6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.3. Trách nhiệm của cán bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị trong việc thực
thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Đối với cán bộ kiểm soát chi: Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ kiểm soát chi;
xem xét hồ sơ của khách hàng, kiểm tra sơ bộ về sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ để đơn vị bổ sung, hoàn chỉnh; thực hiện việc kiểm soát hồ sơ, đảm bảo việc kiểm soát chi thường xuyên đúng pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước. Trong quá trình kiểm soát hồ sơ, nếu phát hiện các khoản chi ngân sách không đúng và đủ điều kiện chi theo chế độ quy định thì cán bộ kiểm soát chi dự thảo thông báo từ chối tạm ứng, thanh toán, báo cáo kế toán trưởng, lãnh đạo KBNN Quảng Trị ký gửi khách hàng; thực hiện luân chuyển hồ sơ cho các bộ phận nghiệp vụ có liên quan theo đúng quy trình này và quy định cụ thể của lãnh đạo KBNN; sau khi hồ sơ đã có kết quả xử lý, cán bộ kiểm soát chi thông báo kết quả và trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng.
Đối với Kế toán trưởng: Kế toán trưởng KBNN có trách nhiệm kiểm tra lại toàn
bộ hồ sơ KSC mà cán bộ kiểm soát chi trình, nếu hợp lệ, hợp pháp, đúng quy định thì tiến hành ký trên các hồ sơ chứng từ. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cán bộ kiểm soát chi trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ chứng từ kiểm soát chi.
Đối với Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việc triển khai thực
hiện giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN; quy định cụ thể việc luân chuyển, giao nhận hồ sơ trong nội bộ đơn vị, thời gian giải quyết công việc của các bộ phận nghiệp vụ bảo đảm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đúng thời hạn quy định, không gây phiền hà cho khách giao dịch; niêm yết công khai tại trụ sở KBNN về các quy định, thủ tục hành chính, hồ sơ và thời hạn giải quyết công việc.
Như vậy, trong quy trình giao dịch “một cửa” kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Trị đã phân công trách nhiệm rõ ràng và cụ thể cho từng thành viên tham gia vào quy trình, việc phân công trách nhiệm như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi, giám sát thực hiện đúng quy trình giải quyết công việc,
38
nó là căn cứ cơ sở pháp lý để xử lý, quy trách nhiệm cho từng cá nhân khi khách hàng khiếu nại, tố cáo cán bộ KBNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi.