1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ÔN THITHPT 2010-Môn Ngữ Văn-văn xuôi

28 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 265 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TÁC PHẨM VỢ NHẶT ( Kim Lân) KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM I.GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM 1/ Tác giả: - Kim Lân ( 1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu xã Tân Hồng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. - Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn già dặn của văn học Việt Nam hiện đại. Sở trường sáng tác của ông là cuộc sông nông thôn và hình tượng người nông dân. Kim Lân là đứa con của đồng ruộng, ông viết về cuộc sông và người dân quê với tất cả tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân vẫn thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà chất phác mà thông minh hóm hĩnh tài hoa. - Năm 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. - Các tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn,1955) Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). 2/ Tác phẩm - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân in trong tập con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện này là tiểu thuyết xóm ngụ cư - được viết ngay sau CMT8 nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. - Bối cảnh hiện thực của câu chuyện: Đầu năm 1940, Phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình trạng “ một cổ hai tròng” Ở miền Bắc, Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay. Trong khi đó, Pháp tăng thuế ra sức vơ vét thóc gạo. Hậu quả là vào mùa xuân năm Ất dậu (1945) từ Lạng Sơn đến Quãng Trị, nhân dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói thê thảm. Hiện thực bi thảm này đã được miêu tả trong những trang viết của Văn Cao, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Tô Hoài. Kim Lân phản ánh hiện thực đó qua truyện ngắn Vợ nhặt. NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT 1/ Ý nghĩa nhan đ ề - Nhan đề vợ nhặt gợi lên hoàn cảnh lấy vợ không bình thường: không được tổ chức ăn hỏi, không cưới xin đàng hoàng theo phong tục truyền thống của ngườiViệt Nam mà chỉ là cảnh nhặt vợ một cách đơn giản dễ dàng. - Nhan đề đó đã nói lên thân phận tủi nhục của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945, giá trị con người trở nên rẻ rúng, người ta có thể nhặt được vợ như nhặt một đồ vật bên đường. - Nhan đề Vợ nhặt tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ kích thích tâm lí của người đọc. 2/Tình huống truyện a)Tình huống truyện là gì? Đối với một truyện ngắn, tình huồng truyện có vai trò rất quan trọng. Tình huống truyện chính là hoàn cảnh riêng được tạo ra bởi những sự kiện đặc biệt tiêu biểu. Hoàn cảnh đó là cái nền để câu chuyện diễn ra. Thông qua việc xây dựng tình huống truyện, nhà văn đã chuyển tải tư tưởng nghệ thuật, ý đồ sáng tác của mình một cách tinh tế sắc nét. b) Phân tích tình huống truyện - Bối cảnh Tràng nhặt vợ: Nạn đói lan tràn khắp nơi đe doạ sự sống của con người. Cái đói đã kéo đến xóm ngụ cư làm thay đổi cuộc sống nơi này. “Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngã rạ”…Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”Trước kia mỗi buổi chiều đi làm về, Tràng thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm. Nhưng dạo này trên đường về nhà, người ta thấy anh thường tỏ ra mỏi mệt, vẻ mặt đăm chiêu lo lắng. Trẻ con trong xóm thì ủ rủ không còn ra đón mừng anh như trước. Chỉ qua vài nét phác thảo tác giả đã làm nổi bật cái không khí ngột ngạt thê thiết của ngày đói. Sự kiện Tràng nhặt vợ + Tràng - một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, tình cờ gặp gỡ một người đàn bà đói khổ, chỉ qua hai bận “tầm phỏ tầm phào”, họ đã nên vợ thành chồng. Việc tràng lấy vợ mang tình ngẫu nhiên. người đàn bà đói đến thành phồ kiếm ăn, tình cở gặp Tràng qua câu hò vu vơ của anh: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò vơi anh nì !” Người đàn bà nhận lời đẩy xe cho tràng không phải vì muốn lấy Tràng mà trước hết chị ta cần ăn. Nhưng Tràng là người vô ý nên không những không trả công mà cũng chẳng có một lời cảm ơn. + Ở lần thứ hai,thị chủ động đến gặp Tràng. Mới vừa gặp mặt thị sưng sỉa thật vô lí. Cũng không cần vòng vo, Thị gợi ý xin ăn một cách tự nhiên: “ có ăn gì thì ăn chả ăn giầu”. Và khi được mời, thị ăn liền một mạch bốn bát bánh đúc. Khi tiếp chuyện và hiểu ra Tràng chưa có vợ, thị không ngại ngùng chấp nhận theo không Tràng về làm vợ mặc dù trong thâm tâm Tràng chỉ xem đó là chuyện đùa. - Thái độ của mọi người trước sự kiện Tràng nhặt vợ Việc Tràng lấy vợ giữa ngày đói đem đến sự ngạc nhiên cho tất cả mọi người. + Hàng xóm bàn tán xôn xao. Thấy Tràng đi về cùng với một người đàn bà, người cho rằng người dưới quê bà cụ Tứ mới lên, người bảo là không phải, người tinh ý hơn thì bảo “Hay là vợ anh cu Tràng…trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.”, người thì lo ngại “ trời đất này còn rước cái của nợ đời về, biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không?” + Bà mẹ Tràng vô cùng ngạc nhiên sao lại có người đàn lạ trong nhà, lại gọi mình bằng u. Sau những giây phút ngạc nhiên sững sờ. khi hiểu ra cơ sự, bà vừa vui mừng lo lắng vừa buồn tủi xót thương trước cảnh lấy vợ khác thường của con trai. + Tràng giải thích với mẹ rạch ròi “ nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ, chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau” nhưng chính anh cũng khó tin vào việc lấy vợ của mình. Nhìn vợ ngồi tronh nhà mà Tràng vẫn ngờ ngợ “ ra mình đã có vợ rồi đấy ư?” thậm chí cho đến sáng hôm sauTràng vẫn chưa hết bàng hoàng” việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải” - Việc Tràng lấy vợ đã đem đến sự đổi thay rất lớn trong gia đình Tràng. + Nhà cửa được dọn dẹp ngăn nắp gọn gàng quang quẽ + Cả ba người trong gia đình này đều có những đổi thay trong tâm lí, tình cảm tính cách theo hướng tích cực. Tất cả như được tiếp thêm niềm tin vào cuộc sông trong tương lai. * Ý nghĩa của tình huống truyện: + Qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, nhà văn gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân và phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp vào năm 1945. + Phản ánh cuộc sống bi thảm của nhân dân, sự sống trở nên mong manh, giá trị con người trở nên rẻ rúng. + Phát hiện và biểu dương những phẩm chất đẹp đẽ, những tình cảm quí báu của người dân nghèo: họ yêu thương đùm bọc cưu mang nhau trong hoạn nạn để tạo nên niềm tin cho cuộc sống. 3/ Hình tượng nhân vật a) Tràng - Hoàn cảnh : Tràng là người đàn ông nghèo khổ xấu xí, lời ăn tiếng nói cộc lốc thô kệch . Nếu không có người đàn bà đói khát theo không, có lẽ Tràng cũng không bao giờ cưới được vợ. - Diễn biến tâm trạng + Lần gặp thị đầu tiên: Việc gặp gỡ người đàn bà trên đường kéo xe thóc lên tỉnh, đối với Tràng chỉ là chuyện tình cờ đùa cợt cho vui. Mỗi bận đi qua nhà kho thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra đấy, anh hò một câu cho đỡ nhọc. Tràng cũng không ngờ có một cô con gái ton ton chạy ra đẩy xe cho anh lại còn liếc mắt cười tít. Tràng thích lắm vì từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế. Nhưng vơi Tràng niềm vui ấy cũng chỉ thoáng qua, hình ảnh người đàn bà ấy cũng không để lại trong anh ấn tượng gì sâu đậm. + Lần gặp thứ hai Khi anh đang ngồi uống nước ở cửa chợ, người đàn bà ở đâu sầm sập chạy tơi sưng sỉa vô lí. Tràng gương mắt nhìn như không hiểu, lúc này Tràng không nhận ra thị là ai. Đến lúc nhớ ra anh toét miệng cười “ chả hôm ấy thì hốm nay vậy” . Đó vẫn chỉ là một câu nói đùa. Nhưng thấy người đàn bà đói anh sẵn lòng cho ăn. Khi người đàn bà quyết lòng đi theo, anh không nỡ từ chối mặc dù anh đã chợn lo “ thóc gạo buổi này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Có lẽ ở Tràng tình thương người và khát vọng hạnh phúc lớn hơn cả nỗi lo ngày đói nên anh đã liều “ chậc kệ” rồi đưa người đàn bà vào chợ đánh một bữa cơm no nê rồi đẩy xe bò cùng về. Quyết định của Tràng có vẻ đơn giản nhưng chứa đựng nhiều tình thương của con người trong cảnh khốn cùng đói khổ. + Trên đường dắt vợ về: Đi bên người đàn bà theo không về làm vợ, Tràng vừa ngượng ngùng vừa phởn phơ đắc chí. “ Hắn tủm tỉm cười một mình, hai con mắt sáng lên lấp lánh”. Tràng không có biểu hiện gì tỏ ra coi khinh người đàn bà theo mình vì bốn bát bánh đúc mà trái lại anh cảm thấy vui sướng “ anh quên cả cảnh ê chề tối tăm, quên cả cái đói đang đe dọa, quên cả những ngày tháng trước mắt, trong lòng anh chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”. Vậy là khi cưu manh một người đàn bà đói khổ Tràng cũng đã tìm được hạnh phúc cho chính mình. - Buổi sáng hôm sau: Thức dậy tràng cảm thấy ngỡ ngàng như bước ra từ giấc mơ. Tràng nhận ra xung quanh mình có gì đổi mới khác lạ. Nhà cửa sân vườn lối đi được quét dọn sạch sẽ. Nhìn cảnh hai mẹ con lúi húi dọn dẹp cũng không có gì đặc biệt nhưng đối với Tràng thật thấm thía và cảm động. Anh thấy gắn bó với mái nhà của mình hơn, thấy có bổn phận vơi vợ con sau này, một niềm vui sướng phấn chấn tràn ngập trong lòng, từ đấy anh thấy mình mới thật nên người. Nhà văn miêu tả rất tinh tế những đổi thay chuyển biến trong tâm trạng của Tràng sau khi anh thật sự có một gia đình hạnh phúc. Từ đó tác giả cho ta thấy khát vọng hạnh phúc gia đình luôn là khát vọng đẹp đẽ và chính đáng của con người. Cuối truyện, trong ý nghĩ của Tràng, hiện lên hình ảnh đoàn ngừoi phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ bay phấp phới. Mặc dù chưa định hình rõ nét nhưng Tràng đang nghĩ về Việt Minh, nghĩ về con đường phía trước. Điều đó cho thấy sự sống của Tràng không chỉ là sự tồn tại mà đang hướng đến điều tốt đẹp hơn. * Với nhân vật Tràng nhà văn Kim Lân đã xây dựng nên hình tượng anh nông dân nghèo khổ xấu xí nhưng có tấm lòng nhân ái thương người. Tràng trở nên đáng yêu bỡi tấm lòng nhân hậu vị tha. Tấm lòng đáng quí ấy lấn át đi cái xấu xí thô kệch vụng về ở anh. b) Bà cụ Tứ Trong truyện ngắn này, Kim Lân đã dành nhiều tình cảm và sự trân trọng để xây dựng hình tượng người mẹ nông dân nghèo khổ nhưng nhân hậu giàu lòng yêu thương. - Tâm trạng bà cụ Tứ khi có người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà: + Khi thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà, lại đứng ở đầu giường con trai mình, hơn nữa lại gọi mình bằng u, bà ngạc nhiên đến sững sờ. + đến khi nghe Tràng giải thích, khi đã hiểu ra cơ sự, bà cúi đầu lặng thinh, một sự im lặng chất chứa bao suy nghĩ ngậm ngùi. • Bà buồn tủi cho số kiếp của mình, cơ cực vất vả một đời cũng không cưới nổi vợ cho con Bà thương xót cho số kiếp của con trai, bà tội nghiệp cho cảnh lấy vợ của con “ Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi còn mình thì…” .Đọc những dòng nay, ta cảm giác như trái tim người mẹ đang rung lên vì đau đớn xót xa. Việc trọng đại của đời con, lẽ ra phải đựợc dăm ba mâm mới phải nhưng vì nhà nghèo quá nên điều đó chỉ là ao ước không sao thực hiện được. • Thương thân tủi phận cho mình, cho con trai bà còn dành tình thương và sự cảm thông sâu sắc đối với cô con dâu mới. Bà thấu hiểu cho cảnh ngộ của người đàn bà theo không con trai mình “ người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mơi lấy con mình mà con mình mới có vợ. Bà chấp nhận cô con dâu mơi mà không một lời phàn nàn hay chất vấn hỏi han bỡi lẽ bà đã biết cả rồi còn hỏi làm gi nữa cho đau lòng nhau, “ Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp vơi nhau u cũng mừng lòng”. Lời nói bà thật nhẹ nhàng thân mật “con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Bà ân cần khuyên nhủ bảo ban “ nhà ta nghèo con ạ, vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn … ai giàu ba họ ai khó ba đời”. Bao nhiêu yêu thương cảm thông và ngậm ngùi chất chứa trong câu nói “ chúng bay lấy nhau lúc này u thương quá” • Bà vừa mừng cho con “ nó yên bề nó” vừa lo lắng “ biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không”. Đó là nổi lo chính đáng của người mẹ từng trải một đời cực