1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU

83 7,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

+ Chiết khấu truy đòi: là hình thức nhà xuất khẩu bán bộ chứng từ kỳ hạn cho ngân hàng để nhận tiền nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ gửi hàng trong trường hợp ngân hàng không đò

Trang 1

TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2014

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài :

CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU

Môn : Quản trị xuất nhập khẩu

GVHD : Thầy Nguyễn Hữu Khoa

SVTH : Nhóm Hội Ngộ (8)

LỚP : 210704302 (DHQT7B)

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài :

CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU

DANH SÁCH NHÓM

Tp Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2014

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GV

Trang 4

Mã SV Họ Tên

SV

CV phụ trách

Thờ

i gia n gửi bài

Mứ

c độ hoà

n thà nh

Thá i

độ làm việc

Tru

ng bìn

h điể

m (10 đ)

Ký tê n

Nhóm trưởng đánh giá

GV đánh giá

- Lập dàn ý

và phân công

- Tổng hợp tiểu luận

10 9 10 9.7

- Gửi bài sớm, có lỗi chính tả, ko đúng yêu cầu TLTK, trình bày còn lủng củng, nội dung tốt

- Thuyết trình:…

11073

261 Phạm Thị

Ngoan

- Lời mở đầu

Lỗi chính tả nhiều, sai nội dung hoàn toàn, ko đúng yêu cầu, chưa tham khảo kĩ dàn ý, chưa biết cách trình bày WORD

- Nhận xét tiểu luận

10 9 9 9.3 Nội dung tốt, nhiệt

- 2.5

- Chương 3 10 9 9 9.3

- 2.5 tốt nhưng còn lỗi chính tả, lỗi định dạng

- Chương 3 làm việc nhóm ko tốt, sai nội dung, trình bày chưa đúng yêu cầu, thiểu TLKT, trình bàyword chưa đúng cách

- Có nỗ lực

Trang 5

Mã SV Họ Tên

SV

CV phụ trách

Thờ

i gia n gửi bài

Mứ

c độ hoà

n thà nh

Thá i

độ làm việc

Tru

ng bìn

h điể

m (10 đ)

Ký tê n

Nhóm trưởng đánh giá

GV đánh giá

và lỗi định dạng nhiều, nội dung và trình bày tốt

- Chương 3

- Thuyết trình

- Chương 3 làm việc nhóm ko tốt, sai nội dung, ít nỗ lực, trìnhbày chưa đúng yêu cầu, thiểu TLKT, trình bày word chưađúng cách

- Thuyết trình:…

Nhóm trưởng: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Ghi chú: Đánh giá của nhóm trưởng chỉ dựa trên chủ quan, có thể không chính xác lắm, phản ánh gần đúng tình

hình của các thành viên Nếu có vấn đề giải đáp các bạn liên hệ nhóm trưởng

Trang 6

đề phức tạp nữa ở bên trong Tự hỏi nếu doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh xuất hay nhập khẩu thìbạn cần phải làm gì? Quy trình xuất nhập khẩu là một trong những giai đoạn quan trọng để đưa hànghóa ra ngoài biên giới quốc gia cho nên nó khá phức tạp Cần có nhiều số liệu và chưng từ xác thực thìmới được thông quan qua được biên giới Như vậy không thể phủ nhận vai trò của chứng từ trong quátrình xuất nhập khẩu Theo quan điểm của nhóm Hội Ngộ thì đây là một vấn đề cần được quan tâmlàm rõ hơn trong môn học Quản trị xuất nhập khẩu này Vì vậy nên đây sẽ là đề tài mà nhóm thựchiện.

Vì nội dung môn học mang tính tổng quan cao, đòi hỏi nhiều kiến thức sâu rộng về các ngành khácnữa nên trong quá trình làm có nhiều sai sót đáng tiếc mong thầy bỏ qua Xin cảm ơn thầy đã hướngdẫn nhóm nhiệt tình!

Trang 7

2 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

3 Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1

2.1 I NVOICE ( HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI ) 6

2.1.1 BẢN CHẤT, CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI 62.1.2 QUY ĐỊNH UCP VỀ HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI 72.1.3 HƯỚNG DẪN LẬP INVOICE 82.1.4 NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LẬP VÀ KIỂM TRA HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI 11

2.2 P ACKING LIST ( PHIẾU ĐÓNG GÓI ) 12

2.2.4 YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA PHIẾU ĐÓNG GÓI 13

2.3 B ILL OF LADING ( VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ) 15

2.3.1 BẢN CHẤT, CÔNG DỤNG PHÂN LOẠI 152.3.3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA B/L 162.3.4 HƯỚNG DẪN LẬP B/L 172.3.5 LƯU Ý KHI LẬP BILL OF LADING 222.3.6 ĐIỂM YẾU CỦA VẬN ĐƠN VÀ PHƯƠNG ÁN THAY THẾ 23

2.4 C/O ( GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ) 24

2.4.1 BẢN CHẤT, CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI 242.4.2 HƯỚNG DẪN LẬP C/O VÀ MỘT VÀI LƯU Ý 26

2.5 G IẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG , TRỌNG LƯỢNG , CHẤT LƯỢNG 28

2.5.1 BẢN CHẤT, CÔNG DỤNG 282.5.2 QUY ĐỊNH UCP VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG, TRỌNG LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG 292.5.3 HƯỚNG DẪN LẬP GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG, TRỌNG LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG 302.5.4 LƯU Ý KHI LẬP GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG, TRỌNG LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG 32

2.6 G IẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT 32

2.6.1 BẢN CHẤT, CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI 32

Trang 8

2.6.4 LƯU Ý KHI LẬP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH, KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT 40

2.7 G IẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM 40

2.7.1 ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 402.7.2 YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG 412.7.3 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM 41

2.8 T Ờ KHAI HẢI QUAN 42

2.8.1 BẢN CHẤT, PHÂN LOẠI VÀ CÔNG DỤNG 422.8.2 QUY ĐỊNH UCP VỀ TỜ KHAI HẢI QUAN 462.8.3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA TỜ KHAI HẢI QUAN 482.8.4 HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI HẢI QUAN 542.8.5 CHI TIẾT VỀ TỜ KHAI HẢI QUAN 56

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHỨNG TỪ THANH TOÁN XNK VIỆT NAM HIỆN NAY 58

3.1 T HỰC TRẠNG HIỆN NAY 58

3.1.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN DÙNG CHỨNG TỪ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 583.1.2 TÌNH HÌNH CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU VÀ BỘ CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

593.1.3 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TẠO LẬP BỘ CHỨNG TỪ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM 61

3.3.2 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN 67

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XNK 68

4.1 S Ử DỤNG LINH HOẠT BỘ QUY ĐỊNH UCP600 68 4.2 G IẢI PHÁP TẦM VĨ MÔ 68

4.2.1 LỰA CHỌN VÀ VẬN DỤNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ TẬP QUÁN QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN, KẾT HỢP VỚI VIỆC THIẾT

4.2.2 TIẾN TỚI ĐƠN GIẢN HOÁ VÀ TIÊU CHUẨN HOÁ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU 694.2.3 TIÊU CHUẨN HOÁ SƠ ĐỒ LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ 704.2.4 VẬN DỤNG CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU 70

4.3 G IẢI PHÁP TẦM VI MÔ 70

4.3.1 ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG 704.3.2 ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ LÀM CÔNG TÁC LẬP CHỨNG TỪ 72

TỔNG KẾT 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 9

Chứng từ xuất nhập khẩu

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuất hàng và nhập hàng là những thuật ngữ rất quen thuộc mà chúng ta thường nghe thấy ở cácphương tiện truyền thông, ở các công ty xuât nhập khẩu Nhưng chúng ta chưa chắc đã biết rằng thuậtngữ tưởng chừng như đơn giản ấy chứa đựng nhiều khâu và quá trình bên trong Mỗi khâu xuất vànhập hàng đều được thực hiện bởi một ekip làm việc thật nghiêm chỉnh để có được số liệu thật chínhxác để khai thông hải quan Bởi rất quan trọng nên nó cần được ghi chép và lưu số liệu cẩn thận Vàchứng từ xác nhận xuất nhập khẩu là phương tiện quan trọng thực hiện nhiệm vụ đó Để tìm hiểu kĩhơn về chứng từ về quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm tăng thêm kiến thức và hiểu biết nhómchúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu về đề tài này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu rõ công dụng chức năng, cách viết của các loại chứng từ xuất nhập khẩu và những quy địnhliên quan Nghiên cứu thực trạng sử dụng hiện nay của các loại chứng từ này, xác định điểm hạn chế

và đưa ra giải pháp khắc phục

3 Đối tượng nghiên cứu

Các loại chứng từ xuất nhập khẩu đang lưu hành tại Việt Nam và các loại hình liên quan

4 Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu thông tin qua giáo trình, các phương tiện truyền thông, báo đài và đặc biệt phương tiệnkhông thể thiếu là internet bởi các thông tin xuất nhập khẩu, thuế quan rất rộng và các công ty thường

xử lí và phát tán trên mạng

5 Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp trình bày trực quan, phân loại đề mục rõ ràng Dàn ý hướng theo tính thực tế, tránh

lý thuyết nhàm chán

Sử dụng những nội dung có được để đưa vào bài tiểu luận và đưa ra những nhận xét, và ý kiến chungtổng hợp của các thành viên để bài tiểu luận thêm hoàn chỉnh

