1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ

59 650 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 4,42 MB

Nội dung

Ngoài ra còn có dự án về nhàmáy lọc dầu Nghi Sơn –Thanh Hóa , Nhà máy Đạm - Cà Mau đang được tiến hànhxây dựng và rất nhiều dự án về hoá dầu cũng đã và đang nghiên cứu xây dựng.Việc khai

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nguyên nhiên liệu vô cùng quý giá, gầnnhư không thể thay thế và tái sinh được, nó đóng vai trò cực kì quan trọng nếukhông muốn nói là quyết định trong thời đại văn minh hiện nay và trong vài chụcnăm nữa khi mà những nguồn năng lượng khác vẫn chưa thể thay thế được

Về mặt năng lượng thì dầu mỏ là nguồn năng lượng quan trọng nhất của mọiQuốc gia trên thế giới Theo số liệu thống kê thì có khoảng 65 đến 70% năng lượngđược sử dụng đi từ dầu mỏ và khí, chỉ có khoảng 20 đến 22% từ than, 5 đến 6% từnăng lượng nước và 8 đến 12% từ năng lượng hạt nhân Về mặt nguyên liệu thì ta

có thể hình dung với một lượng nhỏ khoảng 5% dầu mỏ và khí được sử dụng làmnguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá dầu đã có thể cung cấp được trên 90%nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá chất

Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành công nghiệp dầu khí ViệtNam đã không ngừng phát triển, vươn lên thành một ngành công nghiệp đầu tàucủa đất nước Trong những năm gần đây lĩnh vực chế biến đã có những phát triểnđáng ghi nhận bằng việc đưa vào sử dụng có hiệu quả cao nhà máy xử lý khí DinhCố,nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn, nhà máy đạm Phú Mỹ và đặc biệt là nhà máylọc dầu Dung Quất đang trong quá trình hoạt động đã và đang làm thay đổi diệnmạo nền công nghiệp chế biến dầu khí của nước nhà Ngoài ra còn có dự án về nhàmáy lọc dầu Nghi Sơn –Thanh Hóa , Nhà máy Đạm - Cà Mau đang được tiến hànhxây dựng và rất nhiều dự án về hoá dầu cũng đã và đang nghiên cứu xây dựng.Việc khai thác và vận chuyển khí vào bờ để chế biến cũng như việc vận chuyển

và phân phối khí khô cho các khách hàng là một vấn đề hết sức quan trọng vì nóliên quan tới nhiều vấn đề, nếu sự cố xảy ra thì sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêmtrọng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người vận hành hay công ty mà còn ảnh

Trang 2

hưởng tới môi trường, an ninh năng lượng của đất nước và có gây ra hậu quả lâudài khó khắc phục

Với mục đích góp phần hiểu rõ quá trình vận chuyển và phân phối khí của khuvực phía nam của tổ quốc, trong thời gian qua chúng em đã được thực tập tốtnghiệp tại công ty vận chuyển khí Đông Nam Bộ thuộc tổng công ty khí Việt Nam,đặc biệt chúng em đã được đi thực tế ở trung tâm phân phối khí Phú Mỹ Tại đâychúng em đã được học hỏi rất nhiều về nội quy an toàn lao động, cấu tạo, nguyêntắc hoạt động của của các thiết bị, nguyên tắc vận hành thiết bị, cách vận chuyển vàphân phối khí của công ty

Trang 3

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Tiền thân của tổng công ty Khí Việt Nam (Petro-Vietnam Gas - PV Gas) làcông ty khí đốt (thuộc Ban quản lý công trình Dầu khí Vũng Tàu), thành lập vàongày 20-9-1990 Từ một đơn vị chuyên quản lý đầu tư và xây dựng, PV Gas đãbước vào một lĩnh vực hoạt động hoàn toàn mới, gặp không ít khó khăn và tháchthức Song với quyết tâm cao, với tinh thần chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm,đồng thời được sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan cấp trên, sự giúp đỡ của chínhquyền, nhân dân các địa phương và sự hợp tác của bạn hàng, trong vòng gần 20năm PV Gas đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được những thành tích đáng tự hào

và trở thành một trong những đơn vị chủ lực của Tập đoàn dầu khí quốc gia ViệtNam.Ngay sau khi thành lập, để thực hiện nhiệm vụ Tập đoàn giao, bảo đảm cơ sở

hạ tầng vững chắc

Từ ngày thành lập đến nay, PV Gas đã trưởng thành từ một công ty có quy mônhỏ thành một Tổng Công ty mạnh giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệpkhí Việt Nam, hàng năm PV Gas đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỉđồng Với những thành tựu đã đạt được, PV Gas vinh dự được đón nhận rất nhiềuhuân chương, cờ thi đua, bằng khen của Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương vàTập đoàn Dầu khí Việt Nam

