Vậy, để các em biết giữ gìn, phát Tiếng việt, các em có điều kiện rèn luyện, gọt dũa vốn từ của mình phân môn Tiếng việt nhằm tiếp nhận những tinh hoa của tác phẩm văn chương phân môn Vă
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÁO CÁO
TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009 -2010
I Đánh giá tình hình họat động môn Ngữ Văn năm học 2008 2009:
1.Đặc điểm môn học:
Năm học 2008-2009 là năm thứ 8 trên bình diện cả nước, chúng ta dạy môn Ngữ Văn bậc THCS theo phương pháp đổi mới tức là ba phân mônVăn –Tiếng việt –Tập làm văn được thực hiện trong một bài học Ngữ văn Do đó việc tự học là tinh thần cơ bản của chương trình đổi mới từ gợi ý cách thức khám phá, tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức Ngữ văn Có thể nói, Ngữ văn là một bộ môn rất đặc thù, trong đó phân môn Tiếng việt có vai trò to lớn đối với con người, cảm thụ tác phẩm văn học là một công việc khó khăn đòi hỏi người học phải có một vốn văn học nhất định Cảm thụ được ý nghĩa văn chương và vẻ đẹp của nó rồi trình bày cho người khác hiểu lại càng khó hơn Đồng thời môn Ngữ văn còn là nền tảng để hoc sinh học tốt các môn học khác Vậy, để các em biết giữ gìn, phát Tiếng việt, các em có điều kiện rèn luyện, gọt dũa vốn từ của mình (phân môn Tiếng việt) nhằm tiếp nhận những tinh hoa của tác phẩm văn chương (phân môn Văn), tạo ra những văn bản của chính mình càng có chất lượng hơn (phân môn Tập làm văn), đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng kết hợp phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập
Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu trên của môn học Ngữ văn, mỗi giáo viên đảm trách bộ môn Ngữ văn luôn ý thức thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn bằng các phương pháp đặc trưng cũng như kết hợp hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học Nghĩa là giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp học sinh dễ hiểu và yêu thích môn học, giáo viên cần phải giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy vai trò tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức hướng dẫn trên lớp Vì vậy, giáo viên cần tổ chức tiết dạy một cách phù hợp, hài hoà để học sinh học tập tích cực và thoải mái, hơn nữa giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung từng bài, kết hợp hiệu qủa các phương tiện dạy học và các tài liệu khác để tạo hứng thú học tập cho học sinh Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ phát huy tốt tính tích cực của học sinh
Tuy nhiên, giáo viên đôi khi kết hợp phương pháp, phương tiện dạy học chưa nhuần nhuyễn cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học bộ môn
2 Tình hình họat động của tổ Ngữ Văn năm học 2008-2009:
2.1 Tình hình chung:
Trường THCS Vĩnh Hậu là trường nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng khó khăn, ý thức của một bộ phận người dân trong việc học tập của học sinh là chưa cao, khả năng
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
tiếp thu bài của học sinh còn chậm Do đó, giáo viên phải có phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng
Việc kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện thường xuyên và đảm bảo tính vừa sức của học sinh (đề kiểm tra không khó đối với học sinh yếu, không quá dễ với học sinh khá, giỏi), thông qua việc kiểm tra đó cũng là cơ sở để giáo viên đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh và thấy được kết qủa giảng dạy của mình để diều chỉnh lại phương pháp dạy sao cho phù hợp, hiệu qủa với từng đối tượng học sinh
Năm học 2008- 2009 trường có tổng số học sinh là 452, số lớp là 13, số giáo viên dạy môn Ngữ Văn là 05GV.(3 đại học, 2 cao đẳng)
- Lớp 6 : 04 lớp : 151 HS
- Lớp 7 : 04 lớp : 133 HS
- Lớp 8 : 03 lớp : 85 HS
- Lớp 9 : 02 lớp : 83 HS
* Thuận lợi :
- Có sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng GD để các tổ chuyên môn được sinh họat đều đặn theo định kì mỗi tháng ít nhất hai lần
- Đội ngũ giáo viên bộ môn Ngữ văn, đa số nhiệt tình, có ý thức tự bồi dưỡng, trình độ tay nghề vững vàng
- Tổ chuyên môn có kế họach tổ chức hội giảng, hội giảng chuyên đề, báo cáo chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy
- Luôn triển khai, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở từng đợt
* Khó khăn:
- Thiết bị dạy học: Tranh, ảnh, ,các phương tiện khác, còn thiếu nên ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy và học tập
- Học sinh: Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập
- Phụ huynh học sinh: Chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em
- Một số giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy, chưa thật nhiệt tình trong các họat động của bộ môn
- Ở trường, điều kiện sinh họat tổ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu phòng chuyên dụng
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế nên việc tổ chức ngọai khóa cũng khó thực hiện có hiệu quả cao
- Chưa tổ chức được các cuộc giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị trường học
* Kết quả đạt được :
- Tổ chuyên môn tổ chức sinh họat ít nhất hai lần /tháng Để triển khai nội dung chỉ đạo của lãnh đạo phòng GD, của lãnh đạo nhà trường đến từng tổ viên nhằm thực hiện tốt công việc được giao Ngòai ra, các nhóm bộ môn có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau các vấn đề về chuyên môn Bên cạnh đó, giáo viên còn dự giờ đồng nghiệp ít nhất
ba tiết/tháng đã tạo điều kiện học hỏi thêm trong bồi dưỡng tay nghề
- Tổ trưởng dự giờ tổ viên ít nhất bốn tiết/tháng cũng nắm bắt kịp thời tình hình dạy học bộ môn, từ đó có biện pháp chấn chỉnh hiệu quả
- Tổ chuyên môn thực hiện được 03 báo cáo chuyên đề ở 3 bộ môn, trong đó có 01thuộc môn Ngữ Văn
- Đặc biệt, có 05 giáo viên có chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, đa số rất khả thi
Trang 3BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
2.2 Thực trạng dạy và học môn Ngữ Văn:
2.2.1 Đối với khối 9:
• Kết quả trung bình môn năm học 2007- 2008
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
9 89 8 9.0 38 42.7 37 41.6 6 6.7
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 83 chiếm 93.3%
- Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 6 chiếm 6.7%
• Kết quả trung bình môn năm học 2008- 2009
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
9 83 8 9.6 31 37.3 36 43.4 6 7.2 2 2.4
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là75 chiếm 90.4%
- Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 8 chiếm 9.6%
Qua hai bảng ta thấy số học sinh yếu kém bộ môn Ngữ Văn 9 năm học 2008-
2009 là 9.6% so với năm học 2007- 2008 là 6.7 % tăng 1.9% Như vậy, tỉ lệ học sinh yếu kém tăng nhưng rất ít Kết quả này là do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Về phía giáo viên
- Tỉ lệ học sinh yếu kém tăng ít là do giáo viên sử dụng phương pháp chưa hợp lý đối với từng đối tượng học sinh
+ Về phía học sinh
- Ý thức học tập chưa cao Một số em ý thức học tập rất kém
- Một bộ phận học sinh chưa phát huy tính tích cực trong quá trình làm bài kiểm tra
+ Về phía BGH
- Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém khá khoa học
- Phân công giáo viên có năng lực dạy các lớp đầu cấp và cuối cấp
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp, có góp ý và rút kinh nghiệm
+ Về cơ sở vật chất
Tuy có gặp nhiều khó khăn nhưng nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém kịp thời
+ Về Công đoàn
Phát động phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt ngay từ đầu năm học.
+ Tổ chức Đoàn- Đội
Phát động phong trào thi đua học tốt : Thi đua hàng tuần, Tuần học tốt, Tháng học
tốt, đôi bạn học tập, đôi bạn cùng tiến và có tổng kết, khen thưởng kịp thời.
+ Tổ bộ môn
- Cùng với BGH lên kế hoạch tổ cụ thể từng tuần
- Thống nhất nội dung ôn tập giữa các giáo viên dạy cùng khối
- Dự giờ góp ý về chuyên môn
+ Giáo viên chủ nhiệm
Kết hợp với GVBM để có thông tin chính xác về học sinh lớp mình để thông báo kịp thời về gia đình về tình hình học tập của học sinh
+ Giáo viên bộ môn
Thông báo tình hình học tập, điểm kiểm tra (đặc biệt là điểm yếu, kém) cho GVCN
2.2.2 Đối với khối 7- 8:
Trang 4BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
• Kết quả trung bình môn năm học 2007- 2008
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
7 108 10 9.3 39 36.1 35 32.4 23 21.3 1 0.9
8 94 3 3.2 40 42.6 35 37.2 14 14.9 2 2.1
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 7 là 84 chiếm 77.8%, yếu kém là 24
chiếm 22.2%
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 8 là 78 chiếm 83% , yếu kém là 16
chiếm 17%
• Kết quả trung bình môn năm học 2008- 2009
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
7 133 16 12 41 30.8 56 42.1 20 15 0 0
8 85 12 14.1 35 41.2 30 35.3 8 9.4 0 0
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 7 là 113 chiếm 85%, yếu kém là 20
chiếm 15%
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 8 là 77 chiếm 90.6% , yếu kém là 8
chiếm 8.4%
Nhận xét
Tỉ lệ học sinh yếu kém khối 7 giảm 7.2%, khối 8 giảm 6.6%
Nguyên nhân:
+ Về phía giáo viên
- Tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đó là sự nỗ lực rất lớn của giáo viên
- Đề kiểm tra đã bám sát theo cấu trúc đề
+ Về phía học sinh
- Nhiều em học sinh có ý thức trong học tập
- Nhiều em thiếu tích cực trong quá trình làm bài kiểm tra…
2.2.3 Đối với khối 6:
• Kết quả trung bình môn năm học 2007- 2008
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
6 181 18 9.9 55 30.4 68 37.6 35 19.3 7 2.8
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 141 chiếm 77.9%
- Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 40 chiếm 22.1%
Kết quả trung bình môn năm học 2008- 2009
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
6 147 6 4.1 37 25.2 61 41.5 38 25.9 5 3.4
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 104 chiếm 70.7%
- Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 43 chiếm 29.3%
Nhận xét
Tỷ lệ học sinh yếu kém của khối 6 năm học 2008- 2009 so với năm 2007- 2008 tăng 7.2%
Nguyên nhân
Trang 5BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
+ Về phía giáo viên
- Một số giáo viên sử dụng phương pháp chưa thật hợp lý đối với từng đối tượng học sinh yếu, kém
- Thời gian đầu tư cho tiết phụ đạo học sinh yếu kém còn ít
+ Về phía học sinh
- Nhiều em chưa có ý thức tốt trong học tập
- Thời gian học ở nhà còn hạn chế…
2.3 Hoạt động báo cáo chuyên đề, sáng kiến-kinh nghiệm:
Tổ đã phát động viết và thực hiện chuyên đề, sáng kiến-kinh nghiệm, kết qủa đạt (2008-2009)
+ Chuyên đề: 02 ( xếp loại khá)
+ Sáng kiến-kinh nghiệm: 02 (xếp loại khá)
( Chuyên đề và sáng kiến-kinh nghiệm được vận dụng vào trong thực tiễn có hiệu qủa)
2.4 Công tác giúp đỡ học sinh yếu, kém:
+Việc bồi dưỡng học sinh yếu, kém được thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ban giám hiệu
+ Dựa vào kết quả cuối năm học vừa qua, giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh yếu, kém về Tổ, Ban giám hiệu
+ Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu, kém ở lớp mình dạy + Tổ tham mưu với Ban giám hiệu trong việc lên kế hoạch và thời khoá biểu để tiến hành tổ chức dạy phụ đạo
+ Củng cố kiến thức, bám sát chương trình chuẩn kiến thức và nội dung học chính khoá
+ Kết quả là học sinh yếu, kém giảm dần sau mỗi lần kiểm tra và học sinh có ý thức hơn trong quá trình học tập
Bảng số lượng học sinh yếu, kém TBM năm học 2007- 2008:
Khối Lớp
Số HS
Cộng 472 78 16.5 8 1.7 Bảng số lượng học sinh yếu, kém TBM năm học 2008- 2009:
Khối Lớp
Số HS
Cộng 448 72 16.1 7 1.6
Tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm từ 18.2% xuống 17.6% (giảm 0.6%) Kết quả này cho thấy tình hình dạy và học bộ môn có hương đi lên
2.5 Kết quả chung của các khối lớp:
• Kết quả trung bình môn năm học 2007- 2008
Trang 6BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
6 181 18 9.9 55 30.4 68 37.6 35 19.3 7 2.8
7 108 10 9.3 39 36.1 35 32.4 23 21.3 1 0.9
8 94 3 3.2 40 42.6 35 37.2 14 14.9 2 2.1
9 89 8 9.0 38 42.7 37 41.6 6 6.7
Cộng 472 39 8.3 172 36.4 175 37.1 78 16.5 8 1.7
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 386 chiếm 81.8%
- Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 86 chiếm 18.2%
* Kết quả trung bình môn năm học 2008- 2009
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
6 147 6 4.1 37 25.2 61 41.5 38 25.9 5 3.4
7 133 16 12 41 30.8 56 42.1 20 15 0 0
8 85 12 14.1 35 41.2 30 35.3 8 9.4 0 0
9 83 8 9.6 31 37.3 36 43.4 6 7.2 2 2.4
Cộng 448 42 9.4 144 32.1 183 40.8 72 16.1 7 1.6
- Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 369 chiếm 82.4%
- Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 79 chiếm 17.6%
*Nhận xét:
- Qua kết quả của năm học 2007- 2008 và 2008- 2009 thì tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm 0.6%
- Kết qủa môn Ngữ Văn được xét tốt nghiệp (lớp 9):
+ Năm học 2007- 2008:
Điểm trung bình trở lên: chiếm 93.3%
Điểm dưới trung bình: chiếm 6.7%
+ Năm học 2008- 2009:
Điểm trung bình trở lên: chiếm 90.4 %
Điểm dưới trung bình: chiếm 9.6 %
Điểm trên trung bình của môn Ngữ Văn (khối lớp 9) có vị trí quan trọng trong việc quyết định kết quả xét tốt nghiệp hàng năm
Qua hai bảng trên cho thấy tỉ lệ yếu kém tăng Vì nhiều nguyên nhân:
+ Thiếu các phòng học chức năng và ĐDDH phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, mà vấn đề bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém cần phải được đặc biệt quan tâm
+ Vấn đề ý thức học tập của học sinh còn hạn chế
+ Công tác giáo dục đạo đức học sinh cần chú ý hơn nữa
2.6 Phân tích thực trạng, nguyên nhân:
2.6.1 Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với học sinh
a Kiến thức :
Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của môn Ngữ Văn thuộc 3 phân môn (Tiếng Việt, các văn bản, các kiểu bài tập làm văn)
b Kỹ năng:
Học sinh biết khai thác kiến thức qua việc phân tích lĩnh hội các văn bản
Trang 7BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt trong nói và viết cũng như trong giao tiếp hằng ngày
Có kỹ năng viết bài văn hoàn chỉnh
2.6.2 Khả năng và mức độ đáp ứng các loại kiến thức và kỹ năng của học sinh:
a Kiến thức
Đa số học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản và được thể hiện kiến thức đó
ở các bài kiểm tra
b Kỹ năng :
Đa số học sinh đã vận dụng được các kỹ năng nói, đọc, viết
* Nguyên nhân đạt được
- Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình dạy học bộ môn, đặc
biệt là hưởng ứng các cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp” từ đó tác động tích cực đến việc hình thành ý thức tự giác học tập của học
sinh
- Ban giám hiệu trường, Tổ có kế hoạch, chương trình và nội dung ngay từ đầu năm học để tổ chức thực hiện việc dạy và học, đặc biệt là tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu, kém, từ đó nâng cao chất lượng thật của học sinh
- Công Đoàn: phát động phong trào thi đua Dạy tốt-Học tốt, nhằm động viên các
giáo viên và học sinh phát huy tinh thần dạy tốt và học tốt
- Đoàn Đội: Tổ chức các phong trào thi đua của Đội góp phần trong việc rèn luyện
ý thức học tập của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên theo dõi sự chuyên cần của học sinh, đôn đốc, nhắc nhở việc học tập ở lớp cũng như ở nhà, liên hệ thường xuyên với gia đình để có biện pháp giáo dục kip thời nhằm nâng cao ý thức tự học ở học sinh
* Nguyên nhân chưa đạt
- Nhiều học sinh chưa yêu thích môn học, chưa nhận thức sự cần thiết phải học Ngữ Văn nên các em chỉ học mang tính chất đối phó, vận dụng kiến thức vào thực tiển còn hạn chế
- Cơ sở vật chất: Các phương tiện, thiết bị dạy học còn thiếu, tranh ảnh chưa đồng
bộ đã ảnh hưởng đến quá trình dạy học theo tinh thần đổi
- Do ảnh hưởng của môi trường xã hội, ý thức học tập của học sinh chưa cao
- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên một bộ phận người dân chưa thật
sự quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các em
* Giải pháp
a Đối với giáo viên
- Giáo dục ý thức học tập, bồi dưỡng lòng yêu thích bộ môn
- Cho học sinh thấy được vai trò và tầm quan trọng của môn Ngữ Văn
- Việc phụ đạo học sinh yếu kém phải được thực hiện ngay từ đầu năm học
- Ra đề kiểm tra phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Phổ biến cấu trúc đề kiểm tra và ôn tập theo cấu trúc đề
- Tăng cường dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn
- Sử dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh
b Đối với học sinh
- Phải học bài cũ và soạn bài mới trước khi đến lớp
- Phải học tập một cách chủ động
Trang 8BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
c Đối với phụ huynh
Phải liên hệ chặt chẽ với GVCN để nắm được thời khóa biểu của con em mình Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc học của con em mình ở nhà
d Đối với GVCN
Kết hợp chặt chẽ với GVBM để nắm được tình hình học tập bộ môn của học sinh lớp mình đồng thời thông tin kịp thời với phụ huynh học sinh (đặc biệt là học sinh yếu kém)
e Đối với GVBM
Phản ánh trung thực và kịp thời tình hình học tập của các em học sinh cho GVCN thông qua sổ theo dõi tiết học hoặc gặp trực tiếp GVCN Nếu cần có thể gặp trực tiếp phụ huynh học sinh
f Đối với tổ chức Đội
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong học tập, đặc biệt là các phong trào thi đua có liên quan đến bộ môn
g Đối với BGH, tổ chuyên môn và đoàn thể
- Tăng cường sự chỉ đạo của BGH, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng hoạt động của tổ, đi sâu vào vấn đề nâng cao chất lượng dạy, học và biện pháp khắc phục, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém
- Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ đặc biệt là các tiết phụ đạo học sinh yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót
II Phương hướng hoạt động và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ Văn năm học 2009- 2010:
1 Phương hướng hoạt động và chỉ tiêu phấn đấu năm học 2009- 2010:
Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong thời gian qua của đơn vị, nhà trường quyết tâm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học bộ môn, hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa, giáo dục của huyện nhà, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn của tỉnh nhà Phương hướng hoạt động cụ thể là:
- Tổ trưởng có kế hoạch hoạt động phù hợp với chỉ đạo chung của trường
- Đảm bảo quá trình dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
- Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục phát động
- Tổ chức các cuộc họp nhằm rút kinh nghiệm và tìm hướng giải quyết những vấn
đề có liên quan đến chuyên môn (những bài dạy khó, bài thực hành, bài ôn tập, ôn học sinh giỏi )
- Giao trách nhiệm cho từng giáo viên có kế hoạch và giải pháp để giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém và tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém theo kế hoạch của Ban giám hiệu
- Động viên giáo viên phát huy cao tinh thần trách nhiêm, tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ tin học để tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
* Chỉ tiêu phấn đấu:
Năm học 2009- 2010
Khối
Lớp TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
6 138 5.5 30.0 42.5 16.0 6.0
7 124 6.5 32.0 41.5 15.0 5.0
8 118 7.5 34.0 39.5 14.0 5.0
9 71 8.0 32.0 40.0 14.0 6.0
Trang 9BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
Cộng 451 6.9 32.0 40.9 17.7 5.5
- Học sinh yếu, kém giảm so với chỉ tiêu
- Giáo viên giỏi vòng huyện: 01 GV
- Chuyên đề, sáng kiến-kinh nghiệm: 01
- Đồ dùng dạy học: 01 giải
- Học sinh giỏi: 01 giải vòng huyện;
2 Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học:
* Đối với tổ chuyên môn:
- Tổ chức họp rút kinh nghiệm các tiết hội giảng, dự giờ, dự giờ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp
- Họp tổ chuyên môn theo định kỳ 2 lần/tháng (có sơ kết và đưa ra kế hoạch hoạt động của tổ )
- Phát động giáo viên thực hiện các chuyên đề, sáng kiến-kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học
- Động viên giáo viên soạn giáo án vi tính, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém
Cụ thể:
+ Phải xác định học sinh yếu, kém của từng lớp, khối ngay từ đầu năm học
+ Phân công cụ thể cho từng tổ viên rà soát, xác định và lập danh sách học sinh yếu, kém lớp mình dạy
+ Sau một thời gian dạy phụ đạo học sinh yếu, kém có nhận xét kết quả kịp thời,
để có giải pháp xử lí kịp thời
* Đối với giáo viên bộ môn:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức học tập bộ môn cho học sinh
- GV Ngữ Văn phải thường xuyên sưu tầm tranh ảnh; thường xuyên nghiên cứu áp dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm tạo không khí sinh động cho giờ văn Sử dụng phương pháp phù hợp từng đối tượng học sinh Đảm bảo tốt quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh
- Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
- Tham gia tích cực viết chuyên đề, sáng kiến- kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học
- Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém
+ Lập danh sách học sinh yếu kém từng khối, lớp
+ Lên kế hoạch cụ thể để phụ đạo
+ Bám sát nội dung, các kiền thức cơ bản
- Ra đề kiểm tra phù hợp với từng đối tượng học sinh
* Đối với học sinh:
- Học sinh có thói quen học bài ở nhà và soạn bài mới trước khi đến lớp
- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài học ở lớp
* Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm – rèn luyện ý thức học tập nghiêm túc ở học sinh
- Kết hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh trong quá trình học tập
- Dự giờ giáo viên bộ môn dạy ở lớp mình để nắm tình hình học tập của lớp, tìm giải pháp giáo dục thích hợp
* Đối với nhà trường:
Trang 10BÁO CÁO TỔNG KẾT BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2008-2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM 2009-2010
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn về địa điểm, thời gian cho việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh
- Phát huy vai trò của PHHS và các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh
- Đẩy mạnh việc bồi dưỡng học sinh yếu, kém và học sinh giỏi
* Đối với phụ huynh học sinh:
- Phải quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình ( đặc biệt là thời gian học ở nhà)
- Thường xuyên liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để nắm tình hình học tập của các em, kịp thời nhắc nhở và động viên các em học tập
III Đề xuất kiến nghị
- Bổ sung tranh ảnh, băng hình phục vụ giảng dạy Ngữ Văn
- Cần tạo điều kiện để cho học sinh xem băng hình
Trên đây là bản báo cáo một số ghi nhận hoạt động của tổ bộ môn Ngữ Văn trường THCS Vĩnh Hậu năm học 2008- 2009 và xây dựng những phương hướng hoạt động bộ môn năm 2009- 2010 Việc đánh gía mang tính chất chủ quan dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được ở đơn vị Chúng tôi rất mong sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để năm học 2009 - 2010 bộ môn Ngữ Văn của trường THCS Vĩnh Hậu nói riêng và của huyện nhà nói chung đạt được kết quả tốt hơn
Tổ bộ môn Ngữ Văn