nhọc mà cái đói nghèo cứ bám riết quẩn quanh. Bao nhiêu buồn tủi, vui mừng lo lắng xáo trộn trong tâm hồn khiến người mẹ không kiềm nén được, bà không nói được nữa, nước mắt chảy ròng ròng. Những giọt nước mắt lấp lánh tấm lòng vị tha cao quí của người mẹ.Chẳng nghi lể, không đưa đón, không có trầu mâm rượu hủ nhưng tấm lòng chân thật nhân hậu của người mẹ đã thay thế tát cả. Có lẽ cô con dâu thực sự thấy yên lòng, không hối tiếc khi được về làm dâu làm vợ trong gia đình này. - Tâm trạng bà cụ Tứ vào buổi sáng hôm sau: Tuy buồn tủi xót xa về thân phận nghèo khó nhưng bà thực sự vui mừng khi con trai mình có vợ. Sáng mai thức dậy, bà lão tươi tỉnh khác hẳn ngày thường. “ cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Bà xắm xắn dọn dẹp nhà cửa với con dâu. Bữa ăn ngày đói thật thảm hại: một nồi cháo loãng, một lùm rau chuối thái rối, một nồi cám đắng chát. Nhưng bà vẫn đon đả tươi cười hóm hĩnh “ chè khoán đây, ngon đáo để”. Bà cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng những dự định trong tương lai “ khi nào có tiền mua lấy một đôi gà , ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc là có một đàn gà cho mà xem”. Giữa cái ngày đói khát cay cực, một niềm vui thoáng hiện trong tâm hồn bà , không đơn thuần chỉ là tâm lí lạc quan vẫn thường thấy ở người dân lao động, đó là niềm ao ước thiết tha về một ngày mai cuộc đời các con bà sáng sủa tươi đẹp hơn. Bà đang nuôi dưỡng vun vén niềm hi vọng cho các con để chúng có thêm sức mạnh vượt qua tao đoạn bi thảm này. * Tóm lại, Qua truyện ngắn vợ nhặt, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh chấn thật cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói 1945. Đó là người mẹ mhân hậu hết lòng thương con thương người. C Vợ Tràng - Cảnh ngộ: Người đàn bà không tên vô gia cư, không nghề nghiệp Khi nạn đói đang lan tràn, cái chết đối với thị hình như chỉ còn là thời gian. - Diễn biến tâm lí hành động: + Lần đầu tiên gặp Tràng , thị tỏ ra táo bạo bỡi thị tin vào câu hò bâng quơ của Tràng “Muốn ăn cơm trắng…” nên thị hỏi vặn lại “ có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”. Điều đó cho thấy miếng ăn lúc này đối vơi thị rất quan trọng. + Lần gặp thứ hai thị đổi thay quá nhiếu: áo quần rách như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Thị sưng sỉa một cách vô lí, rồi gợi ý xin ăn. Khi được mời , thị ăn liền bốn bát bánh đúc. Không cần suy nghĩ thị chấp nhận theo không Tràng một cách dễ dàng. Thế mới biết khi cái đói hoành hành người ta có thể gạt qua lòng tự trọng để có cái ăn, để bảo tồn sự sông. Cái đói làm cho người ta quên sự thẹn thùng và sĩ diện. cái đói đã đánh mất nữ tính của người con gái… + Trên đường về nhà, thị e thẹn ngượng ngập “ Đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nữa mặt”. Khi nhìn thấy những cặp mắt đang dồn cả về phía mình, thị xấu hổ ngượng nghịu “ chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Những chi tiết này đã chứng tỏ Kim Lân rất thấu hiểu tình cảnh tội nghiệp của người vợ nhặt, chị chưa mất đi cái e thẹn tủi hổ khi lâm vào hoàn cảnh trớ trêu. Về đến nhà, thị rụt rè ngồi mớm xuống mép giừơng, mặt buồn tư lự. Có lẽ vì tủi thân lo lắng hay thất vọng trước gia cảnh nhà chồng. Nhà văn cho ta thấy thị đang trở về với bản chất của người con gái. + Buổi sáng hôm sau Sự đầm ấm của gia đình, tình thương tình người và niềm hạnh phúc được làm dâu làm vợ đã làm chị đổi thay và trở về với bản chất của người phụ nữ. Cô con dâu mới trở nên đảm đang hiền thục, đúng mực lễ phép, không còn cái vẻ chao chát chỏng lỏn như mấy lần gặp Tràng ở ngoài tỉnh. Chị cũng đang nghĩ về tương lai về sự sống mà tu chí làm ăn. * Ta tưởng chừng như Kim Lân rất lạnh lùng khi diễn tả số phận tâm trạng của người vợ nhặt. Nhưng trong lời văn có vẻ khách quan và vô tình ấy, lại chứa đựng sự cảm thông, niềm tin yêu sâu sắc đối với người phụ nữ nghèo khổ này. Qua nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh số phận bi thảm của con người trong nạn đói 1945. Đồng thời đề cao khát vọng