Qua nghiên cứu và phân tích các vấn đề đã đƣợc trình bày thì có một số giải pháp cơ bản nhƣ sau:
Giải pháp nhằm tăng năng suất và nâng cao lợi nhuận trong sản xuất lúa cho bà con nông dân là nên giảm chi phí lao động thuê mƣớn đến mức thấp nhất có thể vì năng suất lúa sẽ giảm nếu chi phí thuê mƣớn lao động tăng lên. Cần tận dụng hết nguồn lao động gia đình để giảm chi phí cho sản xuất, bên cạnh đó các nông hộ không nên tăng thêm lƣợng giống vì sẽ làm giảm năng suất, có thể giảm lƣợng lúa giống để giảm chi phí sản xuất, vì theo khuyến cáo các nông hộ nên dùng lƣợng giống từ 100-120kg/ha (1ha = 10.000m2
), trong khi đó lƣợng giống các hộ dùng trung bình là 19,91kg/1.000m2.
Học vấn góp phần tăng lợi nhuận và dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay nhƣng tuổi của các chủ hộ khá cao với độ tuổi trung bình 48 và trình độ khá thấp tập trung nhiều ở cấp I và cấp II. Do tuổi khá cao nên các chủ hộ khó có thể tham gia các lớp học bổ túc để nâng cao trình độ, vì vậy các nông hộ có thể học hỏi lẫn nhau để trao dồi thêm kiến thức, thƣờng xuyên cập nhật thông tin thị trƣờng, có thể học hỏi từ con cháu những ngƣời có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, xem các buổi hỏi đáp cùng nhà nông trên ti vi,… sẽ giúp nông hộ cải thiện đƣợc kiến thức và kỹ năng sản xuất.
Mặc dù với kết quả thống kê trên nông dân có thể tăng liều lƣợng phân bón và thuốc BVTV để tăng năng suất. Tuy bón phân và phun thuốc là yếu tố quan trọng, bắt buộc trong quá trình sản xuất lúa của bà con, nhƣng cần phải sử dụng với liều lƣợng thích hợp và vừa phải không lạm dụng để bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm chi phí, không gây hại cho cây lúa. Thêm vào đó là cần ghi chép các khoản chi phí phân bón, thuốc nông dƣợc và liều lƣợng để so sánh với những vụ trƣớc, tích lũy kinh nghiệm, điều hòa và tiết kiệm chi phí cho những vụ tiếp theo.
Các nông hộ nên xem xét việc tham gia các buổi tập huấn vì không mang lại hiệu quả trong sản xuất, thay vào đó có thể đọc báo, học hỏi từ các hộ khác, xem tin tức dự báo sâu bệnh hại, xem các chƣơng trình hỏi đáp cùng nhà nông trên ti vi hay sử dụng internet để tìm hiểu và trao dồi những kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất lúa. Kinh nghiệm là một trong những nhân tố giúp các nông hộ sản xuất hiệu quả tuy nhiên các hộ không nên bảo thủ với kỹ năng sản xuất của bản thân, nên học hỏi thêm từ những ngƣời khác, tiếp thu những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, để gặt hái đƣợc nhiều thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp.
Phần lớn các nông dân đều thiếu vốn trong quá trình sản xuất nên không thể trả tiền mặt khi mua phân bón và thuốc BVTV mà chi trả sau khi bán lúa, nên giá đầu vào cao hơn giá thực tế thị trƣờng. Do vậy các nông hộ cần thành lập các tổ liên kết sản xuất để thuận lợi trong việc các tổ chức tín dụng tổ chức cho vay theo tổ, nhóm với các khoảng vay nhỏ nhƣ vậy các nông hộ sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay khi vào mùa vụ sản xuất và thiếu vốn đầu tƣ. Lợi nhuận sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa hè thu nói riêng là thấp và thƣờng gặp rủi ro do thiên tai và thời tiết, do đó các tổ chức
tín dụng cần có chính sách ƣu đãi về lãi suất vay, thời hạn vay khi nông hộ gặp khó khăn nhƣ mất mùa, lỗ vốn,…
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Sản xuất lúa là một hoạt động chính của nông dân ĐBSCL nói chung, ngƣời dân huyện Tri Tôn nói riêng, vì vậy mà thu nhập và đời sống của nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động canh tác của họ. Đây cũng là nguồn cung cấp lƣơng thực chủ yếu và góp phần vào tăng trƣởng kinh tế tại địa phƣơng.