Trang 11

Chương 1: Khái quát về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu

1.1 Khái niệm và phân loại

Trong thương mại quốc tế hiện nay, căn cứ vào các nguồn luật khác nhau có nhiều cách phân loạichứng từ Trong cuốn “Các nguyên tắc thống nhất về nhờ thu” (Bản sửa đổi 1995, có hiệu lực1/1/1996, số 522 của phòng thương mại quốc tế, ICC soạn thảo), viết tắt là URC 522 có định nghĩa vềchứng từ như sau:

“Chứng từ bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại ” (điều 2)

- Chứng từ tài chính:

Bao gồm các chứng từ: hối phiếu, kỳ phiếu, séc, hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền(như thư tín dụng, điện chuyển tiền, biên lai ký phát, )

- Chứng từ thương mại: Gồm có các hoá đơn, chứng từ vận chuyển, chứng từ về quyền sở hữu hoặc

bất kỳ một loại chứng từ tương tự nào khác miễn là không phải chứng từ tài chính

Phõn loại chứng từ ta cú thể tham khảo sơ đồ sau:

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, bộ chứng từ thanh toán thường được sử dụng gồm có: hốiphiếu, hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận kiểm nghiệm hànghoá, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy kê khai đóng gói bao bì chi tiết

Trang 12

Có thể thấy chứng từ xuất nhập khẩu, đối tượng mà chúng ta đang nghiên cứu thuộc loại chứng từthương mại, chủ yếu dùng trong hoạt động ngoại thương và cùng với Incoterm là những khái niệm vôcùng quen thuộc với những người làm xuât nhập khẩu hiện nay.

1.2 Tầm quan trọng

Việc sử dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu là một việc vô cùng quan trọng Bởi vì xuất phát từ đặcđiểm của thương mại quốc tế là các bên mua bán thường ở các quốc gia khác nhau, do đó, các giaodịch mua bán, thực hiện hợp đồng, vận tải, bảo hiểm, thanh toán… thường dựa trên cơ sở các chứng

từ Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hoá, vận tải,bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồithường Các chứng từ này là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọivấn đề liên quan tới quan hệ thương mại, cũng như quan hệ thanh toán quốc tế

1.3 Vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu

Bộ chứng từ là cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong giao thương quốc tế, việc thực hiện hợp đồng và việc thanh toán được tiến hành độc lập nhauvề: nhân sự, thủ tục, thời gian và nơi chốn Do đó, cơ sở tiến hành thanh toán là bộ chứng từ xác thựcviệc chuyển quyền sở hữu hàng hoá và việc hoàn tất các nghĩa vụ giao hàng của bên xuất khẩu

Chứng từ có thể xác nhận người bán đã giao đúng, đủ hàng hay chưa và giao có đúng thời hạn haykhông Còn người mua thì căn cứ vào bộ chứng từ để nhận hàng và tiến hàng thanh toán Trong trườnghợp có sự xuất hiện của ngân hàng-với tư cách là người trung gian giữa người xuất khẩu và ngưòinhập khẩu- thì quan hệ giữa các bên và ngân hàng cũng căn cứ vào bộ chứng từ Thông qua bộ chứng

từ, ngân hàng có thể kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu để tiến hànhviệc trả tiền cho người cho họ, và trên cơ sở đó cũng xem xét người mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanhtoán tiền chưa

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý một số điểm sau đây:

+ Tuỳ từng phương thức thanh toán mà yêu cầu về bộ chứng từ cũng rất khác nhau Trong một

số trường hợp, chúng là chứng từ đại diện hợp pháp cho hàng hoá Điều quan trọng là các chứng từhợp lệ phải được lập đúng chỗ, đúng lúc; và để đẩy nhanh việc giao hàng và thanh toán, chúng phảiđược điền đầy đủ một cách hợp lệ Chỉ một điểm nhỏ không rõ ràng trong chứng từ chắc chắn sẽ dẫnđến sự khó khăn trong thanh toán Do đó, cần phải có một sự quy định rõ ràng về yêu cầu xuất trìnhchứng từ, số lượng, số loại, cách thức lập chứng từ cũng như việc quy định thanh toán tiền dựa vàohợp đồng hay chứng từ (như L/C; A/P )

+ Tuỳ từng điều kiện giao hàng mà phương thức thanh toán cũng cần phải xác định cho phùhợp Bộ chứng từ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với các điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CIF,CFR Ví dụ, đối với điều kiện DAF (giao hàng tại biên giới) ta vẫn có thể sử dụng phương thức thanhtoán kèm chứng từ (như phương thức tín dụng chứng từ) Nhưng trong trường hợp này, xét về bảnchất, L/C cũng giống như L/G

Chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân hàng.

Thông thường thì người mua, hoặc người bán (hoặc người sản xuất) luôn cần tài chính để thực hiệnmột thương vụ Thí dụ, một người nhập khẩu (người mua) chỉ muốn thanh toán hàng nhập sau khi anh

ta bán được một số hàng Mặt khác, người xuất khẩu (người bán) lại có nhu cầu về tài chính để muanguyên vật liệu thô phục vụ cho sản xuất hàng hoá mà anh ta bán Xuất phát từ đặc điểm bộ chứng từ

là căn cứ thanh toán giữa các bên nên có thể coi chứng từ là đại diện của hàng hoá Thay vì hàng hoá,người ta có thể buôn bán trao tay bộ chứng từ, hoặc có thể dùng nó làm vật cầm cố, thế chấp hay chiếtkhấu tại ngân hàng

Trang 13

Bộ chứng từ có thể được mua đi bán lại nhằm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hoá Trongtrường hợp hàng hoá vẫn còn trên đường vận chuyển, nhưng người mua lại tìm ngay được một đối tác

để bán lại thì anh ta có thể chuyển giao ngay bộ chứng từ cho người thứ ba đó Khi đó, người mua lại

bộ chứng từ có thể dùng bộ chứng từ để nhận hàng và vấn đề thanh toán sẽ được tiến hành giữa ngườibán và người thứ ba này

Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể được dùng để cầm cố: Người chủ bộ chứng từ hay hối phiếu có thểmang chứng từ hay hối phiếu của mình đến ngân hàng hay một tổ chức tín dụng để cầm cố cho mộtkhoản vay nào đó tại ngân hàng đó Ngân hàng cầm cố có thể sử dụng hối phiếu hoặc bộ chứng từ nếunhư người chủ hối phiếu không thực hiện việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Khi áp dụng hình thứcnày, người cầm cố hối phiếu phải ghi vào mặt sau của tờ hối phiếu như sau:

Bộ chứng từ cũng có thể được sử dụng làm vật thế chấp để vay tín dụng Trong trường hợp nhà nhậpkhẩu phải thanh toán toàn bộ gửi hàng trong khi hàng lại chưa cập bến, anh ta có thể yêu cầu ngânhàng ứng trước một khoản tín dụng Sau khi giải phóng hàng hoá và thu hồi vốn, nhà nhập khẩu sẽhoàn trả tiền cho ngân hàng Với nghiệp vụ này, ngân hàng phải đương đầu với các rủi ro mất vốn chovay, vì vậy ngân hàng đòi hỏi phải có thế chấp cho các khoản ứng trước Các chứng từ về quyền sởhữu hàng hoá như vận đơn đường biển, giấy gửi hàng đường biển, vận đơn đường không, hoá đơnkiêm phiếu nhận hàng, biên lai chứng nhận gửi hàng, hay còn gọi là các giấy tờ theo lệnh đều có thểdùng làm vật thế chấp Các chứng từ này phải được lập dưới dạng có thể chuyển nhượng được (ký hậu

để trắng hoặc ký hậu chuyển nhượng cho ngân hàng) Một khi các chứng từ trên không thể chuyểnnhượng được (ví dụ vận đơn đích danh) thì nhà nhập khẩu phải sử dụng hình thức thế chấp khác

Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể được sử dụng để chiết khấu tại các ngân hàng Đối với chiết khấu bộchứng từ có hai hình thức sau:

+ Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu theo đó nhà xuất khẩu bán hẳn bộ chứng từ

gửi hàng cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm gì về việc hoàn trả tiền Trách nhiệm thutiền từ phía nước ngoài và việc sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về ngân hàng Hình thứcchiết khấu này bao hàm nhiều rủi ro đối với ngân hàng, do vậy ngân hàng thường thu phí chiết khấucao

+ Chiết khấu truy đòi: là hình thức nhà xuất khẩu bán bộ chứng từ kỳ hạn cho ngân hàng để

nhận tiền nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ gửi hàng trong trường hợp ngân hàng không đòiđược tiền từ nhà nhập khẩu Về bản chất, chiết khấu có truy đòi là việc ngân hàng cho vay trên cơ sở

bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình, thời gian cho vay được tính bằng thời gian cần thiết trungbình để đòi tiền từ nhà nhập khẩu nước ngoài, lãi được tính bằng lãi chiết khấu tính theo ngày Mứcphí trong chiết khấu có truy đòi tất nhiên sẽ thấp hơn so với chiết khấu miễn truy đòi do ngân hàngchịu ít rủi ro hơn

Đối với chiết khấu hối phiếu: đây là nghiệp vụ tài trợ ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức kháchhàng chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnhgiá hối phiếu trừ đi lãi chiết khấu và phí chiết khấu Thực chất đây là hình thức ngân hàng mua lại hốiphiếu chưa tới hạn thanh toán của nhà xuất khẩu Với nghiệp vụ này ngân hàng cung ứng một khoảnvốn cho nhà xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục quá trình tái sản xuất Nhà nhập khẩu sẽ có ngayvốn thay vì phải chờ nhà nhập khẩu thanh toán do anh ta đã cung cấp một khoản tín dụng thương mại(bán chịu hàng) Còn ngân hàng có lợi là thu được lãi suất chiết khấu Một nét đặc trưng của chiếtkhấu hối phiếu là ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng sốtiền còn lại Số tiền đó là giá trị chiết khấu

Tạo điều kiện áp dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào việc sử dụng chứng từ.

Ngày nay, thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ được các quốc gia coi là một giải pháp hữu hiệunhất cho việc toàn cầu hoá mà còn là một trong những cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế quốc gia và

Trang 14

toàn cầu lên một bước mới Theo con số của Tập đoàn tư vấn Boston Consulting thì doanh số TMĐTnăm 1999 đã tăng trưởng ở mức 120%, đạt 33,1 tỷ USD, chiếm 1,4% tổng doanh thu bán lẻ trên thếgiới Theo dự đoán, đến năm 2003 doanh thu từ TMĐT sẽ là 1400 tỷ USD Để có thể chia sẻ một phầncon số doanh thu khổng lồ đó, các quốc gia phải có những thay đổi căn bản từ chính sách vĩ mô, cơ sở

hạ tầng Một trong những chuyển đổi quan trọng có tính quyết định để tham gia TMĐT là việc thiếtlập một cơ sở hạ tầng về thanh toán điện tử, đưa ra những quy định quy tắc về giao dịch chứng từ điện

tử thanh toán và chữ ký điện tử Để đạt được như vậy, các phương thức thanh toán quốc tế phải dựatrên cơ sở là bộ chứng từ thanh toán chứ không phải là hàng hoá Bộ chứng từ sẽ dần dần được chuyển

từ hình thức bằng giấy truyền thống sang hình thức mã hoá điện tử, và việc xuất trình bộ chứng từ sẽtrở nên đơn giản thông qua hệ thống mạng máy tính cho bất kỳ ngân hàng nào Chính điều này tạo tiền

đề cho phương thức kinh doanh qua mạng, TMĐT phát triển

Trang 15

Chương 2: Giới thiệu bộ CT XNK hiện nay

2.1 Invoice (hóa đơn thương mại)

Khái niệm:

Hóa đơn thương mại (Invoice) là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa Hóa đơn thương mại

do người bán phát hành xuất trình cho người mua sau khi hàng hóa được gửi đi Là yêu cầu của ngườibán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những điều kiện cụ thể ghi trên hóa đơn Tronghóa đơn phải nêu được những đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sởgiao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải v.v

2.1.1 Bản chất, công dụng, phân loại

 Đặc điểm

Hóa đơn thương mại bao gồm những nội dung chi tiết căn bản giống như một hóa đơn bán hàng (dịchvụ) trong nước như:

- Số hóa đơn

- Ngày lập hóa đơn

- Họ tên và địa chỉ người bán hàng

- Họ tên và địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không là một)

- Điều kiện giao hàng (theo địa điểm)

- Điều kiện thanh toán

- Số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng (nếu có)

- Tổng số tiền phải thanh toán Phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằngchữ

Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế do người bán và người mua trong đa số trường hợp không gặpnhau trực tiếp để thực hiện việc thanh toán nên một hóa đơn thương mại quốc tế có một số điểm kháchẳn với các hóa đơn bán hàng (dịch vụ) trong nước

Cụ thể như sau:

 Nếu không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việclập hóa đơn thì ngôn ngữ thông thường được sử đụng là tiếng Anh, trong khi các hóa đơn bánhàng hay cung cấp dịch vụ trong nước đa phần bao giờ cũng lập bằng ngôn ngữ bản địa

 Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền được thỏa thuậntrong các hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh toán phù hợp với các quyđịnh trong các hợp đồng mua bán này và phù hợp với luật hay tập quán quốc tế trong thươngmại

 Công dụng

 Trong việc thanh toán tiền hàng, hóa đơn thương mại giữ vai trò trung tâm trong bộ chứng từthanh toán Trong trường hợp bộ chứng từcó hối phiếu kèm theo, thông qua hóa đơn, người trảtiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hối phiếu Nếu không dùng hối phiếu đểthanh toán, hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền

 Khi khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị hàng hóa và là bằng chứng cho việc mua bán,trên cơ sở đó người ta tiến hành giám quản và tính tiền thuế

 Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ kí chấp nhận trả tiền của người mua có thể làm vaitrò của một chứng từ bảo đảm cho việc vay mượn

 Hóa đơn cũng cung cấp những chi tiết về hàng hóa,cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hànghóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng

 Trong một số trường hợp nhất định bản sao của hóa đơn được dùng như một thư thông báo kếtquả giao hàng, để người mua chuẩn bịnhập hàng và chuẩn bị trả tiền hàng

Nhìn chung, hóa đơn thương mại đã trở nên phổ biến trong thời đại hội nhập ngày nay, bất kì một hoạtđộng giao dịch thương mại nào (xuất khẩu hay nhập khẩu) đều phải cần hóa đơn Từ đó cho thấy việc

Trang 16

nhận biết và thành lập một hóa đơn đúng đang là một yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệpViệt Nam, vì khi một hóa đơn bị sai sót thì sẽ gây ra nhiều trở ngại cho các nhà xuất khẩu lẫn nhànhập khẩu

 Phân loại

Trong thực tiễn buôn bán, các hoạt động giao dịch rất nhiều và phức tạp, bên cạnh đó mỗi loại giaodịch thường đòi hỏi mỗi hóa đơn khác nhau, làm cho hình thức và chức năng của các hóa đơn thươngmại trở nên đa dạng Nếu xét theo góc độ chức năng, có thể phân loại hóa đơn như sau:

 Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưngkhông dùng để thanh toán mà được dùng làm chứng từ để khai hải quan, xin giấy phép nhậpkhẩu, làm cơ sở cho việc khai trị giá hàng hóa đem đi triển lãm, để gửi bán hoặc có tác dụnglàm đơn chào hàng

 Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàngtrong các trường hợp giá hàng hóa chỉ là giá tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toáncuối cùng sẽ căn cứvào trọng lượng hoặc số lượng xác định ở cảng, hàng hóa được giao nhiềulần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong mới thanh toán hết

 Hóa đơn chính thức (Final invoice): Là hóa đơn thương mại xác định tổng giá trị cuối cùngcủa lô hàng và là cơ sở thanh toán dứt khoát tiền hàng

 Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice ): Trong hóa đơn chi tiết, giá cả được phân tích ra thànhnhững mục rất chi tiết Nội dung của hóa đơn được chi tiết đến mức độ nào là tùy theo yêu cầu

từ kiêm cả chức năng hóa đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ

 Hóa đơn hải quan (Custom Invoice): Là hóa đơn tính toán trị giá hàng theo giá tính thuế củahải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải quan Hóa đơn này ít quan trọng trong lưuthông

 Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice): Là hoá đơn xác nhận của lãnh sự nước người mua đanglàm việc ở nước người bán Hoá đơn lãnh sự có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất

xứ (xem mục chứng từ hải quan)

2.1.2 Quy định UCP về hóa đơn thương mại

 Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại điều 38)

 Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong điều 38g)

 Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng

 Không cần phải ký

Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định ngân hàng xác nhận nếu có hoặc ngân hàng pháthành có thểchấp nhận một HĐTM được phát hành với số tiền vượt quá số tiền L/Ccho phép vàquyếtđịnh của ngân hàng này sẽ ràng buộc tất cả các bên miễn là ngân hàng đó không thanh toán hay chiếtkhấu cho số tiền vượt quá L/C cho phép

Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong HĐTM phải phù hợp với mô tả hàng hóatrong L/C

Trang 17

2.1.3 Hướng dẫn lập Invoice

1) SHIPPER/ EXPORTER (Nhà xuất khẩu): - The name and address of the principal party

responsible for effecting export from the United States The exporter as named on the Export License.(Tên và địa chỉ của đối tác chính chịu trách nhiệm xuất khẩu những hàng hoá được liệt kê)

2) CONSIGNEE (Người nhận hàng): - The name and address of the person/company to whom the

goods are shipped for the designated end use, or the party so designated on the Export License (Tên

và địa chỉ của cá nhân hoặc công ty mà hàng hoá được gửi đến cuối cùng)

3) INTERMEDIATE CONSIGNEE (Trung gian): - The name and address of the party who effects

delivery of the merchandise to the ultimate consignee, or the party so named on the Export License.(Tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm phân phối hàng hoá đến cho người nhận cuối cùng)

4) FORWARDING AGENT (Đại lý chuyển giao/hãng vận chuyển quá cảnh): - The name and

address of the duly authorized forwarder acting as agent for the exporter (Tên và địa chỉ của ngườiđược ủy quyền hợp pháp, hoạt động với vai trò là đại lý của nhà xuất khẩu)

Trang 18

5) COMMERCIAL INVOICE NO - Commercial Invoice number assigned by the exporter (Mã

sốhoá đơn định bởi nhà xuất khẩu)

6) CUSTOMER PURCHASE ORDER NO - Overseas customer's reference of order number (Mã số

9) DATE OF EXPORT - Actual date of export of merchandise (Ngày xuất khẩu thực tế.