Trong những năm tiếp theo, PV Gas sẽ không ngừng phấn đấu hoàn thiện hệthống quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sứccạnh tranh trên thị trường với chiến lược phát triển con người làm then chốt PVGas tin tưởng vững chắc rằng với nỗ lực của toàn thể CBCNV PV Gas, sự quantâm chỉ đạo của Nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV Gas sẽ khôngngừng phát triển, đưa ngành công nghiệp khí trở thành một trong những ngành

Trang 4

công nghiệp đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam, từng bước vươn ra thị trường thếgiới và có tên trong các Tập đoàn khí mạnh của châu Á

- Về thu gom: Tổng sản lượng khí thu gom từ các mỏ (Bạch Hổ, Rạng Ðông,Phương Ðông, Lan Tây, Lan Ðỏ, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Ðen, Rồng Ðôi, PM3 & 46Cái Nước) để đưa vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ hàng năm hơn 8 tỷ m3

- Về hệ thống xử lý, tàng trữ và phân phối khí: Hai nhà máy xử lý khí Dinh Cố

và nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn Gần 900 km đường ống cấp khí cao áp chohai khu vực Ðông và Tây Nam Bộ, các trạm phân phối khí tới từng hộ tiêu thụ, hệthống kho chứa khí hóa lỏng với sức chứa gần 60 nghìn tấn Với cơ sở vật chấtđồng bộ và hoàn chỉnh, PV Gas đang cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu khí đầuvào để sản xuất ra 36 tỷ kWh điện/năm (tương ứng 40% tổng sản lượng điện quốcgia), gần 800 nghìn tấn đạm/năm (tương ứng 30% tổng sản lượng đạm cả nước),

100 nghìn tấn xăng/năm (tương ứng 5% sản lượng xăng sản xuất trong nước) vàcung cấp khoảng 700 nghìn tấn khí hóa lỏng/năm, đáp ứng 70% nhu cầu khí hóalỏng toàn quốc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia

và bảo đảm nguồn cung ổn định cho thị trường khí hóa lỏng và góp phần bình ổngiá khí hóa lỏng trong nước

1.1.2 Chức năng:

Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) là công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên, đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đượcthành lập trên cơ sở tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chếbiến và kinh doanh sản phẩm khí và một số đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốcgia Việt Nam (PVN)

PV Gas có cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng thành viên, các kiểm soát viên,Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, 9 ban, 3 trung tâm và văn phòng và là công

ty mẹ quản lý 07 công ty trực thuộc, 09 công ty con và 07 công ty liên kết với hơn

Trang 5

2000 cán bộ công nhân viên.

PV Gas hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, dự trữ,phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc Các hoạt độngcủa PV Gas gồm có:

Hình :lĩnh vực SX & KD của PV Gas.

Lĩnh vực kinh doanh của PV Gas.

- Thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến khí và sản phẩm khí;

- Phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí khô, khí thiên nhiên hóa lỏng

(LNG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí ngưng tụ(Condensate); kinh doanh vật tư, thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực chế biến và sửdụng khí và các sản phẩm khí; kinh doanh dịch vụ cảng, kho, bãi

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống phân phối sản phẩm khí khô, khí lỏng

- Phân phối LPG từ các nhà máy lọc hóa dầu và các nguồn khác của PVN.

Trang 6

- Tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, vận

hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình, dự án khí và liên quan đến khí

- Nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khí, thiết kế, cải tạo công trình khí.

- Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực khí, cải tạo bảo dưỡng sửa chữa động cơ,

lắp đặt thiết bị chuyển đổi cho phương tiện giao thông vận tải và nông, lâm, ngưnghiệp sử dụng nhiên liệu khí; dịch vụ vận tải của các phương tiện có sử dụngnhiên liệu khí

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm khí khô, khí LNG, CNG, LPG, Condensate.

- Nhập khẩu vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ ngành khí.

- Tham gia đầu tư các dự án khí thượng nguồn.

- Đầu tư tài chính, mua bán doanh nghiệp khí trong và ngoài nước.

- Đầu tư mua, bán, chuyển nhượng, đàm phán, ký các hợp đồng, dự án, tài sản,

kỹ thuật sau:

- Chiều dài đường ống( Bạch Hổ - Dinh Cố ): 117 Km

- Công suất: 2 tỉ m3/năm

- Áp suất: 125 bar

Hệ thống khí Nam Côn Sơn:

Trang 7

Khí Nam Côn Sơn được khai thác từ các mỏ thuộc bể NCS, gồm các mỏ: LanTây, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Đại Hùng với các thông số kỹthuật sau:

- Chiều dài đường ống (ngoài khơi – nhà máy NCSP): 370 Km

- Công suất: 7 tỉ m3/năm

- Áp suất: 80 – 157 bar

Hệ thống khí PM3 – Cà Mau:

Khí PM3 – Cà Mau được khai thác từ 2 lô PM3 và 46 – Cái Nước,hydrocacbon lỏng và tạp chất từ giàn xử lý khí BR – AB sau đó chuyển vào trạmphân phối khí Cà Mau, với các thông số kỹ thuật sau:

- Chiều dài đường ống: 330 Km

- Công suất: 2 tỉ m3/năm

- Áp suất: 135 – 138 bar

1.1.4 Nhà máy xử lý khí

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố:

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố bắt đầu vận hành từ cuối năm 1998 đầu năm 1999

là nơi tiếp nhận và xử lý nguồn khí đồng hành khai thác được từ các mỏ khí sau đóphân phối sản phẩm đến các nhà máy điện, đạm và các ngành công nghiệp, dândụng dần thay thế sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài

Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn:

Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn là nơi tiếp nhận và xử lý khí, condensate từbồn trũng NCS vào đất liền để phân phối cho các nhà máy điện tại khu công nghiệpPhú Mỹ và Hiệp Phước Hiện nay công suất nhà máy vào khoảng 20 triệu m3/ngày

1.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY VẬN CHUYỂN KHÍ ĐÔNG NAM BỘ

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trang 8

- Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam Bộ (PVGAS-SE) là đơn vị hạch toán phụ thuộc thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1519/QĐ-TCTK ngày 15/8/2007 củaHội đồng thành viên Tổng Công ty Khí Nhiệm vụ chính của Công ty là tiếp nhận, vận chuyển và phân phối khí Cửu Long và Nam Côn Sơn.

- Tiền thân của công ty vận chuyển Khí Đông Nam Bộ (Công ty KĐN) là xí nghiệpvận chuyển khí được thành lập theo quyết định số 1972/QĐ-HĐQT ngày 12 tháng

9 năm 2002 của hội đồng quản trị tổng công ty dầu khí Việt nam, từ một bộ phận của trung tâm vận hành khí Công ty KĐN ra đời là kết quả của quá trình lao động cần cù và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân đã được đào tạo, rèn luyện

và trưởng thành gắn liền với sự vận hành an toàn và hiệu quả của các công trình khínhư nhà máy xử lý khí Dinh Cố, kho cảng Thị Vải, hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông – Bạch Hổ - Dinh Cố– Phú Mỹ - Thị Vải,… trong suốt thời gian qua Trong bối cảnh hội nhập,phát triển và chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng, sự ra đời của công ty KĐN là phù hợp với xu thế phát triển, tạo ra những tiền đề quan trọng cho tổng công ty khí tiếp tục tăng trưởng và giữ vững vai trò chủ đạo trong công nghiệp khí trên toàn quốc và phát triển ra thị trường khu vực và quốc tế

- Tính đến nay đội ngũ CBCNV của công ty vận chuyển Khí Đông Nam Bộ gồm

208 người Công ty hiện đang quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống tuyến ống dẫn khí trải dài từ giàn nén trung tâm của Vietsovpetro trên biển tới các trạm khí trên đất liền với tổng chiều dài trên 200 km, bao gồm: Rạng Đông - Bạch Hổ - Long Hải - Phú Mỹ - Hiệp Phước - Nhơn Trạch - TP.HCM

Công ty hiện có: 01 trung tâm phân phối khí, 03 trạm phân phối khí và 04 trạm van được xây dựng dọc theo tuyến ống dẫn khí

1.2.2 Lĩnh vực hoạt động chính

- Thu gom, vận chuyển, tàng trữ khí ẩm và khí khô thương phẩm

Trang 9

- Tổ chức phân phối, kinh doanh các sản phẩm khí khô thương phẩm.

- Quản lý vận hành các công trình, dư án khí liên quan đến hệ thống thu gom,vận chuyển, tàng trữ và phân phối khí

- Nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tàng trữ và phânphối khí

- Cung cấp các dịch vụ vận hành, đào tạo vận hành, an toàn – PCCC hệ thốngthu gom, vận chuyển, tàng trữ và phân phối khí

- Nhập khẩu vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ hệ thống thu gom, vậnchuyển, tàng trữ và phân phối khí

- Các ngành nghề kinh doanh khác được Tổng công ty Khí Việt Nam giaotuân thủ các quy định của Pháp luật

Trang 10

Hình : Sơ đồ hệ thống các đường ống dẫn khíGhi chú:

Công ty KĐN được giao nhiệm vụ vận hành hệ thống đường ống dẫn khí từ các

mỏ dầu ngoài khơi và tiếp nhận khí từ hệ thống khí Nam Côn Sơn để phân phối cho

Đường khí khô

Đường khí NCSP

Đường khí hóa lỏng

Trang 11

các hộ tiêu thụ khí bao gồm các nhà máy điện tại Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch, tpHCM, và cung cấp khí cho các nhà máy trong các khu công nghiệp Khí từ các mỏdầu được thu gom đến giàn nén khí trung tâm rồi được nén với áp suất cao đểchuyển tải qua đường ống ngầm duới biển để đưa về trạm tiếp bờ tại Long Hải, vàđưa vào xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố (GPP).

Khí khô đầu ra nhà máy GPP được vận chuyển bằng đường ống tới Bà Rịa, Phú

Mỹ, TPHCM để phân phối tới các hộ tiêu thụ

Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ ngoài tiếp nhận khí đồng hành từ hệ thống khíBạch Hổ còn tiếp nhận khí từ hệ thống khí Nam Côn Sơn để phân phối tới kháchhàng

Hệ thống đường ống của công ty gồm:

 Đường ống dẫn khí Sư tử vàng - Rạng Đông:

Đường ống dẫn khí 16” Sư tử vàng - Rạng Đông với tổng chiều dài là 43.5

km, được đưa vào vận hành năm 2009, được sử dụng để thu gom khí đồng hành từtrũng Cửu Long và kết nối với đường ống Rạng Đông - Bạch Hổ ở một đầu chờ tại

mỏ Rạng Đông Đường ống khí được đi ngầm dưới biển ở độ sâu từ 44-50 m từtrạm nén khí Sư Tử Vàng ở mỏ Cửu Long tới mỏ Rạng Đông

 Đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ:

Đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ dài là 46,5 km được bắt đầu từPig Launcher ở WHP-N1 mỏ dầu Rạng Đông và kết thúc ở Pig Receiver tại giànBạch Hổ Đường ống được đưa vào vận hành từ tháng 12/2001 để vận chuyển khíđồng hành thu gom đưa về mỏ Bạch Hổ

Đường ống được thiết kế với lưu lượng 4 triệu m3/ngày để phục vụ cho giaiđoạn II vận chuyển khí từ các mỏ dầu khác

 Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Long Hải – Dinh Cố:

Trang 12

Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Long Hải – Dinh Cố (116,5 km) được đưa vàovận hành năm 1995 để vận chuyển khí đồng hành từ giàn nén khí trung tâm tại mỏBạch Hổ tới nhà máy xử lý khí Dinh Cố (GPP).

Nhà máy GPP có công suất thiết kế là 6,7 triệu m3/ngày để xử lý khí ẩm từngoài khơi và cung cấp khí khô cho các hộ tiêu thụ qua tuyến ống Dinh Cố – BàRịa – Phú Mỹ

 Đường ống dẫn khí Dinh Cố – Bà Rịa – Phú Mỹ:

Đường ống dẫn khí 16” từ Dinh Cố – Bà Rịa – Phú Mỹ dài 23 km được đưavào vận hành từ năm 1997, cùng lúc với tuyến ống Bạch Hổ - Long Hải - Dinh Cố,

có nhiệm vụ vận chuyển khí khô từ đầu ra nhà máy xử lý khí Dinh Cố tới các trạmphân phối khí để phân phối cho các khách hàng tiêu thụ

 Đường ống sản phẩm lỏng Dinh Cố - Thị Vải:

Bao gồm 3 đường ống 6” từ Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải được đưa vào sửdụng từ năm 1998, có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm lỏng gồm Bupro vàCondensate từ đầu ra của nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải để tồntrữ và xuất cho khách hàng

 Trạm phân phối khí Bà Rịa:

Được xây dựng và đưa vào vận hành cùng với đường ống dẫn khí Bạch Hổ Dinh Cố - Bà Rịa – Phú Mỹ Trạm phân phối khí Phú Mỹ có nhiệm vụ phân phốikhí cho nhà máy điện Bà Rịa và các hộ tiêu thụ khí tại Bà Rịa trong tương lai

- Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ:

Được xây dựng trên diện tích 10 ha tại Phú Mỹ, bên cạnh trạm phân phối khíPhú Mỹ thuộc hệ thống khí Bạch Hổ Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ có nhiệm

vụ tiếp nhận khí thương phẩm từ hệ thống khí Bạch Hổ và hệ thống khí Nam CônSơn (NCS) để phân phối tới các hộ tiêu thụ tại các Khu Công nghiệp tại Phú Mỹ vàphân phối tới các khu công nghiệp tại Nhơn Trạch và TP.HCM.PM GDC là trung

Trang 13

tâm có chức năng điều hòa cung cấp khí giữa 2 nguồn khí NCS và khí Bạch Hổgồm:

- Dây truyền cung cấp khí Bạch Hổ công suất 2 triệu m3 khí/ngày đêm

- Dây chuyền cung cấp khí Nam Côn Sơn cung cấp khí từ các mỏ Lan Tây,Lan Đỏ, công suất 12 triệu m3 khí/ngày đêm

- Hệ thống đường ống cấp bù giữa hai đường ống Nam Côn Sơn và Bạch Hổ.1.2.4.1 Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước:

Có nhiệm vụ vận chuyển một phần khí thương phẩm của bể Cửu Long vàNam Côn Sơn cung cấp cho các nhà máy điện khu vực Hiệp Phước – Thành phố

Hồ Chí Minh, khu vực Nhơn Trạch - Đồng Nai và các hộ tiêu thụ thuộc các khucông nghiệp dọc theo tuyến ống, đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ khí ởTP.HCM trong tương lai, cũng như kết nối mạng khí hai khu vực Đông – Tây Nam

Trang 14

+ Cung cấp khí đốt cho các hộ công nghiệp nhỏ.

Việc vận hành liên tục và ổn định hệ thống khí Nam Côn Sơn – Bạch Hổ sẽ cóvai trò duy trì việc vận hành liên tục và ổn định cho các nhà máy điện sử dụng khítại Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch và TP HCM Tổng công suất của các nhà máyđiện sử dụng khí Bạch Hổ và Nam Côn Sơn là 4.320 MW, chiếm hơn 30% sảnlượng điện Quốc gia Vì vậy các nhà máy điện sử dụng khí đóng góp một phần rấtlớn đảm bảo nguồn cung công suất cho hệ thống điện Quốc gia, ảnh hưởng lớn đếnviệc vận hành và điều độ công suất của hệ thống điện lưới Quốc gia Nếu hệ thốngcung cấp khí có sự cố gián đoạn cung cấp khí cho các nhà máy điện thì hệ thốngđiện Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và có thể bị rã lưới do mất đột ngột nguồncung công suất, trong khi các nguồn cung khác hoặc việc giảm tải hay chuyển đổiloại nhiên liệu chưa thể đáp ứng kịp

Khi giảm hoặc mất nguồn cung công suất từ các nhà máy điện sử dụng khí thì bắt buộc điều độ điện A0 phải tăng công suất của các nhà máy điện khác và đồngthời cắt bớt phụ tải tiêu thụ điện nhằm duy trì sự hoạt động ổn định và an toàn cho

hệ thống điện Quốc gia

Trong trường hợp gián đoạn cung cấp điện với công suất quá lớn chiếm đến30% tổng công suất cả nước sẽ là một sự cố cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng cungcấp điện cho cả khu vực Nam bộ

Hiện nay Việt Nam vẫn đang thiếu điện trầm trọng, việc không cung cấp đủnăng lượng điện cho sản xuất và sinh hoạt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống ngườidân và thiệt hại về mặt kinh tế và sản xuất kinh doanh là không hề nhỏ Vì vậy cóthể nói PV Gas – SE có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ thống điện quốcgia

1.3 TRUNG TÂM PHÂN PHỐI KHÍ PHÚ MỸ

Trang 15

1.3.1 Giới thiệu chung

Khí thiên nhiên Nam Côn Sơn được lấy từ vùng trũng thuộc bể Nam Côn Sơngồm các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch Mộc Tinh… và chuyển tới nhà máy xử

lý khí Dinh Cố để xử lý công nghệ với chiều dài đường ống là 370 km Khí khô sau

đó sẽ được vận chuyển tới GDC Phú Mỹ bằng đường ống 30” có chiều dài 28.8

km Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ GDC là nơi tiếp nhận và phân phối chủ yếukhí khô Nam Côn Sơn và một phần khí Bạch Hổ để phân phối cho các hộ tiêu thụvới công suất trong giai đoạn đầu 10.48 triệu m3/ngày và công suất sẽ được tănggấp đôi trong giai đoạn tiếp theo

Có thể nói GDC Phú Mỹ sẽ trở thành nơi cung cấp khí chính tại miền Nam, ViệtNam trong giai đoạn hiện tại cũng như sau này

Chức năng hoạt động của trạm là:

