6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3.2. Bảng khảo sát chung đánh giá về chi NSNN và cán bộ Kho bạc
Tác giả thực hiện khảo sát cả cán bộ Kho bạc thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN và đơn vị sử dụng NSNN.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ giao và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị tham gia vào quy trình chi ngân sách, căn cứ kết quả đánh giá công chức hàng năm của cơ quan KBNN về mức độ hoàn thành công việc được giao và kết quả thực hiện công tác chi ngân sách hàng năm, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả khảo sát phát ra 115 phiếu và thu về 112 phiếu hợp lệ. Câu hỏi khảo sát và kết quả như sau:
Khoanh tròn đáp án của quý Anh/Chị trong bảng khảo sát
Bảng 2.1: Khảo sát ý kiến đánh giá về các chỉ tiêu đối tượng khảo sát của cán bộ Kho bạc nhà nước
Chỉ tiêu Đáp án
1 2 3 4
Kiến thức chuyên môn
của cán bộ Kho bạc Tốt Khá Trung bình
Chưa đáp ứng được công việc Chế độ, định mức nhà nước dự toán hằng năm Phù hợp Tương đối phù hợp Chưa phù hợp
Khó khăn trong quy trình, thủ tục và quá trình giao dịch với KB Cán bộ không tận tình hướng dẫn Thủ tục rườm rà Văn bản thường xuyên thay đổi Không có khó khăn gì Thời hạn cán bộ Kho bạc giải quyết công việc theo quy định
Luôn đúng thời hạn Đôi lúc không đúng hạn Luôn không đúng thời hạn Minh bạch tài chính
công Có Bình thường Không Không biết Kết quả sử dụng nguồn kinh phí Đã sử dụng đúng mục đích Sử dụng còn lãng phí Không biết
47
Theo kết quả điều tra khảo sát có 43,75% CBKB được đánh giá là có kiến thức chuyên môn tốt với số tín nhiệm là 49 phiếu. Và 21,43% cho rằng CBKB có kiến thứcchuyên môn ở trình độ khá; 29,46% ở trình độ trung bình, vẫn còn tồn tại 5,36% người cho rằng CBKB chưa đáp ứng được công việc về kiến thức chuyên môn.
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra kiến thức chuyên môn của cán bộ Kho bạc
Kết quả cho thấy 44,64% đối tượng khảo sát cho rằng chế độ, định mức đưa ra là phù hợp với tình hình thực tế; 8,93% cho rằng định mức mới chỉ dừng ở mức tương đối phù hợp; còn lại 46,43% thì cho rằng định mức đưa ra là chưa phù hợp với thực tế. Điều này cũng cho thấy cần xem xét lại việc tính toán định mức chi cho phù hợp với điều kiện từng đơn vị, từng giai đoạn trên cơ sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, địa bàn và quy mô hoạt động của đơn vị để tiến hành giao khoán định mức chi phù hợp hơn.
48
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả điều tra về sự phù hợp của chế độ, định mức
Kết quả điều tra cho thấy 44,64% không có khó khăn gì trong việc thực hiện giao dịch tại Kho bạc tỉnh Quảng Trị, điều này là tín hiệu đáng mừng cho thấy về đánh giá chung thì người thực hiện việc chi NSNN qua Kho bạc khá hài lòng về chất lượng công tác chi NSNN.
Bên cạnh đó còn 33,93% cho rằng thủ tục văn bản thường xuyên thay đổi, dẫn tới họ luôn phải cập nhật kịp thời để đáp ứng với yêu cầu công việc. Do vậy, thường gặp phải những vướng mắc trong quá trình thực hiện chi NSNN. Về yếu tố thủ tục cũng cho thấy 20,54% cho rằng thủ tục rườm rà; còn lại 0,98% thì cho rằng CBKB không tận tình trong việc hướng dẫn, giải thích cho các đơn vị đến giao dịch.