Đa số hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cơ giới hóa hiện đại, trình độ học vấn ngày càng cải thiện, giúp nông hộ tiếp thu nhanh các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ ở huyện Tri Tôn đạt hiệu quả. Các tỷ số tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2014 của nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu đều ở mức khá tốt. Tỷ số trung bình giữa lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu lần lƣợt là 0,72, 0,24 và cả hai đều lớn hơn 0, tỷ số trung bình giữa doanh thu/chi phí là 2,5 và lớn hơn 1. Trong đó nông hộ có lợi nhuận thấp nhất là – 2.483,5 ngàn đồng, cao nhất là 3.042 và trung bình là 1.284,97 ngàn đồng trên 1.000m2, có 5 trên 70 hộ bị lỗ do năng suất lúa thấp và chi phí đầu vào cao. Hộ có năng suất cao nhất là 900kg/1.000m2
và thấp nhất là 30kg/1.000m2, giá bán lúa cao nhất là 5.300 đồng/kg và thấp nhất là 3.800 đồng/kg.
Qua phân tích thì hiệu quả từ việc sản xuất lúa vụ hè thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Lƣợng phân bón, lƣợng thuốc BVTV, các chi phí thuê lao động, lƣợng giống, ngày công lao động gia đình, học vấn, kinh nghiệm và tập huấn. Mỗi yếu tố đều có mức độ ảnh hƣởng khác nhau vì thế không nên xem trọng hay xem nhẹ một yếu tố nào. Nếu yếu tố nào làm tăng năng suất lúa thì cần phát huy, yếu tố nào làm giảm năng suất thì hạn chế sử dụng, tìm biện pháp khắc phục. Lƣợng phân bón và thuốc BVTV, ngày công lao động gia đình là 2 nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa theo tỷ lệ thuận vì thế khi tăng chi phí phân bón, thuốc BVTV và ngày công lao động lên sẽ làm tăng năng xuất lúa. Chi phí lao động thuê, lƣợng giống và tập huấn ảnh hƣởng theo tỷ lệ nghịch với năng suất, làm giảm năng suất lúa khi 3 nhân tố này tăng lên, vì vậy cần hạn chế thuê mƣớn lao động, sử dụng lƣợng giống vừa phải và xem xét việc tham gia các buổi tập huấn. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận là học vấn, tập huấn và kinh nghiệm, trong đó kinh nghiệm và học vấn sẽ làm tăng lợi nhuận khi số năm kinh nghiệm tăng thêm và trình độ cao hơn, ngƣợc lại lợi nhuận sẽ bị giảm đi nếu tăng thêm số lần tập huấn.
5.2 KIẾN NGHỊ
Qua khảo sát và phân tích thấy rằng trong sản xuất lúa nông dân dù có thuận lợi nhƣng bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn, cần đƣợc hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng, các cấp quản lý, doanh nghiệp thu mua lúa gạo cũng nhƣ các nhà khoa học và đặc biệt là chính bản thân ngƣời nông dân cũng phải tự
thay đổi. Nên bài nghiên cứu đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng nhƣ hiệu quả tài chính cho ngƣời nông dân sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
5.2.1 Đối với nông hộ
Đối với các nông hộ sản xuất lúa cần luôn luôn học hỏi nâng cao kiến thức và ứng dụng KHKT vào trong sản xuất lúa. Ngoài ra cần tăng cƣờng đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục vấn đề thiếu lao động làm giảm hiệu quả sản xuất. Chủ động tiếp cận nguồn thông tin báo, đài, truyền hình hay internet để lựa chọn đầu vào và đầu ra hợp lý.
