UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam
1. Thực tiễn pháp lý trong ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam thực hiện nghiệp vụ nhận uỷ thác của các công ty khác để tiến hành xuất nhập khẩu do đó trong thực tiễn ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu thì Tổng công ty thường có tư cách là bên nhận uỷ thác.
Mặt hàng mà Tổng công ty có quyền kinh doanh đó là các mặt hàng nông sản và các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến nông sản, do đó trong quá trình nhận uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty cũng chỉ có quyền nhận những hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu những mặt hàng này. Khách hàng của Tổng công ty là các doanh nghiệp khác có nhu cầu uỷ thác, chủ yếu là các công ty thành viên chỉ có một số Ýt các công ty
ngoài ký kêt hợp đồng uỷ thác cho Tổng công ty (theo Khoản 2 Điều 9 NĐ 57/CP ngày 31/7/1998)
Do Tổng công ty tự mình tiến hành nhận uỷ thác chứ không thông qua các đơn vị thành viên nên người đại diện theo pháp luật để tiến hành ký kết các hợp đồng của Tổng công ty là Tổng giám đốc, nhưng trong một số trường hợp do Tổng giám đốc bận các công tác khác nên Phó Tổng giám đốc tiến hành ký kết thay theo sự uỷ quyến của tổng giám đốc. Sự uỷ quyền này được lập thành văn bản và là sự uỷ quyền theo vụ việc.
Căn cứ pháp lý để ký kết hợp đồng là pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, do bản chất của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là một hợp đồng kinh tế. Ngoài ra hai bên còn căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên trong việc thực hiện hợp đồng để việc ký kết và thực hiện được thuận lợi.
Hợp đồng uỷ thác được lập thành văn bản theo đúng quy định của pháp luật. Trong hợp đồng quy định các điều khoản thoả thuận của hai bên về các vấn đề như: tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu, đơn giá, tổng trị giá hàng hoá, thời gian và địa điểm giao nhận hàng, thanh toán, thưởng phạt hợp đồng, phí uỷ thác, giải quyết tranh chấp… và các điều khoản thoả thuận khác.
Sau khi đã thoả thuận xong về các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng thì hai bên sẽ ký vào hợp đồng và hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay sau ngày ký. Hợp đồng sẽ được lập thành 04 bản và giao cho mỗi bên 02 bản làm căn cứ thực hiện hợp đồng.
2. Thực tiễn pháp lý trong vấn đề thực hiện các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Giai đoạn thực hiện hợp đồng chính là giai đoạn mà hai bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất
nhập khẩu. Tổng công ty Cà phê Việt Nam với vai trò là bên nhận uỷ thác nên có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác.
Tổng công ty có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hoá nh đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Hàng hoá mà Tổng công ty tiến hành xuất nhập khẩu phải đúng chủng loại, số lượng, chất lượng nh đã thoả thuận. Trong quá trình thực hiện việc xuất, nhập hàng hoá khi hàng hoá còn trong sự quản lý của Tổng công ty thì Tổng công ty phải có trách nhiệm trông nom, bảo quản hàng hoá theo đúng yêu cầu đối với hàng hoá.
- Khi có các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thì Tổng công ty phải báo cho bên uỷ thác biết nhằm tìm cách giải quyết; trong trường hợp có chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với hợp đồng uỷ thác thì Tổng công ty phải tuân theo các chỉ dẫn đó. Nghĩa vụ này làm cho hai bên cùng có trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Các vấn đề phát sinh thường liên quan đến hàng hoá và thủ tục hải quan.
- Nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong quá trình thức hiện hợp đồng uỷ thác thi Tổng công ty thường được bên uỷ thác giao cho các tài sản và tài liệu để tiến hành công việc được uỷ thác. Tài sản ở đây có thể là tiền hoặc các tài sản khác, các tài liệu liên quan đến hàng hoá như hoá đơn, chứng nhận chất lượng, xuất xứ,… Đây là các tài sản và tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng do đó Tổng công ty có nghĩa vụ bảo quản, gìn giữ để khi thực hiện xong hợp đồng thì có thể phải trả lại cho bên uỷ thác hoặc dùng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong kinh doanh cần phải đảm bảo bí mật kinh doanh, tuy
nhiên khi thực hiện hợp đồng uỷ thác thì Tổng công ty có khả năng sẽ nắm bắt được một số thông tin của bên uỷ thác do đó khi thực hiện hợp đồng uỷ thác Tổng công ty phải có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cho bên uỷ thác.
- Giao hàng, nhận hàng đúng nh thoả thuận đã ký trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu luôn có điều khoản về giao nhận hàng hoá, đó là thời gian giao, nhận hàng, phương thức giao, nhận hàng. Tổng công ty có trách nhiệm thức hiện nghiêm túc điều khoản này. Thông thường Tổng công ty sẽ là người nhận hàng hoá từ các công ty uỷ thác để tiến hành xuất khẩu, vì phần lớn các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu mà Tổng công ty ký là uỷ thác xuất khẩu, khi đó Tổng công ty phải đến nhận hàng hoá đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng.
- Sau khi hàng hoá đã được xuất khẩu thì Tổng công ty có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng cho bên uỷ thác. Tiền hàng có thể thành toán trực tiếp hoặc chuyển khoản nhưng khi đã nhận được tiền thì Tổng công ty phải chyển cho bên uỷ thác theo thoả thuận một cách sớm nhất.
