Hiện nay, với hệ thống phân phối còn nhiều bất cập như vậy cho nên hệ thống giá thành của các loại đá ốp lát được mỗi nhà phân phối có mỗi phương thức tính khác nhau. Bảng giá bình quân của các sản phẩm như sau:
Bảng 12 - Hệ thống giá thành các sản phẩm chính (Đơn vị tính: đồng/m2) Sản Phẩm Giá cấp 1 Giá bán lẻ Giá cửa hàng chính Đá đỏ rubi 800.000 > 900.000 900.000 Đá đen Huế 750.000 >1.050.000 1.000.000 Đá Kim Sa 1.520.000 >175.000 1.800.000 Đá Xà Cừ 1.400.000 1.740.000 1.800.000
(Nguồn : phòng kinh doanh)
- Nhìn vào bảng giá phía trên ta có thể thấy được sự thiếu rành mạch về giá trong hệ thống phân phối.Đặc biệt là ở các cửa hàng bán lẻ, có thể tùy ý nâng mức giá lên cao hơn hoặc thấp hơn so với cửa hàng chính của doanh nghiệp.Trong trường hợp các nhà bán lẻ liên kết chặt chẽ với nhau thì sự thả nổi về giá cho các cửa hàng bán lẻ có thể gây nguy cơ thao túng thị trường về giá, dễ gây ảnh hưởng cho uy tín của doanh nghiệp.Tuy nhiên với mức giá như trên nếu đã đi vào ổn định thì vẫn được coi là thấp so với các vùng miền khác trên cả nước. Thêm vào đó, giá bán giữa các đại lý cấp 1 cho đại lý cấp 3 hiện tại không khác nhau là bao nhiêu cho nên nếu cùng một hệ thống phân phối thì kênh cấp 2 sẽ không có khả năng tồn tại.
- Ngoài ra một điều bất cập nữa đó là việc thực hiện các chương trình hỗ trợ nhà phân phối bán hàng theo sản lượng. Nếu đạt chỉ tiêu mà Doanh Nghiệp đề ra thì sẽ được hưởng một khoảng tiền trợ cấp từ Doanh Nghiệp từ đó các đại lý thực hiện chính sách hạ giá sản phẩm xuống nhằm bán được hàng và sau đó là lấy các khoản trợ cấp bù vào mức giảm của giá bán. Như vậy, với chiêu này khả năng giữa các đại lý xảy ra tranh dành khách hàng với nhau và tranh dành khách hàng với các nhà bán lẻ.Từ đó, gây hỗn loại hệ thống phân phối hiện tại gây cho Doanh Nghiệp rất nhiều khó khăn trong việc giữ giá cho sản phẩm của mình.