Ngƣời nông dân thƣờng sản xuất lúa rất giỏi, nhƣng không ai cũng tiên tiến mà nhiều ngƣời còn rất bảo thủ do vậy cần phải thay đổi tập quán này. Nông hộ cần tham gia trình diễn giống lúa mới để nâng cao kiến thức, trình độ kỹ thuật sản xuất và lựa chọn giống lúa phù hợp, và cần tích cực tham gia vào các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trƣờng.
Sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trƣờng.
5.2.2 Đối với doanh nghiệp thu mua lúa nguyên liệu của nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Doanh nghiệp cần chủ động liên kết với nông hộ nhiều hơn để phát huy những thuận lợi và khắc phục những hạn chế, khó khăn của nhau. Cung cấp thông tin thị trƣờng chính xác cho ngƣời nông dân, không đƣợc lợi dụng sự thiếu thông tin của ngƣời nông dân.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có những hỗ trợ và cho thấy những lợi ích thiết thực từ hợp đồng bao tiêu để nông hộ thực hiện đúng hợp đồng và yên tâm sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu lúa cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng kho bãi, lò sấy gần nơi tập trung thu mua lúa để phục vụ nhu cầu phơi sấy nhằm bảo quản sản phẩm lâu dài, giữ đƣợc chất lƣợng lúa.
5.2.3 Đối với nhà khoa học
Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, biểu dƣơng nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông qua báo đài địa phƣơng nhằm khuyến khích các hộ làm theo. Nghiên cứu lai tạo thêm các loại giống chất lƣợng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai và nhu cầu của thị trƣờng.
Thông tin kịp thời cho ngƣời nông dân về tình hình sản xuất, tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng tránh kịp thời giúp hạn chế những mất mát không đáng tiếc ảnh hƣởng đến thu nhập và cuộc sống của ngƣời dân.
5.2.4 Đối với cơ quan Nhà nƣớc
Cơ quan Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức. Nhà nƣớc cần đẩy mạnh hơn nữa cho việc đầu tƣ nghiên cứu về giống lúa, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa trong nông nghiệp và chuyển đổi sản xuất.
Nhà nƣớc nên sớm hình thành những điểm thu mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân, quy định mức giá sàn nhằm đảm bảo giá không bị rớt quá thấp. Chính phủ cần đề ra cơ chế quản lý giá cả đầu vào, tránh những biến động lớn về giá cả do đầu cơ. Bên cạnh đó, việc cung ứng kịp thời và chính xác thông tin thị trƣờng cho nông dân là rất cần thiết để nông dân có những lựa chọn đầu vào và đầu ra tối ƣu cho mình.
Cần có các chủ trƣơng nâng cao trình độ dân trí, vì có trình độ nông dân mới có thể dễ dàng tiếp thu các tiến bộ về KH-KT và áp dụng hiệu quả các thành tựu đó. Cần quy hoạch cụ thể, xác định những nơi có lợi thế cạnh tranh cao để duy trì và mở rộng sản xuất và những những nơi không có lợi thế cạnh tranh để chuyển đổi sang ngành sản xuất khác phù hợp hơn. Nhà nƣớc cần hƣớng các chính sách hỗ trợ của mình xuống trực tiếp ngƣời nông dân thay vì hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi cục thống kê Tri Tôn, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ước tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014.
Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp. Nxb Thống kê.
Lâm Quang Huyên, 2004. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ.
Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lƣợng. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
Nguyễn Hữu Đặng, 2012. Bài giảng Kinh tế sản xuất. Khoa kinh tế - QTKD, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
NGUYỄN TRƢỜNG THẠNH, 2013. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH.
Cục thống kê huyện Tri Tôn, 2012. Niên giám thống kê 2012
Phạm Lê Thông, 2010. Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thƣơng hiệu lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm Lê Thông, 2010. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm Lê Thông và cộng sự, 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 267-276.
Trần Quốc Khánh, 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nxb Lao động – xã hội.
Trần Thị Cẩm Tú, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa 2 vụ ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.
Cổng thông tin điện tử sở nông nghiệp, http: sonongnghiep.angiang.gov.vn. Cổng thông tin điện tử sở nông nghiệp, http: triton.angiang.gov.vn.