Bên cạnh các nghĩa vô nh trên thì trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty có các quyền sau:
- Quyền yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty cần có các thông tin và tài liệu cần thiết như thông tin về khác hàng( người thứ ba), thông tin về hàng hoá, các tài liệu liện quan đến hàng hoá, thủ tục hải quan…. Các thông tin và tài liệu này bên uỷ thác có nghĩa vụ phải cung cấp cho Tổng công ty để Tổng công ty có thể thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi nhất.
- Sau khi thực hiện xong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Tổng công ty có quyền yêu cầu bên uỷ thác trả phí uỷ thác theo đúng thoả thuận trong hợp
đồng uỷ thác xuất nhập khẩu đã ký ( đối với các hợp đồng uỷ thác của Tổng công ty Cà phê Việt Nam thì mức phí này thường là 1,5% giá trị hợp đồng).
- Tổng công ty cũng có quyền không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã giao cho bên uỷ thác, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Khi hàng hoá đã được giao cho bên uỷ thác thì Tổng công ty không còn có trách nhiệm với hàng hoá đó nữa trừ phi hai bên thoả thuận rằng Tổng công ty phải có trách nhiệm với hàng hoá tới một thời điểm cụ thể nào đó, thông thường trách nhiệm ở đây là trách nhiệm bảo quản, trông nom hàng hoá. Khi đó Tổng công ty phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với hàng hoá cho đến hết thời hạn quy định trong hợp đồng.
Quyền yêu cầu bên uỷ thác bồi thuờng thiệt hại do họ gây ra. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà bên uỷ thác gây ra thiệt hại, tổn thất cho Tổng công ty thì Tổng công ty có quyền yêu cầu bên uỷ thác phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đó. Nếu bên uỷ thác không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì Tổng công ty có thể đem ra giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NHẬN UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam
I.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN.
1.Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế.
Hiện nay ngành thương mại nước ta gặp không Ýt khó khăn khi ra thị trường nước ngoài vì nhiều lý do, trong đó có lý do là năng lức của các doang nghiệp nước ta còn non kém, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, do nền sản xuất nước ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Đó cũng là khó khăn của Tổng công ty Cà phê Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế. Từ thực tế đó, Nhà nước cần có những chính sách thích đáng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có cơ hội tham gia thị trường cạnh tranh một cách lành mạnh trên phạm vi quốc tế. Để làm được điều này thì Nhà nước cần tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều phương diện văn hoá, chính trị, kinh tế… Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ra thị trường quốc tế không bị chèn
Ðp, đặc biệt là đối với các ngành kinh doanh các mặt hàng có vị trí quan trọng chiến lược.
Ngoài viêc tăng cường hợp tác thì Nhà nước cũng cần phải thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho các ngành nhăm năng cao năng lức của các doanh nghiệp trong khi tham gia quá trình hội nhập. Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp cho cả các đối tượng trong
và ngoài nước, đăc biệt là các ngành trọng tâm mang tính chất chiến lược như ngành Cà phê.
Các Bộ, Ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cần có các chính sách cụ thể nhằm tăng cường năng lực cho Tổng công ty Cà phê Việt Nam, hỗ trợ Tổng công ty trong công tác tổ chức đào tạo cán bộ và thăm dò thị trường. Tạo vị thế cho Tổng công ty trong quan hệ với các hiệp hội Cà phê thế giới, có các chính sách ưu đãi hợp lý trong giai đoạn ngành Cà phê đang gặp khó khăn như hiện nay.
2.Hoàn thiện pháp luật về xuất nhập khẩu và uỷ thác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tiến hành các hoạt động của mình một cách thuận lợi.
Hiện nay các quy định về hoạt động xuất nhập khẩu còn nằm rải rác trong các văn bản khác nhau, chưa có được tính hệ thống, chặt chẽ. đặc biệt là thủ tục xuất nhập khẩu còn rất rườm rà, phức tạp gây khó khăn và lãnh phí thời gian cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ đối với các cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu nhằm tránh tình trạng quan liêu, cửa quyền gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Tăng cường hơn nữa việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Hiện nay uỷ thác xuất nhập khẩu chưa có các quy phạm cụ thể điều chỉnh do đó còn gặp khá nhiều khó khăn. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác còn chưa thuận lợi do các bên chưa thể phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Để có thể hoàn thiện pháp luật về uỷ thác thì Nhà nước cần hoàn thiện lại các chế định về trung gian thương mại trong Luật thương mại 1997.
3.Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành Cà phê
Đây là việc làm rất cần thiết và cần phải có các chiến lược lâu dài và cụ thể. Trước hết Nhà nước cần quan tâm đến chính sách hỗ trợ cho các vùng trồng cây Cà phê vì đây là đầu vào không thể thiếu cho ngành Cà phê phát triển. ví dụ như có các chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ cho người nông dân, tạo cho họ sự yên tâm với công việc của mình. Bên cạnh đó cần có các chính sách khuyến khích đầu ra cho Cà phê như: bảo hộ cho ngành Cà phê trong nước băng các chính sách thuế đối với các mặt hàng Cà phê nhập khẩu, tạo điều kiện cho ngành Cà phê trong nước chiém lĩnh thị trường nội địa từ đó làm bệ phóng ra các thị trường nước ngoài.