6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi thường xuyên
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tổ chức chi và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Trị trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế sau:
Quy trình giao dịch “một cửa” trong KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Trị vẫn còn tình trạng cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử lý hồ sơ, chứng từ đó, do vậy việc thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” này trái với quy định. Theo hướng dẫn của Chính phủ và của Bộ Tài chính thì cơ chế “một cửa” được
59
hiểu là: “Người dân, các cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết tại một nơi. Tách bạch giữa người giao dịch và người giải quyết công việc”. Việc thực hiện quy trình như hiệ tại dẫn đến tình trạng cán bộ KSC chưa thực hiện tốt các quy định trong giao dịch “một cửa”, cán bộ xử lý hồ sơ, chứng từ KSC có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong công tác KSC NSNN. KBNN chưa xây dựng chương trình ứng dụng tin học để quản lý giao dịch theo cơ chế “ một cửa ” nên vẫn còn xảy ra những tiêu cực trong quá trình giao nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ.
Việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị việc cơ quan tài chính và đơn vị dự toán cấp trên phân bổ dự toán cho các đơn vị gửi đến KBNN rất chậm, gây khó khăn cho KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN những tháng đầu năm ngân sách, mặc dù Luật ngân sách và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật nêu rất rõ cụ thể thời gian giao dự toán.
Việc quản lý, kế toán dự toán hiện nay của hệ thống KBNN nói chung và KBNN tỉnh Quảng Trị nói riêng còn nhiều hạn chế. Chưa có chế độ kế toán dự toán từ khâu giao dự toán của Quốc hội, HĐND, Chính phủ, UBND các cấp và các ngành (chưa hạch toán cụ thể số dự toán được giao và số dự toán đã phân bổ). Hiện nay KBNN chỉ làm kế toán dự toán ở nơi đơn vị mở tài khoản và rút dự toán. Đây là bất cập của công tác kế toán và KSC thường xuyên NSNN. Cần hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách.
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi vừa thiếu, vừa lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường, nên gây khó khăn cho việc tuân thủ các điều kiện chi NSNN đã được quy định. Chính vì vậy, bản thân các đơn vị thiếu những căn cứ để lập dự toán chi, các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để duyệt dự toán, KBNN không có căn cứ để KSC. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều đơn vị sai nguyên tắc quản lý tài chính, với lý do để phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Vì vậy, hiện tượng chi vượt chế độ đã diễn ra khá phổ biến. Ngoài ra, còn nhiều khoản chi lãng phí, mà bản thân KBNN cũng chưa thể kiểm soát được như các khoản chi về điện, nước, xăng dầu, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm . . .
Việc phân định trách nhiệm chưa thực sự chặt chẽ; khi còn nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào quá trình KSC NSNN, như cơ quan Tài chính cấp phát bằng lệnh chi
60
tiền, một số khoản chi có nguồn gốc ngân sách còn tọa chi ở đơn vị, một số khoản chi còn thực hiên ghi thu ghi chi, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong KSC NSNN chưa đạt hiệu quả cao . . .
Việc phân công đầu mối kiểm soát chi thường xuyên: Hiện nay phân công 02 đầu mối thực hiện KSC thường xuyên NSNN. KSC thường xuyên do bộ phận kế toán đảm nhiệm, KSC chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp lại do bộ phận kế hoạch - tổng hợp đảm nhiệm. Như vậy là chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Cùng một hình thức kinh phí nhưng lại dùng hai loại chứng từ kế toán khác nhau, hai đầu mối trong một đơn vị KBNN để thực hiện công tác KSC.
Kiểm soát chi mua sắm tài sản như hiện nay còn dẫn đến thất thoát NSNN và sử dụng không hiệu quả tài sản. Việc kiểm soát mua sắm tài sản có một thực tế là các ĐVQHNS cùng mua sắm một loại tài sản, có cùng hãng sản xuất, cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng nước sản xuất nhưng giá trị thanh toán trên các hồ sơ, tài liệu gửi Kho bạc khác nhau. Chưa có các quy định của Nhà nước để từ chối thanh toán. Mặt khác, việc mua sắm tài sản hiện nay ở một số ĐVQHNS có xu hướng mua những tài sản có chất lượng kém, xuất xứ hàng hóa không rõ ràng hoặc đã quá lạc hậu, nhưng giá mua vẫn tương đương với các hàng hóa cùng loại có chất lượng cao, điều này cũng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN. Vì vậy cần có phương thức kiểm soát mua sắm tài sản mới để khắc phục tình trạng trên.