10) TERMS OF PAYMENT (điều kiện thanh toán) - Describe the terms, conditions, and currency of

settlement as agreed upon by the vendor and purchaser per the Pro Forma Invoice, customer PurchaseOrder, and/or Letter of Credit (Mô tảnhững điều khoản, phương thức thanh toán, loại tiền tệ đượcthoảthuận giữa người mua và người bán theo hoá đơn chiếu lệ, đơn đặt hàng của khách hàng, hay tíndụng thư)

11) EXPORT REFERENCES - May be used to record other useful information, e.g Other reference

numbers, special handling requirements, routing requirements, etc (Dùng để trình bày những thông tincần thiết khác, ví dụ như các mã số, yêu cầu đặc biệt về việc vận chuyển hàng…)

12) AIR/OCEAN PORT OF EMBARKATION - Ocean port/pier, or airport to be used for

embarkation of merchandise (Cảng hàng không, hay hàng hải nơi bốc hàng (đưa hàng lên tàu))

13) EXPORTING CARRIER/ROUTE - (Hãng vận tải): Record airline carrier/flight number or

vessel name/shipping line to be used for the shipment of merchandise (Hãng vận tải do nhà xuấtkhẩu chọn để vận chuyển hàng hoá)

14) PACKAGES - Record number of packages, cartons, or containers per description line (Mã sốtrên

kiện, thùng cactông hay container theo mỗi dòng mô tả.)

15) QUANTITY - (Số lượng) - Record total number of units per description line (Tổng số đơn vị

hàng hóa theo mỗi dòng mô tả)

16) NET WEIGHT - (Khối lượng tịnh)/GROSS WEIGHT (Khối lượng gộp) – Record total net

weight and total gross weight (includes weight of container) in kilograms per description line Tổngkhối lượng tịnh theo mỗi dòng mô tả/ tổng khối lượng gộp (bao gồm cảm khối lượng bao bì) theo mỗidòng mô tả

17) DESCRIPTION OFMERCHANDISE - (Mô tả hàng hoá) - Provide a full description of items

shipped, the type of container (carton, box, pack, etc.), the gross weight per container, and the quantityand unit of measure of the merchandise (Mô tả đầy đủ về hàng hoá được vận chuyển, loại bao bì(thùng cacton, hộp, kiện…), trọng lượng gộp mỗi container, số lượng và đơn vị tính của hàng hoá )

18) UNIT PRICE (Đơn giá)/TOTAL VALUE (Tổng giá trị) - Record the unit price of the

merchandise per the unit of measure, compute the extended total value of the line (Giá của mỗi đơn vịhàng hoá/ tổng giá trịhàng hoá theo mỗi dòng mô tả)

19) PACKAGE MARKS (Ký mã hiệu) - Record in this Field, as well as on each package, the

package number (e.g - 1 of 7, 3 of 7, etc.), shippers company name, country oforigin (e.g - made inUSA), destination port of entry, package weight in kilograms, package size (length x width x height),and shipper's control number (e.g – C/I number; optional) (Ký hiệu hay mã số để nhận biết trêncontainer)

20) MISC CHARGES (Chi phí hỗn hợp) - Record any miscellaneous charges which are to be

paidfor by the customer - export transportation, insurance, export packaging, inland freight to pier,

Trang 19

etc… (Tất cảcác loại phí mà khách hàng phải trả như: phí vận chuyển, bảo hiểm, phí đóng gói xuấtkhẩu, phí vận chuyển trên bộ)

21) CERTIFICATIONS (Chứng nhận) - any certifications or declarations required of the shipper

regarding any information recorded on the commercial invoice: (Tất cả những chứng nhận và cam kếtliên quan đến bất cứ thông tin nào trong hoá đơn mà nhà xuất khẩu yêu cầu)

22) INVOICE CURRENCY: Loại tiền tệ mà giá trị của hoá đơn được tính theo đó.

23) DATE (Ngày tháng): Ngày tháng lập hoá đơn Ngoài mẫu trên người ta cũng Có thể lập những

hoá đơn thương mại với nhiều cách thức khác nhau do không có một biểu mẫu tiêu chuẩn quy địnhcho chung cho hóa đơn thương mại Nhưng nội dung của một hóa đơn thương mại cơ bản vẫn đầy đủnhững thông tin cần thiết như trên

Sau đây là một mẫu hóa đơn thương mại cụ thể:

Trang 20

2.1.4 Những điều cần lưu ý khi lập và kiểm tra hóa đơn thương mại

a) Yêu cầu khi lập hóa đơn thương mại

Chúng ta nên tránh các lỗi thường gặp sau:

 Người bán cho rằng hoa hồng, tiền bản quyền và các loại phí khác không phải chịu thuế nênkhông ghi vào trong hóa đơn

 Người xuất khẩu mua hàng từ nhà sản xuất rồi bán lại cho người nhập khẩu và chỉ ghi trên hóađơn giá họ mua của người sản xuất chứ không ghi giá họ bán cho người nhập khẩu

Trang 21

 Trị giá nguyên liệu của người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu để sản xuất ra hànghóa không được thể hiện trong hóa đơn.

 Nhà sản xuất nước ngoài gửi hàng thay thế cho một khách hàng và chỉ ghi giá thực thu củahàng hóa mà không thể hiện giá đầy đủ trừ đi tiền bồi thường cho hàng hóa khiếm khuyết đãgiao trước đây và bị trả lại

 Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ ghi giá thực thu

mà không thể hiện số tiền chiết khấu

 Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (giá gắn với một điều kiện giao hàng nào đó ví

dụ như giá CIF chẳng hạn) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng và không ghinhững chi phí tiếp theo sau

 Người giao hàng ghi trên hóa đơn người nhập khẩu là người mua hàng nhưng trên thực tếngười nhập khẩu chỉ là đại lý hoa hồng hoặc là bên chỉ nhận một phần tiền bán hàng cho việclàm trung gian của mình

b) Yêu cầu khi kiểm tra hóa đơn thương mại

Cần tránh những lỗi sai sau:

 Kiểm tra số bản hóa đơn có đúng với yêu cầu hay không Số bản này thường không cố định

mà tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu nhằm mục đích đáp ứng được những yêu cầu cầnthiết

 Kiểm tra người lập hóa đơn có phải là người thụ hưởng được quy định hay không, kiểm tracác yếu tố liên quan như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, số fax… Việc ghi tên , địa chỉngười lập hóa đơn bắt buộc phải theo đúng, kể cả khi nội dung tham chiếu này bị ghi sai, tronghóa đơn thương mại và các chứng từ khác

 Kiểm tra tên, địa chỉ người mua bằng cách đối chiếu với mục Applicant của thư tín dụng xem

có phù hợp không, trường hợp chuyển nhượng thì tên người mua được thể hiện trên hóa đơnphải là người thụ hưởng thứ nhất

 Kiểm tra việc mô tả hàng hóa phải chính xác từng chữ một và đầy đủ như yêu cầu Nếu tronghóa đơn thể hiện sai biệt về lỗi chính tả cũng có thể là nguyên nhân để ngân hàng nước ngoàitrì hoãn việc thanh toán dù điều này không liên quan, ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa

 Kiểm tra đơn giá hàng hóa trong hóa đơn thương mại có giống nhau không Trường hợp ghiđơn giá cho mỗi “kg” mà hóa đơn thương mại ghi “tấn”thì cũng được chấp nhận, miễn làkhông làm thay đổi đơn giá thật của hàng hóa

 Kiểm tra số lượng, trọng lượng hàng hóa: Truớc tiên xem có cho phép giao hàng từng phầnhay không?

 Khi kiểm tra đơn giá Ngân hàng, cần lưu ý cả điều kiện giao hàng (FOB, CIF,…) Cần kiểm traxem những điều kiện này có đúng theo yêu cầu không?

