1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kinh tế luật Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam

59 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 240 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giê hết. Hội nhập để cùng tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan của bất kỳ một nền kinh tế nào. Trong nhưng năm qua cùng với sự cố gắng của mình, nước ta đang tiến nhanh đến tiến trình hội nhập cùng khu vực và thế giới. Xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập, cũng như phát triển nền kinh tế trong nước. Nước ta có thế mạnh là các sản phẩm nông nghiệp, đây là nguồn hàng xuất khẩu chính ra thị trường nước ngoài. Cùng với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác thì Cà phê đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là các tỉnh miền núi nơi có các dân téc Ýt người sinh sống. Để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành thuận lợi Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ này. Trong đó quy định về hình thức mua bán hàng hoá thông qua uỷ thác là một quy định rất qua trọng góp phần không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả cao. Tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam ngoài việc tự tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu cho chính công ty thì Tổng công ty còn thực hiện thêm nghiệp vụ nhận uỷ thác của các doanh nghiệp khác để tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi kinh doanh của Tổng công ty. Sau quá trình thực tập tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá và uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá, kÕt hợp với thực tiễn áp 1 dụng các quy định trên tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, qua đó đánh giá về vấn đề áp dụng luật pháp trong kinh doanh, nhằm nâng cao thêm về thực tiễn của những kiến thức đã học. Vì vậy tôi chọn đề tài “Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu báo cáo thực tập chuyên ngành. Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu các vấn đề lý luận, các văn bản pháp luật liên quan, kết hợp với việc tìm hiểu thực tế áp dụng các văn bản đó tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, đề tài được chia thành các phần sau: Phần I: Chế độ pháp lý về xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu; Phần II: Thực tiễn áp dụng các chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam.; Phân III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Văn Luyện và các cô chú trong Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Luyện và các cô chú trong Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập. 2 PHẦN I CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU I. HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU. 1.Vị trí, vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với vấn đề phát triển kinh tế đất nước. 1.1.Khái niệm xuất nhập khẩu. Từ xa xưa, việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đã diễn ra nh mét nhu cầu tất yếu khách quan. Tới thế kỷ 15- 16 thì việc buôn bán giữa các quốc gia đã khá phát triển và cho đến nay thì hoạt động này đã diễn ra liên tục, ngày càng trở nên sôi động. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia như vậy được gọi là hoạt động ngoại thương hay còn gọi là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đó là một ngành kinh tế thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước và nước ngoài, hoạt động trao đổi hàng hoá ở phạm vi quốc tế. Khoản1 Điều2 Nghị định 57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài định nghĩa như sau: “hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá”. Xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ không phải là những hành vi buôn bán 3 riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với người nước ngoài nhằm thu ngoại tệ (theo nguyên tắc thương mại đó là lợi thế so sánh) tăng tích luỹ cho Ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác những ưu thế tiềm năng của đất nước. Đây là mội trong những hình thức kinh doanh quốc tế quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá vượt qua biên giới của một quốc gia, giữa thị trường nội địa với các khu chế xuất. Các quốc gia khác nhau khi tham gia vào các hoạt động thương mại thì phải tuân theo các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, còng nh các tập quán của địa phương. Hoạt động xuất khẩu được đánh giá là hoạt động kinh tế quốc tế cơ bản đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu phản ánh mối quan hệ xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt ở mỗi quốc gia. Hoạt động này cũng là chiếc chìa khoá mở ra con đường thâm nhập phát triển thị trường của một quốc gia trên thương trường quốc tế. Hoạt động nhập khẩu là việc mua các hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về trong nước nhằm phục vụ cho đời sống, sản xuất trong nước, bổ sung những thiếu hụt mà nền sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được. Không có một quốc gia nào có thể tồn tại riêng biệt với các quốc gia khác mà phát triển bởi vì ở mỗi quốc gia thì có các lợi thế khác nhau về tài nguyên, công nghệ…. Hoạt động nhập khẩu có tác dụng to lớn trong việc đưa nền kinh tế trong nước hội nhập nền kinh tế thế giới, bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. 4 1.2.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế và doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Để thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, các quốc gia đưa ra những điều kiện thuận lợi để khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng nhu cầu thị hiếu, từ đó kích thích nâng cao chất lượng sản phẩm, thu được nhiều ngoại tệ, thu hót vốn đầu tư, tăng thu nhập quốc dân. Một quốc gia có kim ngạch xuất khảu cao là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Đi đôi với hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Nhập khẩu giúp cho việc thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng và nền sản xuất trong nước, thu hót khoa học kỹ thuật tiến tiến, tạo ra một môi trường cạnh tranh giữa những nhà kinh doanh trong nước với những nhà kinh doanh nức ngoài từ đó nâng cao chất lượng cạnh tranh của hàng nội. Nhìn chung, xuất khẩu và nhập khẩu là hai mặt của một quá trình, chúng không thể bị tách rời. Ngay trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng VI, Đảng và Nhà nước ta đã ghi nhận vị trí quan trọng hàng đầu của hoạt động xuất nhập khẩu trong kinh tế đối ngoại “Trong toàn bộ công tác kinh tế đối ngoại, khâu quan trong nhất là đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu”. Thông qua hoạt động ngoại thương, chúng ta có thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra. Chóng ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) cơ sở vật chất còn yếu kém, không đồng bộ, bên cạnh đó dân số lại đông và phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, 5 nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế đất nước. Đi đôi với hoạt động xuất khẩu thì hoạt động nhập khẩu cũng chiếm vị trí quan trọng không kém; nước ta còn rất lạc hậu so với thế giới về công nghệ, khoa học kỹ thuật do đó nhập khẩu là một nhu cầu không thể thiếu để nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như trình độ sản xuất trong nước. Hoạt động xuất khẩu sẽ tạo cơ sở cho hoạt động nhập khẩu phát triển và ngược lại. Xuất khẩu sẽ làm tăng ngân sách nhà nước về ngoại tệ, thanh toán nợ nước ngoài… Thực tế trong những năm qua xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giữ vai trò quan trọng tạo điều kiện cho việc dần dần thanh toán nợ nước ngoài, hình thành nhiều ngành sản xuất, nhiều đơn vị sản xuất mới. Trong khi đó nước ta lại được đánh giá là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động dồi dào. Do vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tức là chúng ta đã phát huy lợi thế này của mình. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng triệt để các nguồn lực, có điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Qua đó, áp dụng vào nền sản xuất trong nước tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để rồi lại xuất khẩu ra nước ngoài và phục vụ đời sống nhân dân. Đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhu cầu của thị trường nước ngoài là thị trường mà hiện nay các nền kinh tế luôn hướng tới, từ đó tạo ra công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện cả hai mục tiêu phát triển đất nước và công bằng xã hội, tăng cường hợp tác, năng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. 6 Đối với các doanh nghiệp thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu để mở rộng sản xuất và phát triển. Nó cung cấp trang thiết bị, vật tư, công nghệ cho doanh nghiệp, cung cấp thị trường cho hàng hoá của doanh nghiệp với lợi nhuận thường là nhiều hơn với thị trường trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kiến thức kinh doanh… từ các hoạt động này. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như doanh nghiệp khi xu hướng quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và hoà nhập, là con đường để chúng ta phát huy khả năng và tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và ưu thế trong nước, tiếp thu kiến thức từ bên ngoài vào phát triển Đất nước nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 1.3. Các hình thức xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động tương đối rộng, bao gồm nhiều hình thức, phương thức khác nhau: 1.3.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp. Xuất nhập khẩu trực tiếp là việc nhà sản xuất trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Hình thức này được áp dụng khi nhà sản xuất đủ mạnh để tiến tới thành lập các tổ chức bán hàng riêng của mình và kiểm soát trực tiếp thị trường. Tuy rủi ro kinh doanh có tăng lên song nhà sản xuất lại có cơ hội để nâng cao lợi nhuận nhờ giảm bớt các chi phí trung gian và nắm bắt kịp thời những biến động về thông tin thị trường để có biện pháp đối phó kịp thời. Xuất khẩu trực tiếp cũng có thể là nhà xuất khẩu mua các hàng hoá tư các doanh nghiệp sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu các sản phẩm này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình thông qua các tổ chức của mình. 7 1.3.2 Xuất khẩu gia công uỷ thác. Với hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia công sau đó thu hồi thành phẩm xuất lại cho bên nước ngoài, doanh nghiệp sẽ đước nhận phí uỷ thác theo thảo thuận với các doanh nghiệp trực tiếp chế biến. 1.3.3 Xuất nhập khẩu uỷ thác. Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp có hàng hoá muốn xuất, nhập khẩu nhưng không trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất, nhập khẩu hoặc không có điều kiện để tham gia. Khi đó họ sẽ uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu làm dịch vụ xuất nhập khẩu cho mình. Bên nhận uỷ thác sẽ được thu phí uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác. Trong tình hình hiện nay, khi các chủ thể tham gia vào thương trường ngày càng gia tăng, các loại hàng hoá dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú thì xuất nhập khẩu uỷ thác lại càng là hình thức xuất nhập khẩu được áp dụng nhiều. Bởi lẽ nó có tác dụng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu được hàng hoá với giá cao, thu hồi vốn nhanh hoặc nhập khẩu hàng theo đúng nhu cầu mà giá cả lại phải chăng vì những người thực hiện các hoạt động này thường là những người dày dạn kinh ghiệm trong hoạt động xuất nhập khâủ, am hiểu thị trường. Ngoài ra còn có các hình thức khác như: xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất… đều là các hình thức mang lại hiệu quả cao và tiện lợi. 2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. 8 Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xuất nhập khẩu: Về mặt lý luận, các nhà kinh tế thừa đã nhận rằng “ các nền kinh tế hiện đại muốn phát triển thì phải dùa vào cơ chế thị trường còng nh sù quản lý của nhà nước”. Nhà nước quản lý mọi lĩnh vực của nền kinh tế bằng nhiều công cụ, biện pháp, trong đó pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất. Nếu pháp luật phản ánh đúng và phù hơp với sự phát triển của các quan hệ kinh tế thì nó sẽ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi, định hướng cho các quan hệ đó phát triển theo các mục tiêu đề ra. Ngược lại, nếu pháp luật không phù hợp với các quan hệ kinh tế thì nó sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Khi các hoạt động xuất nhập khẩu mới ra đời, do tính chất là các hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia nên nó được điều chỉnh chủ yếu bởi các tập quán thương mại quốc tế. Nhưng các tập quán này cũng là chưa đủ, nhà nước phải kịp thời ban hành pháp luật điều chỉnh và định hướng các hoạt động đó sao cho đảm bảo được môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh. Đồng thời các Điều ước quốc tế về lĩnh vực này cũng dần dần được ra đời là các Điều ước quốc tế song phương, khu vực hoặc toàn cầu. 2.2 Về nguồn luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam: Trước tiên phải kể đến là các Điều ước quốc tế về lĩnh vực xuất nhập khẩu mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc công nhận. Các Điều ước quốc tế có tính chất chỉ đạo, điều chỉnh gián tiếp các hoạt động ngoại thương. Các 9 điều ước quốc tế bao gồm: các điều ước đa phương, song phương, công ước, hiệp ước, hiệp định…. Các điều ước quốc tế đa phương là điều ước quốc tế do từ ba quốc gia trở lên ký kết hoặc công nhận, tham gia, hiện nay chóng ta đã tham gia ký kết khá nhiều điều ước đa phương ví dụ như hiệp ước đa phương về hợp tác kinh tế chính trị giữa các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN), APEC,… đây là nguồn luật rất quan trọng điều chỉnh quan hệ quốc tế của Việt Nam trong đó có quan hệ quốc tế về kinh tế, ngoại thương và cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu. Nước ta cũng đang cố gắng để có thể gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO trong thời gian tới vì đầy là tổ chức quan trọng nhất cần phải tham gia để có thể hoạt động thương mại quốc tế một cách thuận lợi. Tiếp theo trong nguồn các điều ước quốc tế là các công ước mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Hiện nay trong quan hệ thương mại quốc tế các công ước là rất quan trọng, do hiện tượng xung đột luật giữa các quốc gia với nhau nên nguồn luật quốc tế trở nên rất quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. ví dụ như hiện nay Công ước Viên 1980 được rất nhiều nước tham gia, đây là nguồn luật cơ bản điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới, nó chỉ rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ngoại thương. Các hiệp định song phương giữa các quốc gia là nguồn luật không thể thiếu trong quan hệ thương mại quốc tế. Nó điều chỉnh trực tiếp quan hệ mua bán hàng hoá giữa hai quốc gia ký kết. Hiện nay chóng ta đã ký kết được khá nhiều các hiệp định thương mại song phương mà đặc biệt là hiệp định thương mại Việt – Mỹ, ký ngày 13 thàng 7 năm 2000, đây là một hiệp định song phương giữa ta và Mỹ, trong các Điều ước quốc tế này đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia… 10 [...]... trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu sẽ được thụ lý và giải quyết tại toà án theo trình tự thủ tục tố tụng vụ án kinh tế, vì bản chất của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là một hợp đồng kinh tế Quyết định của toà án sẽ được cưỡng chế thi hành đối với các bên 34 PHẦN II THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam I TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT... về xuất nhập khẩu không cao Trong khi đó những người thực hiện hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu lại là những người có kỹ năng nghề nghiệp trong công tác xuất nhập khẩu, am hiểu các thủ tục cần thiết cũng như các thị trường nước ngoài Đó là những nguyên nhân khiến cho hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu không thể không tồn tại trong nền kinh tế 12 Nhờ có uỷ thác xuất nhập khẩu mà hoạt động xuất nhập. .. tích nguyên nhân phải tồn tại hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu như trên đã nêu 2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu Hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu thực chất là một loại hình cụ thể của dịch vụ trung gian thương mại là uỷ thác mua bán hàng hoá, đồng thời xét ở góc độ công tác xuất nhập khẩu thì nó lại là một phương thức xuất nhập khẩu hàng hoá Do đó hoạt động này phải chịu sự điều... xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 14 3 Việc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và việc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện do Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể 4 Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu, ... Luật Thương mại, Pháp lệnh trong tài Thương mại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 32 4 Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu Do khi người được uỷ thác thực hiện công việc uỷ thác theo hợp đồng thì có thể làm phát sinh các mối quan hệ pháp lý sau: quan hệ giữa bên uỷ thác và bên được uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, ... 02/8/2001 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP Luật của Quốc hội số 29/2001/QH10 về Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 01/03/1992, Thông tư số 108/2001/TT- BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác II CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU 1 Ý nghĩa của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu. .. của Pháp luật Thương mại về uỷ thác mua bán hàng hoá và các quy định về xuất nhập khẩu được quy định trong Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hàng loạt các văn bản khác như đã nêu Các quy định của Luật Thương mại về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài và uỷ thác mua bán hàng hoá (Từ Điều 99 đến Điều110) và các quy định về uỷ thác xuất nhập khẩu cũng như hoạt động xuất. .. khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia ký kết thỏa thuận III KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU: 1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu: : Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên được uỷ thác có nghĩa vụ thực hiện việc xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá theo sự uỷ thác của bên uỷ thác còn bên uỷ thác có nghĩa vụ trả thù lao cho bên được uỷ thác. .. phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Nghị định số 44/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ phê chuẩn ‘Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam Tháng 9/1995, Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức tổng công ty Tổng công ty Cà phê Việt Nam được thành lập với ba mục đích chính là: - Xoá bỏ tình trạng phân tán, thiếu liên kết trong. .. hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong ngành Cà phê nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các thàh viên của toàn Tổng công ty Cà phê, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Hiện nay Tổng công ty Cà phê Việt Nam có trên 70 đơn vị thành viên bao gồm các nông trường sản xuất Cà phê, các nhà máy chế biến và . toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU 1. Ý nghĩa của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung: Trong nền kinh tế. thực tập. 2 PHẦN I CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU I. HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU. 1.Vị trí, vai trò của hoạt động xuất. các chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam. ; Phân III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Đề tài

Ngày đăng: 11/05/2015, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w