49
Việc giải quyết hồ sơ đúng thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố cơ bản nhất để đánh giá được quá trình sắp xếp công việc, trình độ năng lực của người đảm nhiệm công việc đó. Kết quả điều tra ở hình 2.7 cho thấy việc giải quyết hồ sơ đôi lúc không đúng thời hạn chiếm tỷ trọng lớn 62,5%. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại việc chậm trễ này là do nguyên nhân nào, xuất phát từ đơn vị hay là do cán bộ Kho bạc trong quá trình tiếp nhận hồ sơ còn để chậm trễ. Nếu do nguyên nhân từ cán bộ Kho bạc trong quá trình tác nghiệp gây phiền hà cho khách hàng thì cần phải có biện pháp xử lý cho phù hợp.
Hình 2.7: Biểu đồ đánh giá thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục của cán bộ Kho bạc
Kết quả đánh giá việc minh bạch công tác tài chính thông qua việc kiểm soát chi ta thấy đây là dấu hiệu rất đáng mừng, đa số các đối tượng được hỏi đều trả lời là việc kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước góp phần tích cực trong việc minh bạch công tác tài chính công, chiếm 80,36%. Qua đó ta thấy những người làm công tác kiểm soát chi tại Kho bạc phải thường xuyên cập nhật kiến thức, cập nhật các chế độ chính sách mới để ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và cao hơn hết là phục vụ các đơn vị sử dụng ngân sách ngày một tốt hơn. Kết quả được thể hiện dưới hình 2.8 sau:
50
Hình 2.8: Biểu đồ đánh giá việc minh bạch công tác tài chính thông qua việc kiểm soát chi
Hình 2.9: Đánh giá việc sử dụng nguồn kinh phí được Ngân sách Nhà nước giao
Kết quả điều tra ở hình 2.9 đánh giá việc sử dụng nguồn kinh phí được Ngân sách Nhà nước giao, theo đánh giá của các đối tượng khảo sát thì 62,5% trả lời họ đã sử dụng đúng mục đích đối với nguồn kinh phí được giao và 35,71% các đơn vị trả lời việc sử dụng còn lãng phí và 1,79% là không biết.
Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Việc tự chủ đến đâu và tự chủ
51
như thế nào một phần cũng phụ thuộc vào ý thức của các đơn vị sử dụng ngân sách. Chủ trương thì hoàn toàn đúng đắn nhưng trong quá trình thực thi thì vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập về mặt khách quan và cả về mặt chủ quan nên đâu đó vẫn còn tình trạng sử dụng nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao chưa đúng mục đích và còn lãng phí. Qua việc đánh giá này thì các cơ quan có thẩm quyền trong việc giao dự toán và quyết toán kinh phí cần phải có một động thái tích cực hơn để tránh tình trạng lãng phí tiền từ ngân sách nhà nước.
Bảng 2.2: Thông tin đáp viên
Nội dung Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % thực
Tỉ lệ % tích luỹ
Giới tính Nam 54 48.2 48.2 48.2
Nữ 58 51.8 51.8 100
Đối tượng Cán bộ Kho bạc 58 51.8 51.8 51.8
Đơn vị SDNS 54 48.2 48.2 100 Thâm niên công tác Dưới 5 năm 51 45.5 45.5 45.5 Từ 5 đến 10 năm 44 39.3 39.3 84.8 Trên 10 Năm 17 15.2 15.2 100.0 Trình độ học vấn Cao đẳng 17 15.2 15.2 15.2 Đại học 83 74.1 74.1 89.3 Trên đại học 12 10.7 10.7 100.0
52
Kết quả cho thấy đa số đối tượng được khảo sát với số nam nữ khá cân bằng, Trong đó, nam là 54 người và nữ 58 người. Điều này cho thấy theo tính chất ngẫu nhiên thì số lượng nam và nữ tham gia vào công tác liên quan tới chi NSNN khá cân bằng.
Còn kết quả khảo sát về đối tượng tham gia vào lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách nhà nước có 58 người là CBKB chiếm 51,8%. Còn 54 người là đối tượng sử dụng ngân sách.
Kết quả điều tra cho thấy số năm công tác của các cá nhân tham gia khảo sát dưới 5 năm chiếm 45,5%; từ 5 đến 10 năm chiếm 39,3% còn lại 15,2% là có thâm niên công tác trên 10 năm.