 Kiểm tra số tiền trên hóa đơn

 Số tiền ghi bằng số: ghi theo kiểu Anh Nếu giao hàng một lúc, nhiều chủng loại khácnhau thì trị giá từng loại hàng cũng như tổng trị giá phải đuợc tính đúng

 Số tiền bằng chữ: phải khớp với số tiền bằng sốvà đúng chính tả Đơn vị tiền trên hóađơn phải giống trên Hối phiếu

 Kiểm tra những dữ kiện khác: Trên hóa đơn có thể đựơc thể hiện thêm cảng bốc dỡ, cảng dỡhàng, cảng chuyển tải… Nếu có những thông tin này thì phải đồng nhất với thông tin trên vậnđơn hay những chứng từ liên quan Ngoài ra phải ghi trên hóa đơn về contract no., packing,shipping mark

2.2 Packing list (phiếu đóng gói)

2.2.1 Định nghĩa

Là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong kiện hàng (thùng hàng, hòm, kiện, container,…) chỉ ravật liệu đóng gói được sủ dụng và kí hiệu hàng hóa được ghi ở phía ngoài Một số còn bao gồm cảkích thước và trọng lượng của hàng hóa Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa Phiếu đóng

Trang 22

gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong mộttúi gắn ở bên ngoài bao bì

2.2.2 Tác dụng

Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện Phiếu đóng gói thường được lậpthành 3 bản Mỗi bản có tác dụng cụ thể như sau:

+ Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó

là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi

+ Một bản được tập hợp cùng với các phiếu đóng gói khác tạo thành một bộ và được xếp vào kiệnhàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa của người nhậnhàng

+ Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trìnhcho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng

2.2.3 Phân loại

Ngoài loại phiếu đóng gói thông thường, còn có các loại sau:

+ Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list)

Là phiếu đóng gói có nội dung liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng Đôi khi nội dung không có gìkhác biệt so với phiếu đóng gói thông thường, nhưng nếu nó có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết thì nótrở thành phiếu đóng gói chi tiết

+ Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list)

Là phiếu đóng gói trong đó không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua có thể sử dụngphiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ 3

Ngoài phiếu đóng gói còn có một chứng từ tương tự đó là bản kê chi tiết hàng hóa (Specification): làbản thống kê toàn bộ hàng hóa của lô hàng được phân bổ trong các kiện Đơn giản hóa đó là bản tổnghợp của các phiếu đóng gói Nó được dung trong các trường hợp hàng hóa phức tạp (như phụ tùng,dụng cụ, hóa chất thí nghiệm…)

2.2.4 Yêu cầu về nội dung của phiếu đóng gói

Phiếu đóng gói là một trong các chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất trình thnah toán Nóchính là chứng từ thể hiện chi tiết lô hàng, là căn cứ để người mua xác nhận việc giao hàng của ngườibán có đúng hợp đồng hay không và là cơ sở để người bán làm bằng chứng đã giao hàng đúng quyđịnh Mẫu phiếu đóng gói cũng có thể có nhiều mẫu khác nhau, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp Tuynhiên, phiếu đóng gói sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ không thể thiếu các nội dung chủyếu sau:

Trang 23

+ Tên người bán, người mua: Phải phù hợp với quy định của L/C

+ Tên hàng và mô tả hàng hóa phải phù hợp với L/C

+ Số hiệu hợp đồng

+ Số L/C và ngày phát hành L/C (nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ)

+ Số hiệu , ngày phát hành hóa đơn

+ Tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ

+ Số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng hóa đựng trong kiện hàng, trọng lượnghàng hóa đó, thể tích của kiện hàng

+ Số lượng container và số container

+ Ngoài ra, phiếu đóng gói đôi khi còn ghi rõ tên xí nghiệp, tên người đóng gói và tên người kiểmtra kĩ thuật

Trang 24

2.3 Bill of lading (vận đơn đường biển)

2.3.1 Bản chất, công dụng phân loại

Còn gọi đầy đủ là Ocean Bill of Lading - B/L

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, do

người vận chuyển (carrier) hoặc đại lý của người vận chuyển (Agent of carrier) phát hành cho ngườigửi hàng (Shipper) sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu (shipped on board) hoặc sau khi nhận hàng

để xếp (received for shipment)

Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:

* Thứ nhất, vận đơn là "bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với sốlượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng" Thực hiệnchức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng Nếukhông có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có

"Tình trạng bên ngoài thích hợp" (In apperent good order and condition) Điều này cũng có nghĩa làngười bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyênchở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc mộtcách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng

* Thứ hai, "vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng" hay nói đơn giản hơnvận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn Vì vậy, vận đơn có thể muabán, chuyển nhượng được Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khihàng hoá được giao Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ củahàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quyđịnh trong vận đơn tại cảng đến

* Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đườngbiển đã được ký kết

* Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người chothuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party) Khi hàng hoá được xếp hayđược nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển Vận đơnđược cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết

Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tàu như thuê tàuchuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuêtâù Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note) Vậy vận đơnđược cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được

ký kết Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa ngườiphát hành và người cầm giữ vận đơn

 Vận đơn nhận hàng để chở: Là chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng để chở vàcam kết sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định trong vận đơn

* Căn cứ vào phê chú trên vận đơn

Trang 25

* Căn cứ vào tính sở hữu

 Vận đơn vô danh: là vận đơn mà không ghi tên người nhận hàng, do đó bất cứ ai cầm vận đơnnày đều trở thành chủ sở hữu của vận đơn và hàng hóa ghi trên vận đơn

* Căn cứ vào hành trình chuyên chở

 Vận đơn đi thằng (Direct B/L, Straight B/L): là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóađược vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lầnchuyển tải nào

 Vận đơn chở suốt (Through B/L) được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tảiqua một con tàu trung gian

2.3.3 Nội dung chính của B/L

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau Vận đơnđược in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau (trừ vận đơn điện tử):

* Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:

- Số vận đơn (number of bill of lading)

- Người gửi hàng (shipper)

- Cảng chuyển tải (via or transhipment port)

- Nơi giao hàng (place of delivery)

- Tên hàng (name of goods)

- Kỹ mã hiệu (marks and numbers)

Trang 26

- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)

- Số kiện (number of packages)

- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)

- Cước phí và chi chí (freight and charges)

- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)

- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)

- Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)

Nội dung cuả mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyềnphó

* Mặt thứ hai của vận đơn

Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền

bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó Mặt sau thường gồm các nội dung như các địnhnghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giaonhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điềukhoản miễn trách của người chuyên chở

Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dungcủa nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đườngbiển

2.3.4 Hướng dẫn lập B/L

Hai hình ảnh minh họa về vận đơn:

Trang 28

1 Tiêu đề vận đơn đường biển:

Tiêu đề của vận đơn đường biển thường được in sẵn và không quyết định tính chất, nội dung và loạivận đơn, do đó về mặt lí thuyết vận đơn có thể không cần có tiêu đề hoặc có tiêu đề là bất cứ thế nào

Để biết vận đơn thuộc loại nào phải căn cứ vào nội dung cụ thể trên mặt trước tờ vận đơn

2 Tên người chuyên chở:

Bất kì vận đơn nào cũng phải thể hiện tên của công ty vận tải biển hay người chuyên chở (Shippingcompany or Carrier) Người chuyên chở mới đích thực là bên đại diện cho hợp đồng chuyên chở nênngười chuyên chở phải có trách nhiệm pháp lí về vận đơn phát hành trên danh nghĩa của mình và khi

có tranh chấp xảy ra về vận tải hàng hóa thì người chuyên chở phải là người đại diện để giải quyết

3 Người nhận hàng:

Trang 29

Tùy theo việc giao hàng là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà điền vào ô nhận hàng (Consignee)cho thích hợp Thông thường, ô này in sẵn các phương án để tiện dung trong các trường hợp khácnhau:

- Nếu giao hàng đích danh thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng;ngoài ra có thể ghi thêm các thong tin như điện thoại, fax, telex Đồng thời, phải gạch bỏ tất cả các từ

in sẵnđứng trước tên người nhận hàng có nội dung như “Theo lệnh – to Order”, “Theo lệnh của– toOrder of”

- Nếu giao hàng theo lệnh của 1 người đích danh, thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh củangười này, ngoài ra nếu trên vận đơn không in sẵn các từ như “To Order”, “To Order of” hay “orOrder” thì phải ghi thêm vào trước tên người ra lệnh nhận hàng cụm từ “Theo lệnh của – to Order of”.Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành L/C thường quy định vận đơn phải ghitheo lệnh của mình để khống chế vận đơn, qua đó khống chế hàng hóa, người nhập khẩu phải thanhtoán hoặc chấp nhận thanh toán mới được ngân hàng kí hậu vận đơn để đi nhận hàng Vận đơn theolệnh (chủ yếu là theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C) rất phổ biến

- Nếu người gửi hàng không muốn giao hàng cụ thể cho ai thì có thể ghi vào ô này nội dung “Giaohàng theo lệnh của người gửi hàng – To Order of Shipper” Đối với loại vận đơn này nếu người gửihàng không kí hậu thì chỉ có anh ta mới có quyền nhận hàng tại cảng đích Nếu người gửi hàng kí hậu

để trống thì vận đơn trở thành vận đơn vô danh, nghĩa là bất cứ ai có vận đơn này đều trở thành chủ sởhữu hợp pháp và đều có quyền nhận hàng tại cảng đến Nếu người gửi hàng kí hậu theo lệnh của 1người đích danh thì vận đơn trở thành vận đơn theo lệnh hàng hóa sẽ giao thoe lệnh của người này.Vận đơn vô danh ít được sử dụng trong thực tế vì nó dễ bị lạm dụng để chiếm đoạt hàng hóa nên cảngười gửi hàng, ngân hàng phát hành L/C và người mở L/C đều không chấp nhận loại vận đơn này

- Nếu trong ô “người nhận hàng” để trống thì theo tập quán quốc tế được hiểu là giao hàng theolệnh của ngườ gửi hàng

- Nếu muốn giao hàng cho 1 người bất kì (vận đơn vô danh) thì trong ô này phải ghi “to theHolder” hoặc “to the Bearer”

