2.Sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo lãnh Như chúng ta đã biết, hoạt động bảo lãnh tồn tại ngay trong cuộc sống đờithường và cũng không ai biết chính xác thời điểm xuất hiện hoạt
Trang 1MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BL:Bảo lãnh
BLDT:Bảo lãnh dự thầu
BLVV:Bảo lãnh vay vốn
BTHHĐ:Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
DNNN(DNQD):Doanh nghiệpnhà nước(Doanh nghiệp quốc doanh)
DNNQD:Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
GTBL:Giá trị bảo lãnh
GTBLBQ:Giá trịbảo lãnh bình quân
NH:Ngân hàng
NHTM:Ngân hàng thương mại
NHNo&PTNT:Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU.
Dưói ánh sáng tư tưởng đổi mới sâu sắc và toàn diện do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo nhằm chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường, với sựđiều tiết của nhà nước….đã từng bước xác lập vị thế của nước ta trong quá trìnhtham gia và hoà nhập vào nền kinh tế rộng lớn của thế giới và khu vực đang diễn ramột cách đa dạng năng động và sâu sắc
Trong bối cảnh đó thì các hoạt động kinh tế cũng diễn ra hết sức sôi nổi,vàrủi ro ngày xuất hiện càng nhiều Để hạn chế bớt rủi ro thì một trong những công
cụ an toàn và có hiệu quả đó là bảo lãnh ngân hàng.Với chức năng của mình,hiệnnay bảo lãnh ngân hàng được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khácnhau.Nó hỗ trợ cho tất cả các dịch vụ bao gồm các dịch vụ không mang tính tàichính như hợp đồng thương mại,hợp đồng xây dựng và cả dịch vụ mang tính tàichính như thoả ứơc khấu chi,thoả ước tham gia liên doanh,tái bảo hiểm và nhữngcam kết tài chính khác
Xuất phát từ tầm quan trọng của nó đồng thời qua thời gian thực tập tại chinhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn em
chọn đề tài ”Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tình hình bảo lãnh tại chi
nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu – Tp Đà Nẵng”
Nội dung đề tài gồm 6 phần như sau:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và nghiệp vụ
bảo lãnh
Phần II: Phân tích tình hình bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT quận
Hải Châu, Đà Nẵng
Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
NHNo&PTNT quận Hải Châu, Đà Nẵng
Với hy vọng những nội dung mà đề tài đề cập sẽ góp phần vào tiếng nói chungtrong việc tìm ra giải pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnhtại chi nhánh
Do kiến thức bản thân em còn hạn chế , thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tàikhông thể tránh khỏi những sai sót em mong nhận được sự giúp đỡ của thầy côcùng các bạn
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Hân vàcác cô chú,anh chị tại phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu đãgiúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Trang 3PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP
VỤ BẢO LÃNH
A TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI :
I Kháí niệm:
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại phát triển hàng trăm năm gắn liền với
sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã
có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá,ngược lại nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nókinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trởthành định chế tài chính không thể thiếu được.Vậy ngân hàng thương mại là gì?Chúng ta tìm hiểu qua cá khái niệm sau:
Theo đạo luật ngân hàng của Pháp ban hành năm 1941 thì:”Ngân hàngthương mại là những xí nghiệphay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiềngửi của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tàinguyên đó cho họ trong các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Theo điều 1 pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của hội đồng bộ trưởng thìkhái niệm đó được hiểu như sau:”Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với tráchnhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay , thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vàlàm phưong tiện thanh toán:
Đến luật các tổ chức tín dụng năm1998,tại điều 20 ghi:”Ngân hàng là loạihình tổ chức tín dụng đựơc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác có liên quan”trong đó:”Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đượcthành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạtđộng kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sửdụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các hoạt động thanh toán” Định nghĩa này
có sự xác định rõ ràng hơn về bản chất và hoạt động của ngân hàng so với pháp lệnhngân hàng năm 1990
Tuy mỗi nước có cách định nghĩa khác nhau,nhưng nhìn chung Ngân hàngthương mại nào cũng có 3 chức năng sau:chức năng trung gian tài chính , chức năngtạo tiền,chức năng thủ quỹ của khách hàng
II Chức năng của ngân hàng thương mại:
1.Chức năng trung gian tài chính:
Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền tạm thời nhàn rỗi và chủ thể
có nhu cầu tiền tệ bổ sung gặp phải nhiều hạn chế vì người có nhu cầu khó tìm đượcngười có khả năng cung cấp.Hoạt động ngân hàng khắc phục đượcnhững khó khănnói trên, đứng ra tập trung tiền tệ chưa sử dụng của tất cả các chủ thể trong nền kinh
tế bao gồm các doanh nghiệp , các cá nhân và các cơ quan nhà nước,trên cơ sở đócung cấp cho các chủ thể có nhu cầu cần bổ sung
Bên cạnh đó ngân hàng còn làm trung gian thanh toán,trung gian trong cácdịch vụ tài chính khác
Thông qua chức năng này giúp cho nền kinh tế sử dụng vốn hiệu quả, tiếtkiệm đựơc các chi phí trong các hoạt động kinh doanh
Trang 42.Chức năng tạo tiền:
Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động theonguyên tắc “đi vay để cho vay”ngân hàng còn tạo ra tiền khi phát tín dụng.Chứcnăng này đựơc thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàngtrong mối quan hệ hệ thống ngân hàng.Sức mạnh của hệ thống ngân hàng thương
mạ là tạo ra bút tệ,nó mang ý nghĩa kinh tế to lớn
Việc tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại phụ thuộc vào chínhsách dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương,sự rò rỉ tiền tệ vào trong lưu thông
Do đó việc tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại là hạn chế
3.Chức năng thủ quỹ của khách hàng:
Xuất phát từ hai chức năng trên phát sinh ra chức năng thứ ba của ngân hàng
đó là chức năng thủ quỹ của khách hàng
*Ngân hàng thương mại là nơi bảo quản tiền mặt,tiền gửi và các khoản ngoạihối thuộc quyền sở hửu của khách hàng khi khách hàng đem đến gửi tại ngân hàng
*Ngân hàng thương mại làm nghiệp vụ thương quỹ cho khách hàng thôngqua việc chuyển tiền, nhập quỹ chuyển đổi ngoại tệ,thực hiện thu hộ, chi hộ chokhách hàng từ đó tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng
B.CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.
I Khái niệm,sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo lãnh:
1.Khái niệm:
Hoạt động bảo lãnh nó xuất hiện từ rất lâu đời,nó tồn tại ngay trong cuộcsống đời thường mà chúng ta không nhận ra nó.Một sự bảo đảm nào đó ,một sự camkết bằng miệng cũng có thể là một hình thức của bảo lãnh.Bởi vậy, trên thực tếchưa có quyển sách nào nói chính xác về thời gian và sửa đổi của bảo lãnh Có rấtnhiều khái niệm về bảo lãnh và chúng ta xem xét các khái niệm sau để nhận biếtthêm bảo lãnh:
Công ước liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phòng(Công ướcUncital) định nghĩa:”Bảo lãnh hay cam kết là lời hứa độc lập, được biết trong thựctiễn quốc tế như là một bảo lãnh độc lập hay là một tín dụng thư dự phòng do ngânhàng hoặc tổ chức hay cá nhân ( người bảo lãnh/người phát hành) thanh toán cho
Còn phòng thương mại quốc tế thì-ICC thì định nghĩa:Bảo lãnh độc lập haybất cứ bảo lãnh,cam kết hay cam kết thanh toán dù được gọi hay miêu tả như thếnào, của ngân hàng công ty bảo hiểm hay pháp nhân hoặc thể nhân bằng văn bảnthanh toán một số tiền khi đựơc cam kết,bản đòi tiền và các chứng từ khác…
Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam,tại điều 366 có định nghĩa về bảolãnh như sau:”Bảo lãnh là việc người thứ ba( gọi là người bảo lãnh)cam kết với bên
có quyền(gọi là người nhận bảo lãnh)sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ(gọi làngười đựoc bảo lãnh)nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”
Luật tổ chức tín dụng, điều 20 có định nghĩa cụ thể về bảo lãnh ngân hàngnhư sau:”Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên
có quyền về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàngkhông thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết:khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả chocác tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”
Trong đó:
Trang 5-Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng được quy định bao gồm:
+NHTM nhà nước,NHTM cổ phần, ngân hàng đầu tư ngân hàng pháttriển ,ngân hàng chính sách,ngân hàng liên doanh,chi nhánh ngân hàng nứoc ngoàitại VIệt Nam,ngân hàng hợp tác,các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tíndụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật có liênquan
+Các ngân hàng được thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phépthực hiện thanh toán quốc tế, được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán vàcác hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức cá nhân nướcngoài
+TCTD thực hiện bảo lãnh hối phiếu,lệnh phiếu theo quy định của pháp luật
về thương phiếu
-Bên đựoc bảo lãnh là các khách hàng sau:
+Doanh nghiệp nhà nước,công ty cổ phần, công ty TNHH,công ty hợpdanh,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị tổ chức chính trị-xã hội,doanh nghiệpliên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam,doanh nghiệp tư nhân,
hộ gia đình cá thể
+Các TCTD được thành lập và hoạt động theo luật các TCTD
+HTX và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của bộ luậtdân sự
+Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh
và tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự ánđầu tư tại Việt Nam
-Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởngcác cam kết bảo lãnh của các TCTD
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau cho các hình thức bão lãnh khácnhau(bảo lãnh độc lập,cam kết,thư tín dụng dự phòng…),song xét về bản chất vàphương thức thực hiện,các quy định quốc tế về bảo lãnh đều nêu bật nghĩa vụ củangười cam kết và thanh toán cho người thụ hưởng ngay khi nhận được đòi tiền thoảmãn với các điều kiện ghi trong bảo lãnh.Ngoài ra điểm nổi bật trong các quy địnhtrên là tính độc lập của bảo lãnh, có nghĩa là việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoàntoàn không phụ thuộc vào bất cứ giao dịch hay yếu tố nào khác ngoài giao dịch bảolãnh Điều này khác với các quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam khicho phép người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợpphép người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợpngười nhận bảo lãnh có thể bù trừ với nghĩa vụ với người được bảo lãnh
2.Sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo lãnh
Như chúng ta đã biết, hoạt động bảo lãnh tồn tại ngay trong cuộc sống đờithường và cũng không ai biết chính xác thời điểm xuất hiện hoạt động bảolãnh.Song theo thống kê thì bảo lãnh ngân hàng được bắt đầu sử dụng rộng rãi từđầu thập niên 70 khi mà nền công nghiệp dầu mỏ lớn mạnh làm tăng cường mốiquan hệ ngoại giao giữa nước Trung Đông và Tây Âu.Những hợp đồng khai thácdầu khí, mua bán sản phẩm khí đốt ,dự án xây dựng cơ sở hạ tầng…giữa phươngtây và các nước xuất khẩu dầu lửa đòi hỏi sự đảm bảo của các ngân hàng trong tàitrợ và thực hiện nghĩa vụ của các bên
Trang 6Ngày nay,với sự bùng nổ của hoạt động thương mại quốc tế hoạt động mà cónhiều điểm mới đó là:Các giao dịch này càng gia tăng về số lượng,giá trị của cácgiao dịch này càng lớn,các dự án đầu tư ngày càng mang tính phức tạp về mặt kỹthuật công nghệ và phạm vi ngày càng mở rộng.một đặc tính quan trọng của thươngmại ngày nay là không chỉ diễn ra ở phạm vi trong nước mà còn trên phạm vi quốctế.Do tầm cỡ và sự phức tạp đó và việc thực hiện của nhiều nghiệp vụ cần có mộtkhoảng thời gian đáng kể kết hợp với nhiều sự kiện mới hoàn tất được.Từ đó chothấy rủi ro trong thương mại quốc tế ngày càng tăng,xuất hiện dưới nhiều dạng khácnhau.Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được những những rủi ro và
từ đó đặt ra nhu cầu bảo lãnh
Hiện nay, việc sử dụng bảo lãnh đang ngày càng phát triển,doanh số của nóđang ngày càng gia tăng nhiều loại hình bảo lãnh đang lần lượt ra đời để đáp ứngnhu cầu bảo lãnh của nền kinh tế.Sự tăng trưởng này một phần là do bảo lãnh ngânhàng được dùng để hỗ trợ cho tất cả các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tài chính lẫndịch vụ phi tài chính như hợp đồng thương mại, hợp đồng xây dựng…và nhữngcam kết tài chính khác
Với ý nghĩa tích cực của hoạt động bảo lãnh và xu hướng phát triển của nềnkinh tế khu vực và thế giới,thì sự ra đời và phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàngthức sự cần thiết là một tất yếu khách quan
II Đặc điểm,chức năng của bảo hiểm ngân hàng:
1 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng:
Bảo lãnh ngân hàng với sự cần thiết như trên thì có ứng các đặc điểm sau:
*Bảo lãnh ngân hàng có mối quan hệ nhiều bên,liên quan lẫn nhau;
-Một thư bảo lãnh ngân hàng là hợp đồng thoả thuận giữa hai bên,thường là giữangân hàng và người thụ hưởng.Thật ra, bảo lãnh không chỉ có mối quan hệ hai bênnhư ở trên mà còn có mối quan hệ nhiều bên:
+Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.+Mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh
-Hợp đồng bảo lãnh sẽ không tồn tại nếu không có hai hợp đồng trên.Dù có sự phânchia như thế nào thì các mối quan hệ này vẫn có sự liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng mậtthiết đến nhau
*Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập:
Đây là đặc điểm rất quan trọng của bảo lãnh bởi độc lập tương đối so vớicáchợp đồng kinh tế,hợp đồng thương mại,tài chính …Có nghĩa là ngân hàng bảo lãnhphải thực hiện cam kết bảo lãnh theo đúng trách nhiệmcủa mình đã ghi trong thưbảo lãnh không kể người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng vì lí do gì
2 Chức năng của bảo lãnh:
2.1:Bảo lãnh là công cụ bảo đảm:
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh.Bằng việc cam kết chi trả bồithường khi xảy ra các biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các ngânhàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một bảo đảm chắc chắn cho người thụhưởng.Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho hợp đồng được kí kết một cáchsuôn sẻ thuận lợi.Qua đó chúng ta có thể thấy rằng bảo lãnh là công cụ bảo đảm chứkhông phải là công cụ thanh toán.Hơn nữa,bảo lãnh cũng được dùng trong nhữnghợp đồng thi công,hợp đồng bảo hành sản phẩm,dự thầu công trình…thì đây lànhững thoả thuận không mang tính mua bán hay thanh toán
Trang 7Với chức năng này,bảo lãnh ngân hàng thực sự là chất xúc tác cho các hợpđồng thương mại,xây dựng,các giao dịch hàng hoá trong nước và quốc tế được kýkết một cách thuận lợi.Mặt khác,do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết,nên ngânhàng phát hành cũng thường xuyên kiểm tra giám sát tạo nên một áp lực thực hiệntốt hợp đồng ,giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh.
2.2Bảo lãnh là công cụ tài trợ
Bảo lãnh không chỉ là công cụ đảm bảo đối với người thụ hưởng,bảo lãnhcòn là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh.Trong rấtnhiều trường hợp,thông qua bảo lãnh khách hàng(người được bảo lãnh),không phảixuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng được vay nợ hoặc được kéo dài thời gianthanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ,tiền nộp thuế…Vì vậy,mặc dù không trực tiếp cấpvốn nhưng với việc phất hành bảo lãnh ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họđược hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự.Với ý nghĩanày bảo lãnh ngân hàng được coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩađặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuấtkinh doanh,làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp
2.3 Bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng:
Người thụ hưởng sẽ yêu cầu thanh toán bảo lãnh khi người được bảo lãnh viphạm hợp đồng.Người được bảo lãnh luôn bị một áp lực bồi hoàn bảo lãnh Nhưvậy,bảo lãnh đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã kýkết.Tuy nhiên,khi ký hợp đồng và thụ hưởng bảo lãnh,người thụ hưởng vẫn mongmuốn người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng chứ không mong chờ ở khoản bồihoàn tài chính từ bảo lãnh
Trong ba chức năng trên của bảo lãnh, chức năng thứ nhất và thứ ba có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau vì người được bảo lãnh luôn có một sự thúc ép thực hiệnhợp đồng nên điều này càng làm tăng thêm tính bảo đảm cho người thụ hưởng
III.Phân loại bảo lãnh ngân hàng:
1.Sơ đồ nhiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng:
(Bên bảo lãnh)
(Bên được bảo lãnh)
(1):quan hệ giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh(2):Khách hàng yêu cầu ngân hàng bảo lãnh
(3):Ngân hàng ký kết hợp đồng bảo lãnh
(4):Ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
2.Các loại bảo lãnh ngân hàng:
Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau có thể phân chia bảo lãnh thành nhiều loại
Trang 82.1:Phân loại theo mục đích bảo lãnh:
a:Bảo lãnh dự thầu:
Thông thường, đối với những hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồng xâydựng,thiết kế hay cung cấp thiết bị thì người chủ công trình thường lựa chọn đối tácthi công thông qua đấu thầu.Mục đích của bảo lãnh dự thầu là đảm bảo cho việcngười dự thầu không rút lui,không ký kết hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã trúngthầu.Chủ công trình sẽ yêu cầu những người tham gia đấu thầu phải cung cấp bảolãnh ngân hàng gọi là bảo lãnh dự thầu
Như vậy bảo lãnh dự thầu là bảo lãnh ngân hàng đối với đơn vị dự thầu để camkết với các đơn vị chủ đầu tư nếu các đơn vị dự thầu trúng thầu mà có ý định bỏ hợpđồng hay thay đổi ý định thì ngân hàng sẽ bồi thường
b.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Là loại bảo lãnh ngân hàng do CTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh.bảo đảmthực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theohợp đồng đã ký kết
Đây là loại bảo lãnh thường dùng trong thực tế.Nó giúp cho người thụ hưởngchống lại rủi ro một khi người kia không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.Bảo lãnh nàyđược sử dụng thay cho ký quỹ mà một bên đề nghị(người thụ hưởng)với bên ký hợpđồng(bên được bảo lãnh)
c.Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước:
Là loại bảo lãnh chủ yếu phát hành cho các chủ nợ khi ký hợp đồng có giá trịlớn,thông thường người bán yêu cầu người mua ứng trước một lần nhằm tài trợ chongười bán hực hiện hợp đồng.Việc ứng trước này phải có bảo lãnh hoàn thanh toángiá trị tương đương đảm bảo.Ngoài ra nó còn áp dụng trong lĩnh vực xây dựng
Là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc đảmbảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết vớibên nhận bảo lãnh.Trong trường hợp khách hàng vi phạm cam kết với bên nhận vàphải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ chobên nhận bảo lãnh
d.Bảo lãnh thanh toán
Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh camkết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thựchiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn
Bảo lãnh thanh toán có thể được sử dụng như một phương tiện bảo đảm thanhtoán trong hợp đồng mua bán,hợp đồng thuê mua tài chính,hợp đồng đại lý, hợpđồng xây dựng…
e.Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng:
Là một loại đảm bảo ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh,đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng sản phẩm theohợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền
do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm vớibên nhận bảo lãnh,TCTD thực hiện nghĩa vụ đã cam kết
f.Bảo lãnh vay vốn:
Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh,về việccam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ đầy
đủ đúng hạn
Trang 9Trong trường hợp này số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh chính là số tiền vàthời hạn trong hợp đồng tín dụng.
g.Các loại bảo lãnh khác:
Ngoài các loại bảo lãnh trên thì ngân hàng còn có một số nghiệp vụ bảo lãnhkhác như bảo lãnh đối ứng, đồng bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh …
2.2Phân loại bảo lãnh căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh:
Dựa theo tiêu thức nà bảo lãnh ngân hàng có thể phân thành các loại sau:
a.Bảo lãnh trực tiếp:
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm pháthành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh(không qua trunggian).Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người bảo lãnh ,ngân hàng có thể trựctiếp truy đổi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.Bảo lãnh trực tiếp thông thường có babên tham gia:Ngân hàng phát hành bảp lãnh, người được bảo lãnh và người thụhưởng bảo lãnh.Trong trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh là người nướcngoài ,có thể xuất hiện ngân hàng thông báo
b.Bảo lãnh gián tiếp:
Bảo lãnh giá tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầungân hàng thứ nhất đề nghị ngân hàng thứ hai đưa ra cam kết bảo lãnh chuyên chongười thụ hưởng.Trong loại bảo lãnh này người được bảo lãnh không trực tiếp đượcbồi hoàn cho ngân hàng phần bảo lãnh mà chính ngân hàng thứ nhất sẽ chịu tráchnhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành,thông qua cam kết gọi là bảo lãnh đối ứngcho chính ngân hàng này đưa ra.Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và các điềukhoản quy định như trong bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thểtruy đòi từ người được bảo lãnh
Như vậy:Trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất bốn thành phần tham gia là Ngânhàng phát hành bảo lãnh;ngân hàng chỉ thị;người được bảo lãnh và người hưởngbảo lãnh.Trong một số trường hợp cũng có thể xuất hiện ngân hàng thông báo.Bảolãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người sử dụng là người nướcngoài
c Đồng bảo lãnh:
Trong một số dự án có giá trị lớn, để giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng cóthể trực hiện hợp đồng bảo lãnh.Trường hợp này một số ngân hàng đóng vai trò đầumối phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham gia của các ngân hàng đồng minh khác
d.Bảo lãnh khác:
Như bảo lãnh giáp lưng,xác nhận bảo lãnh
2.3 Phân theo bản chất hay tính chất bảo lãnh:
a.Bảo lãnh theo yêu cầu:
Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng bảo lãnhchỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành.Yêu cầu thanh toán
có thể là một trong hai dạng sau:
*Văn bản yêu cầu thanh toán
*Văn bản yêu cầu thanh toán kèm theo với tờ trình về sự vi phạm hợp đồngcủa người đượcbảo lãnh
Các văn bản trên đều do người thụ hưởng đơn phương lập,không cần có sự xácnhận của người được bảo lãnh hoặc bên thứ ba nào khác
Trang 10c.Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc toà án:
Điều kiện thanh toán ở đây là người thụ hưởng phải cung cấp một phán quyếtcủa toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người được bảolãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng.Trên thực tế loại bảo lãnhnày rất ít khi được các bên tham gia lựa chọn do tính phức tạp và chậm trễ của nó
IV.Các nhân tố tác động tới hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
1.Khả năng tài chính của ngân hàng:
Trong hợp đồng bảo lãnh thì ngân hàng sẽ là người đứng ra trả nợ thay,nộpphạt hay bồi thường cho bên bảo lãnh…Từ đó đòi hỏi ngân hàng phải có khả năngtài chính đủ lớn mới đáp ứng được cùng một lúc hàng chục hàng trăm bảo lãnh.Vậytài chính là một trong những nguyên tố mang tính chất quyết định đến hoạt độngcủa ngân hàng
