Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 43)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác KSC của KBNN. Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là yếu tố quyết định chất lượng công tác kiểm soát chi. Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình KSC.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng đòi hỏi một số điều kiện như hiện đại hóa công nghệ KBNN, hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN, hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nền kinh tế và của KBNN.

Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước có ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc. Bất kì các hoạt động trực tiếp nào cũng cần có thanh tra, Kiểm toán. Việc thực hiện thanh kiểm tra, kiểm toán giúp tránh các sai phạm trong quá trình chi NSNN, cũng như làm cho các cán bộ tham gia vào công tác kiểm soát chi NSNN làm đúng phận sự của mình, tránh tình trạng không minh bạch trong kiểm soát chi NSNN.

34

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Từ việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của KBNN trong việc kiểm soát chi NSNN, đặc biệt là sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN, nội dung chương này đã khái quát những nguyên tắc cơ bản và những nội dung chủ yếu trong KSC NSNN qua KBNN. Kết quả nghiên cứu cũng đã làm rõ tính chất, đặc điểm và sự cần thiết phải tăng cường công tác KSC thường xuyên qua NSNN, đồng thời đề tài cũng đã đưa ra mối quan hệ giữa KBNN với các đơn vị liên quan trong quá trình xử lý chứng từ và kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng như đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến công tác KSC. Các cơ sở lý luận trình bày ở trên sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Trị trong chương 2.

35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

Từ những cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được trình bày ở Chương 1 cho thấy việc tăng cường công tác kiểm soát chi rất cần thiết đối với các cơ quan quản lý NSNN, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác kiểm soát chi bằng việc kiểm tra giám sát chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp. Để có cái nhìn tổng quan về công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013, đồng thời tiến hành khảo sát, phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)