TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU NĂM 2014 TẠI HUYỆN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 27)

Bảng 3.1 Diện tích-năng suất-sản lƣợng lúa vụ Hè Thu huyện Tri Tôn giai đoạn 2011-2013.

Nguồn: Cục thống kê huyện Tri Tôn

Diện tích

Qua bảng 3.1 ta thấy đƣợc sự thay đổi về diện tích xuống giống lúa Hè Thu qua các năm. Cụ thể là diện tích xuống giống lúa Hè Thu năm 2012 là 41.707 ha tăng 312 ha so với năm 2011, tƣơng đƣơng 0,75%. Năm 2013 diện tích xuống giống lúa giảm đi 0,55%, tƣơng đƣơng 230 ha so với năm 2012. Nhìn chung diện tích xuống giống lúa có chiều hƣớng mở rộng qua các năm, do có hệ thống bơm nƣớc, cung cấp lƣợng nƣớc đầy đủ phục vụ tƣới tiêu và đê bao vững chắc. Mặt khác do thu nhập của ngƣời nông dân chủ yếu là sản xuất lúa, nên họ tận dụng thời gian để trồng lúa 3 vụ thay vì bỏ qua thời gian chờ trồng vụ mới. Ngoài ra diện tích trồng lúa Hè Thu tăng là do địa phƣơng vận động và nhiều ngƣời nông dân trồng theo những hộ khác. Một lý do khác không kém phần quan trọng đó là năng xuất lúa Hè Thu có xu hƣớng tăng qua các năm, do các hộ trồng những giống lúa cho năng xuất cao, mặc cho bên cạnh ngƣời nông dân có nhiều khó khăn và thách thức.

Năng suất

Bảng 3.1 cho thấy năng suất lúa Hè Thu năm 2013 cao hơn năm 2012 nhƣng lại thấp hơn năm 2011 lần lƣợt là 0,07 tấn/ha tƣơng đƣơng 1,36% và 0,005 tấn/ha tƣơng ứng giảm 2,3%. Qua nhiều năm trồng lúa, các hộ nông dân có kinh nghiệm hơn trong công tác phòng dịch bệnh, cơ giới hóa trong nông nghiệp, chuyển đổi giống mới nên năng suất lúa có xu hƣớng tăng qua các năm.

Năm 2012 là năm có diện tích gieo trồng cao nhất nhƣng năng suất, sản lƣợng lại thấp trong 3 năm. Nguyên nhân là do các hộ nông dân sản xuất có lợi

Năm 2011 2012 2013

Diện tích (ha) 41.395 41.707 41.477

Năng suất (tấn/ha) 4,95 4,83 4,90

Sản lƣợng (tấn) 204.822 201.599 203.255

Chỉ tiêu so sánh

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối

(%)

Diện tích (ha) 312 0,75 -230 -0,55

Năng suất (tấn/ha) -0,12 -2,30 0,06 1,36

nhuận nhƣng lợi nhuận không cao, sâu bệnh phát triển, một số hộ thuê mƣớn đất để trồng lúa không có lợi nhuận thậm chí lỗ vì năng suất thấp. Thực tế nhiều hộ nông dân trồng lúa cho rằng vụ lúa Hè Thu khó trồng nhất trong 3 vụ, do tình hình sâu bệnh phát triển phức tạp, thời tiết thất thƣờng, thiếu nƣớc sản xuất vì mƣa ít.

Sản lƣợng

Nhìn chung sản lƣợng lúa Hè Thu ở bảng 3.1 có chiều hƣớng tăng tuy nhiên năm 2012 sản lƣợng lúa giảm 3.223 tấn, tƣơng ứng giảm 1,57% so với năm 2011. Sản lƣợng lúa Hè Thu năm 2013 tăng 1.656 tấn, tƣơng ứng tăng 0,82% so với năm 2012. Nhờ vào kinh nghiệm sản xuất lúa nhiều năm và các yếu tố thuận lợi, đã giúp ngƣời nông dân gặt hái thắng lợi trong sản xuất lúa Hè Thu.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA HÈ

THU Ở HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG MẪU

Bảng 4.1 Các đặc điểm chung của nông hộ sản xuất lúa Hè Thu ở huyện Tri Tôn, An Giang.

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 8/2014.

4.1.1 Nguồn lực lao động

Nguồn lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, lao động gia đình tham gia hầu hết các khâu từ làm đất, bơm nƣớc, bón phân, xịt thuốc và thu hoạch…do vậy khi nói đến làm nông lao động nam vẫn là lao động chính trong quá trình sản xuất, lao động nữ chủ yếu là vợ hoặc con của chủ hộ chỉ tham gia vào sản xuất lúa khi có thời gian rảnh, chủ yếu tham gia ở khâu làm cỏ, cấy lúa để giảm chi phí thuê lao động. Để tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất lúa hè thu chúng ta cần xét đến các chỉ tiêu: số nhân khẩu trong gia đình, số lao động nam và số lao động nữ tham gia sản xuất lúa. Kết quả khảo sát 70 hộ về tình hình sử dụng nguồn lực nông hộ đƣợc thể hiện ở bảng 4.2:

Bảng 4.2 Đặc điểm nhân khẩu hộ.

Nguồn:Số liệu điều tra thực tế tháng 8/2014

Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số nhân khẩu Ngƣời/hộ 4,69 1,02

Diện tích đất trồng lúa Ha 36,79 22,28

Số lao động nam trên 15 tuổi Ngƣời/hộ 1,69 0,75

Số lao động nữ trên 15 tuổi Ngƣời/hộ 1,08 0,49

Số năm kinh nghiệm của chủ hộ Năm 24,67 8,84

Trình độ học vấn của chủ hộ Năm đi

học

6,01 3,20

Tuổi chủ hộ Năm 48,71 10,82

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số tuổi chủ hộ 24 69 48,71 10,82

Số nhân khẩu 3 8 4,69 1,01

Số lao động nam 1 5 1,69 0,75

Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 48,71 tuổi, chủ hộ có tuổi cao nhất là 69 tuổi và thấp nhất là 24 tuổi. Số nhân khẩu trung bình của mẫu điều tra là 4,69 ngƣời/hộ trong đó hộ thấp nhất là 3 ngƣời và hộ có số nhân khẩu cao nhất là 8 ngƣời. Số lao động nam trung bình là 1,69 ngƣời, cao nhất là 5 ngƣời, thấp nhất là 1 ngƣời, số lao động nữ trung bình là 0,56 ngƣời và cao nhất 3 ngƣời tham gia sản xuất lúa. Phần lớn số nhân khẩu của hộ đều tham gia trực tiếp vào quá trình lao động. Theo điều tra, lực lƣợng trực tiếp sản xuất lúa vẫn chỉ là chủ hộ ngƣời có độ tuổi tƣơng đối cao. Lực lƣợng lao động là thanh niên tham gia sản xuất cùng với chủ hộ, một số khác họ thƣờng chọn nhóm ngành nghề khác để làm việc khi có đủ khả năng lao động. Chỉ có số ít hộ là có nhiều thành viên tham gia sản xuất, phần lớn vẫn thuê lao động do có ít ngƣời tham gia sản xuất và độ tuổi của lực lƣợng lao động chính tham gia sản xuất lúa ngày càng cao và không thể đáp ứng yêu cầu phức tạp và vất vả của sản xuất lúa.

4.1.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật một cách dễ dàng và nhanh chóng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng và đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Trình độ cao sẽ giúp cho chúng ta có suy nghĩ thoáng hơn về việc thay đổi các tập quán trồng lạc hậu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần nâng cao mức sống gia đình và phát triển xã hội. Trình độ học vấn của các chủ hộ đƣợc thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3 Trình độ học vấn chủ hộ.

Nguồn:Số liệu điều tra thực tế tháng 8/2014

Trình độ học vấn Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Mù chữ 3 4,29 Lớp 1 1 1,43 Lớp 2 3 4,29 Lớp 3 9 12,86 Lớp 4 5 7,14 Lớp 5 11 15,71 Lớp 6 9 12,86 Lớp 7 7 10,00 Lớp 8 3 4,29 Lớp 9 8 11,43 Lớp 10 3 4,29 Lớp 11 1 1,43 Lớp 12 6 8,57 Đại học 1 1,43 Tổng 70 100,00

Số ngƣời mù chữ là 3 chiếm tỷ lệ 4,29%, tình trạng mù chữ tạo nên hạn chế cho ngƣời nông dân về khả năng tiếp cận thông tin, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Mù chữ là một bất lợi lớn trong sản xuất lúa thời hiện đại, nếu nhƣ họ không có suy nghĩ bảo thủ trong cách sản xuất thì hiệu sản xuất sẽ ngày càng cao.

Trình độ học vấn của ngƣời nông dân tƣơng đối thấp, phần lớn là cấp I và cấp II, đại học chỉ có 1 hộ. Trình độ tập trung nhiều nhất ở lớp 5 với 11 hộ tƣơng đƣơng 15,71%, tiếp theo đó là lớp 3 có 9 hộ tƣơng đƣơng với 12,86%, thấp nhất là lớp 1 có 1 hộ ứng với 1,43%. Trình độ học vấn ở cấp II có 9 hộ học lớp 6 ứng với tỷ lệ 12,86%, trình độ lớp 9 có 8 hộ tƣơng ứng 11,43% và có 3 hộ học lớp 8 tƣơng ứng với 4,29%. Trình độ ở cấp III học lớp 12 có 6 hộ và chiếm tỷ lệ cao nhất 8,57%, lớp 11 có 1 hộ tƣơng ứng 1,43%.

Với trình độ học vấn khá thấp thì khả năng tiếp cận thông tin và kỹ thuật trong sản xuất cũng sẽ không cao. Thực tế có một khoảng cách khá xa giữa ngƣời nông dân, đặc biệt với những ngƣời trồng lúa lâu năm và những KH-KT trong canh tác lúa. Sự bảo thủ trong sản xuất và trình độ học vấn thấp làm cho họ có khoảng cách lớn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt. Từ đó sự cải thiện về phƣơng pháp canh tác, sản xuất rất khó khăn, sử dụng thuốc, phân bón, cải tạo đất, theo tập quán dẫn đến hiệu quả sản xuất kém.

4.1.3 Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng, trong quá trình sản xuất lúa là một yếu tố mang tính chất thời gian. Kinh nghiệm trồng trọt của nông dân ở đây đƣợc xem là số năm nông dân bắt đầu tham gia sản xuất lúa cho đến nay. Nếu số năm trồng lúa của họ nhiều thì họ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trồng trọt hơn. Số năm kinh nghiệm đƣợc chia theo các khoảng từ <10 năm, từ 10 đến 20 năm, 21 đến 30 năm và trên 30 năm.

Bảng 4.4 Số năm kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ.

Nguồn:Số liệu điều tra thực tế tháng 8/2014

Nhìn chung các hộ nông dân trồng lúa đều có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, phần lớn kinh nghiệm trên 10 năm. Chỉ có 4 hộ có kinh nghiệm dƣới 10 năm do đây là những hộ còn trẻ mới lập gia đình và có cuộc sống riêng. Tần số hộ có kinh nghiệm sản xuất lúa từ 10 đến 30 chiếm 50 hộ với tỷ lệ 71,43%. Số hộ có kinh nghiệm trồng lúa trên 30 là 16 hộ tƣơng ứng 22,86%, đây là những hộ có tuổi thọ khá cao và gắn bó với nền sản xuất lúa lâu đời.

Số năm kinh nghiệm Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

>10 năm 4 5,71

10-20 năm 16 22,86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21-30 năm 34 48,57

>30 năm 16 22,86

Nhờ vào kinh nghiệm lâu năm các hộ có nhiều kỹ năng trong phòng và trị bệnh, là một trong những yếu tố góp phần rất lớn dẫn đến sự thành công của một mô hình sản xuất, nó giúp ngƣời sản xuất sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào kinh nghiệm cũng giúp nông dân luôn đạt hiệu quả trong sản xuất, mà bên cạnh đó cần phải trau dồi kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức giúp sản xuất đạt hiệu quả hơn nữa.

4.1.4 Trình độ kĩ thuật (tham gia tập huấn)

Bảng 4.5 Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 8/2014.

Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông là truyền bá kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho từng hộ nông dân, từ đó giúp họ đƣa ra những quyết định đúng đắn trƣớc những tình huống bất ngờ trong quá trình sản xuất. Các hình thức chủ yếu hiện nay là các lớp tập huấn, hội thảo, các chƣơng trình trực tiếp….với mục đích giúp nông hộ có thể ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật nhƣ cách cải tạo đất, sử dụng các giống mới sạch bệnh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng liều lƣợng…và mang đến kết quả mong muốn cuối cùng là tăng năng suất sản xuất trên cùng diện tích đất canh tác.

Theo kết quả điều tra từ bảng 4.5 có 29 trên tổng số 70 hộ tham gia tập huấn, chiếm 41,43%, số hộ không tham gia tập huấn là 41 hộ, ứng với 58,57%. Trong đó có 18 trên 41 hộ đƣợc mời tham gia hội thảo từ các cán bộ công ty thuốc nhƣng không đến dự. Lý do các hộ bận việc đồng án nên không tham gia, một số không đƣợc mời, còn một số khác họ không muốn đi vì không áp dụng đƣợc kĩ thuật, theo hƣớng dẫn và vì họ đã quen với cách mà họ trồng, họ không muốn thay đổi. Tuy nhiên, hội thảo cũng có hạn chế là do phần lớn hội thảo cũng chỉ nhằm mục đích quảng cáo sản phẩm thuốc mới, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và đƣa ra giải pháp nhằm giúp nông dân hạn chế thiệt hại trong quá trình trồng lúa.

Những hộ quan tâm và áp dụng KH-KT ngoài việc trực tiếp tham gia hội thảo các hộ nông dân còn theo dõi các chƣơng trình hỏi đáp cùng nhà nông, tập huấn kĩ thuật, khuyến nông, … của các kĩ sƣ nông nghiệp và các cán bộ khuyến nông. Từ đó giúp ngƣời nông dân học hỏi đƣợc những kiến thức mới, cải thiện kỹ thuật trồng lúa, tăng năng suất.

Việc không tham gia các lớp tập huấn hay các lớp tập huấn còn hạn chế là yếu tố bất lợi cho ngƣời nông dân. Vì khi tham gia tập huấn ngƣời nông dân có thể hạn chế đƣợc một số chi phí không cần thiết trong sản xuất lúa. Ngoài ra các lớp tập huấn thƣờng chú trọng vào việc hạn chế sử dụng thuốc BVTV

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Có tập huấn (hội thảo) 29 41,43

Không có tập huấn 41 58,57

quá nhiều có thể làm ô nhiễm môi trƣờng, lãng phí, gây hại cho lúa, ... bên cạnh đó tham gia tập huấn kỹ thuật nông dân đƣợc tiếp cận với nhiều phƣơng thức sản xuất mới, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất.

Nơi mà hội thảo lựa chọn tổ chức là nhà của hộ nông dân có không gian rộng rãi, ngƣời trồng lúa có năng suất cao hay nhà của nông dân giỏi và sẽ là nơi tổ chức hội thảo thƣờng xuyên. Các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho ngƣời nông dân là nhân viên của của các công ty thuốc BVTV An Giang và công ty BVTV Tân Thành.

Nguồn:Số liệu điều tra thực tế tháng 8/2014

Hình 4.1 Cán bộ tập huấn cho nông hộ.

Cán bộ tham gia tập huấn cho các hộ nông dân phần lớn là nhân viên công ty thuốc BVTV An Giang với 26 trên 29 cán bộ tƣơng đƣơng 89,66%, nhân viên công ty BVTV Tân Thành chiếm tỷ lệ thấp với 10,34%.

Việc công ty thuốc BVTV tập huấn cho nông dân nhiều hơn công ty BVTV Tân Thành, chủ yếu là do mạng lƣới đại lý thuốc của BVTV An Giang rộng và phổ biến với ngƣời nông dân ở địa bàn nghiên cứu. Các chƣơng trình quảng bá sản phẩm của công ty hoặc các chƣơng trình tri ân khách hàng thƣờng xuyên nên nông dân đƣợc các nhân viên thuốc BVTV An Giang tập huấn nhiều và số lần tập huấn trung bình là 3 lần trên năm.

4.1.5 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ 4.1.5.1 Thực trạng sản xuất 4.1.5.1 Thực trạng sản xuất

Giống: Giống lúa là một trong những nhân tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc lựa chọn giống lúa hợp lý sẽ mang đến hiệu quả cao trong sản xuất. Qua điều tra tình hình sử dụng giống của các nông hộ sản xuất lúa hè thu 2014 trên địa bàn nghiên cứu thì các giống lúa mà nông hộ dùng thƣờng là: IR50404, OM6976, OM4218, AB10.

89,66% 10,43% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% BVTV An Giang BVTV Tân Thành Khác

Hình 4.2 Các loại giống nông dân sử dụng trong vụ lúa Hè Thu.

Giống lúa mà nông dân lựa chọn nhiều nhất trong vụ hè thu trên địa bàn nghiên cứu là giống IR50404 chiếm 61,43% trên tổng số 70 điều tra, tƣơng đƣơng 43 trên 70 hộ. Lý do nông dân chọn giống IR50404 là đặc tính thời gian sinh trƣởng ngắn, năng suất cao dễ canh tác và ngƣời nông dân có kinh nghiệm trồng giống lúa này lâu năm. Tuy nhiên theo thời gian giống lúa này lại có nhiều nhƣợc điểm nhƣ: kháng bệnh yếu, dễ đổ ngã, phẩm chất gạo kém vì thế một số giống lúa đƣợc lai tạo nằm thay thế giống IR50404.

Giống AB10 là giống lúa đƣợc lai tạo ra từ IR50404 có phẩm chất gạo tốt

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa vụ hè thu của các nông hộ tại huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 27)