4 Bên được thông báo (Notify Party/Address):

Tùy theo quy định của hợp đồng thương mại hay L/C mà điền cho thích hợp thông thường ô này đểtên và địa chỉ của người nhập khẩu hay ngân hàng phát hành L/C vì những người này cần được thôngbáo tin tức của chuyến tàu và hàng hóa khi cập cảng đích Nếu ô này để trống thì phải hiểu là thongbáo cho người nhận hàng

5 Số bản vận đơn gốc phát hành:

Vận đơn đường biển phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng, thường được phát hành thành bộgồm 3 bản gốc và 1 số bản sao Vì vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa được lưu thông và ngườichuyên chở sẽ giao hàng cho ai xuất trình vận đơn gốc hợp pháp đầu tiên tại cảng đích, do đó người tacần phải biết được số bản gốc vận đơn được phát hành là bao nhiêu để theo dõi và kiểm soát trong quátrình lưu thông Số bản vận đơn gốc được in ở mặt trước tờ vận đơn bằng cả số và chữ

6 Ký mã hiệu, số lượng và mô tả hàng hóa:

- Kí hiệu mã hàng hóa (Shipping Marks), số container (Container Nos.), số kẹp chì (Seal Nos.): Lànhững kí hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được in bên ngoài hàng hóa đối với những loạihàng hóa không có bao bì và in ở trên các bao bì hàng hóa đối với các loại hàng hóa có bao bì Các kýhiệu mã này nhằm để nhận dạng hàng hóa, thong báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc

dỡ hoặc bảo quản hàng hóa Các ký mã hiệu này được ghi trên hàng và boa bì như thế nào thì phảiđược ghi vào vận đơn như thế

Trang 30

- Số lượng, số chiếc hoặc trọng lượng: Sau khi hàng được xếp lên tàu, người chuyên chở hoặc đại líphải điền vào vận đơn các thong số như số lượng hàng hóa, trọng lượng hàng hóa, số container màmình đã nhận hoặc xếp lên tàu.

- Mô tả hàng hóa: Trên vận đơn, hàng hóa có thế chỉ cần mô tả 1 cách chung chung, miễn là có thểphân biệt được tên hàng, quy cách phẩm chất, quy cách kĩ thuật…

Mục đích của việc ghi ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng và mô tả hàng hóa là nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa của nhiều chủ hàng tại cảng đích tránh nhầm lẫn thiếu hụt vìtrên tàu thường xếp hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau và có nhiều hàng hóa có thể trông giốngnhau

7 Ngày và nơi phát hành vận đơn:

- Nơi phát hành vận đơn có thể ghi địa chỉ của người chyên chở hay đại lí của họ, cảng xếp hay địađiểm nào đó do 2 bên thỏa thuận Nơi phát hành vận đơn có ý nghĩa trong việc chọn luật điều chỉnhcũng như theo dõi hành trinh của tàu vận chuyển hoặc chứng minh về xuất xứ hàng hóa

- Nếu không có ghi chú riêng biệt về ngày giao hàng trên vận đơn thì ngày phát hành vận đơn chính

là ngày giao hàng Để lấy được vận đơn hợp lệ có thể xảy ra các trường hợp kí lùi hoặc kí tiến trên vậnđơn, tức là ngày kí vận đơn không phải là ngày giao hàng Nếu có tranh chấp xảy ra về ngày phát hànhvận đơn mà các bên đưa ra được bằng chứng về việc kí lùi hay kí tiến thì người chuyên chở phải chịutrách nhiệm trước pháp luật

8 Nội dung về con tàu và hành trình:

- Trên vận đơn phải thể hiện rõ tên co tàu chuyên chở và số hiệu chuyến tàu

- Nơi nhận hàng và trả hàng, cảng bốc và cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, các thông tin này thườngđược bố trí bằng các ô in sắn tiêu đề

Để tránh tranh chấp phát sinh, khi ghi hành trình chuyên chở trên vận đơn phải căn cứ vào quy địnhtrong hợp đồng vận tải hoặc quy đinh trong L/C

9 Về giao nhận hàng hóa:

Trên mặt trước vận đơn phải thể hiện rõ tình trạng giao hàng, tùy theo loại vận đơn, có thể là:

- Đã bốc hàng lên tàu (Shipped on Board, On Board, Shipped, Laden on Board)

- Nhận hàng để chở (Received for Shipment hoặc Accepted for Carriage)

10 Về cước phí:

- Nếu cước phí được thanh toán tại cảng đi thì trên vận đơn sẽ ghi hoặc đóng dấu chữ “FreightPrepaid hay Freight Paid – cước đã trả”

- Nếu thỏa thuận cước phí trả sau (tức là trả tại cảng đích) thì trên vận đơn sẽ ghi nội dung “Freight

to Collect hoặc Freight Payable at Destination – cước thu tại cảng đích”, trường hợp này người nhậnhàng phải trả cước mới được nhận hàng, còn người chuyên chở chỉ giao hàng sau khi đã nhận đượccước Chi phí phát sinh lien quan đến con tàu và hàng hóa do trả cước chậm do người nhận hàng chịu

11 Kí vận đơn:

Những người có chức năng kí vận đơn chủ yếu bao gồm người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lýcủa họ Tuy nhiên, trong thực tế giao dịch, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng không kí vận đơn

mà ủy quyền cho đại lí của họ Sau đây là các trường hợp kí vận đơn:

- Người chuyên chở hay đại lí của người chuyên chở kí vận đơn:

Trang 31

 Nếu trên vận đơn đã in sẵn tên người chuyên chở thì kí vận đơn không cần lặp lại tên ngườichuyên chở mà chỉ cần ghi rõ chức năng của mình (là người chuyên chở hay đại lí của ngườichuyên chở)

 Nếu trên vận đơn không in sẵn tên người chuyên chở thì khi kí bắt buộc phải ghi đầy đủ tênngười chuyên chở và chức năng của người kí

- Thuyền trưởng hay đại lí của thuyền trưởng kí vận đơn:

 Vì mỗi con tàu biển đích danh chỉ có 1 thuyền trưởng và tên của con tàu luôn phải thể hiệntrên vận đơn, do đó khi kí vận đơn, thuyền trưởng không cần chỉ ra tên của mình, tuy nhiêntrong thực tế ta vẫn gặp trường hơp thuyền trưởng kí vẫn đơn và ghi đầy đủ họ tên của mình(điều này không bắt buộc và được chấp nhận) Vì thuyền trưởng có thể có nhiều đại lí, do đó,

để biết chính xác đại lí nào đã kí vận đơn thì khi kí vận đơn, đại lí của thuyền trưởng phải ghi

rõ đầy đủ tên và chức năng của mình

 Do tên của người chuyên chở luôn phải thể hiện trên vận đơn bằng cách in sẵn hoặc ghi thêmhoặc đóng dấu trên vận đơn Do đó khi kí vận đơn, thuyền trưởng hay đại lí của thuyền trưởngkhông cần lặp lại tên của người chuyên chở nữa

2.3.5 Lưu ý khi lập Bill of lading

+ Vận đơn phải được làm thành văn bản và do người vận chuyển phát hành

+ Vận đơn bao giờ cũng bao gồm hai mặt (trừ vận đơn điện tử – E.B/L) Mặt trước bao gồm các ô,cột, dòng in sẵn để điền những thông tin cần thiết khi sử dụng; mặt sau của vận đơn phải chứa đựngcác điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc dẫn chiếu tới các nguồn luật có quy định những điềukiện và điều khoản chuyên chở (đối với vận đơn rút gọn hay vận đơn trắng lưng)

+ Ngôn ngữ sử dụng trong tờ vận đơn phải là ngôn ngữ thống nhất (thường sử dụng tiếng Anh).+ Hình thức thể hiện của tờ vận đơn không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn

Về nội dung:

Tính hợp lệ về nội dung của tờ vận đơn được khái quát như sau:

+ Mục số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu mô tả hàng hoá phải ghi phù hợp với số lượnghàng thực tế xếp lên tàu và phải ghi thật chính xác Khi nhận hàng theo vận đơn, phải lưu ý số hàngthực nhận so với số hàng ghi trong vận đơn, nếu thấy thiếu, sai hoặc tổn thất thì phải yêu cầu giámđịnh để khiếu nại ngay Nếu tổn thất không rõ rệt thì phải yêu cầu giám định trong 3 ngày kể từ ngày

dỡ hàng

+ Mục người nhận hàng: Nếu là vận đơn đích danh thì phải ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhậnhàng, nếu là vận đơn theo lệnh thì phải ghi rõ theo lệnh của ai (ngân hàng, người xếp hàng hau ngườinhận hàng) Nói chung, mục này ta nên ghi theo yêu cầu của thư tín dụng (L/C) nếu áp dụng thanhtoán bằng tín dụng chứng từ

+ Mục địa chỉ người thông báo: Nếu L/C yêu cầu thì ghi theo yêu cầu của L/C, nếu không thì đểtrống hay ghi địa chỉ của người nhận hàng

Trang 32

+ Mục cước phí và phụ phí: phải lưu ý đến đơn vị tính cước và tổng số tiền cước Nếu cước trả trước ghi: "Freight prepaid" Nếu cước trả sau ghi: "Freight to collect hay Freightpayable at destination" Có khi trên vận đơn ghi: "Freight prepaid as arranged" vì người chuyên chởkhông muốn tiết lộ mức cước của mình.

+ Mục ngày ký vận đơn: Ngày ký vận đơn thường là ngày hoàn thành việc bốc hàng hoá lên tàu vàphải trong thời hạn hiệu lực của L/C

+ Mục chữ ký vận đơn: Chữ ký trên vận đơn có thể là trưởng hãng tàu, đại lý của hãng tàu Khi đại

lý ký thì phải ghi rõ hay đóng dấu trên vận đơn "chỉ là đại lý (as agent only)"

2.3.6 Điểm yếu của vận đơn và phương án thay thế

Vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng nhất của mua bán quốc tế khi hàng hoá được vậnchuyển bằng đường biển Tuy vậy, dần dần vận đơn đã bộc lộ nhiều nhược điểm như:

- Thứ nhất, nhiều khi hàng hoá đã đến cảng dỡ hàng nhưng người nhận không có vận đơn (B/L) đểnhận hàng vì thời gian hành trình của hàng hoá trên biển ngắn hơn thời gian gửi bill từ cảng xếp hàngđến cảng dỡ hàng

- Thứ hai, B/L không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax,teleax ) bởi việc sử dụng B/L trong thanh toán, nhận hàng đòi hỏi phải có chứng từ gốc

- Thứ ba, việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ,khoảng 0,3mm để chống làm giả

- Thứ tư, việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn vị bị mất cắp) vìB/L là chứng từ sở hữu hàng hoá

Như vậy một loại chứng từ mới có thể thay thế được cho B/L và có chức năng tương tự như B/L đã rađời Đó là giấy gửi hàng đường biển (seaway bill) Sử dụng seaway bill có thể khắc phục được nhữngtồn tại đã phát sinh của B/L

Thứ nhất, khi sử dụng seaway bill người nhận hàng có thể nhận được hàng hoá ngày khi tàu đến cảng

dỡ hàng hoá mà không nhất thiết phải xuất trình vận đơn đường biển gốc vì seaway bill không phải làchứng từ sở hữu hàng hoá Hàng hoá sẽ được người chuyên chở giao cho người nhận hàng trên cơ sởnhững điều kiện của người chuyên chở hoặc một tổ chức quản lý hàng hoá tại cảng đến

Thứ hai, seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó người ta không nhất thiết phải gửingay bản gốc cho người nhận hàng ở cảng đến mà có thể gửi bản sao qua hệ thống truyền số liệu tựđộng Như vậy đồng thời với việc xếp hàng lên tàu, người xuất khẩu có thể gửi ngày lập tức seawaybill cho người nhận hàng trong vòng vài phút Người nhận hàng cũng như người chuyên chở khôngphải lo lắng khi giao nhận mà không có chứng từ Thứ ba, khi sử dụng seaway bill, việc in các điềukhoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau được thay thế bằng việc dẫn chiếu đến các điều kiện, quy định liênquan đến vận chuyển ở mặt trước bằng một điều khoản ngắn gọn Mặt khác người chuyên chở chỉ cầnphát hành 1 bản gốc seaway bill trong khi phải phát hành tối thiểu 1 bộ 3 bản gốc nếu sử dụng B/L.Thứ tư, seaway bill cho phép giao hàng cho một người duy nhất khi họ chứng minh họ là người nhậnhàng hợp pháp Điều này giúp cho các bên hữu quan hạn chế được rất nhiều rủi ro trong việcgiao nhậnhàng, không những thế, vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên khi bị mất hay thấtlạc thì cũng không ra hậu quả nghiêm trọng nào

Tuy nhiên, seaway bill không phải là không có những hạn chế như seaway bill cản trở mua bán quốc

tế (vì seaway bill là rất phức tạp và khó khăn khi người chuyên chở và người nhận hàng là nhữngngười xa lạ, mang quốc tịch khác nhau; luật quốc gai của một số nước và công ước quốc tế chưa thừanhận seaway bill nhưu một chứng từ giao nhận hàng

Trang 33

Ở Việt nam, việc áp dụng seaway bill vận còn rất mới mẻ, mặc dù đã có cơ sở pháp lý để áp dụngseaway bill Mục C - điều 80 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định Người vận chuyển và người giaonhận hàng có thể thoả thuận việc thay thế B/L bằng giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoátương đương và thoả thuận về nội dụng, giá trị của các chứng từ này theo tập quán Hàng hải quốc tế.

2.4 C/O (giấy chứng nhận xuất xứ)

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặcvùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõnguồn gốc xuất xứ của hàng hóa

- Giấy chứng nhận xuất xứ thì phải thể hiện được nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phảiđược xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể

2.4.1 Bản chất, công dụng, phân loại

- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắcnày phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theomột qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể làcác qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không

có yêu cầu nào khác) C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tươngứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó Để phản ánh C/Ođược cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu

cụ thể

b Công dụng

- Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàngnhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đãđược ký kết giữa các quốc gia

- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nướcđược phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chốngphá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi

- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biênsoạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dànghơn Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch

- Xúc tiến thương mại

Trang 34

Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dướidạng C/O giáp lưng Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặtchẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp.

d Nơi cấp

Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại & Côngnghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa

Trang 35

2.4.2 Hướng dẫn lập C/O và một vài lưu ý

Ô số 1: kê khai tên, địa chỉ, quốc gia của người xuất khẩu (nước Việt Nam)

Ô số 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng.

Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra

chỉ định>, ghi thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.

Trang 36

Ô số 3: kê khai về vận tải

- Hình thức vận chuyển: by sea, by air, by truck

- Tên phương tiện vận chuyển: ví dụ M/V : UNI PACIFIC V.142S

- Cửa khẩu xuất hàng: ví dụ HO CHI MINH PORT

- Cửa khẩu nhận hàng cuối cùng: ví dụ HAMBURG

- Số và ngày vận đơn, ví dụ B/L No : 827045312 DATED : NOV 10, 2008

Lưu ý: Cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô số 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô số 2 phải

Ô số 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo.

Ô số 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có).

Ô số 7: Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); mô tả hàng hóa rõ ràng và cụ thể

Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 7: CUSTOMS DECLARATION FOREXPORT COMMODITIES No <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khaihải quan hàng xuất> Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõthêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>

Lưu ý: kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No )

Ô số 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa.

Cụ thể: Hàng xuất sang Australia và New Zealand thì ô này để trống

Xuất sang các nước khác :

+ Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ "P"

+ Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam: có hướng dẫn chi tiết tại mặt sau C/O mẫu A.Đối với các sản phẩm được gia công chế biến tại Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ thì ghichữ “W” và mã số H.S (4 chữ số) của hàng hóa xuất khẩu đối với các thị trường Japan, Norway,Switzerland, Turkey và EU

Ô số 9: Kê khai trọng lượng gộp (cả bao bì) hoặc trọng lượng khác của hàng hóa.

Lưu ý :

+ Các ô 5,7,8,9 phải khai thẳng hàng thứ tự, tên, tiêu chuẩn xuất xứ, trọng lượng gộp (hoặc sốlượng khác) của mỗi loại hàng khác nhau

+ Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ

tự trang ở góc dưới ô số 7 (Ví dụ : Page 1/3 to be continue on attached list)

Ô số 10: kê khai số và ngày của hóa đơn (Commercial Invoice), trường hợp hàng xuất không ghi số

hóa đơn trên C/O phải nêu rõ lý do

Ô số 11: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.

Lưu ý : Ngày phát hành C/O là ngày làm việc

Trang 37

* Trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May, ), nếu không ghi chữ thì ngày khai thốngnhất được định theo dạng dd/mm/yyyy.

* Ngày phát hành C/O là ngày cùng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O nhưInvoice, tờ khai hải quan hàng xuất…

Ô số 12: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa tiếp sau produced in là VIETNAM

Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country) Nước nhập khẩu này được khai đúng với

ô số 8 của TKHQ hàng xuất của lô hàng

Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam đãđược đăng ký hợp pháp tại điểm cấp C/O)

2.5 Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng

2.5.1 Bản chất, công dụng

- Đặc điểm:

Đối với bên cung cấp (bán) - Xuất khẩu: là điều vô giá để có thể chứng minh với thị trường rằng:Mình đang áp dụng và điều hành một hệ thống hữu hiệu, đã qua kiểm tra và được chấp nhận bởi bênthứ ba độc lập và có uy tín, một hệ thống chứng tỏ sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của hợp đồng

Đối với bên mua (nhập khẩu): Chứng nhận hệ thống chất lượng cho phép tin chắc rằng bên cung cấp

có một tổ chức quản lý chặt chẽ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Việc đó cho phép bên mua giảmbớt được sự can thiệp của mình vào quá trình sản xuất, giảm bớt được sự can thiệp của mình vào quátrình sản xuất, giảm bớt được chi phí cho việc kiểm tra, đánh giá hệ thống chất lượng của bên cungcấp, do sự tín nhiệm của giấy chứng nhận

Tuy nhiên, một hệ thống chất lượng được xây dựng thiết kế không phải chỉ để đạt mục đích là xin chođược giấy chứng nhận Vấn đề chính ở đây là hệ thống đó vận hành ra sao? Doanh nghiệp đó quản lýthế nào? Việc áp dụng hệ thống đó có mang lại hiệu quả và uy tín của doanh nghiệp trên thươngtrường hay không?

