Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế luật Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Trang 33 - 45)

III. Ký kết và thực hiện hợp đồnguỷ thác xuất nhập khẩu

4. Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất

nhập khẩu

Do khi người được uỷ thác thực hiện công việc uỷ thác theo hợp đồng thì có thể làm phát sinh các mối quan hệ pháp lý sau: quan hệ giữa bên uỷ thác và bên được uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, quan hệ giữa bên uỷ thác với bên thứ ba theo hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong các mối quan hệ này đều có thể phát sinh tranh chấp nhưng tư cách của mối bên khi tham gia giải quyết tranh chấp như thế nào thì còn phụ thuộc vào việc đó là tranh chấp theo hợp đồng nào. Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì bên thứ ba chỉ có thể khiếu nại, khởi kiện đối với bên được uỷ thác còn bên uỷ thác sẽ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đối với hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu thì cũng tương tự như vậy, chỉ có bên uỷ thác và bên được uỷ thác tiến hành các hoạt động khiếu nại, khởi kiện với nhau còn bên thứ ba còn lại là một bên chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu nếu có tham gia vào thì chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên nhân do hiện nay luật nước ta chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba theo hợp đồng như pháp luật một số nước quy định. Ví dụ như pháp luật Cộng hoà Pháp cho phép bên thứ ba được khởi kiện theo thủ tục tố tụng chéo ( Điều 1166- BLDS Cộng hoà Pháp)

Các tranh chấp về hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu và hợp đồng xuất nhập khẩu được giải quyết bằng các hình thức sau: Thương lượng, hoà giải qua trung gian , trọng tài và toàn án. Thương lưọng là hình thức giải quyết tranh chấp

- Thương lượng là hình thức giải quyết mà các bên sẽ trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện giao dịch để trao đổi giải quyết mâu thuẫn với nhau. Trong thực tế giải quyết tranh chấp thì đây là cách thức được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất. Do khi giải quyết tranh chập bằng hình thức

thương lượng không những không làm lé bí mật kinh doanh, tiết kiệm thời gian mà còn có thể giữ lại được những quan hệ kinh doanh với các đối tác. khi xảy ra tranh chấp nếu có thể giải quyết bằng hình thức này là tốt nhất.

- Hình thức hoà giải là hình thức giải bằng cách thông qua một người trung gian thứ ba, người này có vai trò giúp đỡ các bên phân tích, tìm hiểu pháp luật, hiểu rõ những lợi hại thông qua đó tự gải quyết với nhau để đi đến thống nhất.

- Giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài sẽ được tiến hành nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài. Xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp thường thoả thuận trọng tài vì các ưu việt của biện pháp này. Khi áp dụng hình thức này thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài tổ chức hoặc do hai bên thành lập theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam năm 2003. Quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm, hai bên có nghĩa vụ phải thi hành quyết định trọng tài một cách tự nguyện và nghiêm tóc.

- Nếu các bên không thoa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì tranh chấp có thể được giải quyết bằng toà án. Toà án là cơ quan cuối cùng giải quyết tranh chấp trong mọi trường hợp. Tranh chấp trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu sẽ được thụ lý và giải quyết tại toà án theo trình tự thủ tục tố tụng vụ án kinh tế, vì bản chất của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là một hợp đồng kinh tế. Quyết định của toà án sẽ được cưỡng chế thi hành đối với các bên.

PHẦN II

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ UỶ THÁC

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam

I. TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.

1. Khái quát chung về Tổng công ty Cà phê Việt Nam

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.

Tổng công ty Cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VINACAFE ( Viet Nam National Coffee Corrporation) được thành lập ngày 29 tháng 4 năm 1995theo Quyết định số 251/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Nghị định số 44/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ phê chuẩn ‘Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam’. Tháng 9/1995, Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức tổng công ty.

Tổng công ty Cà phê Việt Nam được thành lập với ba mục đích chính là: - Xoá bỏ tình trạng phân tán, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành Cà phê.

- Đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tài chính, sản phẩm để xây dựng một ngành kinh tế thực sự mạnh mẽ mà Tổng công ty Cà phê Việt Nam là nòng cốt để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tạo điều kiện, khả năng trong hợp tác, đầu tư, thu hót vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, chế biến Cà phê cả về chiều rộng và chiều sâu, để ngày càng nâng cao khả năng khai thác tiềm năng của từng vùng trong cả nước.

Tổng công ty Cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trên cơ sở các thành viên là các doanh nghiệp hách toán độc lập, doanh nghiệp hách toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi Ých kinh tế , tài chính, công nghệ, cung ứng tiêu thụ, dich vụ, thông tin đào tạo, nghiên cứu, tiếp thi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong ngành Cà phê nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các thàh viên của toàn Tổng công ty Cà phê, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Hiện nay Tổng công ty Cà phê Việt Nam có trên 70 đơn vị thành viên bao gồm các nông trường sản xuất Cà phê, các nhà máy chế biến và các công ty xuất nhập khẩu nằm rải rác trên toàn quốc với chức năng sản xuất kinh doanh Cà phê là chủ yếu ngoài ra còn có cả các mặt hàng khác. Các thành viên của Tổng công ty Cà phê Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo điều lệ của Tổng công ty Cà phê được Nhà nước phê duyệt, đựơc hưởng những lợi Ých về kinh tế, phân chia lợi nhuận tương ứng với phần đóng góp, hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc điều tiết giá cả, quỹ phóc lợi của Tổng công ty.

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Tổng công ty Cà phê Việt Nam được coi là đơn vị nòng cốt của ngành Cà phê Việt Nam, do đó nó có các chức năng nhiệm vụ sau:

- tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, tổ chức phân bổ vốn và giao vốn cho cá đơn vị thành viên.

- Tổ chức chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, xuất nhập khẩu nhằm đạt được mục đích chiến lược của Tổng công ty.

- Tìm kiếm thị trường xuất khẩu Cà phê, nông sản, nhập vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành.

- Phân bố thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở có lợi nhất.

- Quản lý và phân bổ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu xuất nhập khẩu của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên trên nguyên tắc bình đẳng và có ưu tiên thích đáng chonhững đơn vị gặp rủi ro, khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức cung cầp chính xác và kịp thời về thông tin thị trường và giá cả trong nước và thế giới chi các đơn vị thành viên.

- Quản lý giá xuất, giá nhập khẩu của Tổng công ty và công bố giá xuất khẩu Cà phê, giá nhập khẩu vật tư thiết bị phục vị cho ngành trong từng thời điểm để các đơn vị thành viên phối hợp thức hiện, khắc phục tình trạng tranh mua tranh bán.

- Giúp đỡ các đơn vị thành viên tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

a. Về mặt hàng kinh doanh.

Tổng công ty Cà phê Việt Nam chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nông sản và hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty Cà phê Việt Nam là Cà phê nhân loại Cà phê Robusta và các loại Cà phê chế biến như Cà phê hoà tan, Cà phê rang xay…. Bên cạnh đó, Tổng công ty Cà phê còng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản khác nh : ngô, hạt tiêu, đậu, hạt điều… Tổng công ty chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng nhằm phục vụ sản của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và người dân trồng Cà phê như phân bón, các thiết bị sản xuất, chế biến Cà phê.

b. Về thị trường và khách hàng.

Thị trường hiện nay của ngành Cà phê nói chung và của Tổng công ty Cà phê Việt Nam nói riêng chủ yếu là các nước Tư bản chủ nghĩa. Sau sù tan rã của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và quá trình đổi mới đường lối kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế thì thị trường của ngành Cà phê Việt Nam ngày càng phong phú cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay Tổng công ty đã xuất khẩu Cà phê ra trên 50 nước trên thế giới trong tổng số hơn 60 nước nhập khẩu Cà phê của Việt Nam. Các thị trường quan trọng nhất của Tổng công ty Cà phê Việt Nam là Mỹ, Đức, Italia, Pháp và Nhật.

Khách hàng làm ăn với Tổng công ty Cà phê Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp Châu Á. Họ mua Cà phê của Tổng công ty Cà phê Việt Nam sau đó đem bán lại tại các trung tâm giao dịch Cà phê lớn nh LonDon, NewYork. Tổng công ty Cà phê Việt Nam còng đã đặt quan hệ làm ăn với các hãng kinh doanh Cà phê có uy tín trên thế giới.

Trong tổng số hơn 70 đơn vị thành viên thì có khoảng 60 đơn vị được phép xuất khẩu Cà phê bao gồm các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các

nông trường trồng Cà phê và cá nhà máy chế biến. để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu Cà phê, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã tập trung đầu tư cho 12 đơn vị xuất khẩu Cà phê có hiệu quả nhất. Nhưng các công ty này vẫn còn hạn chế về thị trường do đó cò những trường hợp phải uỷ thác lại cho Tổng công ty tiến hành các hợp đồng xuất nhập khẩu.

c. Tình hình xuất khẩu Cà phê ở Tổng công ty Cà phê Việt Nam trong thời gian qua.

Sau nhiều năm cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu Cà phê cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên đến nay ngành Cà phê đã đạt được nhiều tiến bộ có bước tiến bộ cả về năng suất, chất lương lẫn khối lượng. Sự tiến bộ này đã góp phần đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất khẩu Cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, đưa Cà phê Việt Nam ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường Cà phê thế giới, ngày càng có ảnh hưởng đến việc điều hoà cung cầu và giá cả Cà phê thế giới. Để có được kết quả này trong những năm qua ngành Cà phê Việt Nam và Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã có nhiều cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt là trong công tác xuất nhập khẩu.

Kết quả xuất khẩu Cà phê Việt Nam 9 niên vụ từ năm 1993/1994- 2002 Năm (Niên vô) Số lượng (tấn) Kim ngạch ( 1000 USD) Đơn giá ( USD/ tấn) 1993 158.520 550.000 3.469,6 1994 212.038 558.280 2.632,9 1995 232.756 422.436 1.814,9 1996 347.000 415.556 1.197,6 1997 395.419 599.869 1.517,0 1998 401.293 551.309 1.373,8 1999 653.946 539.074 824,3 2000 875.329 382.929 437,5 2001 750.000 247.000 329,3 2002 704.000 304.000 431,8

Có thể nói để đạt được kết quả khả quan của hoạt động xuất khẩu những năm qua thì ngoài các nhân tố quan trọng như quản lý, chất lượng hàng hoá xuất khẩu thì việc lùa chọn hình thức xuất nhập khẩu cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, trong đó xuất nhập khẩu trực tiếp là một hình thức được Tổng công ty Cà phê Việt Nam áp dụng rất hiệu quả. Bên cạnh việc trực tiếp xuất nhập khẩu những hàng hoá của mình thì Tổng công ty còn nhận uỷ thác của các công ty khác để tiến hành xuất nhập khẩu, do lợi thể là có thị trường rộng lớn và chắc chắn, có đội ngò cán bộ thông thạo và nhiều kinh nghiệp trong kinh doanh quốc tế. Với tư cách là trung gian thương mại thì Tổng

công ty tiến hành ký kết các hợp đồng uỷ thác với khách hàng sau đó thực hiện hợp đồng và nhận phí uỷ thác theo thoả thuận. Như vậy hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty không chỉ dừng lại ở việc xuất nhập khẩu những hàng hoá của Tổng công ty mà còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra thành một trung gian thương mại với vai trò là người nhận uỷ thác theo quy định của Luật thương mại Việt Nam .

2. Công tác tổ chức xuất nhập khẩu và vai trò của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khÈu tại Tổng công ty Cà phê Việt

Nam.

2.1 Công tác tổ chức xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt

Nam

Trong cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thì bộ phận quản lý xuất nhập khẩu nằm trong cơ cấu thành phần của Ban Kinh doanh tổng hợp.

Với vai trò là bộ phận quản lý về xuất nhập khẩu thì Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu có các chức năng sau:

- Tiến hành lùa chọn mặt hàng xuất khẩu, đây là một trong những nội dung ban đầu, cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết để tiến hành được hoạt động xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp trước tiên phải xác định được mặt hàng nào mình sẽ đem vào kinh doanh trong từng thời kỳ cụ thể. Bởi vì để lùa chọn đúng các mặt hàng mà thị trường cần đòi hỏi, Công ty phải có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thông và hiệu quả về nhu cầu của thị trường. Qua đó giúp Tổng công ty có thể xác định, dự đoán được sự biến động của thị trường còng nh những cơ hội mà mình có thể nắm bắt, những thách thức có thể phải vượt qua. Hoàn thành tốt chức năng này thì mới có thể tiếp tục các chức năng tiếp theo của mình một cách có hiệu quả nhất.

- Lùa chọn thị trường xuất khẩu là bước tiếp theo sau khi đã lùa chọn được mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên không phải là cứ xác định được thị trường nào cần là doanh nghiệp có thể đáp ứng được ngay. Trên thực tế nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nữa. Có khi cả một thị trường rộng lớn nhưng doanh nghiệp lại chỉ cần chiếm lĩnh và hoạt động hiệu quả ở một mảng nào đó cũng đã có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.

Do vậy, việc lựac chọn thị trường xuất khẩu hợp lý về cả chi phí, tính ổn định mà ở đó doanh nghiệp có thể phát huy được tối đa khả năng kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao mà lại có khả năng mở rộng là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và phải có tư duy phân tích, nắm vững các đặc diểm và biến động của từng thị trường .

- Lùa chọn đối tác giao dịch:

Sau khi lùa chọn được thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp lại phải tiến

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế luật Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w