Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm.”
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
402,5 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia nói chung và quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có thể là khách quan hoặc chủ quan. Có những tác động tốt, thúc đẩy kinh tế theo hướng tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng không mong muốn. Suy thoái là một hiện tượng kinh tế xảy ra do trên thị trường dòng tiền cung và cầu mất cân bằng nghiêm trọng, theo đó vừa xảy ra lạm phát, vừa xảy ra giảm phát. Trên thực tế, suy thoái tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn này, tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do hoạt động kinh doanh đình trệ. Cầu về lao động trên thị trường giảm mạnh. Trong suy thoái lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra năm 2008 tới nay đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Vào đầu tháng 10/2008, IMF ước tính thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lên đến 1,4 nghìn tỷ USD và ngay sau đó là việc hàng loạt các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn của thế giới tuyên bố phá sản, hoặc được nhà nước cứu bằng quốc hữu hóa, hoặc bị mua lại với giá rẻ mạt. Kéo theo đó là tình trạng suy thoái trên toàn thế giới diễn ra nhanh chóng. IMF nhận định, kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm lại từ mức 5% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và giảm mạnh chỉ còn khoảng 2,2% vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng ở khu vực các nước kinh tế phát triển giảm 0,3% vào năm 2009. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nên nó đã tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Cuộc Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 1 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng ngay lập tức tới các nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như sức tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thể hiện đầu tiên và rõ nét là hệ thống tài chính, ngân hàng, thì ở Việt Nam lại thể hiện trước hết ở lĩnh vực xuất, nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Bộ Công thương cho biết, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có thể giảm 6%, nhập khẩu giảm khoảng 13,3%. Theo đánh giá của các chuyên gia, khi suy thoái xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế phát triển lớn như Mỹ và EU thì nhập khẩu ở Việt Nam sẽ được lợi do đồng đôla giảm giá. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh, trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những mặt hàng “nóng” và bất ổn định như mặt hàng vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, thuế suất nhập khẩu mặt hàng này liên tục tăng do chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước của chính phủ. Trong quá trình thực tập, viết báo cáo và tìm hiểu các vấn đề kinh doanh tại công ty SXDVXNK Từ Liêm, cụ thể là phòng kinh doanh 10 (chuyên kinh doanh nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng), em đã nhận thấy những tác động nghiêm trọng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp và chủ yểu dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của công ty giảm mạnh trong vòng 2 năm qua. Do đó, việc tìm hiểu kĩ tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm và đưa ra một số giải pháp khắc phục trong tình hình hiện nay là vấn đề rất mới mẻ và hết sức cấp thiết. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề Từ vấn đề cấp thiết như đã nêu ở trên, thông qua khảo sát nghiên cứu tình hình thực tế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty CPSXDVXNK Từ Liêm, tiến hành phân tích và đánh giá, đề tài sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Tìm hiểu và làm rõ thực trạng hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng của công ty trước và trong thời kì suy thoái từ năm 2007 đến quí I/2010, so sánh để thấy được những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới đến hoạt động nhập khẩu. Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 2 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế - Đề xuất một số giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt của công ty. Nêu ra một vài kiến nghị để công ty vượt qua khủng hoảng và phát triển hơn trong thời gian tới. Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này trong việc giúp doanh nghiệp có định hướng trong tình hình kinh tế hiện nay, kết hợp giữa những lí luận tiếp thu được trong quá trình học và tìm hiểu thực tế trong thời gian qua, em đã chọn đề tài: “Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm.” 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu - Khái quát các vấn đề lí thuyết liên quan đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy thoái kinh tế, các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và về hoạt động nhập khẩu nói chung. Phân tích những tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới nhập khẩu. - Điều tra làm rõ thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu tới hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng của công ty Cổ phần SX DV XNK Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động nhập khẩu của công ty. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ tình hình thực tiễn của công ty Cổ phần SX DV XNK Từ Liêm, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi như sau: - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong giai đoạn hiện nay từ năm 2006 đến hết quí I năm 2010. Nghiên cứu trong khoảng thời gian này chúng ta thấy được sự sụt giảm của doanh thu từ nhập khẩu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tại công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. - Giới hạn về mặt hàng nghiên cứu: nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng – đây là mặt hàng truyền thống và chủ yếu của công ty. Doanh thu từ nhập khẩu mặt hàng này chiếm tỷ trọng trên 90% tổng doanh thu nhập khẩu. - Thị trường chính: + Thị trường trong nước: Các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán VLXD và các nhà thầu, chủ đầu tư các công trình xây dựng. Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 3 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế + Thị trường ngoài nước: Do là hoạt động nhập khẩu nên đối tác ngoài nước của công ty nhiều và không tập trung. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, chỉ giới hạn trong một số quốc gia chính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức và Hàn Quốc. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp: Trong đề tài này, ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, các tài liệu tham khảo và các phụ lục, kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: “Tổng quan nghiên cứu đề tài” Nêu tính cấp thiết nghiên cứu đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề, các mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu các vấn đề. Chương 2: “Một số lí luận cơ bản về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu” Nêu một số định nghĩa, khái niệm, lí thuyết về suy thoái kinh tế thế giới, các lí thuyết về nhập khẩu và tác động của suy thoái đến hoạt động nhập khẩu. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước, phân định nội dung vấn đề nghiên cứu. Chương 3: “Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tác động của suy thoái kinh tế thế giới đến hoạt động nhập khẩu vật liệu xây dựng tại công ty CP SX DV XNK Từ Liêm” Nêu phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề, đánh giá tổng quan tình hình và tác động của suy thoái đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Kết quả điêu tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp. Chương 4: “Các phát hiện nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng trong thời gian tới của công ty CP SX DV XNK Từ Liêm” Các phát hiện qua nghiên cứu, dự báo triển vọng và quan điểm khắc phục, phương hướng trong thời gian tới để từ đó đưa ra đề xuất giải pháp, kiến nghị để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu trong và sau suy thoái kinh tế thế giới. Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 4 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm về suy thoái kinh tế - Khái niệm suy thoái kinh tế (Economic Downturn) Trong kinh tế học vĩ mô: “Suy thoái kinh tế là sự suy giảm sản lượng GDP của một Quốc gia, hoặc tăng trưởng âm, trong vòng từ hai quí liên tiếp trở lên trong một năm.” 1 Theo quan điểm của NBER 2 suy thoái kinh tế được định nghĩa “là sự sụt giảm hoạt động kinh tế trong cả nước, kéo dài nhiều tháng.” Như vậy suy thoái kinh tế có thể bao gồm những suy giảm ngẫu nhiên trong các thước đo của hoạt động kinh tế nói chung như tỷ lệ thất nghiệp, đầu tư, và lợi nhuận của doanh nghiệp. Suy thoái kinh tế cũng có thể liên quan với giảm phát hoặc lạm phát trầm trọng. - Suy thoái kinh tế toàn cầu (Global Economic Downturn) Có thể hiểu rằng suy thoái kinh tế toàn cầu là sự suy giảm sản lượng GDP của toàn thế giới, hoặc tăng trưởng âm, trong vòng từ hai quí liên tiếp trở lên trong một năm. Hay nói cách khác, suy thoái kinh tế toàn cầu là sự suy giảm mức độ tăng trưởng của nhiều quốc gia trong hai quí liên tiếp. Đồng thời khiến cho tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát…gia tăng trên toàn thế giới. 2.1.2. Khái niệm về nhập khẩu Nhập khẩu là hoạt động của Thương mại quốc tế, đó là hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được tiêu thụ ở trong nước. Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Suy_tho%C3%A1i_kinh_t%E1%BA%BF 2 Cơ quan nghiên cứu kinh tế Hoa Kì Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 5 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Theo điều 28, mục 2, chương 2, Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Theo quan điểm của các nhà kinh doanh quốc tế: Nhập khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa của quốc gia này từ quốc gia khác trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ. Hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc gia, tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia. 2.2. Một số lí thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Các lí luận về suy thoái kinh tế 2.2.1.1. Lí thuyết về chu kì phát triển kinh tế Chu kì kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động GDP thực tế theo trình tự bap ha lần lượt là: Suy thoái, Phục hồi và Hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kì kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là Suy thoái và Hưng thịnh. Hình 2.1. Chu kì phát triển kinh tế 3 3 http://vi.wikipedia.org/wiki/ Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 6 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: - Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. - Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. - Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. - Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại. Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 7 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. 2.2.1.2. Lược sử một số cuộc khủng hoảng kinh tế từ 1929 – 2009 Trong lịch sử thế giới hiện đại đã diễn ra rất nhiều cuộc khủng hoảng với quy mô, mức độ và tính chất khác nhau. Tuy nhiên những cuộc khủng hoảng này đã nổ ra trên mọi lĩnh vực kinh tế từ sản xuất đến tiêu dùng, từ năng lượng, nguyên liệu đến tiền tệ, tài chính…và tác động đến hầu hết các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội… Điển hình nhất trong số đó là ba cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất năm 1930, 1973 và gần đây là cuộc khủng hoảng năm 2008. Đầu tiên, là Đại suy thoái 1930. Cuộc Đại suy thoái hay Đại khủng hoảng này diễn ra đã gần 8 thập kỉ nhưng vẫn ghi dấu ấn là giai đoạn suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1929 ở Mỹ, sau đó nhanh chóng lan rộng sang châu Âu và hầu khắp các nước trên thế giới. Kết thúc vào thời điểm chuyển giao giữa hai thập niên 30 và 40, cuộc suy thoái đã có ảnh hưởng hủy diệt với kinh tế toàn cầu, cả các nước phát triển và đang phát triển. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, thị trường lao động, lạm phát… đều chịu ảnh hưởng xấu. Các nước phụ thuộc nhiều vào công nghiệp và thương mại chịu tác động sâu sắc nhất. Đến tháng 3 năm 1933 cuộc khủng hoảng đã đạt đến điểm tận cùng của nó và sau đó dần kết thúc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ hai là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973. Khủng hoảng dầu mỏ là hậu quả của việc các thành viên OAPEC, gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và Syria, thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Isael trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria. Trong cuộc khủng hoảng lần này vấn đề chính là khủng hoảng năng lượng và lương thực, thực phẩm. Việc bùng nổ giá cả diễn ra do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tăng cao, dự trữ thấp và đặc biệt là sự gia tăng hoạt động của giới đầu cơ quốc tế. Khủng hoảng hàng hóa đã khiến tình trạng bất ổn xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh chính trị. Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 8 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế Cuộc khủng hoảng 2008 là cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong 60 năm trở lại đây theo đánh giá của IMF. Đây là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Theo thống kê, trong hai năm 2008 và 2009, trên thế giới có 33 ngân hàng bị mua lại, khoảng 92 ngân hàng tuyên bố phá sản, 6 tổ chức tài chính ở Anh bị phá sản. Kéo theo đó là sự mất giá của hàng loạt các đồng tiền mạnh như: USD, KRW… Các nước phát triển nói chung bắt đầu suy giảm tốc độ tăng trưởng từ quý III năm 2007 và GDP bắt đầu giảm từ quý III năm 2008. Quý IV năm 2008 ghi nhận mức thu hẹp GDP của các nước phát triển nói chung lên đến 7,97%. Hoa Kỳ là trung tâm của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế năm 2009 thu hẹp 2,6%, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ mức 4,9% vào tháng 12 năm 2007 lên 9,5% vào tháng 6 năm 2009. Năm 2009, GDP của Đức giảm 6,2%, của Nhật Bản cũng giảm tới 6%, cả khu vực đồng euro nói chung giảm 4,8%. Các nước đang phát triển châu Á hầu hết đều bị giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chi có nước còn tăng trưởng âm. Các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Việt Nam vốn có mức tăng trưởng trên dưới 6% trong các năm 2007 và 2008, sang năm 2009 chỉ còn tăng trưởng trên dưới 3%. Các nước Malaysia và Thái Lan tăng trưởng với tốc độ -3,0% và -3,5% trong năm 2009. 2.2.1.3. Nguyên nhân các cuộc khủng hoảng Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến các sự kiện này có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại đó là do sự kết hợp những yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kì, và các yếu tố từ bên ngoài (ngoại sinh). Trước tiên là nguyên nhân của đại khủng hoảng 1930. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “thừa’ bởi sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa. Bên cạnh đó sức mua của người dân lại giảm sút do sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này suy cho cùng là do sự buông lỏng quản lý của chính phủ (yếu tố nội sinh) dẫn đến sư thừa sản xuất. Hậu quả là trong thời kì này cuộc sống của người dân cực kì khó khăn, đó là nạn thất nghiệp, giảm tiền lương bên cạnh đó giá đồng bạc sụt xuống làm cho đồng lương thực tế càng giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng này đã làm Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 9 Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản đã gay gắt càng thêm gay gắt hơn, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng 1973 phần lớn do các yếu tố ngoại sinh. Bắt nguồn là “cuộc chiến tranh Yom Kippur” (Yom Kippur là tên ngày lễ lớn nhất của người Do Thái – lễ Sám hối) xảy ra ngày 06/10/1973. Đây là cuộc chiến tranh giữa một bên là Ai Cập – Syria cùng các đồng minh thuộc thế giới Ả rập và một bên là Isael cùng các đồng minh chính là Mỹ, Nhật và một số nước EU hiện nay. Trong cuộc chiến này, Ai Cập – Syria ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Isael từ 10/3/1973 đến 4/1974 để hỗ trợ chiến tranh quân sự. Kết quả là dầu mỏ trở nên khan hiếm ở các quốc gia phương Tây trong khi nhu cầu thì quá lớn, dẫn đến giá dầu tăng vọt trong một thời gian ngắn. Chính cuộc khủng hoảng năng lượng này đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973 – 1975 trên quy mô toàn cầu. Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa này là giá dầu tại thị trường thế giới đã tăng gấp 5 lần từ dưới 20 đôla một thùng năm 1971 lên đến 100 đôla một thùng vào năm 1979, giá xăng trung bình ở Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong 1 năm từ 1973 – 1974. Cuộc khủng hoảng đồng thời tác động xấu đến thị trường tài chính, chứng khoán toàn cầu, vốn đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng. Thị trường chứng khoán Mỹ “bốc hơi” 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ vào thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Suy thoái và lạm phát diễn ra tràn lan gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác cho tới tận thập niên 80. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 mang cả yếu tố nội sinh lẫn yếu tố ngoại sinh. - Nguyên nhân ngoại sinh đó chính là khủng hoảng hàng hóa, mà cụ thể là năng lượng và lương thực, thực phẩm. Giá gạo đã tăng lên trên 1000 USD/tấn vào tháng 4/2008 và giá dầu lên mức 147 USD/thùng vào tháng 7/2008. Việc bùng nổ giá cả diễn ra do nhu cầu tăng lên khi nguồn cung hạn chế và đặc biệt là sự can thiệp của giới đầu cơ quốc tế. Khủng hoảng hàng hóa đã khiến tình trạng bất ổn xảy ra ở nhiều quốc gia, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh, chính trị. Hàng loạt các cuộc biểu tình, bạo động đã diễn ra ở Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Ca-mơ-run, Hai-ti, Mô-ri-ta-ni, E-thi-o-pi-a, Ma-đa-gát-xca, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a…phản đối việc giá lương thực tăng quá nhanh. Phạm Thị Loan Phượng Lớp K42E6 10 [...]... liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động của nó tới hoạt động xuất khẩu Tìm hiểu những tác động tiêu cực của suy thoái đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty CP may Sông Hồng Đề xuất một số giải pháp khắc phục Đề tài 2: Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ... ở công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm đã thấy rằng suy thoái kinh tế làm giảm đáng kể kim nghạch nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng – là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của doanh nghiệp Do đó, vấn đề trong đề tài là một vấn đề mới, bổ sung các lí luận về suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu, đồng thời phân tích thực tế tình hình nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty. .. đó đề xuất đề tài nghiên cứu Đề tài Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm” nghiên cứu và phân tích thực trạng tại công ty trong 4 năm gần đây, số liệu tổng hợp và xem xét từ năm 2007 đến quý I năm 2010, tập trung chủ yếu phân tích về sự sụt giảm doanh thu, sụt giảm đơn hàng, giá trị đơn hàng tại các... có nền kinh tế đang phát triển 3.2.2 Tổng quan về cuộc suy thoái kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến tới hoạt động nhập khẩu hàng vật liệu xây dựng của công ty CP SXDVXNK Từ Liêm 3.2.2.1 Tình hình suy thoái ở Việt Nam Về kinh tế nói chung: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam Kể từ quý ba năm 2008, giá hàng hóa thế giới có... phẩm… 2.2.3 Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu • Tác động trực tiếp Tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu dễ nhận thấy nhất đó là sự sụt giảm về số lượng hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu ở mỗi quốc gia Dù khủng hoảng kinh tế xảy ra do nguyên nhân nào thì tăng trưởng kinh tế thời kỳ này đều bị giảm sút nghiêm trọng, sản xuất nhỏ lẻ và cầm chừng, kinh doanh... còn bao gồm cả dịch vụ Hoạt động nhập khẩu diễn ra một cách đa dạng, nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều so với trong TMQT cổ điển Như vậy, hoạt động nhập khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đến nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình đến hàng hoá vô hình (dịch vụ) Hoạt động nhập khẩu luôn hàm... gián tiếp Ngoài tác động trực tiếp nêu trên, hoạt động nhập khẩu còn bị tác động một cách gián tiếp bởi suy thoái kinh tế - Suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động sản xuất khó khăn, sản lượng hàng hóa trên thế giới sụt giảm Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng cắt giảm sản xuất, lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường giảm, hoạt động thương mại quốc tế theo đó cũng gặp nhiều trở ngại - Suy thoái cũng làm... ảnh hưởng nghiêm trọng tới Việt Nam, đã xuất hiện hai đề tài nghiên cứu về suy thoái kinh tế và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu ở phân mục Luận văn tốt nghiệp của trường Đại học Thương mại Đề tài 1: Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty Cổ phần may Sông Hồng và các giải pháp” – sinh viên Trần Thị Nguyệt Minh – Lớp K41E5... huyện Từ Liêm Đến tháng 9/1992 sáp nhập HTX mua bán huyện Từ Liêm và Công ty kinh doanh tổng hợp thành công ty SX-DV-XNK Từ Liêm Đến ngày 12/10/1999 sau khi Đại hội cổ đông chuyển tên công ty thành công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm, gọi tắt là TULTRACO - Tên công ty: Công ty cổ phần SX-DV- XNK Từ Liêm - Tên giao dịch quốc tế: TULIEM PRODUCT SERVICE IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY... của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và hài hòa - Nhập khẩu có vai trò thay thế những hàng hóa mà việc sản xuất nó ở trong nước không có lợi bằng việc nhập khẩu chúng - Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân - Có tác động gián tiếp làm thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu khi nhập khẩu các yếu tố đầu vào như: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu - Ngoài ra, nhập khẩu . tế trong thời gian qua, em đã chọn đề tài: Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng tại công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. ” 1.3 ngạch nhập khẩu của công ty giảm mạnh trong vòng 2 năm qua. Do đó, việc tìm hiểu kĩ tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty Cổ phần sản xuất dịch. gian: Tại công ty Cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. - Giới hạn về mặt hàng nghiên cứu: nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng – đây là mặt hàng truyền thống và chủ yếu của công ty.