- Các lực tác dụng trong bộ truyền cấp nhanh:
b) Kết cấu bánh răng.
Thường chọn phương pháp dập để chế tạo phôi bánh răng. Để kim loại dễ điền đầy khi dập, các độ dốc thường lấy ~ 5o, các bán kính r và R lấy như sau:
r = 0,05h + (0,5~1)≈ 0,05.2,5 + (0,5~1)≈1,1 mm R = 2,5r + (0,5~1) ≈2,5.1,1 + (0,5~1) ≈3,5 mm Lựa chọn kích thước các phần tử
- Vành răng: Đối với bánh răng trụ δ =(2,5 ~ 4)m=(2,5 ~ 4)2,5 mm
- Mayơ: Chiều dài mayơ 1 thường chọn theo đường kính d của bề mặt lắp ghép: l = (0,8 ~ 1,8)d
chiều dày của đĩa c = (0,2 ..0,3).b Đường kính lỗ đĩa d0 = (12..25) mm. Đường kính tâm lỗ D0 = 0,5 . (D + Dv).
c)Nắp ổ.
Nắp ổ thường được chế tạo bằng gang GX 15-32.Có hai loại nắp ổ: nắp ổ kín và nắp ổ thủng, dùng bề mặt có đường kính D làm chuẩn định tâm theo kiểu lắp H7. Vì mặt chuẩn cơ bản là mặt bích nên chiều dài của mặt trụ định tâm thường lấy nhỏ từ 5 ÷ 7mm.
Tất cả các loại nắp muốn được định vị tốt, cần phải làm rãnh tại chỗ chuyển tiếp giữa mặt tỳ của bích với bề mặt định vị có đường kính D.
Cấu tạo của nắp ổ thủng được trình bày trên hình 15-5, phụ thuộc vào kiểu lót kín. Các kích thước của nắp ổ thủng cũng giống như nắp ổ kín và phụ thuộc vào kích thước của kiểu lót kín.
5)Bôi trơn và điều chỉnh ăn khớp. 5-1) Bôi trơn bánh răng.
Với vận tốc nhỏ (0,8...1,5)m/s, lấy chiều sâu ngâm dầu bằng 1/4 bán kính bánh răng cấp chậm .
Lượng dầu bôi trơn khoảng vào 0,4 đến 0,8 lít cho 1 kW công suất truyền. Dầu bôi trơn hộp giảm tốc chọn độ nhớt để bôi trơn phụ thuộc vào vận tốc, vật liệu bánh răng (bảng 18-11) . ta thường chọn dầu AK-20
5-2) Lắp bánh răng lên trục và điều chỉnh sự ăn khớp. a) Lắp bánh răng lên trục.
Chọn lắp ghép H7 / k6 vì chịu tải vừa có thay đổi và va đập nhẹ. Cố định bánh răng bằng đệm, vít và đai ốc đảm bảo không bị tháo lỏng.