sống của người dân nghèo trong hoàn cảnh bi đát đói khổ. 4/ Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm - Kim Lân đã dựng lại khung cảnh tàn khốc của nạn đói 1945. Qua đó ông gián tiếp tố cáo tộc ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp cho dân tộc ta. - Truyện là niềm đồng cảm xót xa của nhà văn trước thảm trạng sự sông của con người bị đe dọa, giá trị của con người trở nên rẻ rúng. - Nhà văn đã phát hiện phản ánh chân thật sinh động những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ trong hoàn cảnh tàn khốc của nạn đòi, trân trọng khát vọng sông khát vọng hạnh phúc gia đình của người dân nghèo trong nạn đói đó. 5/ Những đặc điểm về nghệ thuật: - Cách xây dựng tuyện tự nhiên linh hoạt hấp dẫn. Tác giả sử dụng lối kể chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Câu chuyện mở đầu từ hiện tại của những ngày đói và sự kiện Tràng đắt vợ về. Sau đó tác giả quay về quá khứ của hai lần gặp gỡ giữa Tràng và người đàn bà xa lạ để giải thích cắt nghĩa cho hiện tại. Cuối truyện nhà văn trở về hiện tại để hướng đến tương lai. - Giọng văn mộc mạc giản dị, ngôn ngữ gần gũi với đời thường nhưng được chắt lọc rất kĩ lưỡng, có giá trị gợi hình gợi cảm cao khiến cho câu chuyện rất giàu sức gợi. - Nhân vật được khắc hoạ sinh động từ ngoại hình đến tâm lí . Nhà văn diễn tả tâm trạng rất tinh tế và chính xác qua điệu bộ ngôn ngữ của nhân vật hay trực tiếp miêu tả những ý nghĩ cảm xúc đa dạng phức tạp. Tâm lí tính cách nhân vật phong phú , mỗi người một vẻ: Tràng có vẻ phởn phơ tự đắc, người đàn bà có vẻ ngượng ngập tủi hổ, bà cụ Tứ ai oán xót thương nhưng đều xoay cùng hướng tất cả như tốt hơn, hiền hậu hơn và tin tưởng vào ngày mai cuộc sống sẽ khác. CÁC DẠNG ĐỀ VĂN XOAY QUANH TÁC PHẨM VỢ NHẶT. 1/ Phân tích tình huống truyện 2/ Phân tích nhânvật: - Nhân vật Tràng - Người vợ nhặt - Bà cụ Tứ 3/ giá trị nhân đạo của tác phẩm. 4/ Khát vọng sống của người dân trong nạn đói. DÀN BÀI ĐẠI CƯƠNG MỘT SỐ ĐỀ VĂN Đề 3: Giá trị nhân đạo của tác phẩm - Kim Lân đã dựng lại khung cảnh tàn khốc của nạn đói 1945. Qua đó ông gián tiếp tố cáo tộc ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp cho dân tộc ta. + Nạn đói lan tràn khắp nơi đe doạ sự sống của con người. Cái đói đã kéo đến xóm ngụ cư làm thay đổi cuộc sống nơi này… + Qua việc tái hiện không khí khung cảnh ngày đói, Kim Lân cáo tộc ác của bọn thực dân, phát xít … - Truyện là niềm đồng cảm xót xa của nhà văn trước thảm trạng sự sống của con người bị đe dọa, giá trị của con người trở nên rẻ rúng. + Nhà văn chia sẻ nỗi niềm đau xót buồn tủi của bà cụ Tứ : thương con nhưng không thể tổ chức cho con một đám cưới đàng hoàng đúng nghĩa. + Kim Lân cảm thương cho hoàn cảnh của Tràng: không thể cưới vợ, chỉ có thể nhặt vợ theo không trong ngày đói. + Ông cũng xót thương cho cảnh ngộ của người vợ nhặt: chỉ có thể theo không một người đàn ông xa lạ mới có thể thoát khỏi cái chết đang đến gần, để bảo tồn sự sống. - Nhà văn đã phát hiện phản ánh chân thật sinh động những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ trong hoàn cảnh tàn khốc của nạn đòi. Trân trọng khát vọng sống khát vọng hạnh phúc gia đình của họ trong nạn đói đó. + Bản chất hiền lành chất phác, tấm lòng nhân hậu thương người và khát vọng hạnh phúc gia đình của anh Tràng. + tấm lòng nhân hậu và niềm tin vào tương lai của bà cụ Tứ + Khát vọng sống, niềm vui niềm hạnh phúc khi được yêu thương đùm bọc, bản chất hiền thục đảm đang, của người vợ nhặt. - Nghệ thuật của tác phẩm * Truyện ngắn Vợ nhặt là tác phẩm ngợi ca cuộc sống ngay giữa mùa chết đang phổ biến. Đề 4: Khát vọng sống của người dân trong nạn đói. - Hoàn cảnh Tràng nhặt vợ: + Nạn đói lan tràn kéo đến xóm ngụ cư làm thay đổi cuộc sống nơi này… + Sự kiện nhặt vợ qua hai bận tầm phơ tầm phào… - Sự sông được khơi dậy ở xóm ngụ cư khi Tràng dắt vợ về + Xóm ngụ cư xôn xao bàn tán những khuôn mắt hốc hác u tối bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát tăm tối của họ. + Niềm vui nhừơng chỗ cho nỗi lo “ trời