Chính vì vậy, khi xem xét cấp giấy chứng nhận, cơ quan cấp giấy chứng nhận cần phải đi sâu xem xét

và chắc chắn rằng bên cung cấp có trách nhiệm thực sự đối với hệ thống của họ chứ không phải làhình thức

- Ai cấp?

Để có lòng tin với người mua, giấy chứng nhận của bên cung cấp phải được chứng nhận của một bênthứ ba đủ tin cậy Một cơ quan như vậy phải có thẩm quyền, uy tín và trách nhiệm cao, có đủ kiến thứcchuyên môn sâu, rộng về sản phẩm, dịch vụ liên quan và phải được công nhận bởi các hội đồng côngnhận quốc tế Nhiệm vụ của cơ quan công nhận là phải kiểm tra khả năng kỹ thuật và năng lực chuyên

Trang 38

môn của cơ quan chứng nhận (ứng cử viên) Sau đó là chấp nhận, theo dõi hoạt động của họ một cáchthường xuyên Cơ sở chuẩn mực để cơ quan công nhận dựa vào đó mà kiểm tra cơ quan chứng nhậnchính là tài liệu hướng dẫn của ISO

Những nước đầu tiên tiến hành xem xét và công nhận các cơ quan chứng nhận độc lập là vương quốcAnh, Hà Lan Gần đây các nước úc, Bỉ, Đan Mạch, Đức, ý, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Mỹcũng có hệ thống tương tự ở châu âu, quá trình công nhận tuân thủ theo tiêu chuẩn EN 45011/12/13.Chuẩn mực chung đối với các cơ quan giám định Giấy chứng nhận được công nhận có nghĩa là cơquan cấp giấy chứng nhận đó có đủ uy tín và được nhà nước ủy quyền cấp giấy chứng nhận phù hợpvới tiêu chuẩn EN về sản phẩm hệ thống quản lý chất lượng và cán bộ Điều đó dẫn đến một quy định

là nếu bất kỳ một loại giấy chứng nhận nào mà không có biểu tượng công nhận có nghĩa là không cóbằng chứng đã được tiến hành đánh giá theo tiêu chuẩn ISO hoặc EN 45011 hoặc EN 45012

Ngày nay trên thị trường, người tiêu dùng nhận thức được sự khác nhau giữa giấy chứng nhận ISO

9000 được công nhận và giấy chứng nhận ISO 9000 chưa được công nhận Họ hiểu rằng sự công nhậnlẫn nhau hoặc công nhận tương đương các giấy chứng nhận được công nhận chỉ được tiến hành bởi cơquan công nhận chứ không phải cơ quan chứng nhận

2.5.2 Quy định UCP về Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng

Chứng nhận chất lượng trong thương mại quốc tế rất quan trọng đối với bên mua lẫn bên cung cấp

Ở Châu Âu việc tiến hành công nhận cơ quan chứng nhận phải có đủ 4 điều kiện:

Một là: Cơ quan đó phải có một ban điều hành độc lập không có ưu thế nào về quyền lợi

Hai là: Có một hệ thống điều hành ở dạng văn bản cho phép truy cứu mọi liên hệ từ người đánh giá đểcấp giấy chứng nhận, qua các hồ sơ được kiểm tra, thanh tra nội bộ và xem xét định kỳ

Ba là: Có sự đào tạo thích hợp đối với nhân viên đánh giá thử nghiệm và chứng nhận

Bốn là: Có thủ tục bảo vệ sự chứng nhận liên quan đến khiếu nại, không án

Đối với các nước đang phát triển có thể có lợi từ hiệp định này bằng cách sử dụng nó như là mộtphương tiện để tăng cường những nỗ lực phát triển xuất khẩu và đặc biệt bằng cách vận dụng nhữnglợi thế từ các điều khoản về thông tin, hỗ trợ kỹ thuật và các ưu đãi đặc biệt và riêng biệt được dànhcho các nước kém phát triển Ngoài ra để có được những lợi ích đáng kể từ hiệp định này, các nướcđang phát triển phải có những cố gắng để thiết lập hoặc nâng cấp, chỉnh đốn bộ máy các cơ quan và cơchế có liên quan tới thông tin kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, các quy trình kỹ thuật,thanh tra, thử nghiệm, chứng nhận và công nhận, tiến hành các bước cần thiết để tham gia tích cực vàocác hoạt động quốc tế về tiêu chuẩn hóa và chứng nhận

Ngoài ra hiệp định này cũng thừa nhận rằng các nước đang phát triển chưa có điều kiện tham gia mộtcách có hiệu quả vào các hoạt động tiêu chuẩn quốc tế và kêu gọi các nước thành viên khác có nhữngbiện pháp hữu hiệu để tăng cường sự trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực này Bởi vậy các nước đang pháttriển nên đề nghị để có được sự trợ giúp cần thiết

Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật,bao gồm các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu, nhãn hiệu và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quyđịnh và các tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế Hiệpđịnh về rào cản kỹ thuật trong thương mại yêu cầu không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hànhcác biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sốnghay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man

Trang 39

trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiếnhành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không thể biện minh đượcgiữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mạiquốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của hiệp định này.

2.5.3 Hướng dẫn lập Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng

Thủ tục nghiệm thu, cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (có cùng nhãn hiệu, số loại, động cơ, các kích thước cơ bản, trọng lượng và thi công theo cùng một thiết kế).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1 Văn bản đề nghị kiểm tra chất lượng xe cơ giới cải tạo (Phụ lục V);

2 Văn bản cho phép của cơ quan thẩm định thiết kế;

3 Ảnh chụp kiểu dáng; hệ thống, tổng thành cải tạo của xe cơ giới sau cải tạo;

4 Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo (Phụ lục IV);

5 Giấy chứng nhận đối với các thiết bị đặc biệt, thiết bị chuyên dùng theo quy định;

6 Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ sở thi công

* Giấy Đăng ký xe ô tô;

* Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển);

* Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe

cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu)

+ Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong cải tạo:

1 Thay đổi tính chất sử dụng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (thay đổi công dụng nguyênthuỷ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng): 910 nghìn đồng/xe

2 Thay đổi hệ thống, tổng thành xe cơ giới, xe máy chuyên dùng: 560 nghìn đồng/xe

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Việc nghiệm thu các xe cơ giới cải tạo có cùng nhãn hiệu, số loại, động cơ, các kích thước cơbản, trọng lượng và thi công theo cùng một thiết kế với xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận chấtlượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo chỉ được thực hiện tại Đơn vị đăngkiểm đã nghiệm thu sản phẩm đầu tiên

Trang 40

+ Đối với trường hợp cải tạo khung xương ô tô khách thì phải được kiểm tra và nghiệm thu từngphần theo thiết kế tại cơ sở thi công.

+ Xe cơ giới sau cải tạo đã nghiệm thu đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành thìđược cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo theomẫu quy định

+ Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơgiới cải tạo là 06 tháng kể từ ngày ký Trường hợp chủ xe để quá thời hạn hiệu lực hoặc mất Giấychứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo thì phải đưa xe tớiĐơn vị đăng kiểm đã nghiệm thu để kiểm tra và cấp lại

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE CƠ GIỚI CẢI TẠO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(CƠ SỞ THI CÔNG) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độclập - Tự do - Hạnhphúc

Số:……… , ngày tháng năm

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE CƠ GIỚI CẢI TẠO

(Cơ sở thi công) đề nghị (Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới – mã số ……) kiểm tra chất lượng xe cơ

giới cải tạo như sau:

1 Đặc điểm xe cơ giới cải tạo:

- Biển số đăng ký (nếu đã được cấp):

3 Nội dung thi công cải tạo:

(Ghi tóm tắt đầy đủ các nội dung thiết kế cải tạo thay đổi của xe cơ giới)

(Cơ sở thi công) xin chịu trách nhiệm về các nội dung đã được thi công trên xe cơ giới cải tạo.

Thủ trưởng cơ sở thi công

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu - Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam, Nguyễn Hồng Hà, http://123doc.vn/ Link
3. Chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế, 2012, http://123doc.vn/ Link
4. Một số vấn đề lưu ý đối với vận đơn đường biển (BL), quynhgiver, 31-03-2011, http://vnexim.com.vn/ Link
5. Khái quát về vận tải đường biển, dangquyet221, 10-04-2013, http://vanchuyennambac.com/ Link
6. Vận đơn đường biển, http://vi.wikipedia.org/ Link
7. Giới thiệu về UCP 600 và một số chú ý khi áp dụng, Bùi Thị Thu Huế, 2011, http://123doc.vn/ Link
8. Tin hoạt động, Hải Quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn/ Link
1. Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu, GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống Kê, 2013 Khác
9. Thủ tục Hải quan Việt Nam, haikhanh.com/ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình của các thành viên. Nếu có vấn đề giải đáp các bạn liên hệ nhóm trưởng. - BÀI TIỂU LUẬN NHÓM CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU
Hình c ủa các thành viên. Nếu có vấn đề giải đáp các bạn liên hệ nhóm trưởng (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w