Tuy nhiên không phải ngân hàng nào có tiềm lực tài chính mạnh đều đứng ranhận tất cả các hợp đồng bảo lãnh,mà tài chính ở đây được xem là một điều kiệncần cho hoạt động bảo lãnh và điều quan trọng mà các ngân hàng cố quan tâm lựachọn hợp đồng bảo lãnh đó chính là mức độ rủi ro của các hợp đồng bảo lãnh
2 Uy tín của ngân hàng:
Bảo lãnh đó là điều kiện mà người thụ hưởng họ muốn có một sự đảm bảochắc chắn.Do đó họ sẽ cân nhắc xem xét kĩ năng lực của ngân hàng bảo lãnh phảiđảm bảo những điều kiện như thế nào thì họ mới chấp nhận bảo lãnh.Uy tín là mộttrong những tiêu thức đánh giá của họ.Từ đó ta thấy uy ín của một ngân hàng đócũng là một khả năng đảm bảo mà họ thường cho là tương đối chắc chắn.Bởi mộtngân hàng để có được uy tín thì phải đã trải qua quá trình phát triển lâu dài,kinhdoanh có hiệu quả.Một ngân hàng có uy tín lớn đó là một trong những thế mạnhtrong việc kinh doanh,thu hút khách hàng nhất là trong lĩnh vực bảo lãnh
3.Phí bảo lãnh:
Người tham gia bảo lãnh khi ký kết hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng, thì phíbảo lãnh cũng là một nhân tố quyết định đến sự lựa chọn của họ.Ngân hàng nào cókhả năng tài chính mạnh ,uy tín lớn phí rẻ thì đó sẽ là ngân hàng mà người thamgiabảo lãnh lựa chọn Đây cũng là một nhân tố cạnh tranh của ngân hàng
4.Giá trị hợp đồng cơ sở:
Giá trị hợp đồng cơ sở có ảnh hưởng đến giá trị mà ngân hàng sẽ bảo lãnh chokhách hàng nếu như hợp đồng cơ sở có giá trị lớn hơn thì giá trị hợp đồng bảo lãnhcũng lớn và ngược lại.và đây là căn cứ để ngân hàng xác định giá trị hợp đồng bảolãnh, xác định tỷ lệ bảo lãnh cho khách hàng
5.Nhu cầu bảo lãnh:
Trong bối cảnh của đất nước đang ngày càng hoà nhập chung vào mạng lướithương mại khu vực tiến tới hoà nhập chung vào mạng lưới thương mại quốc tế.Từ
Trang 11đó đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhạy,giữ vững thị trường của các doanh nghiệp Đểlàm được điều đó thì các doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng,mởrộng quy mô kinh doanh,giảm chi phí,chiếm lĩnh thị trường…Chỉ có làm như vậydoanh nghiệp mới có khả năng tồn tại và phát triển.Thế nhưng các doanh nghiệphiện nay hoạt động trong một môi trường đầy biến động làm cho nguy cơ rủi ro làrất lớn,do đó việc tìm kiếm một công cụ nhằm hạn chế rủi ro là một điều cần thiết
và bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong các phương cách tốt nhất mà các doanhnghiệp lựa chọn
Hơn nữa ,khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh thì giúp doanh nghiệp giảm mộtkhoản tài chính đáng kể mà đáng lẽ doanh nghiệp phải nộp cho khách hàng để đảmbảo
Mặt khác trong nền kinh tế hiện nay khi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp phát triển cả chiều rộng và chiều sâu với nhiều thương vụ làm ăn có giá trịlớn thì việc ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính đứng ra làm trung gian chonhững thương vụ kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.Như vậy,có thểnói nhu cầu bảo lãnh của khách hàng hiện nay là rất lớn trong tất cả các lĩnh vựccủa nền kinh tế Đây là nhân tố ảnh hưởng khá mạnh đến khả năng hoạt động bảolãnh của ngân hàng
Trang 12PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN QUẬN HẢI CHÂU(NHNO&PTNT)
A Khái quát về NHNo&PTNT quận Hải Châu:
I.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu, Đà Nẵng
1.Lịch sử ra đời và phát triển chi nhánh:
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hải Châu hànhphố Đà Nẵng(NHNo&PTNT quận Hải Châu)có trụ sở đóng tại107 Phan ChâuTrinh,phường Phức Ninh,quận Hải Châu,thành phố Đà Nẵng
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thống NHNo&PTNT,hoạt động của chinhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu được đánh giá về quy mô thuộc loại lớn của
hệ thống NHNo&PTNT trên địa bàn Đà Nẵng
Kể từ khi ra đời và phát triển cho đến nay,quá trình phát triển của chi nhánhNHNo&PTNT quận Hải Châu có thể đánh giá qua một số cột mốc thời gian cụ thểsau:
+Trong gian đoạn chuyển từ cơ chế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thịtrường có sự điều tiết của nhà nước(mô hình ngân hàng 1 cấp vừa thực hiện chứcnăng quản lý,vừa thực hiện chức năng kinh doanh sang mô hình ngân hàng 2 cấpnhằm tách riêng chức năng quản lý và chức năng kinh doanh)Ngày 26/3/1988 hộiđồng bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyêndoanh, trong đó có NHNo&PTNT hình thành trên cơ sở tiếp nhận từNHNN.NHNo&PTNT được hình thành trên cơ sở vụ tín dụng nông nghiệp củaNHNN,Chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng vàcác chi nhánh ngân hàng phố,huyện,thị cũng được hành lập
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trong giai đoạn này là phục vụ các doanhnghiệp,hộ cá thể liên quan đến lĩnh vực Nông-Lâm-Thuỷ-Hải Sản (không tham giaxuất khẩu)
+Ngày 14/11/1990.Chủ tịch hội đồng bộ trưởng(nay là thủ tướng chínhphủ)ký quyết định 40/CT thành lập Ngân Hàng Nông Nghiệp thay thế Ngân HàngPhát Triển Nông Nghiệp Việt Nam.Và chi nhánh cũng được đổi tên thành Ngânhàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng
+Ngày 24/04/1991,NHNo Viêt Nam thành lập sở giao dịch III NHNo ViệtNam tại thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 66 của thống đốc NHN ViệtNam.Lúc này trên địa bàn tỉnh có 14 chi nhánh thành phố,huyện,thị trực thuộcNHNo tỉnh QNĐN với chức năng ,nhiệm vụ khác nhau
Chi nhánh NHNo thành phố Đà Nẵng (và sau này gọi là chi nhánhNHNo&PTNT quận Hải Châu).Với nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn thành phố ĐàNẵngvà các địa bàn lân cận,lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp
Sở giao dịch III-NHNo tại Đà Nẵng với nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành chủtrương chính sách của ngân hàng nhà nước và NHNo Việt Nam trên phạm vi 11 tỉnhmiền trung,tổ chức điều hoà vốn trong khu vực
+Ngày19/10/1992 NHNo Việt Nam quyết định sáp nhập chi nhánh NHNotỉnh Quảng Nam Đà Nẵng vào sở giao dịch III-NHNo Việt Nam thành sở giao dịchIII NHNo Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 267/QĐ-HĐQT
Trang 13+Ngày 15/11/1996 được thủ tướng chính phủ uỷ quyền,thống đốc NgânHàng Nhà Nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ NHNN đổi tên NHNo VIệtNam thành NHNo&PTN Việt Nam.Do đó sở giao dịch III-NHNoViệt Nam tại ĐàNẵng đổi tên thành sở giao dịch III-NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng.
+Thực hiện chủ trương địa giới hành chính của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵngthành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam của chính phủ.Ngày 16/12/1996 ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn tại Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng được đổitên thành chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu trực thuộc sở giao dịch III
+Ngày 26/3/1999 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namtách một chi nhánh ngân hàng nông nghiệp &phát triển nông thôn quận Hải Châukhỏi sở giao dịch III và nâng cấp thành chi nhánh ngân hàng nông nghiệp&pháttriển nông thôn thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT-02
+Ngày 26/10/2001 Sở giao dịch III-ngân hàng nông nghiệp&phát triển nôngthôn thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 424/QĐ/HĐQT-TCCB của chủ tịch hộiđồng quản trị ngân hàng nông nghiệp& phát triển nông thôn Việt Nam.Và chi nhánhngân hàng nông nghiệp &phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng tiếp tục hoạtđộng cho đến nay.Cơ cấu và mạng lưới của các chi nhánh trực thuộc bao gồm:-01 Hội sở giao dịch
-06 Quận huyện:Hải Châu,Thanh khê,Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn,Liên Chiểu,HoàVang
-04 Chi nhánh cấp hai loại 5: Ông Ích Khiêm,Chợ Mới,Trần Cao Vân, Đống Đa.-04 Chi nhánh cấp ba loại 5:Chợ Cồn,Tuý Loan, Hoà Sơn, Siêu Thị Đà Nẵng.-05 phòng giao dịch:phòng giao dịch số 1,Bắc Mỹ An,Sơn Trà,Chi Lăng, KimLiên
2.Chức Năng:
-Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của ngân hàng nông nghiệp-Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra,kiểm toán nội bộ theo sự chỉ đạo củangân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
-Cân đối điều hoà vốn kinh doanh,phân phối thu nhập theo quy định của ngânhàng nông nghiệp Việt Nam
-Thực hiện đầu tư dưới các hình thức liên quan,mua cổ phần và các hình thứcđầu tư khác với các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế khi được ngân hàng nông nghiệpcho phép
-Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo,thi đua khen thưởng theo phân cấp
uỷ quyền của ngân hàng nông nghiệp
-Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ,ngân hàng nhà nước
và ngân hàng nông nghiệp cho phép
Trang 14-Kinh doanh dịch vụ thu chi tiền mặt,dịch vụ máy gửi tiền tự động,thẻ tín dụng,nhận cất giữ,chiết khấu các loại giấy tờ có giá,nhận uỷ thác cho vay và các dịch vụkhác được ngân hàng nhà nước và NHNo cho phép.
4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hải Châu là đơn
vị hạch toán phụ thuộc của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam,có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 50 người.Ban giám đốc gồm 3người,có 03 phòng và 01 phòng giao dịch:Kế toán ngân quỹ,Kế hoạch kinhdoanh,Tổ chức hành chính và phòng giao dịch Hoà Cường Khuê Trung
Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNt Quận Hải Châu.
Giám Đốc
Phòng giao dịch Hoà Cường,Khuê Trung
Quan hệ trực tuyếnQuan hệ chức năng
Chức năng,nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban:
+Chức năng của ban giám đốc:
-Giám đốc phụ trách chung và phụ trách công tác kế hoạch kinh doanh, kiểm
tra kiểm toán nội bộ và tổ chức cán bộ
-Phó giám đốc phụ trách kế toán kho quỹ và thanh toán quốc tế
-Phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng
+Nhiêm vụ của các phòng ban:
-Phòng kế hoạch kinh doanh:Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn,theo dõi thực
hiện các phương án kinh doanh,thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối,cho vaycác thành phần kinh tế.Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh,thanh toán quốc tế, mua bánngoại tệ,tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn,trung,dài hạn đối với các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
-Kiểm tra viên:giám sát ,kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động nghiệp vụtrong nội bộ của chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu
-Phòng kế toán kho quỹ:Hạch toán,kế toán và thanh toán toàn bộ hoạt động
kinh doanh và tài sản của ngân hàng.Quản lý quỹ:ngoại tệ,nội tệ, vàng bạc,kim loại
đá quý ,bảo quản hồ sơ pháp lý của khách hàng,bảo quản giấy tờ có giá và các giấy
Trang 15tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố;thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiềnmặt.
Phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin cho mọi hoạt động của ngân hàng nôngnghiệp như:tổ chức mạng, ứng dụng các phần mềm quản lý,lưu trữ các cơ sở dữliệu,xử lý các sự cố về CNTT…
-Phòng tổ chức hành chính:Quản lý công tác nội bộ,tham mưu cho lãnh đạo
về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ,thực hiện công tác lao động tiềnlương,bảo hiểm y tế ,bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước
Mối quan hệ giữa các bộ phận tại chi nhánh:
+Quan hệ trực tuyến:là quan hệ giữa cấp lãnh đạo và cấp trực tiếp theo nhiệm vụ đãphân công,chẳng hạn như phòng giao dịch,TCHC sẽ do giám đốc trực tiếp quảnlý,phòng tín dụng do phó giám đốc được phân công chỉ đạo trực tiếp
+Quan hệ chức năng:Là quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ,phòng giao dịch do tínhliên quan theo nhiệm vụ được phân công
III Tình hình chung về thành phố Đà Nẵng năm 2004:
Năm 2004 do có nhiều chính sách mới được ban hành đã tạo hành lang pháp
lý thông thoáng cho các doanh nghiệp hội nhập kinh tế thế giới, đông thời cácdoanh nghiệp, các thành phần kinh tế cũng chủ động tăng vốn đầu tư,mở rộng thịtrường nên thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng đáng kể
Ước tính năm 2004,tốc độ tăng GDP là 12,62% GTSX ,ngành nông lâm thuỷsản tăng 5,68%GTSX,ngành công nghiệp tăng 21,67%.Vốn đầu tư phát triển tăng14,65% Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 6,51% so với cùng kỳ năm trước;tổngmức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tăng 8,59% so với năm trước
Thu ngân sách đảm bảo cân đối được nguồn chi,giải quyết tốt các yêu cầungày càng tăng cho XDCB cũng như chi thường xuyên.Năm 2004, đời sống nhândân thành phố Đà Nẵng đã có những chuyển biến rõ rệt cùng với sự phát triển,chỉnh trang thành phố,mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút sức đầu tư và laođộng,thành phố tiếp tục giải quyết việclàm,xoá nhà tạm,thực hiện tốt chủ trươngxoá đói giảm nghèo cho nhân dân nên góp phần nâng cao điều kiện sống thu nhập
và phát triển ,giảm bớt nghèo và phân hoá giàu nghèo trong toàn xã hội.Cụ thể nhưsau:
Về công nghiệp:Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố tháng 12 ước đạt534,54 tỷ đồng,tăng 23,45% so với cùng kỳ năm ngoái.So với tháng 12 nămngoái,tháng 12 năm nay kinh tế trung ương ước đạt tăng 37,65%,kinh tế địa phươngtăng 4%(kinh tế quốc doanh giảm 8,58%và ngoài quốc doanh tăng 15,94%)kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,47%
Năm nay,ngoài việc đầu tư tăng thêm công suất,nâng cao chất lượng sảnphẩm thì còn nhiều nhà máy mới được đưa vào sản xuất ,sản xuất ra các sản phẩmnhư:dệt thân áo Len,sản xuất phụ tùng xe máy,sứ vệ sinh, dây cáp điện
Nhìn chung ngành sản xuất công nghiệp trên thành phố Đà Nẵng năm naytăng khá, phần lớn các ngành chủ lực,các thành phần kinh tế đều tăng.Sự phát triểnmạnh của ngành công nghiệp là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho
sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp
Năm 2004 vốn đầu tư trên địabàn ước thực hiện3267,46 tỷ đồng tăng 14,65%
so với năm 2003,trong đó vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn là 2701 tỷ đồng
Trang 16tăng 13,38%.Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hìnhbảo lãnh với lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Ngoài ra sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp dịch vụ,hoạt động xuấtnhập khẩu Đã tác động mạnh đến hoạt động bảo lãnh thanh toán, đó là những cơhội để các ngân hàng phát triển mạnh hoạt động bảo lãnh
Năm 2004 là năm đầy những khó khăn thử thách đối với nền kinh tế ViệtNam nói chung và kinh tế thành phố Đà Nẵng nói riêng.Tình hình giá cả hàng tiêudùng và giá cả các nguyên liệu đầu vào biến động phức tạp,giá dầu trên thế giớităng cao ảnh hưởng đến giá xăng dầu trong nước,hậu quả của dịch cúm gà,tìnhtrạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp,vụ kiện bánphá giá tôm vào thị trường Mỹ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu thuỷsản.Tuy nhiên ,vượt qua qua những thách thức và khó khăn đó ,nền kinh tế nước ta
đã đạt được những thành quả vượt bậc trong năm 2004.Tốc độ tăng trưởng GDP đạt7,7% là năm cao nhất trong vòng 7 năm qua ,Nông lâm ngư nghiệp tăng 3,5
%,Công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%,Dịch vụ tăng 7,5%,lần đầu tiên xuất khẩuđạt bình quân hơn 2 tỷ USD/tháng và mức 26 tỷ USD tăng 28,9%,nhiều mặt hàng
có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đột biến như sản phẩm gỗ,than đá,xe đạp,phụ tùnghàng điện tử và linh kiện máy tính ,chè…
Hoà chung với những thành quả của kinh tế cả nước , kinh tế thành phố ĐàNẵng cũng đạt được sự tăng trưởng vượt bậc.Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức kỷlục : 13,3% , thu ngân sách cũng đạt cao nhất từ trước đến nay đạt mức 3.767 tỷđồng Các ngành có tốc độ tăng trưởng khá như công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp tăng 20,17% , xuất khẩu tăng 21,7% , đạt mức 400 triệu USD ,doanh thu du lịch tăng 18,8%
Trên lĩnh vực tiền tệ , năm 2004 cục dữ trữ liên bang Mỹ ( Fed ) liên tục tănglãi xuất đồng USD đã ảnh hưởng đến lãi xuất huy động và cho vay bằng USD củacác ngân hàng thương mại trong nước
Với những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng của ngành ngân hàng nói chung và của chi nhánh nói riêng Tình hình giá cảcác loại nguyên liệu đầu vào biến động đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của nhiều doanh nghiệp đang quan hệ với chi nhánh
IV Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu:
Trang 173 Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn 393,268 485,516 92,248 19
Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đều thiếu vốn, cạnh tranh gay gắttrong huy động thì đạt được kết quả như trên là nhờ sự nổ lực cố gắng không ngừngcủa toàn cán bộ nhân viên toàn Chi Nhánh Trong năm qua chi nhánh đã thu hútđược một số tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn, thực hiện đầy đủ các hình thứchuy động và các đợt phát động huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam nhưtiết kiệm Agribank Cup , tiết kiệm dự thưởng … Tuy nhiên hoạt động huy động vốncủa chi nhánh đã gặp không ít khó khăn do môi trường kinh doanh trên địa bàn Thịtrường huy động vốn nhỏ, khả năng tích luỹ của dân cư và doanh nghiệp chưa cao,trong khi đó lại tập trung quá nhiều ngân hàng
Nhìn chung, trong năm 2004 vừa qua kết quả huy động vốn tại chi nhánh đãthể hiện nổ lực phấn đấu của tập thể chi nhánh.Tuy nhiên với tốc độ tăng khá caonhư vậy nhưng quy mô vẫn chưa đáp ứng đủ vốn cho hoạt động cho vay.Vì vậy chinhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn
Trang 182.Tình hình cho vay tại chi nhánh:
Bảng 2:Tình hình cho vay tại chi nhánh
ĐVT:triệu đồng
Doanh số cho vay đạt 1171200 triệu đồng tăng lên 245086 triệu đồng so vớinăm 2003 tốc độ tăng là 24% sở dĩ mức tăng khiêm tốn như vậy là vì chi nhánh bỏqua một số nhu cầu vay vốn của khách hàng để tập trung làm rõ chất lượng tíndụng.Và vì vậy tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn so với tốc độ tăng củadoanh số cho vay và dư nợ bình quân;doanh số thu nợ trong năm đạt 999893 triệuđồng tăng so với năm 2003 là 317103 triệu đồng tương ứng với độ tăng trưởng là30,11%.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng như vậy chưa phải là cao,nguyên nhân là do
nợ quá hạn và nợ khó đòi của thành phần khách hàng còn chiếm tỷ trọng cao,nhất làthành phần kinh tế quốc doanh
Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay,dư nợ bình quân.năm 2004 đạt
539323 triệu đồng tăng 96523 triệu đồng so với năm 2003,tốc độ tăng trưởng là22%
Không phải là do nhu cầu vay không lớn mà do chủ trương tập trung rà soátchất lượng tín dụng của chi nhánh, đẩy mạnh thu hồi nợ đã quá hạn,nợ đã trích xử
lý rủi ro để cải thiện tình hình tài chính.Bên cạnh quy mô nguồn vốn huy động cònhạn chế nên cũng tác động không nhỏ đến công tác cấp tín dụng
Về tình hình thu nợ, năm 2003 thu nợ kém hiệu quả ,mứac dư nợ quá hạnchiếm bình quân trong năm là 1,4% trên tổng dư nợ bình quân.Vì vậy mà năm 2004chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác làm rõ chất lượng tín dụng.Nhưng nợ quáhạn tại chi nhánh ngược lại không những không giảm mà còn tăng rất cao.Nợ quáhạn của năm 2003 lên đến 6137 triệu đồng.Trong đó cả hai năm hình hình cho vaytrung dài hạn ít nợ quá hạn so với hoạt động cho vay ngắn hạn
Mặc dù năm 2004 chi nhánh đã không tập trung vào việc gia tăng thị phầntín dụng, chỉ quan tâm đến việc làm rõ chất lượng tín dụng nhưng tình hình dư nợquá hạn cao hơn nhiều so với năm trước.Năm 2004 tổn dư nợ quá hạn lên đến
17873 triệu đồng tăng 11736 triệu đồng với tốc độ tăng 191,23% tương ứng với tỷ
lệ nợ quá hạn 3,31% tăng1,91% so với cùng kỳ năm trước
Trang 193.Tình hình kết quả kinh doanh:
Bảng 3:Tình hình kết quả kinh doanh tại chi nhánh
Năm 2004 tổng thu nhập của chi nhánh là 44270 triệu đồng tăng 40% so với năm
2003 tương ứng mức tăng 12566 triệu đồng trong đó thu từ hoạt động tín dụng đạt
39692 tăng 10% tương ứng vơí mức tăng 12013 triệu đồng ,thu dịch vụ tăng 19%,thu khác bị giảm đi ,tốc độ giảm tương đối cao là :-18,56%,phải có biện pháp khắcphục điều này,với mức tăng như vậy đã làm cho thu nhập của chi nhánh trong nămqua là rất cao
Bên cạnh mức thu nhập cao thì chi phí bỏ ra cho năm 2004 cũng tăng với mứctăng rất cao là 111%, do có chi phí trích dự phòng rủi ro quá lớn
Từ cả hai nhân tố trên đã làm cho tổng lợi nhuận của chi nhánh giảm đi rất mạnh
do lợi nhuận năm 2004 bị âm
Nhìn chung kết quả đạt được trên là chưa tốt vì hoạt động kinh doanh chứa đựngrủi ro lớn,chi nhánh cần thực hiện tốt hơn để kinh doanh có hiệu quả
B.Phân tích hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu
I.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh áp dụng tại chi nhánh:
Cũng như mọi nghiệp vụ khác,nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh cũng tuân theomột quy trình nhất định.Quy trình được áp dụng tại chi nhánh thể hiện qua sơ đồsau:
(2)Khách hàng
(1)
(6)Bên nhận
Trang 20(1): Khách hàng gửi đơn và hồ sơ đề nghị ngân hàng bảo lãnh.
(2): Ngân hàng xem xét thẩm định đề nghị của khách hàng.Nếu đủ điều kiện ngânhàng tiến hành ký kết bảo lãnh với khách hàng
(3): Ngân hàng phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
(4): Trường hợp bảo lãnh thuộc quyền phán quyết của TGĐ,chi nhánh gửi tờ trình
và hồ sơ trình NHNo&PTNT Việt Nam
(5): Các phòng ban chuyên môn xem xét tái thẩm định đề nghị bảo lãnh của kháchhàng
(6):Sau khi có kết quả thẩm định của các phòng ban chuyên môn,TGĐ ra thông báochấp nhận,từ chối bảo lãnh
Công tác bảo lãnh được tiến hành như sau:
1.Khách hàng gửi đơn và hồ sơ đề nghị ngân hàng bảo lãnh:
Tuỳ theo loại khách hàng,loại bảo lãnh ,bộ hồ sơ bảo lãnh bao gồm:
Hồ sơ pháp lý:
Đó là những giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân,hay giấy tờ chứng nhận tưcách pháp lý của cá nhân như:quyết định thành lập doanh nghiệp,giấy đăng kýkinh doanh,chứng minh nhân dân đối với cá nhân…
Bên cạnh đó thì các loại bảo lãnh khác nhau sẽ có thêm một số hồ sơ khác như:+Đối với bảo lãnh dự thầu:còn có thêm thư mời dự thầu, hồ sơ mời thầu theođúng quy định
+Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm:văn bản thoả thuận về chất lượngsản phẩm
Hồ sơ kinh tế:
+Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi
+Báo cáo tài chính kỳ trước liền kề với thời điểm đề nghị bảo lãnh
Ngoài các hồ sơ quy định trên thì các loại bảo lãnh khác nhau còn có thêm một
số hồ sơ:
+Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:Hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúngthầu
+Bảo lãnh vay vốn trong nước:Hợp đồng vay vốn(bản gốc)
+Bảo lãnh vay vốn nước ngoài:
*Dự án đầu tư trên 12 tháng phải được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt
*Văn bản chấp thuận hạn mức vay và các điều kiện trả nợ nước ngoài củaNHNNVN
*Hợp đồng vay vốn(bản gốc là phù hợp với thông lệ,tập quán thương mạiquốc tế và pháp lệnh hợp đồng kinh tế)
Hồ sơ khác:
+Văn bản đề nghị bảo lãnh(mẫu số 01/BL)
+Hồ sơ bảo đảm cho bảo lãnh
2.Ngân hàng xem xét thẩm định đề nghị của khách hàng:
-Tính đầy đủ,hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh
-Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh
-Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản để thực hiện bảo lãnh
-Tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của khách hàng
-Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án
Trang 21-Đánh giá khả năng rủi ro tiềm ẩn:Thẩm định về tài sản và các biện phápđảm bảo tài sản cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
3.Ngân hàng phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh:
Cán bộ thẩm định lập tờ trình về hoạt động thẩm định trình trưởng phòng tíndụng kiểm soát và trình lãnh đạo duyệt.Tờ trình sau đó sẽ được gửi lên ban giámđốc để duyệt bảo lãnh.Sau khi có quyết định phê duyệt chấp nhận bảo lãnh của lãnhđạo chi nhánh.Cán bộ thực hiện bảo lãnh yêu cầu khách hàng thực hiện các biệnpháp bảo đảm đã ký kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh như thế chấp,cầm cố,ký quỹ.Sau đó cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo hợp đồng bảo lãnh theo mẫu,trưởngphòng thực hiện bảo lãnh kiểm tra để trình lãnh đạo ký phát hành bảo lãnh và gởicho khách hàng.Thư bảo lãnh đượclàm theo quy định sẵn của ngân hàng
4.Trường hợp bảo lãnh thuộc thẩm quyền xử lý của TGĐ:
Ban(phòng) chức năng, nhận và tái thẩm định hồ sơ bảo lãnh trước khi hộiđồng tín dụng tại trung tâm điều hành(đối với bảo lãnh cho vay nướcc ngoài có thờihạn trên 12 tháng và số tiền bảo lãnh thuộc quyền phán quyết của giám đốc chinhánh NHNo thì không phải trình hội đồng tín dụng tại trung tâm điều hành) hoặctrình TGĐ NHNo xem xét giải quyết…
Các phòng ban chuyên môn xem xét tái thẩm định đề nghị bảo lãnh của kháchhàng
Nhận được hồ sơ vượt mức uỷ quyền phán quyết của chi nhánh NHNo gửiđến,cán bộ tín dụng xem xét hồ sơ đề nghị bảo lãnh,lập báo cáo thẩm định có ghi ýkiến đề xuất trình lãnh đạo ban(phòng)
Lãnh đạo ban phòng kiểm tra lại hồ sơ do cán bộ tín dụng chuyển đến, ghi ýkiến đề xuất lãnh đạo ban (phòng)
Lãnh đạo ban phòng kiểm tra lại hồ sơ do cán bộ tín dụng gửi đến,ghi rõ ý kiến
đề xuất đồng ý hay không đồng ý trình hội đồng tín dụng tại trung tâm điều hànhhoặc trình TGĐ NHNo xem xét giải quyết.Trường hợp cần thiết thì trình TGĐ cửcán bộ đi thẩm định trực tiếp tại địa phương và tổ chức tín dụng
Sau khi có kết quả thẩm định của phòng ban chuyên môn TGĐ ra thông báochấp nhận,từ chối bảo lãnh
Thư ký hội đồng tín dụng hoặc cán bộ tín dụng(theo sự phân công công việc)thông báo kết luận hay không đồng ý cấp dưới bảo lãnh đối ứng và chi nhánhNHNo nơi có khách hàng bảo lãnh biết để thực hiện
Cuối cùng cán bộ tín dụng lưu trữ hồ sơ và mở sổ theo dõi nghiệp vụ bảo lãnhtheo quy định
Nhận xét:
Quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh được tách ra từng bước,mọi công việcđều được điều chỉnh theo quy định nhất định,tương đối chặt và hợp lý.Chi nhánhthực hiện đúng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.Chi nhánh nên xâydựng một quy trình riêng sao cho phù hợp
II Phân tích tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh:
1.Tình hình chung về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng:
a Tình hình chung về hoạt động bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện:
Giá trị bảo lãnh là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho kháchhàng trong một khoảng thời gian nhất định.Việc phân tích giá trị bảo lãnh sẽ phản
Trang 22qua,chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu thực hiện thường xuyên 3 loại bảolãnh sau đây:
-Bảo lãnh dự thầu
-Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
-Bảo lãnh thanh toán
Ngoài ra chi nhánh thực hiện:Bảo lãnh vay vốn,bảo lãnh bảo hành côngtrình,bảo lãnh chất lượng sản phẩm,nhưng nó không thường xuyên và chiếm tỷtrọng thấp,biến động không đều
Giá trị bảo lãnh trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4:Tình hình chung về hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
ĐVT:Triệu đồng Loại bảo
lãnh
Số tiền
từ lãnh đạo đến từng cán bộ tín dụng, đây là nhân tố chủ quan,nhân tố ảnh hưởnghết sức mạnh mẽ đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Những năm gần đây,xu thế cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng làliên tục phát triển Từ đó đòi hỏi sự phát triển trên nhiều ngành kinh tế,trong đó có
sự phát triển mạnh mẽ, nhất là ngành công nghiệp và xây dựng,rồi đến thương mạidịch vụ,lĩnh vực tài chính ngày càng gia tăng và phát triển…Do vậy các dự án lớnngày càng phát triển kể cả ở toàn quốc lẫn tại thành phố Đà Nẵng,làm cho khốilượng công trình ngày càng gia tăng với nhu cầu vốn lớn đầu tư cho lĩnh vực đầu tư
Trang 23xây dựng cơ bản và sự cần thiết có sự tham gia của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
để mọi hoạt động được trôi chảy Chính vì vậy chi nhánh NHNo&PTNT quận HảiChâu đã tiến hành các nghiệp vụ bảo lãnh cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản vàcác dự án xây lắp nhằm đảm bảo cho đối tác của khách hàng là cam kết thực hiệnđúng hợp đồng cơ sở.Mặt khác,sự mở ra của hoạt động thương mại dịch vụ đã nảysinh thêm những thương vụ làm ăn mới đầy tính rủi ro và số vốn lớn đặt ra nhu cầubảo lãnh ngày càng tăng cao.Tuy vậy lĩnh vực xây dựng cơ bản vẫn là hoạt độngbảo lãnh chính của ngân hàng
Cụ thể trong tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng thì bảo lãnh dự thầu và bảo lãnhthực hiện hợp đồng là chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó mới đến các loại bảo lãnhkhác Tuy nhiên xét trong từng loại bảo lãnh thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng códoanh số lớn nhất với năm 2002 chỉ có 3446 triệu đồng nhưng đến năm 2003 đã đạt5998,65 triệu đồng sang năm 2004 đạt 17991 triệu đồng.Với tốc độ tăng năm 2003
là 74,02% và năm 2004 là 199,92%.Bên cạnh đó thì bảo lãnh dự thầu cũng chiếmdoanh số không nhỏ chiếm 40,82% năm 2002, năm 2003 do bị giảm nên chỉ chiếm13,06% năm 2004 chiếm 27,65% doanh số chiếm như vậy là lớn Hoạt động bảolãnh dự thầu thường có giá trị từng món nhỏ,do vậy nên trong tổng doanh số nóchiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với bảo lãnh thực hiện hợp đồng.Với với giá trị đạt đượcqua các năm có tốc độ tăng năm 2004 là 671,32% tốc độ đột biến Sự gia tăng củahoạt động bảo lãnh tại chi nhánh còn có dự tham gia không nhỏ của bảo lãnh thanhtoán,ban đầu chỉ với 1,53% nhưng với tốc độ tăng hết sức mạnh của năm 2003 là188,78% đã đẩy tỷ trọng lên cao hơn một chút ,song với sự gia tăng không ngừngnăm 2004 bảo lãnh thanh toán tại chi nhánh đã đạt tỷ trọng là 20,14% với tốc độtăng đột biến là 2196,38% chứng tỏ hoạt động bảo lãnh thanh toán tại chi nhánhđang ngày càng phát triển Đây thể hiện nổ lực rất lớn của chi nhánh trong công tácbảo lãnh đã đẩy doanh số lên cao
Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng còn là rất nhỏ cơ cấu bảo lãnh cònrất hạn chế.Ví dụ: năm 2004 hoạt động bảo lãnh vay vốn hoàn toàn không phátsinh,chi nhánh cần phải xem xét vấn đề này.Nhưng đó cũng là một thực trạng củahoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, vốn dĩ NHNo&PTNT là lĩnh vực mà hoạt độngbảo lãnh kém phát triển nhất, trong khi ngân hàng này chỉ là một trong những chinhánh của ngân hàng thành phố nên nó bị hạn chế về khả năng tài chính cũng nhưhạn chế về uy tín của ngân hàng.Mà những nhân tố này nó ảnh hưởng một cáchmạnh mẽ đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
Nhìn chung thì tại chi nhánh năm 2004 đã đạt được thành tựu khá đột biến so vớinhững năm trước tạo một động lực cho hoạt động bảo lãnh phát triển.Tuy nhiênchúng ta sẽ đi phân tích kỹ từng loại bảo lãnh ở mục khác Để từ đó chúng ta có thểhiểu rõ hơn về hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
b.Phân tích tình hình bảo lãnh theo thời hạn:
Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ đượcbảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh ,trừ trường hợp có các thoảthuận hoặc cam kết khác.Thời hạn bảo lãnh hiện nay cũng được phân chia theo thờihạn cho vay:ngắn hạn(<1năm),trung hạn (1năm≤5năm)
Trang 24Bảng 5: Doanh số phát hành bảo lãnh chung theo thời hạn
Thời hạn
1.Ngắn hạn 7965 98,58 9973,95 88,56 37269,75 90 31,81 273,672.Trung hạn 368 4,42 1288,2 11,44 4143,25 10 68,17 221,63
Như vậy, qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hoạt động bảo lãnh nhìn chungtại ngân hàng là hoạt động bảo lãnh ngắn hạn, thường là từ vài tháng đến vài qúi.Trong thực tế ba năm qua 2002,2003,2004 hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng bảolãnh ngắn hạn chiếm gần 90% trở lên Điều này là do ảnh hưởng bởi từng đặc điểmriêng biệt của từng loại bảo lãnh, đòi hỏi thời hạn bảo lãnh là bao lâu Tuỳ theo yêucầu của khách hàng và từng hợp đồng bảo lãnh là ngắn, trung, dài hạn Qua 3 nămqua thì ta thấy tốc độ tăng của bảo lãnh ngắn hạn là nhỏ hơn so với bảo lãnh trungdài hạn mặc dù tính về số tuyệt đối thì bảo lãnh ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn sovới bảo lãnh trung dài hạn Bảo lãnh trung dài hạn tại chi nhánh chủ yếu là bảo lãnhthực hiện hợp đồng, còn lại các loại bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ
c Phân tích tình hình bảo lãnh theo thành phần kinh tế:
Tại chi nhánh tình hình thực hiện bảo lãnh theo thành phần kinh tế được thểhiện như sau:
Bảng 7: Doanh số bảo lãnh theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Tp kinh tế
Số tiền
Trang 25đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gia tăng, đây cũng không phải là sự giatăng thêm nhiều khách hàng mới trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Và sựgiảm tỷ trọng của doanh nghiệp quốc doanh không phải là sự mất khách hàng mà domột số doanh nghiệp nhà nước trước đây từng bảo lãnh lâm vào tình trạng khókhăn, quá trình cho vay xuất hiện tình trạng nợ quá hạn, hạn chế trong việc quản lý
và có dấu hiệu làm ăn thua lỗ nên tỷ trọng bảo lãnh cũng bị giảm Như vậy, việcchuyển dịch cho vay, đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ảnh hưởngđến hoạt động bảo lãnh đối với thành phần kinh tế tại chi nhánh
Nhìn vào số liệu chúng ta có thể đánh giá hoạt động bảo lãnh ngân hàng đangphát triển theo xu hướng tốt song xét về thực tế thì điều đó nó phản ánh chưa chínhxác Bởi vì mọi sự gia tăng đều có sự ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố
2.Phân tích tình hình bảo lãnh tại chi nhánh theo từng loại bảo lãnh:
Chúng ta đã đi nghiên cứu tình hình bảo lãnh nói chung, để hiểu rõ hơn vềhoạt động bảo lãnh tại chi nhánh chúng ta đi nghiên cứu vào từng loại bảo lãnh
2.1 Phân tích tình hình bảo lãnh dự thầu:
Trong các hợp đồng xây dựng và các hợp đồng cung cấp hàng hoá lớn việcchọn nhà thầu thường được thực hiện bởi đấu thầu.Trong quy định của “Quy chếđấu thầu” nhà thầu phải nộp một thư bảo lãnh với giá trị 1%-3% tổng giá trị ướctính giá bỏ thầu với cả hai hình thức đấu thầu mua sắm hàng hoá và đấu thầu xâylắp (Điều 28,29 quy chế)
a.Tình hình chung về bảo lãnh dự thầu:
Ngày nay, quá trình đô thị hoá ngày càng được chú trọng và diễn ra hết sứcmạnh mẽ, các công trình xây dựng không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chấtlượng Do tính cần thiết của hoạt động bảo lãnh do đó kéo thành sự phát triển mạnh
mẽ của hoạt động dự thầu Mục đích của loại bảo lãnh này là đảm bảo người dựthầu không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã trúng thầu Trong
ba năm qua, kết quả bảo lãnh dự thầu như sau:
Bảng 8: Tình hình chung về bảo lãnh dự thầu
Năm 2004
Chênh lệch
Số tiền
3404 38 89,58
1471 20 73,55
11347 60 189,117
-1933 -18 -16,03
-56,78 -47,37 -17,89
9876 40 115,567
671,38 200 157,13
Từ bảng số liệu trên cho thấy qua các năm bảo lãnh dự thầu có nhiều biếnđộng
Năm 2003 bảo lãnh dự thầu bị giảm đi 1933 triệu đồng tức tốc độ 56,78%.Như vậy năm 2003 thì bảo lãnh dự thầu giảm khá mạnh Điều này là do khách hàngbảo lãnh dự thầu phần lớn là công ty xây dựng và hầu hết là khách hàng quen.Trong khi đó năm 2003 các doanh nghiệp xây dựng họ gặp khó khăn nên hoạt động
Trang 26gặp khó khăn thì khả năng rủi ro xảy ra là rất lớn, để đảm bảo cho hoạt động củamình thì ngân hàng hạn chế bảo lãnh dự thầu Từ những nguyên nhân đó làm chohoạt động bảo lãnh năm 2003 bị giảm cả về số món và giá trị của từng món chínhđiều đó đã làm cho giá trị bảo lãnh dự thầu giảm Như vậy là lưu lượng khách hànggiảm đi đã làm cho tổng giá trị bảo lãnh biến động Do sự biến động của giá trị từngmón bảo lãnh thấp hơn so với giá trị biến động của số món.
Năm 2004 doanh số bảo lãnh dự thầu lại tăng một cách đột ngột, tăng gấp 6lần so với năm 2003, gấp 3 lần so với năm 2002 Riêng số món biến động rất mạnh,với tốc độ tăng là 200%, giá trị bảo lãnh từng món cũng tăng vọt với tốc độ tăng là149,92% chính điều đó làm cho tổng giá trị bảo lãnh dự thầu năm 2004 tăng lên mộtcách đột ngột Nguyên nhân của sự gia tăng nhảy vọt này là do khách hàng củangân hàng tham gia đấu thầu các công trình có giá trị lớn Như là tham gia đấu thầucông trình cung cấp thiết bị đường dây dẫn 500KV mạng hai Ngoài ra tại chi nhánh
có thêm sự tham gia của một số doanh nghiệp công nghiệp, sự mở rộng bảo lãnh đốivới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tóm lại giá trị bảo lãnh dự thầu tăng mạnh chủ yếu là do số món tăng nhanhcòn giá trị của từng món bảo lãnh là nhỏ nên nó không làm cho giá trị bảo lãnh tănglên nhiều
Trong những năm tới đây, nhiều công trình của thành phố được triển khai nhưtuyến đường nội thị thành phố, các khu quy hoạch dân cư trên các quận huyện,chính điều đó sẽ làm cho tổng nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng Do đó chinhánh cần có biện pháp thu hút khách hàng xây dựng trong lĩnh vực bảo lãnh, đểcho hoạt động bảo lãnh tại chi nhanh ngày càng phát triển
b Phân tích tình hình bảo lãnh dự thầu theo thời hạn:
Bảng 9: Doanh số bảo lãnh dự thầu theo thời hạn
ĐVT: triệu đồng
Thời hạn
Tại chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hải Châu thì hoạt động bảo lãnh dự thầuchủ yếu là bảo lãnh ngắn hạn Đó là do tính chất của hoạt động bảo lãnh dự thầu,thường là ngắn hạn, trung bình từ 60÷90 ngày, tính từ lúc mở thầu đến ngày sau khicông bố kết quả đấu thầu Đây là lý do làm cho bảo lãnh dự thầu trở nên an toànhơn đối với ngân hàng Vì với thời hạn ngắn hạn doanh nghiệp thường không có sựthay đổi đột biến và ngân hàng có khả năng kiểm soát được tình hình Từ bảng sốliệu trên ta thấy qua 3 năm bảo lãnh dự thầu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng 100%trong tổng doanh số bảo lãnh dự thầu
c.Tình hình bảo lãnh dự thầu theo thành phần kinh tế
Bảng 10: Doanh số bảo lãnh dự thầu theo thành phần kinh tế