- Tiếp nhận khí từ NCSP và một phần khí BH từ GDS Phú Mỹ

- Gia nhiệt khí tới nhiệt độ yêu cầu của hộ tiêu thụ

- Giảm áp tới áp suất yêu cầu của hộ tiêu thụ

- Đo đếm lượng khí cung cấp bằng cụm thiết bị đo đếm

- Xả áp ra flare cho các thiết bị để đảm bảo an toàn trạm

Ngoài ra giữa giữa GDC và GDS Phú Mỹ được lắp đặt 02 dây chuyền cấp bùqua lại lẫn nhau với công suất tối đa cho mỗi kênh là 5 triệu m3 Việc cấp bù thựchiện một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào thực tế của các nguồn khí cũng như nhu cầucác khách hàng

1.3.2 Thiết kế cơ sở

1.3.2.1 Lượng khí yêu cầu từ các nhà máy điện Phú Mỹ.

Trang 16

2002 2003 2004+Phú Mỹ 1

Lượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 4.536 4.536 4.536

Phú Mỹ 2.1Lượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 1.878 1.878 1.878

Phú Mỹ 2.1 mở rộngLượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 1.878 1.878 1.878

Phú Mỹ 2.2Lượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 3.049 3.049

Phú Mỹ 3Lượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 3.049 3.049

Phú Mỹ 4Lượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 1.99 1.99

Phú Mỹ FRPLượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 1.494 1.494

Lưu ý: Bình thường Phú Mỹ 2.1 và Phú Mỹ 2.1 mở rộng tiêu thụ lượng khí trộn

giữa khí Bạch Hổ và NCSP

1.3.2.2 Yêu cầu nguồn khí:

a Nhu cầu cung cấp khí:

NCSPLượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 10.48 10.48 10.48

Bạch Hổ

Lượng khí tối đa hàng ngày, triệu m3 2.8 2.8 2.8

b Điều kiện dòng khí vào tại GDC:

Các bảng sau liệt kê các điều kiện đầu vào của dòng khí NCSP và khí Bạch Hổ tạiPhú Mỹ, GDC

Trang 18

H2O 0.0001

- Chất lượng khí:

H2O Water Dewpoint 5oC tại 45 bargTotal Sulphur, ppmv Normal 11.5 ppmv, ≤ 21.6 ppmvHydrogen Sulphide Normal 10.1 ppmv, ≤ 20.2 ppmv

GCV 41 MJ/m3 (1,100 Btu/ft3)Hydrocarbon Dew pt 5oC tại 42 barg

Nhiệt độ, oC Min=DewPt+10; Normal=25; Max=60

Áp suất tại đầu vào, barg Min=42 ; Normal= 45 ; Max=60

Trang 19

19oC tại 40barg

-15oC tại 40barg

-40oC tại 40barg

d Điều kiện của lượng khí cung cấp tới khách hàng:

Khách hàng Lưu lượng max

(triệu m3 / ngày)

Áp suất (barg)

Nhiệt độ(oC)

1.3.3 Thành phần chính của nguyên liệu đầu vào GDC (CH )

Trang 20

- Mêtan, với công thức hóa học là CH4, là một hydrocacbon nằm trong dãy đồngđẳng ankan Mêtan là hydrocacbon đơn giản nhất Ở điều kiện tiêu chuẩn, mêtan làchất khí không màu, không vị Nó hóa lỏng ở −162°C, hóa rắn ở −183°C, và rất dễcháy Một mét khối mêtan ở áp suất thường có khối lượng 717 g.

- Mêtan nguyên chất không mùi, nhưng khi được dùng trong công nghiệp, nó thườngđược trộn với một lượng nhỏ các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi mạnh như etylmecaptan để dễ phát hiện trong trường hợp bị rò rỉ

- Mêtan là thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy Nóđược tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá Mêtan có nhiềuứng dụng, chủ yếu dùng làm nhiên liệu Đốt cháy 1 mol mêtan có mặt ôxy sinh ra 1mol CO2 (cacbon dioxit) và 2 mol H2O (nước):

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

- Mêtan là một khí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm mỗi kgmêtan làm ấm Trái Đất gấp 23 lần 1 kg CO2

- Mêtan hoàn toàn không độc Nguy hiểm đối với sức khỏe là nó có thể gâybỏng nhiệt Nó dễ cháy và có thể tác dụng với không khí tạo ra sản phẩm dễcháy nổ Mêtan rất hoạt động đối với các chất ôxi hoá, halogen và một vàihợp chất của halogen Mêtan là một chất gây ngạt và có thể thay thế ôxytrong điều kiện bình thường Ngạt hơi có thể xảy ra nếu mật độ oxy hạ xuốngdưới 18%

Trang 21

Chương 2: HỆ THỐNG THIẾT BỊ VÀ NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH

Nguyên lý vận hành sau đây sẽ được thực hiện trong suốt quá trình vận hành vàbảo dưỡng GDC

Toàn bộ hệ thống thiết bị được điều khiển 24 giờ/ngày từ phòng điều khiểnGDC Các dữ liệu về công nghệ và an toàn sẽ được truyền từ GDC Phú Mỹ đếnTrung tâm SCADA tại Dinh Cố thông qua các thiết bị SCADA NCSP tại trạm Phú

Mỹ, và do đó các vận hành viên tại Dinh Cố GPP biết được thông tin về hiện trạngvận hành chung tại Phú Mỹ GDC

Hệ thống đều khiển trung tâm (ICS) tại GDC bao gồm các thiết bị hỗ trợ sau:

- Các van shutdown đầu vào tại mỗi nhánh với các van bypass

- Các van shutdown đầu ra tại mỗi nhánh

Trang 22

Hình : Van đóng ngắt khẩn cấp (SDV-Shut Down Valve)

Trên mỗi nhánh lắp đặt các van cô lập đầu vào và ra với tác dụng cô lập mỗinhánh trong trường hợp báo động có rò rỉ khí và có cháy Các van cô lập này sẽ tựđộng đóng lại khi áp suất báo động ở mức high-high hoặc low-low tại điểm cuốicủa các hệ thống đo đếm

Ký hiệu của các van cô lập như sau:

Nhánh Van cô lập đầu vào Van cô lập đầu ra

Trang 23

hợp với chức năng mở các van dừng đầu vào Khi độ chênh áp nhỏ hơn 4 bar giữahai đầu của van thì van sẽ được mở để tránh làm hỏng đầu van do khi vận hành với

Tất cả các BDV được thiết kế ở dạng Fail – Open (tức là khi mất nguồn khí điềukhiển sẽ mở)

Mỗi nhánh được lắp đặt van xả và hai van an toàn, công suất 100%

Số tag của các van và giá trị cài đặt của van an toàn:

Nhánh Van giảm áp Van an toàn

Điểm cài đặt van antoàn

Crossover BDV-1505 PSV-1507 A/B 60 barg

BH Crossover BDV-1665 PSV-1667 A/B 60 barg

PM-FRP BDV-1705 PSV-1707 A/B 60barg

Trang 24

2.3 Cấu tạo,nguyên lý hoạt động của van điều khiển áp suất và cụm van điều khiển áp suất.

- Van điều khiển áp suất là một trong những thiết bị quan trọng tại các trạm khí,chúng dùng để điều chỉnh lưu lượng, duy trì một áp suất ổn định theo yêu cầu củacác hộ tiêu thụ (áp suất, nhiệt độ, lưu lượng)

- PCV có 2 loại van là Regulator và Monitor

+ Van Regulator được vận hành ở chế độ Remote: là loại van tự động điều chỉnh

vị trí cửa van thông qua thiết bị điều khiển

+ Van Monitor được vận hành ở chế độ Local: là loại van điều khiển bằng tínhiệu khí, vận được vận hành trực tiếp tại ngoài site

- Mỗi van đều có 2 chế độ vận hành: Auto – Manual

2.3.1 Cấu tạo van điều khiển áp suất (PCV).

Các bộ phận chính của PCV bao gồm: Cơ cấu dẫn động, bộ điều khiển vị trí vàthân van

Hình 1: Cấu tạo của PCV

+ Cơ cấu dẫn động : là một thiết bị dùng để dẫn động cần van ứng với tín hiệu phát

ra từ thiết bị điều khiển

Cơ cấu dẫn động

Bộ điều khiển định

vị

Bộ điều khiển Thân van

Trang 25

Thiết bị điều khiển: là thiết bị tự động điều chỉnh vị trí của van điều khiển Thiết

bị điều khiển sử dụng khí nén, thủy lực hoặc năng lượng điện để truyền tín hiệu đến

cơ cấu dẫn động

Bộ định vị : Đôi khi tín hiệu khí nén từ thiết bị điều khiển không đủ để vậnhành van một cách nhanh chóng hoặc giữ van ở vị trí mong muốn Trong trườnghợp này van được lắp thêm bộ phận điều khiển vị trí trợ giúp cơ cấu dẫn động dichuyển van hay giữ cần van đúng vị trí

+ Bộ điều khiển vị trí giữ vai trò như một bộ khuếch đại trung gian để trợ giúp cho

cơ cấu dẫn động khi nhận được tín hiệu điều khiển từ thiết bị điều khiển

+ Phần thân van của van điều khiển có thể là loại van bướm, van cầu, vannút….nhưng cần van chuyển động nhờ cơ cấu dẫn động thay cho tay quay và thangchỉ vị trí Cơ cấu dẫn động nhận các tín hiệu từ thiết bị điều khiển và làm thay đổi

lò xo có xu hướng đẩy màng ngăn đi lên Khi áp suất của khí nén thắng được lực của lò xo thì van sẽ đóng lại Loại van này được gọi là van đóng bằng khí nén vì

Trang 26

khi tăng áp suất khí nén trên màng ngăn sẽ làm cho van đóng lại Đây là kiểu van regulator tại các trạm khí GDC

Hình : PCV – Fail open

Ngược với kiểu van đóng bằng khí nén là loại van được mở bằng khí nén, tức làkhi áp suất của khí nén thắng được lực của lò xo thì van sẽ mở ra Đây là kiểu vanMonitor và regulator của một số trạm khác

Trang 27

sẽ làm cho van dịch chuyển về vị trí mở, còn nếu như mất nguồn cung cấp khí nén

và cơ cấu dẫn động thì van sẽ đóng lại

Trang 28

Hình : Sơ đồ nguyên lý chung của van Regulator.

Bộ định vị có vai trò thông báo về trung tâm điều khiển tất cả những thông tinliên quan tới vị trí của van như hành trình, độ mở, v.v Thông thường, bộ phậnpositiner có một bộ phận cảm biến được gắn với cơ cấu dẫn động của van và biếnchuyển động của hành trình van, góc hoặc tịnh tiến, thành những tín hiệu điện đểcho biết vị trí của van Kết hợp với những cơ cấu khác như bộ biến đổi điện/ khínén (I/P), bộ giảm áp khí nén, van điện từ (solenoid), bộ ngắt (limit switch), v.v Với các van điều khiển bằng khí nén, áp lực tác động của bộ phận chấp hành(actuator) lên van thay đổi vị trí của van và tỉ lệ thuận Tuy nhiện thường có nhiềuyếu tố khác ảnh hưởng đến vị trí của van như ma sát giữa bộ phận làm kín và dẫnđộng, phản lực của môi chất lên cửa van, v.v dẫn tới sai lệch nếu không có bộpositiner gắn kèm

Tùy theo cấu tạo của thân van, bộ phận định vị của PCV sẽ sử dụng các loạiPositioner khác nhau Hiện nay có 2 loại Positioner phổ biến đó là:

- Bộ điều khiển van tuyến tính dạng điện-khí nén Sử dụng để điều khiển cơ cấutruyền động của van dạng xoay (cơ cấu hành trình dạng xoay cho van bướm) mụctiêu nhằm đều khiển vị trí mở van theo ý muốn thông qua tín hiệu đầu vào điềukhiển điện một chiều 4-20 mA

- Bộ điều khiển van tuyến tính dạng điện-khí nén Sử dụng để điều khiển cơ cấutruyền động của van dạng thẳng (cơ cấu hành trình dạng thẳng lên xuống) mục tiêunhằm đều khiển vị trí mở van theo ý muốn thông qua tín hiệu đầu vào điều khiểnđiện một chiều 4-20 mA

Trang 29

Van regulator tại các trạm khí hầu hết sử dụng bộ điều khiển định vị van tuyếntính điện – khí nén sử dụng cơ cấu truyền động dạng thẳng tức là cơ cấu hành trình

đi lên xuống để tăng giảm độ mở của van

Hình: Sơ đồ tổng quát của van Monitor

Ngày đăng: 01/07/2014, 23:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình :lĩnh vực SX & KD của PV Gas. - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh lĩnh vực SX & KD của PV Gas (Trang 5)
Hình : Sơ đồ hệ thống các đường ống dẫn khí  Đường khí khô - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh Sơ đồ hệ thống các đường ống dẫn khí Đường khí khô (Trang 10)
Hình : Van đóng ngắt khẩn cấp (SDV-Shut Down Valve) - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh Van đóng ngắt khẩn cấp (SDV-Shut Down Valve) (Trang 22)
Hình :Cơ cấu dẫn động bằng khí nén - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh Cơ cấu dẫn động bằng khí nén (Trang 26)
Hình : Sơ đồ nguyên lý chung của van Regulator. - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh Sơ đồ nguyên lý chung của van Regulator (Trang 29)
Hình : Các dạng thân van. - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh Các dạng thân van (Trang 32)
Hình : cấu tạo thiết bị  lọc - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh cấu tạo thiết bị lọc (Trang 43)
Hình : Hệ thống chữa cháy bằng CO 2 - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh Hệ thống chữa cháy bằng CO 2 (Trang 54)
Hình : Diễn tập phòng cháy chữa cháy - báo cáo thực tập tại công ty vận chuyển khí phú mỹ
nh Diễn tập phòng cháy chữa cháy (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w