nhàtrường được coi là dấu hiệu điển hình Hầu hết trẻ vị thành niên vượt qua giaiđoạn này để trưởng thành mà không có những hiếu động lớn Tuy nhiên cónhiều thay đổi trong cuộc đời không dự đoán được trước và tạo nên nhữngthách thức khó vượt qua cho trẻ vị thành niên và gia đình

Qua quá trình thực tập và tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá về thựctrạng RNHV của học sinh tại cơ sở thực tập, thấy xuất hiện một số các vấn đềliên quan và qua khảo sát bằng test SDQ-DN-1 và SDQ-DN-2 thu được cáckết quả sau:

Trang 34

3.1.Thực trạng RNHV ở học sinh trường trung học cơ sở Kim Đồng

3.1.1.Tỉ lệ RNHV phân theo mức độ và giới tính

Bảng 1.Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân theo mức độ và giới tính

bị rối nhiễu ) chiếm 32,67% tổng số lượng khảo sát

Các em này có những hành vi không phù hợp với lứu tuổi và trái với đạođức, thường các em có 1 biểu hiện trong các vấn đề cảm xúc , đạo đức , tăngđộng giảm chú ý, quan hệ nhóm và các kỹ năng tiễn xã hội theo sự tự đánhgiá của học sinh

+ Kết quả thu được cũng cho thấy có 56 học sinh thuộc tất cả các khối lớpbiểu hiện là RNHV ở mức độ không bình thường ( có vấn đề về sức khỏe tâmthần ) , các em này có từ 2 biểu hiện trở lên qua đánh giá bằng công cụ nghiêncứu Và chiếm 18,66% trong tổng số lượng khảo sát điều tra Trong đó có 37học sinh có hai rối nhiễu, 11 học sinh có 3 rối nhiễu và 7 học sinh có 4 rốinhiễu

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân theo mức độ và giới tính  Giới - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 1. Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân theo mức độ và giới tính Giới (Trang 34)
Bảng 2.Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân bố theo khối - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 2. Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân bố theo khối (Trang 36)
Bảng 4.Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân bố theo khối - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 4. Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân bố theo khối (Trang 40)
Bảng 6.Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân bố theo khối - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 6. Tỉ lệ rối nhiễu hành vi phân bố theo khối (Trang 43)
Bảng 7.Biểu hiện rối nhiễu hành vi trước kỳ thi SL.Rối - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 7. Biểu hiện rối nhiễu hành vi trước kỳ thi SL.Rối (Trang 45)
Bảng 8.Biểu hiện RNHV ở học sinh theo sự đánh giá của giáo viên. - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 8. Biểu hiện RNHV ở học sinh theo sự đánh giá của giáo viên (Trang 47)
Bảng 9. Biểu hiện RNHV ở học sinh sau kỳ thi theo sự tự đánh giá của học  sinh - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 9. Biểu hiện RNHV ở học sinh sau kỳ thi theo sự tự đánh giá của học sinh (Trang 49)
Bảng 10. So sánh biểu rối nhiễu hành vi ở học sinh trước và sau kỳ thi - thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh trường trung học cơ sở kim đồng - quận hải châu- tp. đà nẵng
Bảng 10. So sánh biểu rối nhiễu hành vi ở học sinh trước và sau kỳ thi (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w