XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SXDVXNK TỪ LIÊM 4.1 Phát hiện nghiên cứu về tác động của suy thoái đến hoạt động nhập khẩu tạ
4.2.2.2. Quan điểm giải quyết của công ty
• Các quan điểm giải quyết trước mắt
Quan điểm 1: Hoàn thiện thật tốt các đơn hàng dang dở
Trong suy thoái kinh tế, doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu đặt hàng và cung ứng, do đó ít nhiều đã làm giảm uy tín đối với các khách hàng. Thực hiện tốt các đơn hàng trước mắt và còn dang dở sẽ khiến các đối tác tin tưởng và yên tâm hơn trong những lần hợp tác sau này. Điều này khá quan trọng trong giai đoạn suy thoái kinh tế ở nước ta đang có dấu hiệu chấm dứt hẳn, nền kinh tế dần hồi phục, đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao và nhu cầu nguyên liệu cho xây dựng cũng tăng, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt với nền sản xuất trong nước phát triển và hàng nhập lậu, tiểu ngạch qua biên giới.
Quan điểm 2: Tập trung vào khách hàng truyền thống
Khách hàng truyền thống là những tổ chức có mối quan hệ làm ăn lâu dài, tốt đẹp đối với công ty. Đây là tập khách hàng trung thành nhất. Trong suy thoái kinh tế thế giới khi mà số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh thì ở bộ phận khách hàng này, công ty vẫn thu được một nguồn lợi nhuận chính. Đối với công ty khi đối tác là các tổ chức
gắn bó với nhau. Khi công ty nhập khẩu không thể nhập khẩu vật liệu được thì những doanh nghiệp buôn bán này cũng mất đi nguồn cung cấp chính, dẫn đến làm ăn khó khăn, thua lỗ. Ngược lại, khi các doanh nghiệp không bán được hàng hóa thì công ty cũng không thể có được đơn đặt hàng nhập khẩu. Do đó, trong giai đoạn trước mắt, để tìm kiếm lợi nhuận ổn định và khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế thế giới, thì việc quan tâm, tạo nhiều chính sách ưu đãi, giao lưu thân thiết với tập khách hàng này là rất cần thiết.
Quan điểm 3: Khai thác và bước đầu tìm kiếm các khách hàng tiềm năng
Trước bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, sau tác động của suy thoái kinh tế thế giới, bên cạnh các chính sách hạn chế nhập khẩu của nhà nước, công ty đang có những thay đổi để thích ứng hơn với điều kiện mới. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường xây dựng bắt đầu tiến hành xây mới nhiều hơn, các hạng mục quan trọng cũng đang được thi công, nhu cầu vật liệu xây dựng đang tăng cao, doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm các nguồn hàng, không thụ động ngồi chờ các đơn đặt hàng nữa. Đối tượng khách hàng mới mà doanh nghiệp hướng tới hiện nay là các nhà thầu xây dựng, chủ phân phối nguyên vật liệu cho các công trình… Với đối tượng này, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu được lợi nhuận nhưng cũng vấp phải sự cạnh tranh rất cao. Do đó, cần phải khéo léo, sử dụng một vài biện pháp ưu đãi thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Quan điểm 4: Đơn giản hóa các thủ tục mua bán và đặt hàng
Doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các giấy tờ phức tạp và chồng chéo. Thủ tục rườm rà dễ gây nên tâm lí e ngại, nặng nề không muốn hợp tác. Thực hiện đúng và đủ theo quy định của Nhà nước, song luôn tạo cho khách hàng cảm giác đơn giản, nhanh chóng. Giảm thiểu tối đa thời gian mua bán hàng hóa, thủ tục hải quan phải được tiến hành đúng quy định và nhanh gọn.
Quan điểm 5: Phối kết hợp các đơn hàng
Một nhà cung ứng vật liệu không chỉ cung ứng một loại hàng hóa riêng biệt. Do đó, cần kết hợp khéo léo các đơn hàng và tìm nhà cung cấp phù hợp để giảm thiểu chi phí, nhân lực và thời gian hoàn thành các đơn hàng.
• Quan điểm giải quyết lâu dài
Hiện nay, thị trường trong nước chính của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận. Đây là một thị trường khá lớn, đang phát triển mạnh, có nhu cầu vật liệu xây dựng cao cho phát triển hạ tầng và xây dựng nhà cửa, công xưởng sản xuất. Tuy nhiên, ở khu vực này cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt: cạnh tranh từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước như gang thép Thái Nguyên, gạch ốp lát Long Hầu, Thạch Bàn, gốm sứ vệ sinh Viglacera…; cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng khác trên địa bàn; và còn cạnh tranh cả với hàng nhập lậu, tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc…
Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ hiện nay cũng đang phát triển mạnh mẽ, đầu tư xây dựng cơ bản nhiều, là một thị trường tiềm năng cho các nhà kinh doanh. Công ty nên tìm hiểu nhu cầu thị trường ở đây và có kế hoạch khai thác tốt và sớm nhất thị trường này. Bên cạnh đó Công ty cũng có một chi nhánh ở miền Nam trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn nên việc có thêm chi nhánh nhập khẩu vật liệu xây dựng ở thị trường này là khá thuận lợi và cần thiết.
Quan điểm 2: Đa dạng hóa nguồn cung ứng vật liệu ở nước ngoài
Đa dạng hóa các nguồn cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp phân tán được rủi ro, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định như hiện nay. Các thị trường nhập khẩu truyền thống của công ty hầu như đều chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới 2008, do đó công ty nên đẩy mạnh tìm kiếm các nhà cung ứng quốc tế mới ổn định và lâu dài hơn. Một số thị trường tiềm năng mà công ty đã lựa chọn là ASEAN và các nước Đông Âu như Nga, Hunggari…vốn đã có những mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam từ trước đến nay. Đặc biệt là các nước ASEAN đang phát triển mạnh và nằm trong cùng khu vực mậu dịch tự do nên sẽ được hưởng nhiều ưu đãi.
Quan điểm 3: Mở rộng kinh doanh nhập khẩu sang nhiều mặt hàng khác
Hiện nay, các mặt hàng nhập khẩu truyền thống của công ty đang rơi vào tình trạng bão hòa thị trường. Cạnh tranh quá gay gắt, sự bảo hộ quyết liệt nền sản xuất trong nước của chính phủ..dẫn đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn mà lợi nhuận lại thấp. Do đó, trong tương lai, doanh nghiệp nên hướng đến các mặt hàng khác như: gốm sứ vệ sinh, kinh xây dựng, gạch ốp lát chất lượng cao… Đây là những mặt hàng rất được ưa chuộng và nhu cầu cao trên thị trường hiện nay và
hoạch cụ thể cho việc chuyển đổi mặt hàng kinh doanh vì thiết nghĩ, đây là một trong những quan điểm đúng đắn và có tầm nhìn của công ty.