đất này còn rước cái của nợ đời về, biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này” nhưng đó không phải là nỗi lo tuyệt vọng mà là nỗi lo hướng về sự sống. - Những chuyển biến tâm trạng của nhân vật hướng về sự sông: + Niềm vui niềm hạnh phúc của Tràng trên đường dắt vợ về, những chuyển biến tâm lí vào buổi sáng hôm sau + Niềm vui, niềm hạnh phúc của bà cụ Tứ Khi con trai có vợ. + Những đổi thay trong tính cách tâm lí của người vợ nhặt khi được làm dâu làm vợ được yêu thương tin tưởng. - Hình ảnh những người nông dân trên đê sộp cùng nhau đi phá kho thóc là dấu hiệu của sự vùng dậy đấu tranh hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. - Nghệ thuật của tác phẩm . * Qua truyện ngắn này Kim Lân đã khẳng định cái đói khát chêt chốc không thể giết chết khát vọng sống, không thể huỷ diệt niềm tin vào cuộc sông của nhân dân ta HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ) I. Tác giả: - Lưu Quang Vũ sinh 1948 mất 1988, quê gốc ở Đà nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức. - Từng gia nhập quân ngũ và làm nhiều nghề để kiếm sống. - Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, sáng tác văn xuôi,… nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại - Năm 2000, ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. - Tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Chết cho điều chưa có, Hồn Trương Ba da hàng thịt … - Kịch của ông phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng có tính chất thời sự của đời sống, đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. - Qua đời trong một tai nạn giao thông ngày 29/8/1988. II. Tác phẩm. 1. Thể loại: Kịch. - Phản ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống rồi diễn đạt bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại. - Quá trình vận động kịch gồm 4 giai đoạn: Thắt nút Phát triển cao trào mở nút. 2. Hoàn cảnh sáng tác - Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984. - Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. 3. Tóm tắt nội dung: Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ … mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết. 4. Nội dung đoạn trích. a. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. - Trương Ba chết là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng sự “sửa sai” của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích lại đẩy Trương Ba vào nghịch cảnh vô lí hơn: linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác. - Do phải sống nhờ trong thể xác của anh hàng thịt, linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, gá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên đã không sai khiến được xác thịt thô phàm, trái lại còn bị nhiễm một số thói xấu của xác hàng thịt (vụng về, thô lỗ, phũ phàng, ăn nhiều, ham bán thịt, không thích chơi cờ, ham muốn những thức ăn dung tục). - Ý thức được điều đó, hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác: " Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát.” - Xác thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện để khẳng định vai trò của xác buộc hồn Trương Ba quy phục mình : “ Ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!” - Trước những “lời lẽ ti tiện” của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, khinh bỉ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thời cũng bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, đau khổ, đành nhập trở lại xác hàng thịt trong tuyệt vọng. - Màn đối thoại cho thấy: + Trương Ba được trở lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. + Màn đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh của thể xác và linh hồn trong một con người, đó là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau.Thể xác có tính độc lập tương đối có khả năng tác động vào linh hồn, lấn áp, tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách. b . Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình. (b1). Người thân: - Vợ: Đau khổ, buồn bã, nhất quyết bỏ đi vì nhận thấy sự thay đổi của chồng, đau khổ trước cảnh chồng chung, định nhường chồng: “ Ông bây giờ còn biết đến ai nữa! Có lẽ tôi phải đi…Để ông được thảnh thơi…với cô vợ người hàng thịt…Còn hơn là thế này… Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa, ông biết không…” - Con dâu: Thông cảm và xót thương, thấu hiểu nhưng vẫn đau lòng khi nhận thấy bố ngày một khác: “Bởi con biết giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm…Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy…mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…” - Cháu gái: Khước từ tình thâm, xua đuổi vì tâm hồn trẻ thơ trong sáng không chấp nhận sự dung tục tầm thường: “ Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận làm ông nội tôi, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi. Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à? Sáng qua tôi để ý ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy! ” (b2). Hồn Trương Ba:Trước sự thay đổi đó, hồn Trương Ba cay đắng, đau khổ, tuyệt vọng vì nhận thấy những gì mà mình đã, đang và sẽ làm khiến cho người thân ngày càng đau khổ hơn dù bản thân không hề muốn “ Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta…” (b3). Nguyên nhân đã khiến cho người thân và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ: là do hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt, và chính cái xác hàng thịt đó đã làm thay đổi con người Trương Ba. (b4). So sánh tâm trạng và thái độ của hồn Trương Ba ở màn đối thoại với xác hàng thịt và màn đối thoại với người thân. - Màn đối thoại với xác hàng thịt: Tuyệt vọng, bất lực, cam chịu > Chấp nhận với xác thịt dung tục. - Màn đối thoại với người thân: Vô cùng đau đớn song kiên quyết, dứt khoát không thể khuất phục xác thịt dung tục mà đánh mất mình “Nhưng lẽ nào ta chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?…Không cần đến cái đời sống do mày mang lại ! Không cần!”. > Cao trào của kịch đã đẩy lên đỉnh điểm, nhân vật không thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Từ đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động. c. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích. - Đế Thích: Khuyên Trương Ba chấp nhận cảnh sống tạm bợ, bởi thế giới vốn không toàn vẹn “ dưới đất, trên trời đều thế cả -> Đế Thích có cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống con người nói chung và với Trương Ba nói riêng. - Trương Ba: Không chấp nhận cảnh sống “ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, muốn được “là tôi toàn vẹn” -> Quan niệm đúng đắn, tích cực. + Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích “ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, còn sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” -> Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai, mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch. + Trương Ba cương quyết từ chối, không chấp nhận cảnh sống giả tạo, mà theo ông chỉ có lợi cho đám chức sắc, không chấp nhận cảnh sống , mà theo ông còn khổ hơn là chết “ Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! … Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Hoạ [...]... nghe”-“Thế là bắt đầu rồi.Đốt lửa lên! Tất cả người già,người trẻ,người đàn ông,người đàn bà,mỗi người phải cầm lấy một cây giáo,một cây mác,một cây dụ,một cây rựa.Ai không có thì vót chông,một trăm cây chông.Đốt lửa lên”.Không khí của truyện là không khí của một bài hịch thực sự trong thời kì chống Mĩ,hiếm có tác phẩm nào cùng thời có được không khí truyện nóng bỏng như vậy.Chúng nó đã cầm súng,ta phải cầm... cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” - Sông Hương mang “một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” Theo tác giả, nếu ai đó mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của dòng sông thì sẽ không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ b Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế: - Trước khi... sông này với một phiến trăng sầu.Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều” → HPNT khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa sông Hương và nền âm nhạc cổ điển Huế → văn hóa Huế nói chung và vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp hiếm thấy ở bất kì một dòng sông nào - Trước khi rời khỏi kinh thành,“như sực nhớ điều gì chưa kịp nói”, sông Hương đột ngột đổi dòng, “rẽ ngoặt sang hướng đông... anh hùng ca ghi dấu những bao chiến công oanh liệt của dân tộc * Sông Hương với cuộc đời, thi ca và âm nhạc: - Với cuộc đời: sông Hương biết cách tự hiến đời mình làm những chiến công, để khi trở về cuộc sống đời thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước - Với thi ca và âm nhạc: + Có một dòng thi ca về sông Hương: “Một dòng thơ không lặp lại mình” • “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong thơ... đẹp và chất thơ của sông Hương, làm cho dòng sông trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính tâm hồn con người Bài ký góp phần bồi dưỡng tình yêu đối với quê hương, đất nước IV Luyện tập: 1) Sự thống nhất trong cách khám phá và thể hiện vẻ đẹp của sông Hương? 2) So sánh vẻ đẹp sông Hương (bài Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường) với sông Đà ( bài Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)... đôi,tình cảm buôn làng…Đêm đến ở khu nhà ưng,cụ Mết đã kể lại cuộc đời cách mạng của anh cho cả buôn làng: Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng nuôi nấng , “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.Nghe tin làng ông Mết theo Cách mạng thằng giặc nó kéo về chặt đầu anh Xút ,bà Nhan để uy hiếp.Thanh niên không dám đi làm Cách mạng ,người già đi thay nhưng rồi người già cũng không ai dám đi.Thế... Vân Lâu (1971); Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986); Hoa trái quanh tôi (1995)… 2) Tác phẩm: được viết tại Huế 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên Đoạn trích: gồm phần 1 và đoạn kết: cảnh quan thiên nhiên sông Hương, sự gắn bó của con sông với lịch sử và văn hóa của xứ Huế, của đất nước II Phân tích: 1) Vẻ đẹp của sông Hương: a Sông Hương nhìn từ thượng nguồn: - Sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp... xanh biếc của ngoại ô Kim Long” rồi kéo một nét thẳng đầy cá tính “ theo hướng tây nam – đông bắc”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến”, làm “dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.” + Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”: nhà văn đã liên tưởng, so sánh với con sông Nê-va băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Bantích; mượn câu... Hê-ra-clit trong một câu nói rất hình ảnh “khóc suốt đời vì một dòng sông chảy đi quá nhanh” → nhà văn không chỉ lí giải lưu tốc của sông Hương từ đặc điểm địa lý mà còn lý giải bằng “trái tim”: sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình, nó muốn nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa + Sông Hương – “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” : Tác giả tưởng... một đứa con.Khi đứa con chưa đầy tháng thì thằng giặc nó kéo về bắt vợ con Tnú ra tra tấn.Không kìm được lòng căm thù và nổi đau Tnú đã xông ra giết gặc bằng tay không.Nhưng anh không thắng được 12 tên giặc,anh bị bắt bị tra tấn dã man,lại một lần nữa từ đau thương Tnú đứng lên đấu tranh.Tnú đã lập được chiến công trong cảnh ngộ rất đặc biệt(vợ chết con chết,bàn tay của mình bị thiêu đốt cháy rụi,đây . về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận làm ông nội tôi, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi. Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý. Việt Nam hiện đại. Sở trường sáng tác của ông là cuộc sông nông thôn và hình tượng người nông dân. Kim Lân là đứa con của đồng ruộng, ông viết về cuộc sông và người dân quê với tất cả tình yêu. chồng: “ Ông bây giờ còn biết đến ai nữa! Có lẽ tôi phải đi…Để ông được thảnh thơi…với cô vợ người hàng thịt…Còn hơn là thế này… Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa, ông

Ngày đăng: 05/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w