Cơ chế KSC thường xuyên NSNN của KBNN Quảng Trị hiện nay chủ yếu là kiểm soát trên hồ sơ chứng từ của đơn vị, do đó nhiều khoản chi không đầy đủ thủ tục, không chi đúng mục chi thì KBNN Quảng Trị yêu cầu đơn vị hoàn thiện lại hồ sơ chứng từ cho đúng quy định, sau khi đơn vị hoàn thiện hồ sơ chứng từ KBNN Quảng Trị lại tiếp tục cấp phát thanh toán, hoặc trong quá trình kiểm soát KBNN Quảng Trị biết khoản chi không thực tế nhưng vẫn không thể từ chối thanh toán được.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Hệ thống pháp luật hiện hành về NSNN chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ, điển hình là cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN còn chưa thật chặt chẽ, còn dàn trải về chế độ chính sách; hiệu lực của hệ thống KSC NSNN còn hạn chế, mới chỉ giới
61
hạn ở kiểm soát hồ sơ chứng từ, khi hồ sơ chi không đúng thì yêu cầu đơn vị làm lại mà không có chế tài xử lý đơn vị; việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp và chồng chéo; nhiệm vụ KSC NSNN còn phân tán ở nhiều cơ quan như lệnh chi tiền quy định do cơ quan tài chính kiểm soát nhưng lại không có đủ quy định để cơ quan tài chính kiểm soát; quy chế về đầu tư mua sắm, sửa chữa liên tục phải sửa đổi và bổ sung …
Việc giao dự toán chi hoạt động trên cơ sở khoán định mức theo đầu người mà không quan tâm tới chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động thực tế của từng đơn vị nên xảy ra trường hợp cùng số lượng biên chế giống nhau nhưng đơn vị nào có doanh số hoạt động lớn sẽ bị thiếu dự toán và ngược lại. Hiện nay vẫn đang còn tình trạng cơ chế “xin, cho” hoặc cơ chế điều hành nguồn tăng thu, cuối năm mới xác định được, nên việc bổ sung dự toán rất chậm, hơn nữa cơ chế sử dụng nguồn này có khoản bổ sung cho nhóm mục “chi mua sắm sửa chữa” tận những ngày cuối năm nên đơn vị không làm kịp thủ tục để thực hiện mua sắm, vấn đề này hiện nay rất bất cập với KBNN và đơn vị trong khâu kiểm soát.
Việc thẩm định giá của cơ quan tài chính ở địa phương về các khoản mua sắm tài sản vẫn đang còn mang tính chất hình thức, chủ yếu là cơ quan tài chính ký duyệt theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách mà không có căn cứ giá cả thị trường dẫn đến tình trạng lãng phí và thất thoát NSNN.
Do nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách riêng, nên trước đây phân ra nhiều hình thức KSC khác nhau, do đó gây phức tạp cho quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách và khó khăn cho cơ quan KBNN trong thực hiện KSC.
Các điều kiện để KBNN thực hiện KSC thường xuyên NSNN chưa được đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là căn cứ pháp lý và trách nhiệm xử lý các sai sót và vi phạm chưa rõ ràng, kết quả KSC nếu không đúng thì chủ yếu là nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ chứng từ mà không có cơ chế xử lý hoặc xử phạt cụ thể, nên hiệu quả KSC thường xuyên NSNN còn thấp…
Cơ chế thực hiện công khai, dân chủ tại các đơn vị đã có nhưng việc thực thi lại chỉ ở mức độ nhất định, chưa có chế tài đủ mạnh bắt buộc thủ trưởng phải công khai,
62
minh bạch chi tiêu ngân sách tại đơn vị, đây cũng là một trong những nguyên nhân và khó khăn cho khâu kiểm soát của KBNN và hiệu quả của sử dụng NSNN.
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa được tiến hành thường xuyên nên còn xảy ra các khoản chi sai có tính chất hệ thống, hoặc khi thanh tra, kiểm toán phát hiện thì đã quá muộn làm cho việc xử lý các khoản chi sai gặp nhiều khó khăn, một số trường hợp gây thất thoát, lãnh phí ngân sách nhà nước nhưng không có biện pháp thu hồi hoặc thu hồi chậm.
Lộ trình cải cách hành chính Nhà nước còn diễn ra chậm chạp, nguồn lực tài chính của ngành KBNN còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu: như đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thanh toán ....
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này đã phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi từ NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị, quy trình giao dịch “một cửa” trong công tác kiểm soát chi, trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với việc thực hiện quy trình “một cửa” trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó luận văn cũng đánh giá được tình hình kết quả hoạt động công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009-2013.
Kết quả nghiên cứu các ý kiến của các đơn vị sử dụng NSNN và cán bộ Kho bạc đã đánh giá sự tác động các yếu tố đến tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng trị trong giai đoạn này bao gồm: Dự toán ngân sách nhà nước; Cơ sở vật chất - Hệ thống thông tin; Thanh tra và kiểm toán Nhà nước; Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
Từ các phân tích thực trạng cũng như đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị, đây là cơ sở đề xuất các giải pháp và có những kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường công tác KSC NSNN tỉnh và sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
63
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ
Như đã trình bày ở Chương 2 thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị còn có một vài bất cập, công tác kiểm tra, đánh giá giám sát, sử dụng NSNN còn nhiều kẻ hở, thiếu sót trong quá trình thực hiện, chính vì vậy cần phải có những giải pháp và kiến nghị thiết thực đối với KBNN tỉnh Quảng Trị để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.