PHỤ LỤC 1
Phụ bảng 1.1 Kết quả mô hình hàm năng suất.
_cons -6.83455 7.893824 -0.87 0.390 -22.6091 8.939998 th -.8047058 .4599568 -1.75 0.085 -1.723856 .1144445 loaigiong .300906 .4750161 0.63 0.529 -.6483379 1.25015 lnldgd 1.719905 .9969782 1.73 0.089 -.272397 3.712207 lnldthue -.2255278 .1245615 -1.81 0.075 -.4744441 .0233886 lnphanthuoc 2.696419 .6939806 3.89 0.000 1.30961 4.083229 lngiong -2.76132 1.622687 -1.70 0.094 -6.004001 .4813611 lny Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total 307.60148 69 4.45799247 Root MSE = 1.8072 Adj R-squared = 0.2674 Residual 205.751781 63 3.26590128 R-squared = 0.3311 Model 101.8497 6 16.9749499 Prob > F = 0.0002 F( 6, 63) = 5.20 Source SS df MS Number of obs = 70 . reg lny lngiong lnphanthuoc lnldthue lnldgd loaigiong th
Phụ bảng 1.2 Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi.
Total 35.49 32 0.3072 Kurtosis 4.49 1 0.0341 Skewness 10.54 6 0.1038 Heteroskedasticity 20.46 25 0.7221 Source chi2 df p Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
Prob > chi2 = 0.7221 chi2(25) = 20.46
against Ha: unrestricted heteroskedasticity White's test for Ho: homoskedasticity
. imtest,white
Phụ bảng 1.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến. Mean VIF 1.12 lnphanthuoc 1.03 0.966383 loaigiong 1.11 0.900600 lnldthue 1.11 0.897986 lnldgd 1.12 0.894480 th 1.13 0.885017 lngiong 1.22 0.822128 Variable VIF 1/VIF . vif
Phụ bảng 1.4 Kết quả mô hình hàm lợi nhuận.
_cons -2863.41 741.9259 -3.86 0.000 -4345.578 -1381.243 kinhnghiem 19.01307 10.6089 1.79 0.078 -2.180635 40.20677 dientich .2646861 4.510107 0.06 0.953 -8.745288 9.27466 th -77.18104 29.54354 -2.61 0.011 -136.201 -18.16103 loaigiong 173.1373 191.8613 0.90 0.370 -210.1498 556.4243 hocvan 5.528623 .8367434 6.61 0.000 3.857036 7.20021 ln Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total 65143980.5 69 944115.659 Root MSE = 747.68 Adj R-squared = 0.4079 Residual 35777283.8 64 559020.06 R-squared = 0.4508 Model 29366696.6 5 5873339.33 Prob > F = 0.0000 F( 5, 64) = 10.51 Source SS df MS Number of obs = 70 . reg ln hocvan loaigiong th dientich kinhnghiem
Phụ bảng 1.5 Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi. Total 27.28 25 0.3422 Kurtosis 5.21 1 0.0225 Skewness 8.34 5 0.1387 Heteroskedasticity 13.74 19 0.7989 Source chi2 df p Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
Prob > chi2 = 0.7989 chi2(19) = 13.74
against Ha: unrestricted heteroskedasticity White's test for Ho: homoskedasticity
. imtest,white
Phụ bảng 1.6 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến.
Mean VIF 1.07 th 1.05 0.948170 loaigiong 1.06 0.944927 dientich 1.07 0.934898 hocvan 1.07 0.931521 kinhnghiem 1.09 0.920236 Variable VIF 1/VIF . vif
PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Xin chào ông/bà, tôi tên là Nguyễn Thu Hƣơng là sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của trƣờng Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang năm 2014”. Rất mong gia đình ông/bà dành ra ít phút để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dƣới đây. Tôi rất hy vọng nhận đƣợc sự cộng tác của gia đình ông/bà và tôi xin cam đoan rằng những câu trả lời của ông/bà chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích của việc nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!
I - Thông tin chung về hộ sản xuất:
1. Họ và tên đáp viên ... Giới tính………… Tuổi ………….. Địa chỉ: Ấp ... Xã ...