Kết quả khảo sát cho thấy không có trường hợp nào có trình độ Trung cấp, tất cả đều có trình độ từ Cao đẳng trở lên. Trong đó trình độ đại học chiếm đa số là 74,1% sau đó là trình độ Cao đẳng 15,2% và trình độ trên Đại học chiếm 10,7%.
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Như đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tăng cường KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong mục 1.5 trong chương 1, để làm rõ các yếu tố tác động tới tăng cường KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu nhằm tham khảo và khảo sát đưa ra các yếu tố phù hợp. Đối tượng khảo sát là các cán bộ Kho bạc thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN
Sau khi tiến hành khảo sát qua các chuyên gia, tổng hợp lại các ý kiến chuyên gia đưa ra các yếu tố cùng các biến quan sát về tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN như sau:
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Thay đổi quy trình kiểm soát (nếu cần) để việc KSC thường xuyên NSNN trở nên
hiệu quả hơn (QT1)
Kiểm tra theo dõi quy trình KSC thường xuyên chặt chẽ tránh sai sót trong quá
53
Thực hiện đúng quy trình KSC thường xuyên theo quy định đã đề ra. (QT3)
Dự toán ngân sách nhà nước
Dự toán chi NS kịp thời giúp việc kiểm soát chi đúng thời gian, tránh việc mất thời
gian trong lộ trình kiểm soát đã đặt ra từ trước (DT1)
Dự toán chi NS đầy đủ, chính xác làm cho việc kiểm soát theo dự toán dễ dàng
hơn (DT2)
Dự toán chi NS được giao chi tiết xác làm cho việc kiểm soát chính xác hơn khi
không để mất các thông tin dù là nhỏ nhất. (DT3)
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức
Xác định đúng đối tượng hưởng thụ chi NSNN giúp việc kiểm soát nhanh hơn khi
không phải xem xét lại hồ sơ đơn vị thụ hưởng (CĐ1)
Định mức phù hợp dẫn tới kiểm soát cân đối nguồn hợp lý hơn (CĐ2)
Việc chi đúng theo dự toán giúp kiểm soát tốt hơn các khoản chi (CĐ3)
Chất lượng cán bộ làm công tác KSC NS
Cán bộ cần có nghiệp vụ tốt làm cho công tác chi cũng như kiểm soát công việc
tốt hơn (CL1)
Cán bộ thực hiện đúng trách nhiệm làm cho việc kiểm soát dễ dàng hơn theo đúng
quy trình (CL2)
Cán bộ làm việc chuyên nghiệp giúp việc kiểm soát chuyên nghiệp hơn, thời gian
diễn ra chi cũng như kiểm soát nhanh với hiệu quả tốt hơn (CL3)
Cơ sở vật chất - Hệ thống thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin tốt giúp ích cho việc kiểm soát chi có thể diễn ra từ
xa, liên tục tránh tình trạng sai sót cho quá trình chi (CS1)
Trang thiết bị hạ tầng đầy đủ làm cho các nhân viên có đủ công cụ để thực hiện
54
Các thiết bị, phần mềm nghiệp vụ chuyên nghiệp được trang bị sẽ phát huy được
khả năng nghiệp vụ của cán bộ (CS3)
Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước
Việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết làm cho việc
chi NS đúng đối tượng (TT1)
Việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết làm cho việc
chi NS đúng dự toán (TT2)
Việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết làm cho việc
chi NS đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả (TT3)
Sau khi có được các yếu tố thu được từ các chuyên gia, tác giả tiến hành sử dụng các yếu tố và biến quan sát này khảo sát các cán bộ tham gia vào quá trình chi NSNN qua KBNN với 58 mẫu theo bảng khảo sát như sau:
1. “Không cần thiết”;
2. “Hữu ích nhưng không cần thiết”;
3. “Cần thiết”.
Để đánh giá độ tin cậy của các thang đo tức yếu tố hay biến (Content Validity Ratio) ảnh hưởng đến KSC NSNN qua Kho bạc thì chỉ dùng thang đo 3 điểm: “Không cần thiết”; “Hữu ích nhưng không cần thiết” và “Cần thiết”. Tính toán Content Validity Ratio (CVR). Công thức tính CVR theo Laewshe's (1975) như sau:
CVR = (Ne – N:2)
N:2
Trong đó: Ne: Số người tham gia cho ý kiến "cần thiết"
N: Tổng số người tham gia khảo sát.
Khi ít hơn một nửa nói rằng "cần thiết", thì CVR là âm. Khi một nửa nói rằng "cần thiết" và một nửa nói “không cần thiết” thì CVR = 0. Quyết định chọn các biến nào có CVR dương. Các biến đưa vào khảo sát thì qua tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan, dựa vào qui trình, chế độ theo qui định và bổ sung thêm đề xuất của bản thân.
55
Bảng 2.3: Kết quả tính toán CVR cho các biến quan sát
Biến quan sát Ne N CVR Kết quả
DT1 32 58 0.103448 Lựa chọn DT2 30 58 0.034483 Lựa chọn DT3 32 58 0.103448 Lựa chọn CS1 32 58 0.034483 Lựa chọn CS2 39 58 0.344828 Lựa chọn CS3 31 58 0.068966 Lựa chọn CL1 26 58 -0.103449 Loại CL2 26 58 -0.103449 Loại CL3 18 58 -0.379310 Loại CD1 41 58 0.413793 Lựa chọn CD2 5 58 -0.827587 Loại CD3 23 58 -0.206966 Loại TT1 41 58 0.413793 Lựa chọn TT2 46 58 0.586207 Lựa chọn TT3 43 58 0.482759 Lựa chọn QT1 50 58 0.724138 Lựa chọn QT2 48 58 0.655172 Lựa chọn QT3 41 58 0.413793 Lựa chọn
Kết quả tính toán sau khi khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ các biến quan sát thuộc yếu tố sau có ý nghĩa và được lựa chọn làm các yếu tố tác động:
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Thay đổi quy trình kiểm soát (nếu cần) để việc KSC thường xuyên NSNN trở nên
56
Kiểm tra theo dõi quy trình KSC thường xuyên chặt chẽ tránh sai sót trong quá
trình chi NSNN
Thực hiện đúng quy trình KSC thường xuyên theo quy định đã đề ra.
Dự toán ngân sách nhà nước
Dự toán chi NS kịp thời giúp việc kiểm soát chi đúng thời gian, tránh việc mất thời
gian trong lộ trình kiểm soát đã đặt ra từ trước
Dự toán chi NS đầy đủ, chính xác làm cho việc kiểm soát theo dự toán dễ dàng
hơn
Dự toán chi NS được giao chi tiết xác làm cho việc kiểm soát chính xác hơn khi
không để mất các thông tin dù là nhỏ nhất.
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức
Xác định đúng đối tượng hưởng thụ chi NSNN giúp việc kiểm soát nhanh hơn khi
không phải xem xét lại hồ sơ đơn vị thụ hưởng
Cơ sở vật chất - Hệ thống thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin tốt giúp ích cho việc kiểm soát chi có thể diễn ra từ
xa, liên tục tránh tình trạng sai sót cho quá trình chi
Trang thiết bị hạ tầng đầy đủ làm cho các nhân viên có đủ công cụ để thực hiện
kiểm soát chi
Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước
Việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết làm cho việc
chi NS đúng đối tượng
Việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết làm cho việc
chi NS đúng dự toán
Việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN là rất cần thiết làm cho việc
chi NS đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả
Như vậy sau khi khảo sát chuyên sâu các chuyên gia (người được khảo sát có tham gia trong quá trình thực hiện chi ngân sách và KSC) thì rút ra được những yếu tố ảnh hưởng. Đây là một kết quả khảo sát theo hướng định tính. Các biến (yếu tố này hoàn toàn hợp lệ và là cơ sở để đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp theo các biến này).
57
Kết quả cuối cùng thu được các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Trị gồm 5 yếu tố sau:
- Dự toán ngân sách nhà nước
- Cơ sở vật chất - Hệ thống thông tin
- Thanh tra và kiểm toán Nhà nước
- Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÔNG QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÔNG QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH