6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ
Công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN Quảng Trị đã chấp hành nghiêm túc theo đúng chế độ quy định gắn với việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng; thực hiện tốt quy trình giao dịch ”một cửa” trong kiểm soát chi NSNN với tinh thần tạo thuận lợi nhất cho khách hàng giao dịch góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giải ngân các nguồn vốn từ NSNN. Kịp thời chế độ báo cáo và đề xuất giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tuyên truyền, khuyến khích việc thanh toán qua tài khoản và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt nhằm hạn chế tiền mặt lưu thông trên thị trường góp phần kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát hồ sơ thanh toán cũng đảm bảo theo quy định; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán các
40
khoản chi NSNN theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, kiên quyết từ chối thanh toán đối với những khoản chi không đúng chế độ quy định. Đồng thời tham mưu với chính quyền địa phương các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong kiểm soát chi NSNN; có văn bản gửi các chủ đầu tư tăng cường đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, làm thủ tục thanh toán, giải ngân, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB theo chế độ quy định
Chi ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng chi năm 2010 là 3.556.296 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 22,65%, năm 2011(4.875.128 triệu đồng) tăng 37,08% so với năm 2010(3.556.296 triệu đồng), năm 2012(6.521.159 triệu đồng) tăng 33,76% so với năm 2011, năm 2013(7.508.441 triệu đồng) tăng 15,14% so với năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm lại có xu hướng tăng chậm, cụ thể tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 là 37,08% khá cao so với tốc độ tăng của năm 2013 so với năm 2012 là 4,5%, nguyên nhân là do Chính phủ có những biện pháp thắt chặt chi tiêu công kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. Trong các tháng cuối năm 2011 và 2013 các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên từ NSNN. KBNN Quảng Trị đã hết sức siết chặt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế. Kết quả công tác KSC NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị qua số liệu báo cáo từ năm 2009-2013 như sau:
41
Số liệu chi thường xuyên 4 cấp ngân sách tại KBNN Quảng Trị năm sau luôn cao hơn năm trước và tỷ trọng chi thường xuyên chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở bảng 2.2. Chi thường xuyên năm 2010 tăng so với năm 2009 là 13,91%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 31,40%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 33,36%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 23,39%. Nguyên nhân của việc kinh phí thường xuyên tăng này là do có sự biến động mức lương tối thiểu theo lộ trình cải cách tiền lương hằng năm của Chính phủ và do sự thay đổi các chế độ, định mức, tiêu chuẩn liên quan đến các nội dung chi thường xuyên. Nhìn vào bảng số liệu 2.1 và 2.2 ta thấy tỷ trọng chi thường xuyên năm 2009 chiếm 70,6% so với tổng chi ngân sách, năm 2010 chiếm 65,57%, năm 2011 chiếm 62,85%, năm 2012 chiếm 62,66% và năm 2013 tỷ trọng chi thường xuyên chiếm 67,16% so với tổng chi ngân sách, thể hiện ở biểu đồ sau:
Hình 2.3: Chi thường xuyên các cấp tại KBNN Quảng Trị giai đoạn 2009-2013
Tỷ trọng các hình thức chi qua số liệu chi của 5 năm cho thấy hình thức chi bằng lệnh chi tiền năm sau đều tăng so với năm trước, đặc biệt là năm 2011 tăng 24,86% so với năm 2010. Khi hình thức chi bằng Lệnh chi tiền còn cao thì công tác kiểm soát chi chưa thật sự hiệu quả, do Kho bạc Nhà nước không kiểm soát các khoản chi này mà thực hiện xuất quỹ khi có lệnh của cơ quan Tài chính.
Doanh số hoạt động kế toán của KBNN Quảng Trị năm sau luôn cao hơn năm trước và có chiều hướng tăng nhanh. Cụ thể, từ năm 2009 đến 2010 doanh số hoạt
42
động kế toán của KBNN Quảng Trị chỉ tăng 2,1% nhưng đến năm 2013 tốc độ tăng này là 40,8% ( so với năm 2009). Bên cạnh doanh số hoạt động kế toán tăng thì số lượng đơn vị giao dịch qua KBNN và số lượng tài khoản giao dịch tại KBNN cũng đã tăng theo. Tuy nhiên, do công tác kiểm soát chi đã được siết chặt, thực hiện nghiêm túc kế hoạch cải cách hành chính nên số lượng chứng từ phát sinh bình quân/ ngày cũng đã có xu hướng giảm, số lượng chứng từ phát sinh năm 2009 là 4.235 chứng từ và giảm xuống còn 2.374 chứng từ (năm 2013), đặc biệt giảm nhanh trong năm 2011 do KBNN Quảng Trị đã thực hiện uỷ nhiệm các khoản thu NSNN sang các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Việc thực hiện tốt công tác KSC NSNN qua KBNN Quảng Trị đã góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, loại bỏ tiêu cực, phòng chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Công tác KSC những năm vừa qua đã góp phần rất tích cực vào việc tăng cường chế độ quản lý tiền mặt. Thông qua công tác KSC NSNN qua KBNN đã thực hiện thanh toán tiền lương của cán bộ, công nhân viên qua tài khoản ATM, thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ. Công tác KSC triển khai một số chủ trương quan trọng của Chính phủ như giảm chi thường xuyên để chống lạm phát.
Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN được lãnh đạo KBNN tỉnh Quảng Trị thường xuyên quan tâm, quán triệt từng cán bộ công chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các khoản chi, tổng số tiền từ chối thanh toán năm 2012 là cao nhất trong giai đoạn 2009 -2013 tương ứng số tiền là 1.025 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu là do sai định mức và chế độ quy định.
Qua kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Trị những năm gần đây cho thấy KBNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN. Mỗi năm, KBNN Quảng Trị đã từ chối hàng ngàn khoản chi do các đơn vị chi vượt dự toán, chi sai chế độ, định mức, chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định, thực hiện từ chối hàng trăm triệu đồng. Thông qua công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, KBNN Quảng Trị đã góp phần quan trọng làm cho các khoản chi NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; ngăn chặn tình trạng thất thoát,
43 lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước.
Qua nghiên cứu cho thấy kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị còn nhiều bất cập, các đơn vị sử dụng ngân sách còn để sai sót nhiều trong quá trình thanh toán, thể hiện ở việc Kho bạc kiểm soát chặt chẽ và từ chối thanh toán trên địa bàn tỉnh còn khá cao qua các năm, đặc biệt là năm 2012 tổng số từ chối thanh toán lớn nhất trong giai đoạn 2009-2012 với 1.025 triệu đồng (trong đó: phần lớn là do sai mục lục ngân sách là 238 triệu đồng và sai chế độ tiêu chuẩn là 234 triệu đồng).
Cũng qua số liệu báo cáo cho thấy trong số tổng số tiền từ chối thanh toán qua các năm từ 2009-2013 thì phần lớn tổng số tiền từ chối thanh toán do sai mục lục ngân sách và sai chế độ tiêu chuẩn. Tính tổng số tiền từ chối thanh toán do sai chế độ tiêu chuẩn đến hết năm 2013 trong giai đoạn 2009-2013 là lớn nhất với tổng số tiền 976 triệu đồng, tiếp theo đó là sai mục lục ngân sách với số tiền từ chối là 961 triệu đồng.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ của KBNN tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ thực hiện KSC thường xuyên NSNN cũng đã nắm chắc chế độ và cơ chế kiểm soát, để từ đó luôn chủ động trong kiểm soát, giao dịch với khách hàng, yêu cầu khách hàng hoàn tất các hồ sơ chứng từ và chi theo đúng chế độ quy định.
Tóm lại, công tác kiểm soát chi tại KBNN tỉnh Quảng Trị thật sự có hiệu quả. Số tiền từ chối thanh toán qua các năm đều tăng cao đặc biệt là trong năm 2011 và năm 2012. Kho bạc Nhà nước Quảng Trị đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Chính phủ về thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm phát. Ngoài việc kiểm soát chi theo các điều kiện trên, KBNN Quảng Trị còn thực hiện kiểm soát chi theo các chương trình cấp bách của Chính phủ cụ thể:
Năm 2011 Kho bạc Nhà nước Quảng Trị đã bám sát quy định để kiểm soát chi ngân sách theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại năm 2011, kiên quyết dừng thanh toán việc mua sắm ô tô, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng thực hiện sau ngày 24/2/2011, tạm dừng thanh toán cho các công trình, dự án khởi công mới trong năm 2011 sử dụng vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ, kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi không
44
đúng chế độ. Qua công tác kiểm soát chi đã kịp thời báo cáo KBNN xin ý kiến chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán.
Năm 2012 nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ như: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp; Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ vốn Ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Thông tư số 161/20012/TT-BTC ngày 02/10/2012 thay thế Thông tư 79/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, bộ ngành liên quan, của KBNN và của UBND tỉnh trong lĩnh vực kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.
Năm 2013 phối hợp với các ngành liên quan triển khai công tác đối chiếu, xác định số tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên của 7 tháng cuối năm. Thực hiện hạch toán kế toán trên chương trình TABMIS số tiết kiệm 10% dự toán và báo cáo KBNN đúng quy định. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan thực hiện Công văn số 6684/BTC-NSNN ngày 27/5/2013 về việc quản lý tiết kiệm 30% dự toán chi thường xuyên của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Qua đó, cũng nói lên rằng các đơn vị sử dụng ngân sách còn rất lỏng lẻo trong khâu chuẩn chi và những người làm công tác kế toán ở các đơn vị trình độ vẫn còn có nhiều hạn chế. Do vậy, việc thực hiện quy định kiểm soát chi tại Thông tư 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính là chưa phù hợp với tình hình hiện nay, theo đó Kho bạc chi kiểm soát trên bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi cung cấo dịch vụ, mua sắm hàng hoá, vật tư, sửa chữa nhỏ có giá trị dưới 20 triệu đồng), thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ dẫn đến việc kiểm soát chi qua KBNN chưa thực sự chặt chẽ, dễ bị lợi dụng, lãng phí NSNN.
Trong những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước như: cải cách quản lý hành chính nhà nước, tăng chi cho giáo dục đào tạo, cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lương,... đã làm cho chi thường xuyên có sự gia tăng đáng kể. Do tăng quy mô chi thường xuyên NSNN cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp thời, vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên của KBNN càng được thể hiện ngày một rõ nét.
45