- Trước hết các tỉnh vùng Bình- Trị- Thiên cần có những chính sách quan tâm đến hoạt động của các công ty trên địa bàn như: Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty về các thủ tục pháp lý khi giao dịch thực hiện hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ, tạo điều kiện để công ty tiếp xúc với nguồn vốn, các cơ hội kinh doanh.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, mở các trường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để nhân viên công ty có cơ hội phát triển kỹ năng, kiến thức.
- Xây dựng và phát triển các tổ chức y tế, khu vui chơi giải trí để người dân cũng như nhân viên công ty thư giãn sau thời gian làm việc, phục hồi lại sức khỏe.
3.2.2. Đối với doanh nghiệp.
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với người quản lý kênh phân phối là phải tìm cách để hoàn thiện được kênh phân phối cho sản phẩm của mình. Đồi với ban giám đốc cần quan tâm hơn nữa đến các thành viên kênh của mình. Hiểu rõ những khó khăn của từng thành viên để có phương án hỗ trợ thích hợp. Cần nhanh chóng tìm ra những thiếu sót trong quy trình quản lý kênh để có giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của kênh. Cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, phải nắm được những mục tiêu của kênh sẽ định rõ kênh phân phối
vươn tới thị trường mục tiêu nào? Những mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách hàng, yêu cầu hoạt động của các trung gian.
Thứ hai, người tiêu thụ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sửa chữa
kênh, khách hàng càng ở xa thì kênh càng dài. Nếu khách hàng mua hàng thường xuyên từng lượng nhỏ cũng cần kênh dài.
Thứ ba, những đặc điểm của sản phẩm chi phối đến việc sửa chữa kênh. Những
sản phẩm dễ hỏng cần kênh trực tiếp. Những sản phẩm cồng kềnh nặng nề đòi hỏi kênh phân phối ngắn để giảm bớt số lần vận chuyển và số lần bốc dỡ.
Thứ tư, khi sửa đổi kênh phải tính đến các đặc điểm của các trung gian như: có
những loại trung gian nào trên thị trường, khả năng mặt mạnh, mặt yếu của các trung gian, các trung gian có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng.
Thứ năm, việc sửa đổi kênh cũng chịu ảnh hưởng bởi các kênh của đối thủ cạnh
tranh sao cho kênh của mình phải ngắn gọn và hoạt động đạt được hiệu quả cao hơn kênh của họ.
Thứ sáu, đặc điểm của công ty là căn cứ quan trọng cho việc sửa đổi kênh phân
phối. Qui mô của công ty sẽ quyết định qui mô của thị trường và khả năng của công ty tìm được các trung gian thích hợp. Nguồn lực của công ty sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các trung gian những chức năng nào.
Thứ bảy, phải tính đến đặc điểm môi trường khi nền kinh tế suy thoái, nhà sản
xuất thường sử dụng các kênh nhắn và bỏ bớt những dịch vụ không cần thiết làm giá tăng. Những qui định, ràng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng tới kênh. Luật pháp ngăn cản việc các kênh có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và tạo độc quyền.
Đối với các thành viên kênh, cần xác định rõ ràng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình, nghiên cứu kỹ tiềm năng phát triển của doanh nghiệp để xác định hợp tác lâu dài hay không. Một khi đã quyết đinh hợp tác lâu dài thì cần nỗ lực tạo niềm tin và uy tín của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp cũng chính là uy tín của đại lý và ngược lại
Cần xem xét những giải pháp mà trong đề tài đã đề xuất vì những giải pháp này đều có những căn cứ thực tiễn.